PHR - Cao su Phước Hòa 2020-2025: Ngày trở về!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MunMin_15, 20/04/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5611 người đang online, trong đó có 605 thành viên. 17:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1009459 lượt đọc và 5501 bài trả lời
  1. Thanhmaxx

    Thanhmaxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2018
    Đã được thích:
    1.437
    https://vnexpress.net/covid-19-co-the-day-nha-may-nuoc-ngoai-khoi-trung-quoc-4091452.html


    Covid-19 có thể đẩy nhà máy nước ngoài khỏi Trung Quốc
    Hai tuần qua, ba trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới công bố hoặc thảo luận kế hoạch rút dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

    Khi Covid-19 bùng phát buộc Trung Quốc áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và đóng cửa hàng loạt nhà máy, thế giới bỗng nhận ra rằng họ dễ tổn thương như thế nào khi chuỗi cung ứng từ nước này đột ngột gián đoạn, đặc biệt là trong lĩnh vực vật tư y tế và thiết bị bảo hộ. Kể từ đó, ngày càng nhiều quốc gia tìm cách "dụ" nhà máy sản xuất của mình rời công xưởng Trung Quốc.

    Ngày 22/4, ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan cho biết khối sẽ tìm cách "giảm bớt sự phụ thuộc về thương mại" sau đại dịch.

    Tuần trước, Nhật Bản công bố quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để chào mời các nhà sản xuất nước này chuyển dây chuyền từ Trung Quốc về nước hoặc sang Đông Nam Á. Trước đó, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow đề xuất Washington trả chi phí cho các công ty Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước.

    [​IMG]
    Nhân viên tại một nhà máy sản xuất LED ở Quảng Đông, Trung Quốc ngày 15/4. Ảnh: Reuters.

    Một số công ty Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí ngày càng tăng và tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Họ đang đứng trước sức ép ngày càng tăng để thúc đẩy chiến lược này, khi Covid-19 làm nổi bật sự phụ thuộc của các nước vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là vật tư y tế quan trọng.

    Michael Alkire, chủ tịch nhà cung cấp vật tư y tế Premier, đã xác định 22 mặt hàng quần áo bảo hộ và 30 loại thuốc trọng yếu "cần được sản xuất tại Mỹ". Nhiều loại đang được sản xuất tại Trung Quốc, nơi thống trị thị trường đồ bảo hộ cá nhân (PPE) và dược phẩm, cũng như nhiều lĩnh vực khác.

    "Chi phí sản xuất một chiếc khẩu trang N95 ở nước ngoài trước khi xảy ra đại dịch là khoảng 30 cent so với 34-36 cent khi sản xuất trong nước", Alkire nói. "Sẽ có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau dịch".

    Scott Paul, chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, nói rằng ý tưởng này đang nhận được nhiều sự ủng hộ không chỉ ở những người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. "Xu hướng này sẽ tăng tốc. Chắc chắn các công ty sẽ chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc sang những nơi khác, nhưng không nhất thiết phải là Mỹ", Paul nói.

    Trong khi Mỹ - Trung vốn đã hục hặc, quan hệ với Nhật - Trung thời gian gần đây ấm lên. Do vậy, gói kích thích rút doanh nghiệp của Nhật "đã khơi dậy tranh luận lớn trong giới chính trị Trung Quốc", theo Nikkei Asia Review.

    Li Xunlei, nhà kinh tế trưởng tại Zhongtai Securities và là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, cho rằng những tuyên bố gần đây của các nước khác không đặt ra mối đe dọa cận kề cho Trung Quốc nhưng chúng có thể là thách thức nghiêm trọng về lâu dài. "Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 buộc các công ty nước ngoài phải tìm nhà cung cấp ở trong nước, tình trạng thiếu hụt PPE khiến họ hối tiếc vì đã chuyển hết sản xuất ra nước ngoài", Li nói.

    Dịch khởi phát từ Trung Quốc nên đây là nơi đầu tiên hứng chịu tác động nhân đạo và kinh tế. Nhưng điều đó cũng có nghĩa họ là nước đầu tiên phục hồi sau dịch và đã xuất hàng tỷ khẩu trang và các loại PPE ra toàn cầu, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về chất lượng. 70% khẩu trang bảo hộ được sử dụng ở Mỹ do Trung Quốc sản xuất. Lượng lớn thuốc ở Mỹ cũng được sản xuất ở Trung Quốc.

    Mong muốn giảm phụ thuộc vào thuốc men và vật tư Trung Quốc là một phần của nỗi lo rộng hơn về sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Một loạt dự luật đã được đưa ra tại quốc hội Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Tháng trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio đề xuất dự luật yêu cầu Mỹ giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ từ ba thượng nghị sĩ Dân chủ. Thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc là vấn đề hiếm hoi hai chính đảng Mỹ có cùng quan điểm.

    "Ngay khi đất nước hồi phục sau cuộc khủng hoảng chưa từng có này, chúng ta phải thực hiện các bước để giải quyết lỗ hổng hệ thống và rủi ro chuỗi cung ứng mà Covid-19 đã phơi bày", Rubio nói. "Thật không may, phải đến khi một đại dịch toàn cầu xảy ra, chúng ta mới nhận thấy hậu quả của việc chuyển các cơ sở công nghiệp sang những nước như Trung Quốc".

    Tháng trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton cũng đề xuất dự luật cấm sử dụng ngân sách liên bang tài trợ cho các loại thuốc hay thành phần dược phẩm Trung Quốc và siết chặt quy định về ghi nhãn mác xuất xứ.

    Tổng thống Trump gần đây kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, buộc các công ty Mỹ tăng cường sản xuất vật tư, thiết bị y tế. Giới phân tích đánh giá động thái này có thể thúc đẩy gia tăng sản xuất trong nước một số mặt hàng trong dài hạn.

    Xu hướng này nhiều khả năng nhận được thêm ủng hộ khi công chúng ngày càng bất bình về cách Trung Quốc xử lý Covid-19. Trong cuộc khảo sát tháng trước của công ty tư vấn và phân tích của Mỹ Gallup, chỉ 33% số người Mỹ được hỏi có quan điểm tích cực về Trung Quốc, mức thấp nhất trong 20 năm. Một số nguồn tin cho biết một vài nhân viên y tế Mỹ tức giận khi được cung cấp đồ bảo hộ do Trung Quốc sản xuất.

    Năm 2019, lượng hàng Mỹ nhập từ 14 quốc gia châu Á đã giảm xuống còn 757 tỷ USD từ 816 tỷ USD năm 2018. Nguyên nhân là nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 17% trong chiến tranh thương mại. Nhưng điều này không có nghĩa là các công ty sẽ quay trở lại Mỹ. Thay vào đó, họ chuyển sang các quốc gia như Mexico và các nước châu Á khác để lấp đầy khoảng trống.


    Quảng cáo

    Tuy nhiên, đối với vật tư y tế, gần như chắc chắn Mỹ sẽ có chương trình hồi hương dây chuyền sản xuất mặt hàng thiết yếu. Không ai muốn tình cảnh đã xảy ra trong Covid-19 lặp lại.

    Nhưng với các loại hàng hóa khác, nhiều người trong giới kinh doanh cho rằng không nên gắn chính trị với kinh tế, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng tăng cao. Mats Harborn, giám đốc điều hành chi nhánh Trung Quốc của hãng sản xuất xe Thụy Điển Scania cho biết "có rất nhiều cuộc thảo luận về chuỗi cung ứng và đa dạng hóa, nhưng không ai bàn luận về hồi hương dây chuyền sản xuất".

    Một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải thực hiện trong tháng này cho thấy 70% doanh nghiệp được hỏi không nghĩ đến việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc do Covid-19.

    Nhiều công ty muốn ở lại Trung Quốc để kinh doanh trong thị trường nội địa 1,4 tỷ người tiêu dùng, trong khi những bên khác cảm thấy khó có thể từ bỏ nền tảng sản xuất và hậu cần đẳng cấp thế giới mà Trung Quốc đã xây dựng trong 30 năm qua. Nhiều công ty đã xây dựng nhà máy ở nơi khác để xuất khẩu, nhưng vẫn duy trì cơ sở ở Trung Quốc để kinh doanh tại nước này.

    "Chúng tôi đã nghe ý kiến của Larry Kudlow về việc trả tiền cho công ty Mỹ hồi hương dây chuyền sản xuất, nhưng chúng tôi thấy đề xuất này không chỉ đơn giản được thúc đẩy bằng nhu cầu thị trường", Ker Gibbs, chủ tịch của AmCham Thượng Hải, nói. "Chuyển một công ty từ Trung Quốc sang Mỹ không đơn giản như xách vali và đi. Đó là một quá trình rất phức tạp".

    Mỹ đang tập trung chống dịch và có thể còn lâu nữa họ mới có thể vạch ra chương trình rõ ràng nhằm khuyến khích doanh nghiệp rời Trung Quốc về nước. Hơn 26 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ khi đại dịch bùng lên, khiến các bang chịu ảnh hưởng nặng về tài chính.

    "Cung cấp ưu đãi giữa lúc khủng hoảng đang ăn mòn ngân sách không phải là một lựa chọn tốt", quan chức một bang ở Mỹ nói.
    t266 thích bài này.
  2. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.619
    Rút khỏi Trung Quốc, tập đoàn công nghệ chọn sang Việt Nam
    29-04-2020 12:12:00+07:00

    39 phút trước
    • Covid-19 có thể đẩy nhà máy nước ngoài khỏi Trung Quốc

      * Nhiều 'ông lớn' toàn cầu rời bỏ Trung Quốc, Việt Nam được hưởng lợi?

      Pegatron - nhà lắp ráp iPhone - đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho hay công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod, cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

      https://image.*********.vn/2020/04/29/dai-gia-cong-nghe-len-ke-hoach-sang-viet-nam.jpg​
      Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam
      Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

      Các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu, đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam.

      Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

      “Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vì vậy rất khó để đưa ra bất kỳ bình luận về cung và cầu lúc này”, lãnh đạo một nhà cung cấp cho Apple nói.

      Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

      Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

      Nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh

      Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

      Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

      Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

      Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn.

      Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.

      Theo báo cáo của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

      Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

      Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.

      Đại diện JLL cho rằng, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai.

      Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa. Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

      Nam Việt

      VIETNAMNET
    t266 thích bài này.
  3. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    @ditruocmotbuoc
    Tôi thấy cụ hỏi tôi: có mua tiếp PHR được không (post trong topic luận bàn về CTR)
    Đương nhiên là được chứ, tôi luận bàn để chúng ta đa dạng hóa danh mục, tránh "All In" chứ có bán mã nọ xúc mã kia đâu, hãy quan sát phiên hàng vol to nhất lịch sử của PHR về, tạo nền vững chắc thì mua thêm thôi (nếu có tiền rảnh rỗi)
    ditruocmotbuocAK10000 thích bài này.
  4. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.619
    Về mặt kỹ thuật mà nói, phiên atc hôm qua và đầu phiên thứ 2 là điểm mua lý tưởng ngắn hạn của PHR. Sau 1 phiên bùng nổ cả giá và vol thì 02 phiên chỉnh vol thấp dần - quá lý tưởng.
    Hôm qua nhìn thằng Tây ( ko biết tây xịn hay balo) cứ bán 100-300 cổ 1 lệnh - đè giá mà buồn cười vãi
    Cá nhân cho rằng thứ 2 tới PHR lình xình tới 10h và bùng nổ sau đó.
  5. Moklov

    Moklov Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    650
    7x lại thôi...
    AK10000 thích bài này.
  6. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    Vol gần 3 triệu cổ về mà cho ăn dày thì cũng không phải đạo :)), phải hì hụp xì xụp tí đã chứ.
    Chết dở, nếu ai cũng nghĩ thế khéo nó phọt mợ luôn lên 47 thì cũng á khẩu lắm đây @@ =))
  7. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.619
    Cuối tuần tổng hợp lại một số tin tức cho bà con:

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    - Như vậy lợi nhuận 2020 đã rõ ràng, ko cần quá care
    - Thành lập xong KCN Hội nghĩa thì PHR sẽ phi rất mạnh, vì vị thế của Hội nghĩa là nằm giữa VSIP và Nam Tân uyên. Đây là khu vực rất HOT
    - Ngoài kia, nhiều bác cứ bảo khủng hoảng - xin thưa đây là thời kỳ TIỀN RẺ. Khủng hoảng à? khi nào lãi suất tiết kiệm lên 15-20% nhé, bây h gửi 5-6% bank nó còn đòi hạ tiếp kia kìa
    - Những em có kết quả kinh doanh Q1 tốt và có tiềm năng cực lớn như PHR sẽ tích lũy nhì nhằng rồi tiếp tục vượt đỉnh ngắn mà thôi.
    Last edited: 03/05/2020
    trunghm1987MunMin_15 thích bài này.
  8. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.619
    Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch?

    06:26 - 02/05/2020 0 THANH NIÊN
    • Dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu chững lại, xong theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch Covid-19.
    Vốn FDI tính đến hết ngày 20.4, theo Bộ KH-ĐT đạt 12,33 tỉ USD, chỉ bằng 84,5% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2018 tăng tới 52,3%, tăng 16,4% cùng kỳ năm 2017 và tăng 79% cùng kỳ 2016.
    Sẽ có làn sóng vốn ngoại sau đại dịch
    GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài phân tích, FDI 4 tháng đầu năm giảm vì 2 lý do: Hoạt động mua bán sáp nhập sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái.
    Đặc biệt, quy mô các dự án mua bán sáp nhập nhỏ hơn trước rất nhiều. “Nguyên nhân khách quan do thị trường chứng khoán phập phù trong mùa dịch, khối ngoại rút tiền, hàng hóa bán trong nước khó khăn nên DN khó có sản phẩm tốt để đưa lên sàn. Tình hình cổ phần hóa DN nhà nước cũng chững lại. Thế nên, thu hút FDI giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng chính từ dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Có một số tín hiệu lạc quan nên tôi vẫn tin thu hút FDI sẽ “bùng nổ” tốt sau dịch”, GS Nguyễn Mại nhận định.
    Tín hiệu lạc quan, theo GS Nguyễn Mại, đó là nỗ lực chống dịch, kiểm soát dịch tốt và tránh được những cuộc phong tỏa kéo dài của Việt Nam đã nhận được không ít lời khen, ghi nhận từ một số tổ chức quốc tế và các quốc gia bị dịch Covid-19. Thứ hai là xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã “ngày một rõ rệt” và Việt Nam với yếu tố tích cực chống dịch hiệu quả đang là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
    Dẫn chứng chuyện chính phủ Nhật Bản đã chi 2,2 tỉ USD hỗ trợ DN nước này rời Trung Quốc; chính phủ Mỹ yêu cầu các công ty của Mỹ sớm dời nhà máy tại Trung Quốc, GS Nguyễn Mại thông tin, một số DN đã về Mỹ, còn một số đến nước thứ 3 đầu tư. Cập nhật mới nhất, tại khu vực Đông Nam Á có Indonesia và Việt Nam đã được nhiều tập đoàn lớn của Mỹ lựa chọn.
    Cụ thể, chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét khiến tốc độ chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh nhất có thể. Công ty Pegatron chuyên lắp ráp iPhone hy vọng sẽ hoàn tất nhà máy và bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2021. Trước đó, họ đã đầu tư nhà máy tại Indonesia. Công ty Inventec chuyên lắp ráp tai nghe AirPod cũng đang chuẩn bị xây nhà máy tại Việt Nam. Sớm hơn có Foxconn đã kịp xây dựng nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ.
    Ngoài ra, từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ cũng đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị nạn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc theo kế hoạch cũ. Trong tháng 2, tờ Nikkei (Nhật) cũng thông tin các “ông lớn” như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch. Kế đó, Hãng trò chơi điện tử Nintendo đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam. Công ty sản xuất xe cơ giới và máy móc xây dựng Komatsu vì dịch Covid-19 cũng chuyển dây chuyền sản xuất linh kiện sử dụng cho khung xe cơ giới và bộ dây dẫn điện về Nhật Bản và sang Việt Nam...
    Cảnh giác các dự án lẩn tránh xuất xứ
    Một khảo sát mới đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, có tới 65,8% DN Nhật Bản tại Việt Nam nói đang làm ăn có lãi hoặc không lỗ; 63,9% DN Nhật Bản có định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới. Một điều tra với hơn 3.500 DN Nhật cũng do JETRO thực hiện về dự định đầu tư ở nước ngoài, số DN chọn Việt Nam để đầu tư tăng từ 5,5 lên 41%. Số DN Nhật dự kiến đầu tư vào ngành điện tử ở VN tăng 15,6%, vào dệt may tăng hơn 14%.
    Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn quản trị tài chính quốc tế (Học viện Tài chính), đại dịch Covid-19 lộ rõ sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường, khiến chuỗi sản xuất cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, không riêng gì Việt Nam hay nước sản xuất gia công nào.
    Bên cạnh đó, việc phòng, chống và kiểm soát được dịch bệnh khiến Việt Nam tăng điểm trong mắt nhà đầu tư. Họ tìm thấy ở đấy sự đồng thuận của người dân với Chính phủ trong chiến dịch phòng, chống dịch, họ tìm thấy ở Việt Nam có nền chính trị ổn định, có những ký kết hợp tác thương mại tự do đến nhiều thị trường lớn, có bờ biển dài, thuận tiện trong giao thương.
    Thế nên, nhà đầu tư chọn Việt Nam là điều dễ hiểu. “Câu chuyện cảnh giác đầu tư đội lốt, mượn xuất xứ để xuất khẩu, tạm nhập tái xuất tráo xuất xứ… vẫn còn tính thời sự. Sau dịch Covid-19, vấn đề này càng không được lơ là”, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
    MunMin_15 thích bài này.
  9. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    :) ngày mai hàng vol 3 triệu cp về tài khoản, thị giá sẽ dao động trong khoảng 44.5 cộng trừ 1 giá là việc hết sức bình thường, ai còn cảm thấy thiếu trứng trong giỏ thì tuần sau nhặt là hợp lý! Ai thấy mình đang lỗ thì cứ quẳng gánh lo đi|-)
  10. Tryn

    Tryn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2019
    Đã được thích:
    1.479
    Đi ngang tích lũy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này