PHR - Cao su Phước Hòa 2020-2025: Ngày trở về!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MunMin_15, 20/04/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3792 người đang online, trong đó có 255 thành viên. 07:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1009687 lượt đọc và 5501 bài trả lời
  1. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.324
    Ko ibox bác được. Hic
    thôi cứ trao đổi trên này ạ.

    Em lại thắc mắc nếu đã xong hết rồi thì NTC có thể thanh toán hết luôn 700 tỷ trong quý II này chứ nhỉ?
    Mhoang79 thích bài này.
  2. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    http://phr.vn/tin-tuc.aspx?catid=17&newsid=5833
    Thứ năm, 12/03/2020
    Cao su Phước Hòa: Hạch toán 860 tỷ đồng năm 2020 từ thu hồi đất KCN Nam Tân Uyên
    Sáng ngày 11/3, Công ty cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) đã tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Tổ chức họp giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp tiến hành cho cổ đông rửa tay sát khuẩn và đo nhiệt độ thân nhiệt trước khi vào hội trường.

    [​IMG]
    Quang cảnh cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên PHR sáng ngày 11/3. Nguồn:MH

    Mục tiêu lãi 2020 đạt 1.148 tỷ đồng

    Báo cáo tại đại hội, HĐQT đánh giá nền kinh tế thế giới 2020 tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Hoạt động thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch bệnh viêm phổi Covid-19.

    Thị trường cao su gặp nhiều khó khăn do trong ngắn hạn, dịch Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh ảnh hưởng đến Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên và dầu mỏ số 1 thế giới, làm sụt giảm gần ¼ nhu cầu dầu mỏ toàn cầu; các nhà đầu cơ và đầu tư trên thị trường hàng hóa dỡ bỏ vị thế đang nắm giữ để trú ẩn qua mùa dịch; hàng tồn kho tăng dần tại các kho chỉ định của Thượng Hải; tổng diện tích cao su trưởng thành của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự kiến mở rộng thêm 317.000 ha trong năm 2020.

    Theo đó, ANRPC dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 14,28 triệu tấn, tăng 3,8% so với năm trước; nhu cầu ở mức 14 triệu tấn, tăng 2,7%.

    Công ty đề ra mục tiêu sản lượng cao su sản xuất 11.500 tấn, cao su thu mua 16.000 tấn, tiêu thụ 39.528 tấn. Giá bán cao su giảm từ tức 33,41 triệu đồng/tấn năm 2019 xuống 32,34 triệu đồng/tấn.

    Với những khó khăn và thách thức của ngành cao su cùng giá bán vẫn ở mức thấp thời gian tới, ban lãnh đạo xác định cần tính toán chi phí để đạt được lợi nhuận trên 2 triệu đồng/tấn. Bên cạnh đó, vườn cây khai thác của doanh nghiệp chỉ còn 6.529,8 ha, sản lượng tiếp tục giảm do phải thanh lý 399,17 ha, diện tích mới đưa vào khai thác năng xuất chưa cao.

    HĐQT trình cổ đông phương án kinh doanh gồm tổng doanh thu công ty mẹ đạt 2.460 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.148 tỷ đồng; lần lượt tăng 46% và 115% so với thực hiện 2019. Tỷ lệ cổ tức không thấp hơn 40%.

    Đại hội cũng tiến hành bỏ phiếu thông qua miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Lê Phi Hùng (nghỉ hưu theo chế độ) và bầu thay thế ông Huỳnh Kim Nhựt từ ngày 10/3. Trước đó, ông Nhựt là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc công ty.

    Năm 2019 không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức 30%

    Năm vừa qua, công ty đạt 1.615 tỷ đồng tổng doanh thu, 533,7 tỷ lợi nhuận trước thuế; lần lượt thực hiện 73,7% và 43% kế hoạch năm.

    Nguyên nhân được ban lãnh đạo lý giải là không thực hiện thoái vốn tại Công ty Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) theo chủ trương của Tập đoàn Cao Su (UPCoM: GVR) làm doanh thu và lợi nhuận giảm tương ứng 350 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Dương chưa ký quyết định thu hồi đất và giao đất để triển khai dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II và dự án VSIP III làm doanh thu và lợi nhuận giảm 650 tỷ đồng.

    Mới đây, công ty thông báo đã nhận được quyết định thu hồi đất thuộc sở hữu công ty để thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II) của tỉnh Bình Dương. Việc này làm cơ sở để công ty tiếp tục nhận tiền đền bù và hỗ trợ từ Nam Tân Uyên. HĐQT kỳ vọng phần doanh thu lợi nhuận không được ghi nhận trong năm 2019 sẽ được ghi nhận trong 2020.

    Không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nên HĐQT cũng thống nhất tỷ lệ cổ tức 2019 chỉ 30% tiền mặt, ứng tổng thanh toán 406,5 tỷ đồng (đã tạm ứng cuối năm 2019). Trong khi mức cổ tức kế hoạch đề ra là tối thiểu 40%.

    [​IMG]
    Đa phần cổ đông tham dự đại hội đều mang khẩu trang. Nguồn:MH

    Thảo luận:

    Lãnh đạo công ty chia sẻ về định hướng phát triển khu công nghiệp? Tiến độ chuyển đổi ra sao trong năm 2020?

    Tỉnh Bình Dương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và đô thị trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 2-3%. Định hướng thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Trong khi đó, Phước Hòa vốn làm nông nghiệp, nhưng cao su hiện nay giảm giá mạnh, lợi nhuận không đáng kể khiến thuế nộp ngân sách thấp.

    Phước Hòa đã xây dựng chiến lược phát triển 2019-2025 theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương. Trọng điểm phát triển giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bình Dường nằm ở huyện Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng. Diện tích cao su của công ty là 14.000 ha nằm các vị trí phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Dương như Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng...

    Tầm nhìn đến 2030, diện tích cao su của đơn vị giảm xuống 5.000 – 6.000 ha và phần còn lại khoảng 10.000 ha tiến hành chuyển đổi. Công ty đã xác định xong diện tích phân bổ từng phần để phục vụ các nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, việc giao đất sẽ tùy thuộc vào tốc độ phát triển của tỉnh, chủ trương phát triển dự án, tiến trình phê duyệt do vấn đề giao đất được tập đoàn và địa phương kiểm soát kỹ.

    Ban lãnh đạo giải thích việc trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận quý IV/2019?

    Trong năm 2019, đối tác thuê đất Khu công nghiệp Nam Tân Uyên giai đoạn II và VSIP3 đã chuyển tiền tạm ứng trong quý III mỗi bên 150 tỷ đồng nên công ty ghi nhận, song đến quý IV xét thấy điều kiện giấy tờ chưa đủ nên phải trích lập.

    Kế hoạch lợi nhuận 2020 đến từ đâu?

    Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã ký quyết định thu hồi đất Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II. Vì vậy, công ty sẽ ghi nhận 860 tỷ đồng trong năm 2020, trong khi hoạt động thanh lý vườn cây cao su ghi nhận hơn 100 tỷ đồng. Phần còn lại đến từ mảng kinh doanh cao su và công ty liên doanh, liên kết.

    Về mặt doanh thu, mảng cao su vẫn đem về doanh thu chủ yếu nhưng lợi nhuận thì không bao nhiêu. Năm 2019, mảng này chỉ đóng hơn 1,7% lợi nhuận, phần còn lại đến từ hoạt động giao đất và thanh lý cây cao su. Nhiều khả năng trong 2020, lợi nhuận cao su chỉ đạt đóng góp 0,7% đến 0,8%.

    Dù vậy, công ty vẫn tự tin vào mảng cao su, thương hiệu cao su Phước Hòa đã được khẳng định trên thị trường. Công ty chuyển sang ký hợp đồng dài hạn với các hợp đồng cao su, hiện đã đạt tỷ lệ 80%.

    Diện tích cao su có thể thanh lý 2020 là bao nhiêu?

    Phước Hòa tiến hành thanh lý cao su từ từ, không dồn dập. Lượng thanh lý 2020 đã được xác lập, giá thì qua đấu giá công khai. Công ty luôn đấu giá được giá cao do diện tích thanh lý nằm gần khu chế biến gỗ nên đơn vị mua không tốn nhiều chi phí vận chuyển.

    VSIP III bàn giao khi nào?

    Đây là dự án trọng điểm liên doanh giữa Việt Nam và Singapore nên vẫn còn một số thủ tục phải thực hiện, doanh nghiệp kỳ vọng có thể xong trong năm 2020.

    Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả nội dung HĐQT trình.
    Mhoang79 thích bài này.
  3. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.324
    Cái này em đọc đi đọc lại 20 lần rồi.
  4. taikhoan123456

    taikhoan123456 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    5.736
    Bác nói chán vãi cả ra, VHm đẹp nhưng ở góc khác vs PHR. Vhm gặp cản 77.8 cần thời gian tích luỹ. về khu công nghiệp thì vhm cần vài tháng nữa ms có hàng. Nó ngon ở kênh nhà ở và khu đô thị nên so sánh vs phr là khập khiễng
    Mhoang79 thích bài này.
  5. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Có qđ thu hồi đất của ubnd là có quyền hạch toán. Còn bàn giao tới đâu thanh toán tới đó.
    phikhonglo thích bài này.
  6. taikhoan123456

    taikhoan123456 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    5.736
    Trong kế hoach phr bất kỳ trường hợp nào e nó đều đạt tối thiểu 1100 tỏi mặc kệ covid. Ban lãnh đạo tự tin, thủ tướng yêu cầu chuẩn bị đón làn sóng đầu tu nghĩa là sẽ thúc đẩy làm mặt bằng khu công nghiệp. phr sở hữu NTC mà con này thì rõ lắm tiền... vì thế việc đạt kế hoạch là chắc như cua gạch. riêng vụ bọn nó đã trả trước 150 tỏi từ năm ngoái cho thấy NTC VSip sốt ruột lắm rồi.
    Mhoang79 thích bài này.
  7. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.324
    Trong đây nhiều người rành tin mã này hơn bác nhiều. Bác com thế chỉ ở mức nhập môn mã này thôi.
  8. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.982
    PHR vào thân cá có khác ngon quá cơ
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    “10.000ha chuyển đổi thành KCN và KDC đến 2030” tức là trong vòng 10 năm từ 2020 đến 2030, bình quân mỗi năm sẽ có 1.000ha đuợc chuyển đổi. Nếu tạm tính theo giá đền bù hiện taị là 2,5 tỷ/ha thì nó thu 2,500 tỷ/năm (chưa tính đến trường hợp các diện tích tự phát triển KCN của mình). Ôi, thế thì PHR để đâu cho hết tiền nhỉ?
  10. CDbenly125T

    CDbenly125T Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    1.009
    Mhoang79 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này