Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh : Chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 12_con_giap, 23/03/2011.

4486 người đang online, trong đó có 276 thành viên. 09:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1248 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. lonrung

    lonrung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    0
    tới giwò này nhà ĐT nên điếc TT mới có ăn ....nghe chim lợn là chậm tàu mất
  2. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Giá thực phẩm tăng mạnh


    [​IMG]
    Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh trong những ngày gần đây do trời rét và khan hiếm hàng.

    like code
    Khảo sát của CafeF tại một số chợ lớn ở Hà Nội cho thấy, giá thịt lợn hiện đã tăng 25% so với cách đây 1 tháng, giá trứng tăng 40% trong khi giá rau củ tăng bình quân 30%. Giá cá đồng tăng mạnh nhất tới 60% còn giá thịt gà công nghiệp tăng 20%.
    Cụ thể, giá thịt lợn nạc vai tại các chợ phổ biến ở 100.000 – 105.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 90.000 – 95.000 đồng/kg, thịt thăn 120.000 – 125.000 đồng/kg, so với lần lượt 80.000 đồng/kg, 75.000 đồng/kg và 90.000 – 95.000 đồng/kg cuối tháng 2.
    Giá trứng vịt hiện 3.500 đồng/quả, tăng 1.000 đồng, giá trứng gà công nghiệp ở 2.300 đồng/quả, tăng 600 đồng so với cách đây 1 tháng.
    Giá cá đồng trong khi đó có mức tăng mạnh nhất, tới 60 - 70%. Hiện giá cá trắm có giá 75.000 – 85.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg, giá cá rô phi tăng từ 30.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg, giá cá trôi đen cũng đang ở mức 53.000 đồng/kg, so với chỉ 32.000 đồng/kg trước đây.
    Giá gà công nghiệp chưa thịt xuất chuồng tại các trang trại có giá 44.000 đồng/kg, so với mức 34.000 đồng/kg hồi cuối tháng 2.
    Dù giá tăng mạnh nhưng người dân vẫn phải chấp nhận bởi không có cách nào khác. Bà Nguyễn Ánh Thục (60 tuổi) ở Trương Định, Hoàng Mai cho biết, ngày nào bà cũng đi chợ nhưng vẫn bị “sốc” bởi giá thực phẩm. Bà cho biết thêm, vì giá lên nên gia đình bà phải chấp nhận bằng cách giảm lượng mua hàng ngày.
    Trong khi đó chị Lê Thị Thuý, chủ một sạp thịt lợn ở chợ Ngọc Thụy (Long Biên) cho biết, chị cũng không muốn nâng giá bán vì người mua toàn là người quen, nhưng vì giá mua buôn cao quá nên không thể hạ giá và đành phải giải thích để khách hàng hiểu.
    Cũng theo chị Thuý, hiện nguồn thịt lợn rất hiếm, các lò mổ chỉ cung cấp bằng một nửa lượng bình quân hàng ngày trước đây do thời tiết mưa và rét đậm.
    Còn anh Nguyễn Văn Tâm, chủ một trang trại gà công nghiệp ở Chương Mỹ thì cho biết, do lứa trước (đúng dịp tết) gà bị dịch bệnh chết nhiều khiến các trang trại thua lỗ mấy trăm triệu mỗi chuồng, nên lứa này nhiều trang trại không dám chăn nữa và nguồn cung ra thị trường giảm mạnh, đẩy giá lên cao.

    Phương Thảo
  3. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Toàn cảnh kinh tế: Chưa thể lạc quan

    Thứ sáu, 18/03/2011, 11:35 (GMT+7)Nghị quyết 11 của Chính phủ đã phát huy tác dụng, thị trường tiền tệ từng bước đi vào ổn định, lãi suất huy động đã hạ nhiệt với bình quân ở mức 13,04%/năm. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn phía trước khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, giá cả tiếp tục biến động….
    Tác động ngoại lai bất lợi
    Quý I-2011 tình hình kinh tế thế giới mà cụ thể Hoa Kỳ phục hồi khá nhanh và lạc quan. Tuy nhiên, do bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông cùng với yếu tố lạm phát nên giá dầu và giá vàng có thể tiếp tục tăng, tác động xấu đến phục hồi kinh tế thế giới. Một đặc điểm khác là giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới cũng tăng mạnh, chỉ số giá hàng hóa về kim loại, lương thực, năng lượng tăng lần lượt 7,82%, 6,74%, 4,23% so với cuối năm 2010. Chỉ số giá thực phẩm toàn cầu theo dự báo của Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đã tăng lên 2,2% trong tháng 2 và dự báo năm 2011 tăng tới 20% do ảnh hưởng thời tiết và giá dầu thô tăng. Lạm phát đang là mối đe dọa của nhiều quốc gia trong năm 2011, như Anh tăng 4%, Trung Quốc 4,8%, Singapore 7% và Ấn Độ 12-14%.
    [​IMG]
    Năm nay áp lực đè lên các NHTM rất lớn. Ảnh: LÃ ANH
    Điểm đáng chú ý là xuất hiện tình trạng dòng vốn đầu tư quốc tế từ châu Á chảy ngược lại Hoa Kỳ và châu Âu. Số liệu thống kê cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực châu Á trong quý I-2011 đã liên tục rút vốn, thậm chí mức rút vốn lên đến 7 tỷ USD chỉ trong tuần đầu của tháng 2-2011. Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ công vẫn là mối lo ngại lớn, dự kiến tổng nợ công của khối các nước phát triển lên đến 5,2% GDP trong năm 2011 và tại nhiều nước thâm hụt ngân sách vẫn ở mức rất cao. Ở châu Âu khủng hoảng nợ công đang có dấu hiệu lan sang ngành ngân hàng khi nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro lãi suất cho vay liên ngân hàng đang tăng cao và khả năng thu hồi nợ từ các trái phiếu chính phủ trở nên bất ổn.
    Tuy nhiên, một yếu tố tích cực là thị trường chứng khoán thế giới phục hồi mạnh trong năm 2010 và tiếp tục phục hồi trong năm 2011. Thương mại thế giới quý I-2011 đã có những phục hồi đáng kể. Tính đến cuối năm 2010 khối lượng hàng hóa luân chuyển thế giới đã tăng vọt 15,1% sau khi sụt giảm 13% trong năm 2009. Năm nay, theo dự báo của Liên hiệp quốc, thương mại thế giới vẫn tiếp tục tăng nhẹ, khoảng 6,6-7%.
    Vượt qua khó khăn nội tại
    Tốc độ tăng trưởng GDP quý I-2011 ước đạt 5,4-5,6%, trong đó tăng trưởng công nghiệp khá cao so với cùng kỳ năm ngoái, ước tăng 14%; dịch vụ và nông nghiệp tăng khá hơn năm ngoái. Tuy nhiên, mức điều chỉnh các loại giá cơ bản như điện, xăng dầu trong quý I chưa tác động nhiều vào tăng trưởng kinh tế quý này mà sẽ tác động vào những quý tiếp theo. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát ở các nước trên thế giới, đặc biệt tại một số nước mà Việt Nam nhập khẩu lớn như Trung Quốc, dẫn đến khả năng nước ta sẽ tiếp tục nhập khẩu lạm phát, làm tăng áp lực đến lạm phát chi phí đẩy.
    Với áp lực lạm phát hiện nay, kết hợp với nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao và chi phí vay nợ gia tăng đang đe dọa đến chất lượng tín dụng ngân hàng Việt Nam. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đối với hệ thống NHTM dưới 20% trong năm nay vẫn quá cao. So sánh tăng trưởng tín dụng của Việt Nam với các nước ở châu Á đều có mức tăng trưởng tín dụng thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
    Tổ chức Định mức tín nhiệm quốc tế Standard &Poor’s
    Với hệ thống tài chính, cụ thể là các NHTM, vẫn đối mặt với tình trạng nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư có xu hướng giảm, do thu nhập của người dân giảm khi giá cả tăng cao. Trong khi đó, thanh khoản VNĐ có xu hướng căng thẳng khi chính sách tiền tệ chặt chẽ được NHNN phát huy mạnh mẽ. Nguồn huy động VNĐ thấp, trong khi nhu cầu gối đầu từ những hợp đồng tín dụng trước khá lớn. Điều này thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng vọt lên 18-20%.

    Tình trạng nợ xấu của hệ thống NHTM nước ta đang có xu hướng tăng và xét về giá trị tuyệt đối là tăng khá lớn trong những năm gần đây do tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao. Do mức độ cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng có khả năng các NHTM buộc phải cho vay các dự án của các doanh nghiệp có rủi ro cao là điều có thể xảy ra. Vì vậy, Cảnh báo của Standard &Poor’s rất đáng lưu ý. Các NHTM Việt Nam nên chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tập trung vào các dự án có hiệu quả; tăng cường quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng để giảm nợ xấu và tăng cường chất lượng tài sản là việc rất cần thiết nhằm nâng cao khả năng chống đỡ các cú sốc từ chính sách trong nước hoặc từ tác động bên ngoài.
    TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
  4. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Giám sát chặt nợ xấu [​IMG][​IMG] (Stox.vn) - Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ là một trong những thông tin quan trọng trong chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong thời gian tới.

    Ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN thực hiện Nghị quyết 11 của Chính Phủ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
    Theo đó, mục tiêu trong năm 2011 là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý. Các tổ chức tín dụng thực hiện triển khai các công việc sau:
    Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%.
    Trường hợp xây dựng kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt 20%, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước để xem xét trên cơ sở việc đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng.
    Hai là, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng:
    - Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    - Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
    Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
    Đến 30/06/2011, nếu tốc độ tăng tín dụng có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật để kiểm soát tín dụng.
    - Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành.
    - Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010; giảm mạnh huy động và cho vay bằng vàng, phù hợp với chủ trương của NHNN tiếp tục hạn chế việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng trong thời gian tới.
    - Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của NHNN; công bố công khai lãi suất huy động và cho vay trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.
    - Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của tổ chức tín dụng; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.
    - Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Không được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay để trả nợ cũ, không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với khoản vay không có khả năng thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không đúng đối tượng, chuyển đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không đúng quy định của pháp luật, cho vay để thanh toán các khoản nợ vay không có hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác,...
    - Thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của NHNN.
    - Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.
    Chỉ thị 01CP-NHNN
    V.Nguyễn

  5. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tài chính ngân hàng 24/03/2011 08:13 | A A A

    Ngày 24/3, tỷ giá liên ngân hàng ở mức cao nhất trong 1 tháng

    (NDHMoney) Ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.688 đồng/USD của ngày 23/3.


    [​IMG]
    Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tính đến ngày 24/3. Nguồn: SBV
    Như vậy, việc giữ nguyên tỷ giá liên ngân hàng này tiếp tục đưa mặt bằng tỷ giá ở mức cao nhất trong 1 tháng qua.

    Sáng 24/3, tại Vietcombank, USD được niêm yết giá mua vào ở mức 20.890 đồng/ USD và bán ra ở mức 20.895 đồng/USD. Tại Eximbank, USD được yết giá mua vào ở mức 20.875 đồng/ USD và bán ra 20.895 đồng/ USD.





    Nguyễn Bình - NDHMoney
  6. langsu

    langsu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    1
    vâng vẫn đang tiếp tục thắt ...bds vẫn chưa tèo..chứng thối tèo rồi
  7. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng ồ ạt tăng vốn: Áp lực từ TTCK đè lên các ngân hàng nhỏ



    Các ngân hàng quy mô lớn nhỏ đều có kế hoạch tăng vốn trong năm nay nhằm tăng tính cạnh tranh mở cửa đón các ngân hàng 100% vốn ngoại.

    like code


    Các ngân hàng quy mô lớn nằm trong top đầu trên thị trường như Agribank, Vietinbank, ACB, Sacombank… đều lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2011. Trong đó, Agribank dự kiến tăng thêm 10.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn của Agribank lên 31.000 tỷ đồng.

    Các ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng có động thái tương tự nhằm tăng tính cạnh tranh mở cửa đón các ngân hàng 100% vốn ngoại.

    Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) tiếp tục tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng so với mức 3.000 tỷ đồng hiện tại. Ngân hàng Phương Đông (OCB) có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng trong năm nay và đang chờ Chính phủ phê duyệt cho Tập đoàn BNP Paribas nắm giữ 20% vốn điều lệ sau.

    Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho biết, ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay, so với mức hiện tại là 3.500 tỷ đồng. Với mức vốn tăng thêm trong năm 2011, OceanBank đặt kế hoạch thu 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mức thực hiện của năm 2010 là 690 tỷ đồng.

    Mặc dù thời gian thực hiện lộ trình tăng vốn tại Nghị định 141 được kéo dài thêm 1 năm, song đến thời điểm này, chỉ còn 3 - 4 ngân hàng có vốn dưới 3.000 tỷ đồng, trong đó có ngân hàng Gia Định, ngân hàng Đệ Nhất.

    Tuy nhiên, so với nhà băng lớn, việc tăng vốn của các ngân hàng nhỏ có phần khó hơn trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm điểm và giá cổ phiếu ngân hàng khó được cải thiện khi chính sách tiền tệ ngày một thắt chặt. Áp lực lợi nhuận và cổ tức gia tăng khi vốn điều lệ tăng cao, vì hoạt động tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ hơn trước.

    Mặt khác, bản thân các ngân hàng nhỏ cũng khó có thể tăng trưởng mạnh về dư nợ tín dụng khi nguồn vốn khả dụng không mấy dồi dào trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn cao và cạnh tranh gay gắt.

    Theo Thùy Vinh
    Báo đầu tư
  8. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tài chính - ngân hàng
    Chế độ đọc sách Thứ 5, 24/03/2011, 13:33
    Tăng lãi suất kỳ hạn ngắn: Chuyện "cực chẳng đã"


    [​IMG]
    Nhiều NH chỉ huy động được vốn ngắn hạn không quá 3 tháng. Trong khi NHNN đang bỏ ngỏ việc sẽ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, nên các ngân hàng rất lo lắng.

    like code


    Mấy ngày gần đây, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn biến động mạnh theo chiều hướng tăng thay vì mức bình quân chỉ là 3 - 4%/năm như trước đây.

    Ví dụ, tại SeABank, tiền gửi được hưởng lãi suất từ 9 - 12%/năm khi khách hàng chuyển tiền sang một gói tài khoản dành riêng cho tiền gửi không kỳ hạn trong tài khoản SeaSave Smart. Còn khách hàng của VPBank có nguồn tiền luân chuyển qua tài khoản thanh toán sẽ được hưởng lãi suất lên tới 9%/năm khi sử dụng tài khoản VP Super.

    Lý giải về động thái này, nhiều NHTM giải thích, sở dĩ phải tăng mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn nhằm giảm tối đa thiệt hại mà người gửi tiền phải chịu sau khi NHNN quy định, người rút tiền trước hạn phải chịu lãi suất không kỳ hạn cũng như việc chấm dứt các chương trình tiết kiệm linh hoạt theo Thông tư số 04/2011/TT-NHNN. Thực tế, việc đẩy các mức lãi suất trên lên cao là "cực chẳng đã" để thu hút vốn, bởi bản thân ngân hàng cũng sẽ phải chịu rủi ro tăng chi phí hoạt động.

    Cũng đồng quan điểm trên, nhưng ông Phạm Quyết Thắng, Tổng Giám đốc GP.Bank chia sẻ thêm, thời gian qua, nhiều ngân hàng ở trong tình trạng chỉ huy động được vốn ngắn hạn không quá 3 tháng. Bên cạnh đó, NHNN đang bỏ ngỏ việc sẽ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, nên các ngân hàng rất lo lắng. Do vậy, ngân hàng nào cũng trong tư thế phòng thủ, tìm mọi cách để thu hút lượng tiền gửi.

    "Nguyện vọng của ngân hàng chắc chắn muốn có tiền gửi dài hạn, nhưng trong tình cảnh hiện nay thì có bao nhiêu tốt bấy nhiêu", ông Thắng nói.

    Theo các chuyên gia ngân hàng, việc NHNN ban hành Thông tư 04 quy định các khoản rút vốn trước hạn của khách hàng chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có thể khiến người gửi tiền chuyển các khoản tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt trước đây thành các khoản tiền gửi kỳ hạn tuần. Do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng vừa qua là khá thấp, trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn tuần tại hầu hết đơn vị được đẩy lên kịch trần 14%/năm.

    Đơn cử, tiền gửi có kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần của ACB đều có mức lãi suất 13,90%/năm còn của Việt Nam Tín nghĩa Ngân hàng tương ứng là 14%/năm. Nếu điều này xảy ra sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí còn đẩy nhiều ngân hàng vào rủi ro thanh khoản, do trước đây sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt thực chất là một hình thức để biến các khoản tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi trung - dài hạn. Đó cũng chính là lý do khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây liên tục nóng.

    Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, năm 2010, NHNN đã bơm một lượng tiền khá lớn qua thị trường mở và tái cấp vốn. Nhưng sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và trước sức ép lạm phát cao, NHNN đã thắt chặt tiền tệ bằng biện pháp giảm tăng trưởng tín dụng, dẫn đến lượng tiền cung ứng ra thị trường ít đi.

    Thị trường mở thông qua giao dịch kỳ hạn không còn bơm ròng mà đến hạn thì bơm ra và đến hạn lại rút về. Mặc dù lượng hút ròng chưa mạnh, nhưng lượng tiền rõ ràng đang khan hiếm, khi lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng lên 20 - 22% và lãi suất kỳ hạn một tháng lên tới 25%/năm thì đương nhiên các kỳ hạn khác sẽ tăng lên.

    Mặc dù cho rằng, việc tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng không vi phạm mức tối đa 14%/năm, nhưng bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, việc này sẽ tạo ra những cơn sóng ngầm trên thị trường tiền tệ.

    Theo bà Hương, các ngân hàng nên hợp tác với nhau, không nên làm thị trường xáo trộn bằng những mức lãi suất bất thường. Trong trường hợp ngân hàng nào cần vốn, cần thanh khoản thì nên gặp NHNN là người cho vay cuối cùng.

    "Động viên các nguồn tiền trong dân là việc nên làm, nhưng mức độ lãi suất nên phù hợp mặt bằng lãi suất chung của thị trường", bà Hương nhấn mạnh.

    Theo Hồng Dung
    ĐTCK
  9. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 24/03/2011 | 09:23

    Phản hồi: 1 | A A A


    CPI tháng 3 tăng cao nhất trong 34 tháng

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=31682
    (*********) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 2.17%, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 33 tháng gần đây. Như vậy, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm CPI cả nước đã tăng 6.12%, với con số này thì mục tiêu giữ cả năm dưới 7% gần như không thể đạt được.
    Theo công bố của tổng cục thống kê, CPI tháng 3/2011 tăng 2.17% so với tháng 2, tăng 6.12% so đầu năm và tăng 13.89% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2008 đến nay.
    Như vậy, việc CPI tháng 3 tăng mạnh hơn so với tháng cao điểm nhất trong năm (tháng 2) là một hiện tượng rất bất thường vì đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua CPI tháng 3 tăng cao hơn so với tháng 2.
    Trước đó, CPI tháng 12/2010 tăng 1.98%, tháng 1/2011 tăng 1.74%, tháng 2 tăng 2.09%. Và trong 7 tháng gần nhất CPI luôn tăng trên mức 1%.
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=31680
    Thống kê số liệu trong quá khứ cho thấy, kể từ năm 1993 đến nay có đến 12 năm CPI tháng 3 tăng trưởng âm. 2008 là năm có CPI tháng 3 tăng đáng kể nhất, tăng tới 2.99% do giá cả thế giới leo thang và hệ quả của cung tiền tăng trưởng mạnh trước đó. Năm 2010, CPI tháng 3 tăng tới 0.75% cũng xuất phát từ những nguyên nhân tương tự.
    Thông thường CPI tháng 3 giảm là do tháng 2 thường trùng với dịp tết âm lịch, nhu cầu tiêu dùng tăng lên rất cao đẩy giá cả tăng, nhưng đến tháng 3 tiêu dùng giảm làm cho giá cũng giảm theo. Tuy nhiên, khác với những năm trước đó giá hàng hóa tháng 3 năm nay chịu tác động của nhiều yếu tố. Trước tiên là do việc điều chỉnh tỷ giá và giá điện đã làm cho nhiều mặt hàng bị kìm nén giá trước đó đồng loạt bung ra. Ngoài ra, cũng không ít mặt hàng tăng giá do ”tát nước theo mưa”.
    Những nguyên nhân khách quan khác là trong thời gian gần đầy giá xăng dầu, lương thực và nguyên liệu thế giới cũng tăng khá mạnh do tình hình bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi và chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở nhiều quốc gia.
    Mặc dù vậy, nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát ở Việt Nam đó chính là hiệu quả đầu tư kém và tăng trưởng cung tiền quá cao. Năm 2007 tăng trưởng tín dụng lên trên 40% khiến lạm phát bùng nổ dữ dội trong năm 2007 và 2008. Năm 2009, tín dụng tăng gần 40%, năm 2010 xấp xỉ 30% khiến lạm phát tăng mạnh là một điều không thể tránh khỏi.
    Không những vậy, hiệu quả đầu tư trong những năm gần đây ở mức rất thấp khiến cho sức ép lạm phát ngày càng lớn. Do vậy, có thể thấy xu hướng lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
    Vừa qua Chính phủ đưa ra hàng loạt các biện pháp để kiềm chế lạm phát. Trong đó chính sách tiền tệ và tài khóa được điều chỉnh theo hướng thắt chặt. NHNN đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng 20%, lãi suất chiết khấu cũng tăng lên mức 12%. Ngoài ra, NHNN cũng hạn chế việc bơm tiền qua thị trường mở.
    Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng trong quý 1/2011 vẫn xấp xỉ 4%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, do chính sách tiền tệ và tài khóa thường có độ trễ từ 4-6 tháng cho nên lạm phát trong những tháng tới vẫn tiếp tục chịu áp lực lớn.
    Hồ Bá Tình

  10. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Rồi mọi người sẽ phải cám ơn tui [-(

Chia sẻ trang này