PHR - Cao su Phước Hòa 2020-2025: Ngày trở về!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MunMin_15, 20/04/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6491 người đang online, trong đó có 983 thành viên. 16:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1006057 lượt đọc và 5658 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Lại thêm sức ép để các DN FDI chạy từ TQ sang Đông Nam Á.
    Donald Trump dồn ép, EU ra đối sách: Trung Quốc trước nguy cơ mới
    04/08/2020 | 05:00
    Hàng loạt động thái tăng sức ép của TT Donald Trump tạo ra làn sóng DN mở rộng chuỗi kinh doanh ra ngoài Trung Quốc. Tình thế thách thức hơn hơn khi nhiều nước châu Âu cũng có đối sách với Trung Quốc.
    Đồng loạt chuyển hướng

    Hãng Reuters vừa trích dẫn nguồn tin từ tờ The Sun cho biết, tập đoàn ByteDance của Trung Quốc - công ty mẹ của TikTok, một ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng - sẽ chuyển trụ sở từ Bắc Kinh đến London (Anh).

    Theo đó, ByteDance sẽ sớm thông báo về ý định mở trụ sở tại London. Đây là động thái mới nhất của doanh nghiệp sở hữu siêu ứng dựng có giá trị ước tính lên tới trên 50 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn 45 ngày cho doanh nghiệp này thực hiện thương vụ bán lại mảng hoạt động tại Mỹ (có thể cả Canada, Australia và New Zealand) cho ông lớn công nghệ Mỹ Microsoft.

    Trước đó, ông Trump từng cho biết ông sẽ cấm ứng dụng này tại Mỹ nhưng sau đó đã cân nhắc lại quyết định này và cho phép TikTok có thể bán lại hoạt động tại Mỹ trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang đến gần.

    Những áp lực từ Washington lên các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốcnhư ByteDance, hay trước đó là Huawei, ZTE… ngày càng lớn trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung lên cao. Giới chức Mỹ cho rằng, TikTok là mối đe dọa với an ninh quốc gia của Mỹ do những thông tin cá nhân mà mạng xã hội này có được.

    Ngày 2/8, tập đoàn Microsoft thông báo sẽ tiếp tục thảo luận với tập đoàn ByteDance của Trung Quốc về thương vụ mua lại chi nhánh hoạt động tại Mỹ của TikTok và mục tiêu sẽ hoàn tất đàm phán vào ngày 15/9 tới.

    [​IMG]
    Công ty mẹ của TikTok tính chuyển trụ sở sang Anh.
    Cũng trong ngày 3/8, thông tin từ tờ SCMP cho biết Samsung đã chính thức ngừng sản xuất máy tính tại Trung Quốc. Theo đó, nhà máy sản xuất máy tính ở nước ngoài cuối cùng của Samsung ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc sẽ ngừng sản xuất hoàn toàn để tập trung vào nghiên cứu và phát triển.

    Đây là một cú sốc tiếp đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc.

    Theo SCMP, vào thời kỳ cao điểm năm 2012, nhà máy Samsung tại Tô Châu có 6.500 lao động. Tuy nhiên, quyết định mới nhất của Samsung chỉ ảnh hưởng tới khoảng một nửa trong số 1.700 người lao động có hợp đồng tính ở thời điểm cuối 2019.

    Samsung không nêu rõ lý do thực sự mà chỉ giải thích “do sự cạnh tranh trên thị trường quá khốc liệt". Dù vậy, đây là bước đi mà giới đầu tư đã thấy từ lâu.

    Trước đó, theo Reuters, hồi tháng 9/2019, Samsung đã đóng nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc (tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông) do không thể tiếp tục cạnh tranh.

    [​IMG]
    Ông Donald Trump gia hạn 45 ngày cho thương vụ tỷ USD của TikTok
    Trung Quốc đối mặt thách thức
    Còn theo Nikkei Asian Review, trong danh sách Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tiết lộ hồi giữa tháng 7, có khoảng 30 công ty Nhật Bản rời Trung Quốc.

    Trước đó, Nhật Bản đã đưa ra chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật để chuyển dây chuyền sản xuất, nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nước láng giềng lớn và xây dựng chuỗi cung ứng ổn định vững chắc hơn.

    Chính phủ Nhật đã dành một khoản trong ngân sách bổ sung tài khóa 2020 để tạo ra một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các công ty chuyển nhà máy về Nhật Bản và chuyển các địa điểm sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

    Trong một động thái mới nhất, trên Reuters, Microsoft đã xác nhận sẽ mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ cũng như tại Canada, Australia và New Zealand. Ngoài ra Microsoft cũng khẳng định sẽ hoàn tất được thương vụ trước ngày 15/9/2020.

    Theo Bloomberg, CEO của Microsoft đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump qua điện thoại để bàn về hướng làm sao được chính quyền Mỹ cho phép mua lại ứng dụng làm video âm nhạc phổ biến này.
    Trong thời gian gần đây, TikTok trở thành tâm điểm trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nhà chính trị Mỹ lo ngại công ty mẹ của TikTok là ByteDance sẽ có thể giao nộp thông tin về người dùng Mỹ cho Bắc Kinh hoặc sử dụng ứng dụng này nhằm gây ảnh hưởng lên hàng trăm triệu người Mỹ cũng như hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu đã tải phần mềm này về.

    [​IMG]
    EU đã có những bước đi mới có hướng nghiêng về phía Mỹ.
    Trong một tuyên bố gần đây trên Bloomberg, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết, Nhà Trắng sẽ thông báo thêm nhiều biện pháp siết chặt quản lý với các công ty phần mềm Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia.

    Không chỉ Mỹ, chính quyền nhiều nước cũng thận trọng với Bắc Kinh. Theo SCMP, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth khẳng định Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay sẽ tập trung đề ra các đối sách chống lại chiến lược của Trung Quốc nhằm vào khối này.

    Sự thay đổi thái độ của một số thành viên EU xảy ra sau các động thái của Bắc Kinh ở Hong Kong cũng như nghi ngờ hành xử thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19.

    Sự chuyển hướng của nhiều tập đoàn lớn cùng với những tín hiệu chính sách từ chính quyền nhiều nước trên thế giới cho thấy, Trung Quốc đang mất dần các lợi thế và vị trí trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

    Xung đột kinh tế Mỹ-Trung và sắp tới có thể là với các nước khác có thể khiến Bắc Kinh gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu - vốn vẫn là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của nước này.

    M. Hà
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Thứ ba, 4/8/2020, 09:29 (GMT+7)
    Nikkei: Samsung cân nhắc dời dây chuyền PC sang Việt Nam

    Động thái này của Samsung được cho nhằm tối ưu chi phí. Họ cũng có kế hoạch dời toàn bộ dây chuyển sản xuất máy tính khỏi Trung Quốc.

    Nhà máy của Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc sẽ đóng cửa ngay trong tháng này, các dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển dần thành trung tâm nghiên cứu phát triển, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review. Samsung đã thông báo với các công nhân tại nhà máy và bắt đầu cắt giảm số việc làm từ tháng 7.

    [​IMG]
    Nhà máy Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc. Ảnh: Samsung.

    Theo Nikkei, Samsung sẽ tính toán chuyển các công việc lắp ráp máy tính về những nhà máy tại Việt Nam. Người đại diện của Samsung cho biết quyết định đóng nhà máy Trung Quốc là để tối ưu chi phí.

    Samsung Electronics Tô Châu, công ty được Samsung lập ra để quản lý nhà máy này, thành lập năm 2002. Các máy tính được Samsung sản xuất tại đây chủ yếu xuất khẩu đi Hàn Quốc, Bắc Mỹ và bán tại Trung Quốc.

    Theo báo chí Hàn Quốc, vào đợt cao điểm nhà máy Tô Châu có tới 6.500 nhân công. Hiện nay, số người còn làm việc tại đây chỉ còn 1.700 người.

    Theo số liệu của Gartner, số lượng máy tính bán ra trong năm qua đã tăng 0,6%, đạt 261,23 triệu máy. Công ty Lenovo của Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính với 24,1% thị phần. HP đứng thứ hai với 22,2% thị phần.

    Đứng sau đó là những cái tên như Dell, Apple, Acer và Asus. Thị phần của Samsung như vậy sẽ chỉ khoảng dưới 10%.

    Nikkei cho rằng ở thị trường máy tính, thị phần có liên hệ trực tiếp tới lợi nhuận. Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã rời thị trường này khi không còn chiếm thị phần lớn. Samsung sẽ tiếp tục làm máy tính, nhưng cần giảm chi phí bằng cách thay đổi nhà máy sản xuất.

    Samsung cũng từng vận hành tới 3 nhà máy sản xuất smartphone tại Trung Quốc. Vào thời hoàng kim, tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía bắc đồng bằng sông Châu Giang, là khu vực sản xuất công nghiệp lớn nhất mà tập đoàn Hàn Quốc từng xây dựng. Nơi này cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.

    Tuy nhiên, tới cuối năm 2019 cả 3 nhà máy này đã đóng cửa. Các dây chuyền sản xuất smartphone đã được chuyển dần sang nhà máy tại Việt Nam hoặc cho các công ty gia công.
    Ngovantaiidp thích bài này.
    Pokerface đã loan bài này
  3. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.153
    VinaCapital và đồng bọn chứ "thằng lào"...
    Theo các cụ năm nay liệu PHR có chia cho chúng ta ít nhất 5k cổ tức tiền mặt không nhỷ ...
    NgovantaiidpMhoang79 thích bài này.
  4. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Theo Nghị quyết ĐHCĐ thì >=40%, nhưng mình nghĩ 50% cũng hợp lý vì EPS sẽ tầm 8-10K, đồng thời sang năm lại 1 núi tiền của VSIP3, Bắc Than Uyên nữa nó ụp xuống đầu cả ngàn tỷ thì tiêu không kịp ý. :). Hàng ngon nên Tây lông nó múc ròng như ăn vã. Có Vina Capital “bảo kê” thì PHR sẽ chỉ có “thăng” mà thôi. :)
  5. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.131
    Chuẩn bị tiền làm kcn. Chia nhiều làm gì
    Mhoang79 thích bài này.
  6. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Chia xong vẫn còn tầm 2K tỏi gửi ngân hàng, tha hồ mà đầu tư KCN. Sang năm lại thêm tầm 1,2-1,5K tỏi đổ ập xuống đầu nữa, khéo phải kêu gọi cổ đông đến chia bớt vì không có chỗ chứa. :)
  7. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.131
    Phr theo kế hoạch mở rộng và mới 2000ha. Với suất đầu tư hiện tại số tiền kia có chỗ dùng cả. Bác xem kỹ th Ntu3 thì roi thôi
    Mhoang79Ngovantaiidp thích bài này.
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Đúng rồi cụ, tôi nói đùa thế thôi mà. Nhưng kể cả từ giờ mỗi năm chia 50% tiền mặt thì PHR vẫn có đủ vài ngàn tỏi để đầu tư 2000 ha KCN mới của riêng nó chứ không phải đi vay như nhiều các doanh nghiệp khác. Tóm lại, có tiền cứ phải múc 1 ít PHR để trong tài khoản, riêng cổ tức tiền mặt đã gấp 1,5-2 lần gửi tiết kiệm rồi + lợi ích từ giá cổ phiếu tăng nữa. Mà tôi đếm cua vậy thôi, chứ cũng đang chóng mặt với lái tàu PHR rồi. :)
    Last edited: 05/08/2020
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.449
    Một nửa doanh nghiệp Nhật được chính phủ hỗ trợ mở rộng chuỗi cung ứng đã chọn Việt Nam
    Nguồn tin: VietnamFinance | 04/08/2020 9:03:03 CH
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Nhật Bản Abe Shinzo chiều 4/8 đã có cuộc điện đàm để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương cũng như hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

    Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Thủ tướng Abe Shinzo và chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho hàng trăm nghìn người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cũng như đã hỗ trợ Việt Nam thiết bị và vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Nhật Bản chọn Việt Nam là một trong những nước đầu tiên nới lỏng hạn chế đi lại và đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi để mở lại đường bay thương mại trong thời gian tới.

    Đáp lại, Thủ tướng Abe Shinzo cảm ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ chính phủ, nhân dân Nhật Bản và Văn phòng Nội các Nhật Bản khẩu trang và các vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam. Số khẩu trang này đang được sử dụng tại những nơi cần thiết nhất.

    Thủ tướng Abe Shinzo đồng thời khẳng định Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ tài chính để Việt Nam khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế.

    Thêm vào đó, ông Abe Shinzo cảm ơn chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, nhà quản lý, doanh nhân và chuyên gia Nhật Bản quay trở lại Việt Nam làm việc, đồng thời đánh giá cao hai chính phủ nhất trí từng bước, từng phần nối lại đi lại giữa nhân dân hai nước, nhất là đối với nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động giao thương.

    Ông Abe Shinzo bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác mở rộng đi lại giữa nhân dân hai nước nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch bệnh.

    Thủ tướng Abe Shinzo cho biết, vừa qua một nửa trong số doanh nghiệp Nhật Bản được chính phủ hỗ trợ để tăng cường, mở rộng chuỗi cung ứng đã lựa chọn Việt Nam.

    Cũng theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, chính phủ nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nước này đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhật Bản cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh thành công và đề nghị Thủ tướng Abe Shinzo tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Tới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư Nhật Bản.

    Hai thủ tướng cũng nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong triển khai dự án Đại học Việt – Nhật, phối hợp thúc đẩy thương mại, đầu tư tại khu vực, trong đó có triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Abe Shinzo nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Mekong - Nhật Bản. Đồng thời khẳng định lại quan điểm về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, các bên liên quan đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    https://www.stockbiz.vn/News/2020/8...-mo-rong-chuoi-cung-ung-da-chon-viet-nam.aspx
    thatnhudem thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này