Phiên chợ cuối năm 2011

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 30/12/2011.

7098 người đang online, trong đó có 833 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7828 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vàng hồi nhẹ trở lại sau khi giảm xuống mức gần 1500 U S D/ 1 OUNCE
  2. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Bằng chứng hùng hồn nhất của sự phục hồi là PGS.

    Vì được làm giá !!!!
  3. haglland

    haglland Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Hoà! Lâu lắm mới lại thấy anh viết bài. Lúc trước em có lưu số DT của anh nhưng em mới bị mất máy, anh có thể cho em xin lại được không?
    Em là B.. trước ở ATP. số cũ của em 0903050763.
    Cảm ơn anh!
  4. Shares_Viva

    Shares_Viva Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2011
    Đã được thích:
    125
    Anh Hoà và anh Hưng "nùn" SSI là những người cùng 1 chiến tuyến mừ...2 con chim "bìm bịp chúa" này đã làm bao nhiêu NDT tan cửa nát nhà, chết cay chết đắng đây...[r23)] [r23)] [r23)]
    Đã thía này đạp mịa SSI về dưới mệnh giá đi..cho lão Hưng này bớt ba hoa, chém gió....[r2)] [r2)] [r2)]

    Chủ tịch SSI: Năm 2012, giá trị dòng tiền sẽ nhân 4 lần sức mạnh




    [​IMG]
    Giá trị của tiền có thể thấy rõ khi với 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng chỉ cách đây 3 năm trước.
    Những khó khăn vĩ mô của kinh tế thế giới và Việt Nam đã khiến TTCK suy thoái nghiêm trọng hơn 2 năm qua và chưa rõ dấu hiệu phục hồi ổn định trong năm tới, 2012. Nhưng trong cách nhìn của Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng, thì chính sự suy giảm quá đà đó khiến cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp tốt đang ngày càng lộ diện. Sức mạnh của dòng tiền đang ngày càng rõ nét khi giá trị 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng cách đây 3 năm. Năm 2011 khép lại với rất nhiều khó khăn, rất nhiều trăn trở. Nếu nói về một điểm sáng của năm 2011, ông sẽ nói điều gì?
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Điểm sáng lớn nhất của năm 2011 là nền kinh tế đã không để xảy ra sự đổ vỡ đáng kể nào. Đó là một nỗ lực lớn đáng ghi nhận, khi Chính phủ điều hành nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát rất cao (gần 19%) và lãi suất lên tới 18-26%/năm.
    Năm 2012, Chính phủ đã công bố thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát xuống dưới 10%, giảm lãi suất và phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%. Mục tiêu này sẽ tiếp tục là một thách thức, vì thực tế, dù đã có dấu hiệu cải thiện hơn vào những tháng cuối năm 2011, nhưng khả năng cân đối được các chỉ tiêu kinh tế lớn vẫn là một câu hỏi ngỏ chờ lời giải đáp vào năm 2012.
    Như ý ông thì sang năm mới, nền kinh tế vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức cũ?
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Đúng vậy. Năm 2011, để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, Chính phủ đã kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ. Lãi suất ngân hàng tăng quá cao trong năm ngoái đã làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả hoạt động của đại đa số doanh nghiệp.
    Năm 2012, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, nên cũng đã phát đi thông điệp sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt. Từ định hướng này có thể thấy nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, sẽ vẫn khó tiếp cận được dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Thị trường bất động sản vì thế có thể sẽ còn suy giảm và có thể sẽ khó khăn hơn cả năm 2011 khi chưa thấy có dấu hiệu cải thiện căn bản về tính thanh khoản và giá bất động sản trong năm này.
    Nếu nói thị trường bất động sản của năm 2011 và năm 2012 là suy thoái và suy thoái chưa thấy điểm dừng, thì TTCK nên được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Cũng như các TTCK quốc tế, diễn biến của TTCK Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các tín hiệu kinh tế vĩ mô. Năm 2011, hai chỉ số chứng khoán tại Việt Nam đã suy giảm rất mạnh, VN-Index giảm 34%, còn HNX-Index giảm trên 50%, khiến giá cổ phiếu, nhất là cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt, đang trở nên quá rẻ. P/E của TTCK Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2011 chỉ còn 5 lần, là mức thấp nhất so với các TTCK quốc tế.
    Sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cộng với chính sách thắt chặt tín dụng tại Việt Nam khiến dòng tiền đầu tư năm 2012 là rất hạn chế, nhưng tôi cho rằng, năm 2012 là thời điểm dòng tiền thật có cơ hội chọn lọc và quay trở lại những doanh nghiệp tốt trong các ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam. Cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt trong các ngành cơ bản như nông nghiệp, thủy sản, tiêu dùng, viễn thông... vẫn có khả năng hút vốn và phục hồi.
    Dòng tiền thật ở đâu, thưa ông? Vì sao ông tin rằng, dòng tiền này sẽ chảy vào chứng khoán?
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Dù trải qua một năm 2011 nhiều khó khăn, nhưng không phải tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều cạn kiệt. Dòng tiền vẫn còn rất nhiều, tại những chủ thể có khả năng cân đối tài chính và không chịu áp lực vốn vay. Giá trị của tiền có thể thấy rõ khi với giá trị 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng chỉ cách đây 3 năm trước.
    Tôi tin dòng tiền sẽ chảy vào chứng khoán, vì nếu chọn được doanh nghiệp tốt - những doanh nghiệp đứng vững ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất - thì việc đầu tư là an toàn và có khả năng sinh lợi là cao khi thị trường hồi phục.
    Thông điệp từ Bộ Tài chính cho biết, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, năm 2012 sẽ là năm tái cấu trúc toàn diện TTCK Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng thị trường và bước thực thi quá trình tái cấu trúc này?
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Hiện trạng TTCK đang ở mức đáng lo ngại, không chỉ vì giá cổ phiếu suy giảm quá đà, mà điều quan trọng nhất, TTCK đã không thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
    Năm 2012, việc TTCK có thực hiện được chức năng này hay không là một thách thức, không chỉ bởi bản thân các doanh nghiệp, vì môi trường kinh doanh khó khăn nên không đủ sức hấp dẫn, mà còn bởi niềm tin của nhà đầu tư đang bị suy giảm nặng nề.
    Bước vào năm 2012, việc Bộ Tài chính phát đi thông điệp tái cấu trúc toàn diện TTCK là rất cần thiết, để khôi phục những chức năng cơ bản của thị trường này và lấy lại niềm tin của công chúng. Tuy nhiên, theo tôi, quá trình tái cấu trúc sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu được thực hiện một cách minh bạch và quyết liệt trên cơ sở pháp luật nghiêm minh và rõ ràng. Tái cấu trúc là phải chấp nhận cho đổ vỡ những thực thể đáng đổ vỡ mới có thể tránh việc lây lan cả hệ thống, mới có thể khuyến khích những chủ thể tốt nhân rộng và vươn lên.
    Xin cảm ơn ông!
    Theo Tường Vi
    NDHMoney
  5. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    PGS tiếp tục được làm giá thô thiển.
  6. Elliott

    Elliott Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    19
    Bác có thể cho biết cổ phiếu giá trị là cổ phiếu như thế nào không? Năm vừa rồi bao nhiêu cổ phiếu được cho rằng là giá trị, thông số cơ bản tốt mà giá cứ giảm dần đều hoài.
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vàng trong nước tiếp tục giảm ở chiều mua vào
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nếu không cần tiền thì giờ này không nên bán cổ phiếu trong phiên chợ cuối năm
  9. Dosonqueem2011

    Dosonqueem2011 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    3
    Có thể cảm thấy hôm nay dòng tiền vào khá mạnh so với những phiên 2 tuần qua, nhất là sàn HNX. Tình hình này khéo trước 9h KL đã là 10 triệu không kể thoả thuận
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Miễn, giảm, giãn thuế - mũi tên trúng nhiều đích




    [​IMG]
    Theo số liệu Tổng cục Thuế, số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế năm 2011 chỉ là 13.379 tỷ đồng, trong đó gia hạn thuế thu nhập DN (TNDN) là 9.469 tỷ đồng; năm 2012 tương ứng là 5.412 tỷ đồng và 3.250 tỷ đồng.
    Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, số tiền miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động tuy không nhiều, nhưng là mũi tên trúng nhiều đích.

    Thưa ông, số tiền thuế miễn, giảm, gia hạn nộp thuế năm 2011 và 2012 trên thực tế là bao nhiêu?
    Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 154/2011/TT-BTC và Thông tư 170/2011/TT-BTC hướng dẫn việc miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho một số đối tượng.

    Theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế năm 2011 chỉ là 13.379 tỷ đồng, trong đó gia hạn thuế thu nhập DN (TNDN) là 9.469 tỷ đồng; năm 2012 tương ứng là 5.412 tỷ đồng và 3.250 tỷ đồng.

    Số tiền thuế miễn, giảm, gia hạn không lớn, nhưng thể hiện sự chia sẻ của Chính phủ với cộng đồng DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa - đối tượng có tiềm lực tài chính mỏng, mức độ cạnh tranh chưa cao, kinh nghiệm quản lý, quản trị còn hạn chế, nên năm 2012, chắc chắn, sẽ gặp bất lợi hơn so với khu vực kinh tế khác.
    Phải chăng, do ngành thuế đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2011 (vượt 11,3% so với dự toán) nên mới đây, Bộ Tài chính quyết định gia hạn nộp thuế TNDN năm 2011 cho DN sử dụng nhiều lao động trong một số ngành?
    Không phải cứ thu đủ, thu vượt, thì thực hiện miễn, giảm hay gia hạn nộp thuế, mà việc gia hạn nộp thuế năm 2011 là nhằm ổn định an sinh xã hội. Theo Thông tư 170/2011/TT-BTC, DN, hợp tác xã sử dụng nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử sẽ được gia hạn thời gian nộp thuế TNDN 1 năm.

    Đáng ra, họ phải nộp thuế TNDN của quý I, quý II và quý III năm 2011, nhưng họ được kéo dài thời hạn nộp thuế đến ngày 30/4, 30/7 và 30/10/2012. Số thuế TNDN của quý IV/2011 được kéo dài đến ngày 31/3/2013. Việc giãn thuế tương tự như việc Nhà nước cho DN mượn tiền không tính lãi để kinh doanh, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn về vốn cho DN.
    Ông nói rằng, việc miễn, giảm, gia hạn nộp thuế là mũi tên trúng nhiều đích, đó là những đích nào?
    DN giảm được nghĩa vụ thuế, tạm thời chưa phải nộp thuế, sẽ có thêm tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động, qua đó bảo đảm an sinh xã hội.

    Những ngành sử dụng nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thủy sản; dệt may, da giày, linh kiện điện tử đều là những ngành chủ lực trong xuất khẩu, khi được gia hạn nộp thuế, một mặt, họ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động; mặt khác, những lĩnh vực này sẽ bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (năm 2012 là 13%).

    Khi kinh tế phục hồi trở lại, chính những đối tượng được miễn, giảm, gia hạn nộp thuế lại đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước.
    Tôi xin nhấn mạnh rằng, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý.
    Một chính sách hay như vậy sao không tiếp tục triển khai vào năm tới, thưa ông?
    Năm 2012, Quốc hội chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, do lường trước bối cảnh kinh tế năm tới còn khó khăn hơn năm nay. Trên tinh thần chia sẻ khó khăn với cộng đồng DN, chúng tôi đang nghiên cứu và đề xuất với Bộ Tài chính trình Chính phủ nhiều phương án để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, trong đó có phương án là tùy tình hình thực tế, có thể kéo dài thời gian giãn thuế năm 2011 thêm 3-6 tháng.
    Miễn, giảm hay giãn thuế liên quan trực tiếp đến cân đối thu - chi ngân sách nhà nước và các cán cân kinh tế vĩ mô khác, vì vậy, phải thực hiện từng bước trên cơ sở cân đối thu - chi.

    Hơn nữa, thuế khoá chỉ là một trong những chính sách để hỗ trợ DN, vì thế, ngoài việc tiếp tục kéo dài thời gian nộp thuế (nếu có), Chính phủ sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính - tiền tệ khác để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn.

    Theo Mạnh Bôn
    Báo Đầu Tư

Chia sẻ trang này