PHR - Cao su Phước Hòa 2020-2025: Ngày trở về!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MunMin_15, 20/04/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4634 người đang online, trong đó có 397 thành viên. 10:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1009694 lượt đọc và 5501 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Cái này chắc chỉ có mỗi PHR đáp ứng được. :)
    Thứ ba, 26/5/2020, 16:48 (GMT+7)
    Chuyên gia Savills: Nhiều nhóm nhà đầu tư muốn tìm quỹ đất khu công nghiệp 500 - 1.000 ha

    [​IMG]
    Khu công nghiệp trở thành điểm sáng đầu tư hậu Covid-19. Ảnh: Thu Hằng.

    Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, đơn vị này đã và đang nhận rất nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư trong, ngoài nước về việc tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp (KCN) để đầu tư. Nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo quy mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả KCN, với nhu cầu tìm những quỹ đất từ 500 đến 1.000 ha. Một bộ phận khác là các nhà sản xuất, họ muốn đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng...

    Chuyên gia của Savills nhấn mạnh bên cạnh TP HCM, Hà Nội thì các thành phố vệ tinh như Long An, Bình Dương cũng đang được các nhà đầu tư chú trọng quan tâm. Những tỉnh, thành phố này có vị trí thuận lợi, nguồn lực và nhân công dồi dào, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, kho bãi lưu trữ, logistics tới các thành phố lớn.

    Ngoài ra, một trong những động lực lớn nhất trong năm 2019 vừa qua và năm 2020 là sự chủ động của Việt Nam trong việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do. Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định: "So với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam tham gia tích cực hơn nhiều vào các hiệp định thương mại tự do, đồng nghĩa với việc được tiếp cận nhiều hơn với thị trường toàn cầu. Năm nay, chúng ta đã được cùng EU phê chuẩn nhiều hiệp định thương mại, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, giúp nước ta tiếp tục quá trình chuyển đổi từ lĩnh vực sản xuất sang các ngành công nghiệp giá trị cao hơn".

    Tuy nhiên, TS. Sử Ngọc Khương cũng cho rằng Chính phủ nên lưu ý khi chọn lựa các nhà đầu tư công nghiệp tại Việt Nam, nên ưu tiên ngành nghề mang hàm lượng chất xám cao và các ngành nghề giảm bớt thâm dụng lao động. Đồng thời, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN, Việt Nam cần xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên người bản địa được học tập và tích lũy trình độ tay nghề cao hơn, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế chung của đất nước sau này.

    Một vấn đề khác được ông Khương đặt ra là nếu Việt Nam muốn phát triển lớn mạnh phân khúc bất động sản công nghiệp (BĐS CN) thì phải chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông nội đô (inland transportation). Hệ thống giao thông này giúp các nhà máy vận chuyển hàng hóa từ thành phố này đến thành phố khác, kết hợp với hệ thông xuất cảnh hàng hóa ra nước ngoài,và ngược lại. Cũng quan trọng không kém đó là vấn đề kho bãi cho quá trình hậu sản xuất thành phẩm hay nguyên liệu thô.

    Theo Savills Việt Nam, trong vòng 3 năm qua, bên cạnh bất động sản nhà ở, BĐS CN cũng được đánh giá là phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam. Ba lý do để giải thích cho xu thế này, gồm sự ổn định về kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5% đến 6,8%; tốc độ đô thị hóa cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào; thể chế chính trị ổn định.

    Thêm nữa, là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Việt Nam được xem như điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các KCN, nhà máy, trung tâm chế xuất… Trước đây, Trung Quốc là cái nôi và nhà máy của thế giới, nhưng những năm gần đây, xu hướng đang dần được dịch chuyển về phía các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
    PHR, F568F568hatnam thích bài này.
    PHR đã loan bài này
  2. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    Thiên thời địa lợi mà bác.
    Mỹ và Trung cứ tẩn nhau nữa thì hàng loạt các Công ty sẽ chạy từ TQ sang Việt Nam; kể cả từ Thái Lan đã thấy Panasonic chuyển nhà máy gia dụng sang rồi
    Mhoang79 thích bài này.
  3. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.612
    Phr hôm nay vô đối thiệt up bền cững lên 100
    Mhoang79F568F568 thích bài này.
  4. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.327
    Vol lớn+ tăng mạnh==> thay máu khủng khiếp.
    F568F568 thích bài này.
  5. lucnaocunglo

    lucnaocunglo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2020
    Đã được thích:
    67
    Ủng hộ Bác chủ thớt. Luôn theo đuôi chị TTBngoc. Nhớ và tin bác PHR, nhưng giận bác PHR bỏ rơi em PHR một tg!
    Codongchienluoc, Mhoang79, PHR1 người khác thích bài này.
  6. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    :)) kìa PHR vào "xin lỗi" đi kìa
    @PHR
    Mhoang79 thích bài này.
  7. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.802
    Tôi đã đi tìm bờ bến lạ một thời gian nhưng vẫn luôn hướng về nhà e Hòa. Thực ra ko phải đến giờ tôi mới trở về mà đã về từ khi e Hòa đang tuổi xuân xanh. Nay mới xác nhận với các bạn đã trọn tình trọn nghĩa với e Hòa rồi và mãi ko rời xa lần nữa. Giờ thấy e Uyên ko còn phổng phao như ngày nào mà đã trưởng thành vượt bậc. Còn e Hòa nuôi mãi vẫn ổng eo như xưa. Thật buồn phải ko nào. Ae chịu thương, chịu khó thương e Hòa nhiều vào nhé. Tôi tin năm nay e nó lớn nhanh như thổi, phỏng phao xinh đẹp cho mà xem. Trai làng coi chừng léng phéng vào tán tỉnh là sứt đầu mẻ trán nhé. :D
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Chính phủ tập chung phát triển 4 vùng Kinh Tế Trọng Điểm thu hút đầu tư ( KTTĐ ). KCN sẽ sóng sánh cả vài năm nhé.

    Thứ ba 26/05/2020 19:15

    Thủ tướng: Vùng KTTĐ phải đi đầu phục hồi phát triển kinh tế sau dịch


    (Chinhphu.vn) – Sáng nay, 26/5, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Lãnh đạo các địa phương trong vùng cần đề cao trách nhiệm trong phát triển kinh tế vùng, không nên coi đây là sinh hoạt câu lạc bộ mà phải thực sự tận tâm, tận lực vì sự phát triển của cả vùng, của đất nước và từng địa phương. “Không có địa phương nào có thể phát triển bền vững nếu các địa phương lân cận kém phát triển”.



    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Tại cuộc họp, lãnh đạo một số bộ, ngành và 4 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng KTTĐ (Hà Nội, TPHCM, Quảng Nam, Kiên Giang) đã báo cáo việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về phát triển vùng KTTĐ. Trong năm 2019, Thủ tướng đã chủ trì 4 Hội nghị về phát triển vùng KTTĐ với các sản phẩm cụ thể là các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng về phát triển vùng.
    Tại cuộc họp hôm nay, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2011-2019, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 4 vùng KTTĐ bình quân mỗi năm tăng 7,25%. Quy mô GRDP của toàn bộ 24 địa phương thuộc 4 vùng KTTĐ so với GDP của cả nước ở mức trên 70%.

    Hà Nội và TPHCM là 2 cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân năm trong giai đoạn 2011-2019 tương ứng đạt 13,08% và 19,9%.

    Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng KTTĐ sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%, trong đó vùng KTTĐ Bắc bộ và phía Nam là 2 vùng có tác động lớn nhất. Cụ thể, tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,49%, tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ phía Nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,55%.

    Các vùng KTTĐ đã hướng sự phát triển vào các ngành là lợi thế của vùng. Vùng KTTĐ Bắc bộ tập trung phát triển các ngành công nghiệp, vùng KTTĐ phía Nam tập trung phát triển các ngành thuộc khu vực dịch vụ.

    Hiện nay, các vùng KTTĐ là nơi tập trung đầu mối giao thông vận tải biển và hàng không lớn nhất cả nước, với 6/8 cảng biển quốc gia, tập trung tới 93% công suất bốc xếp của cảng và 100% công suất của các sân bay quốc tế, với năng lực tiếp nhận trung bình khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm.

    Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, địa phương báo cáo tình hình thực hiện kết luận của Thủ tướng về phát triển kinh tế các vùng KTTĐ, trong đó có việc đầu tư các dự án mang tính kết nối trong vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa như các dự án giao thông, các chuỗi liên kết phát triển du lịch, logistic, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, các dự án phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có ý kiến cho rằng, về lâu dài cần có luật về phát triển vùng KTTĐ, có như vậy mới tháo gỡ khó khăn một cách căn cơ hơn, làm rõ vai trò của hội đồng vùng, cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực…

    Các tỉnh, thành phố cũng cho biết thêm về mục tiêu tăng trưởng, thu ngân sách có thể đạt được trong năm nay của địa phương mình.

    Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vùng KTTĐ là cực tăng trưởng quan trọng của đất nước. “Chúng ta cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nằm trong quy hoạch tổng thể quốc gia”. Đây là yêu cầu cần triển khai sớm, cần làm kỹ, rà soát đầy đủ trên các lĩnh vực để khắc phục cho được những vướng mắc hiện nay, khắc phục tình trạng "trùng dẫm" hay "mạnh ai nấy làm".

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này để tạo thuận lợi cho các vùng phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ phải đi đầu trong phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, đặc biệt là thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia có năng lực công nghệ hàng đầu, đứng đầu các chuỗi giá trị.

    Cho rằng các vùng KTTĐ có nhiều điều kiện huy động vốn xã hội, Thủ tướng lấy ví dụ về chuyến công tác Quảng Ninh vừa qua, tỉnh vùng Đông Bắc bộ này đã làm sân bay, bến cảng, đường cao tốc mà phần lớn từ vốn xã hội.

    Trong kinh tế vùng, cần đặc biệt quan tâm đến hạ tầng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là sớm triển khai một số tuyến cao tốc đã quy hoạch. Từng vùng, từng địa phương cần chú ý 2 việc: Phải hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 và nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm nay, đặc biệt là tăng trưởng và thu ngân sách Nhà nước trong bối cảnh hậu COVID-19.



    [​IMG]
    Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Về cơ cấu lại kinh tế vùng, thu hút đầu tư, Thủ tướng đề nghị các hội đồng vùng, từng địa phương tận dụng cơ hội từ việc đã kiểm soát, chống dịch COVID-19 thành công, đi trước các nước để thu hút đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các vùng KTTĐ, nhất là các trung tâm kinh tế, phải là những điểm thu hút đầu tư, đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư khu vực và toàn cầu. Chúng ta phải biến thách thức thành cơ hội. Thủ tướng nhấn mạnh, kiên quyết không được gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi hỗ trợ về tín dụng, điện, nước, kết cấu hạ tầng giao thông, dịch vụ logistic, đặc biệt là nhân lực, để phục vụ nhu cầu của các dự án quy mô lớn, công nghệ cao.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và địa phương phải luôn theo sát, đồng hành cùng các vùng KTTĐ, từng địa phương trong thu hút vốn đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp cho vùng KTTĐ mang tính đặc thù, vượt trội, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế để đạt mục tiêu này.

    Về thể chế phát triển vùng KTTĐ, theo Thủ tướng, còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ. Tuy nhiên, cần có biện pháp, lộ trình phù hợp, có việc làm ngay, có việc cần thời gian. Việc làm ngay đó là phát huy tối đa vai trò hội đồng vùng. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất Chính phủ cơ chế phù hợp để các địa phương trong vùng KTTĐ tận dụng được tiềm năng, thế mạnh, không cạnh tranh lẫn nhau, làm suy yếu nhau.

    Bí thư, Chủ tịch UBND các địa phương cần đề cao trách nhiệm trong phát triển kinh tế vùng, không nên coi đây là sinh hoạt câu lạc bộ mà phải thực sự tận tâm, tận lực vì sự phát triển của cả vùng, của đất nước và từng địa phương. “Các đồng chí lưu ý, không có địa phương nào có thể phát triển bền vững nếu các địa phương lân cận kém phát triển”, Thủ tướng nêu rõ.

    Trong 4 vùng KTTĐ, có 2 vùng chịu nhiều thiên tai nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, bây giờ đang gặp nắng hạn. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương trong vùng KTTĐ tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, triển khai tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, “có ngay các giải pháp mạnh, đồng bộ, hiệu quả để thu hút đầu tư, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch”.

    Với từng vùng KTTĐ cụ thể, trước hết, Thủ tướng nêu rõ, vùng KTTĐ Bắc bộ với trọng tâm là "tam giác phát triển" gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư công nghệ cao, chế biến chế tạo, điện tử, dịch vụ, tài chính ngân hàng, logistic, nông nghiệp công nghiệp cao; có thế mạnh về nguồn nhân lực, hình thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao.

    Vùng KTTĐ miền Trung tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, phát triển hệ sinh thái ô tô, các ngành dịch vụ vận tải, đặc biệt là du lịch. Cần có đề án phát triển du lịch miền Trung kết hợp với Tây Nguyên thành vùng trọng điểm mang tầm khu vực và thế giới.

    Vùng KTTĐ phía Nam phải tập trung thu hút đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi giá trị; phát huy vai trò đầu tàu của TPHCM để đưa vùng này thành động lực tăng trưởng ngay trong năm 2020 và thời gian tới.

    Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng có trình độ phát triển chưa cao, cần phát triển mạnh mẽ các ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các loại nông sản chủ lực, tôm, cá tra, trái cây... Phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến. Thực hiện tốt Nghị quyết 120/N Q-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó biến đổi khí hậu.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển vùng KTTĐ để xin ý kiến Chính phủ.

    Đức Tuân
    PHR thích bài này.
    PHR đã loan bài này
  9. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    Với mặt bằng rộng lớn trên dưới 1000ha như vậy thì chỉ có PHR , NTC và VHM của tỷ phú Nhật Vượng mới đáp ứng được:
    Ban lãnh đạo VHM kỳ vọng chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp và văn phòng sẽ trở thành yếu tố dẫn dắt chính giúp công ty có nguồn thu nhập cốt lõi ổn định trong dài hạn.
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/nhan-dinh/co-phieu-can-quan-tam-ngay-225-327865.html
    Khi kế hoạch chi tiết liên quan đến mô hình kinh doanh cũng như kế hoạch thâu tóm chưa được công bố, chúng tôi hiện chưa ghi nhận mảng phát triển bất động sản khu công nghiệp tiềm năng này trong dự báo và định giá hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VHM với giá mục tiêu 111.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 46%.

    https://m.cafef.vn/VHM-351105/vinhomes-sap-ra-mat-du-an-moi.chn

    https://m.bizlive.vn/dia-oc/giam-do...m-quy-dat-500-1000-ha-o-viet-nam-3545066.html
  10. oldboyhn

    oldboyhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    10
    VHM sao quảng cáo hoài vậy? Chuẩn bị theo gương Quyết còi thôi!!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này