PLP- Phát lộc phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hatdauxanh, 10/12/2021.

2341 người đang online, trong đó có 84 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 49081 lượt đọc và 209 bài trả lời
  1. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê(HOSE: PLP)
    1. Ngành nghề

    - Sàn đá công nghệ SPC
    - Phụ kiện phào, nẹp
    - Filter materbatch
    - Đá Caco3
    - Bột đá, Caco3
    - Đá vôi
    - White materbatch
    2. Nhựa Pha Lê tự hào mang sản phẩm Việt chinh phục thế giới, xuất khẩu thành công tới các thị trường Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc….
    3. Doanh thu và lợi nhuận

    - Quý 3 năm 2021 là quý đầu tiên PLP công bố báo cáo tài chính hợp nhất do năng tỷ lệ sở hữu công ty con lên 51%.
    --> Doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến--> Eps 3 quý năm 2021 là 2.8
    4. Hai nhà máy mới hoạt động từ tháng 10 năm 2021, dự kiến sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận từ quý 4 năm 2021
    Công ty cổ phần Công nghệ nhựa Pha Lê (PLP – sàn HOSE) cho biết, từ tháng 10/2021, nhà máy sản xuất phào, nẹp, sản phẩm phụ trợ của ván sàn SPC của Công ty sẽ chính thức vận hành.
    Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 cho sản phẩm mới Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phụ gia ngành nhựa đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp cho PLP vào ngày 18/6/2021.
    Phào, nẹp SPC là những phụ kiện không thể thiếu khi thi công và hoàn thiện nội thất, đặc biệt là với sàn SPC. Đây là phụ kiện có chức năng che đi các khoảng trống giãn nở cho sàn khi hoàn thiện, đồng thời được sử dụng để trang trí giúp tăng tính thẩm mỹ cho nền lát sàn gỗ.
    Sản phẩm có các ưu điểm vượt trội so với phào, nẹp gỗ như chống mối mọt, cong vênh, chống nước, chịu nhiệt, chống cháy hoàn toàn, khả năng giữ màu tốt và chống biến dạng, va đập mạnh, có độ bền rất cao, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết…
    Ở dự án này, PLP sử dụng công nghệ sản xuất phào nẹp chuẩn Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, không có formaldehyde hay bất kỳ kim loại nặng nào ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
    Không dừng lại ở 2 dây chuyền cung cấp sản lượng gần 3 triệu m dài/năm, PLP đang trong quá trình đàm phán đặt thêm 6 dây chuyền, dự kiến có thể vận hành vào đầu năm 2022 với công suất tổng thể lên tới 10 triệu m dài/năm. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất Việt nam và nằm trong top những đơn vị sản xuất phụ kiện cho sàn lớn nhất thế giới.
    Dự kiến, doanh thu của nhóm sản phẩm phụ kiện phào nẹp sàn SPC của PLP lên đến 300 tỷ đồng/năm.
    Ngoài nhà máy sản xuất phụ kiện trên, từ tháng 10 này, nhà máy SPC Hải Phòng với tên gọi NEO Floor cũng bắt đầu chạy.
    Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, với 14 dây chuyền công suất lớn, hệ sản phẩm cao cấp hơn nhà máy SPC Đồng Nai, tổng sản lượng theo thiết kế là 15 triệu m2/năm. Cùng với nhà máy Đồng Nai đưa vào hoạt động từ năm 2020, Nhựa Pha Lê và các đối tác sẽ nâng công suất ván sàn SPC lên 26 triệu m2 sàn/năm.
    Trên thế giới, ván sàn công nghệ SPC rất phát triển trong ngành công nghiệp lát sàn nói chung và đang dẫn dắt thị trường từ 2019. SPC tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị doanh thu và chiếm thị phần từ hầu hết các sản phẩm cạnh tranh khác.
    Năm 2020, thị trường vật liệu sàn của Mỹ đạt 30 tỷ USD, trong đó thị trường SPC đạt 5 tỷ USD, chiếm 17% thị phần, tăng trưởng 30% so với 2018.
    Ở châu Á, Hàn Quốc đang là một thị trường tiềm năng với nhu cầu ước 33 triệu m2/năm, tổng doanh thu 536 triệu USD. Tại đây, các loại vật liệu truyền thống như sàn gỗ công nghiệp dần đánh mất vị thế, nhường chỗ cho các loại vật liệu cao cấp mới như sàn SPC. Cho đến nay, sàn SPC do nhà máy Đồng Nai sản xuất đã xuất khẩu tới 70% tỷ trọng sản phẩm sang Mỹ.
    npp2010, bbsharkphuckiemvu thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  2. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    Đẩy mạnh sản xuất, Nhựa Pha Lê (PLP) chuẩn bị huy động thêm vốn
    ĐĂNG NGÀY 17 NOVEMBER, 2021 BỞI PHALE
    (ĐTCK) Cuối tuần qua, CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (mã PLP – sàn HOSE) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 và thông qua một số nội dung quan trọng.
    Đại hội đã thông qua việc bầu bổ sung bà Trần Hải Yến, Tổng giám đốc Công ty vào vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2022, thay cho ông Nguyễn Hồ Hưng xin từ nhiệm vì một số lý do cá nhân.

    [​IMG]

    Cũng tại đại hội, cổ đông đã nhất trí tiếp tục triển khai phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 thông qua. Cụ thể, tỷ lệ phát hành là 2:1, giá phát hành là 10.000 đồng/CP. Vốn điều lệ PLP dự kiến sẽ tăng từ 400 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Phương án này đã được trình lên UBCKNN và đang đợi cơ quan cấp trên chấp thuận.

    Đồng thời, Công ty tiếp tục thông qua phương án chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Mục đích chào bán nhằm nâng cao năng lực tài chính, bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Thời gian thực hiện dự kiến đầu năm 2022.

    Phương án bổ sung vốn được PLP khẩn trương triển khai trong giai đoạn Công ty đã hoàn tất hợp nhất với CTCP Hoàng Gia Pha Lê từ ngày 1/7/2021. Sự góp mặt của Hoàng Gia Pha Lê đã giúp doanh thu, lợi nhuận và tài sản PLP tăng trưởng đột biến.

    Trong quý III, PLP ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 728,9 tỷ đồng, riêng Hoàng Gia Pha Lê đóng góp 314,7 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ PLP đạt 70,3 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 94,4 tỷ đồng. Kết quả, PLP lãi sau thuế 93,4 tỷ đồng.

    Hoàng Gia Pha Lê là đơn vị đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ván sàn công nghệ SPC tại Đồng Nai với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng, công suất 12 triệu m2/năm do PLP sở hữu 51% vốn điều lệ. Hoàng Gia Pha Lê dự kiến đạt 1.200 tỷ đồng doanh thu trong năm 2021 và con số này sẽ chạm mốc 2.000 tỷ đồng trong năm 2022.

    Trước đó, Ban lãnh đạo của PLP đã nhìn nhận hoạt động xuất khẩu filler đang bị chững lại do đặc thù hàng khối lượng nặng, tỷ trọng chi phí vận tải lớn nên chịu ảnh hưởng bởi giá cước biển tăng, đặc biệt là tại các thị trường ở xa. Mặt khác, các doanh nghiệp filler tại Việt Nam trong giai đoạn qua có xu hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu từ Châu Âu, Nam Mỹ sang tập trung ở Trung Quốc.

    Tuy nhiên, PLP xác định chủ trương phát triển không tập trung vào phân khúc cấp thấp là Trung Quốc. Vậy nên, Công ty chủ yếu xoay trục hoạt động của mình sang phát triển các sản phẩm khác, bên cạnh ván sàn SPC, đáng chú ý là sản phẩm phụ kiện ván sàn SPC.

    Từ tháng 10/2021, nhà máy sản xuất phào, nẹp, sản phẩm phụ trợ của ván sàn SPC của PLP cũng chính thức vận hành với 2 dây chuyền cung cấp sản lượng gần 3 triệu m dài/năm. PLP đang trong quá trình đàm phán đặt thêm 6 dây chuyền, dự kiến có thể vận hành vào đầu năm 2022 với công suất tổng thể lên tới 10 triệu m dài/năm.
    newbyby thích bài này.
  3. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.570
    EPS plp năm nay 5k giá 17 PEbao nhiêu nhỉ
    hatdauxanh thích bài này.
    newbyby đã loan bài này
  4. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
  5. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
  6. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.203
    PLP xứng đáng 2x . Mình cầm 17 đây rồi chờ lái kéo lâu ghê
    hatdauxanh thích bài này.
  7. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    Sẽ sớm cán mốc 2x bác
  8. em_be_ha_noi

    em_be_ha_noi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2020
    Đã được thích:
    259
  9. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    Nhựa Pha Lê đạt TOP 10 Doanh nghiệp Tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
    Ngày 27/4 vừa qua, Công ty CP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê được vinh danh trong TOP 10 Doanh nghiệp Tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2021 (FAST500), dẫn đầu bảng xếp hạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhựa và các sản phẩm từ nhựa.

    Bảng xếp hạng do Vietnam Report phối hợp với Báo điện tử VietnamNet công bố. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.

    [​IMG]

    Trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam đạt 28,2%. Bất chấp bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19, Nhựa Pha Lê vẫn đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng, lọt Top 10 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2021 và dẫn đầu bảng xếp hạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhựa và các sản phẩm từ nhựa.

    Các sản phẩm chính của Nhựa Pha Lê bao gồm: đá lump, bột đá siêu mịn, hạt filler masterbach, sàn đá công nghệ SPC. Với định hướng đa dạng hóa ngành nghề, phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển, Nhựa Pha Lê hướng đến mục tiêu cán mốc doanh thu hợp nhất các mảng đạt 3000 tỷ trong năm 2021.

    Chiến lược dài hạn từ khai thác đến chế biến sâu khoáng sản

    Công ty CP sản xuất và công nghệ nhựa Pha Lê (tiền thân là Công ty cổ phần khoáng sản Pha Lê) được thành lập vào năm 2008. Khởi đầu từ một nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, dây chuyền công nghệ thô sơ, trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển đến nay Nhựa Pha Lê đã sở 2 nhà máy sản xuất và 2 nhà máy liên doanh liên kết, xây dựng thành công chuỗi khai thác – chế biến sâu – sản xuất sản phẩm đầu cuối, khai thác tối ưu giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên ban tặng.

    Hiện Pha Lê đang sở hữu 5 mỏ khoáng sản, đặc biệt mỏ CaCO3 được đánh giá là một trong những nguồn đá cẩm thạch có chất lượng tốt nhất trên thế giới xét về độ sáng và độ trắng với trữ lượng dồi dào lên tới 5,000,000 m3. Với nguồn nguyên liệu thô sẵn có, Nhựa Pha Lê đã tập trung đầu tư vào các phương pháp khai thác tiên tiến nhất, làm chủ công nghệ xử lý, từ đó quản lý chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

    Luôn đặt mục tiêu gia tăng thêm giá trị thặng dư cho sản phẩm, từ năm 2018, Pha Lê dành 3% doanh thu hàng năm đầu tư cho R&D, hợp tác với các giáo sư tiến sỹ đầu ngành của Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu sâu các ứng dụng của CaCO3.

    [​IMG]

    Sàn đá công nghệ SPC Hoàng Gia – Dồn tâm trí lực cho khát vọng lớn

    Sàn đá công nghệ SPC là xu hướng vật liệu xây dựng mới trên thị trường thế giới trong khoảng 2 năm gần đây với lớp lõi gồm bột đá CaCO3 và nhựa PVC. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, sàn đá công nghệ SPC còn sở hữu nhiều tính năng vượt trội như độ bền cao, 100% kháng nước, chống ẩm, chống cháy… Tại thị trường Mỹ, mới xuất hiện trong 2 năm, loại vật liệu này đã chiếm tới 50% thị phần ván sàn… vượt ngoài dự kiến của các nhà phân phối vật liệu.

    Đánh giá và nhận định rõ tiềm năng của sản phẩm, Nhựa Pha Lê bắt tay cùng tập đoàn Hoàng Gia cho ra đời sản phẩm Sàn đá công nghệ SPC mang thương hiệu RCF (Royal Crystal Floor), tham vọng đưa sản phẩm thương hiệu Việt, chất xám Việt, làm ra từ nguồn khoáng sản Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

    [​IMG]

    Theo đuổi chiến lược dài hạn là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến sâu mang giá trị cốt lõi từ tài nguyên đá, Nhựa Pha Lê tiếp tục đặt ra những mục tiêu và bài toán thách thức mới, hướng tới tạo ra những sản phẩm tiên phong khác biệt. Chiến lược trong giai đoạn 2021 – 2025 của Nhựa Pha Lê là mang sản phẩm sàn đá công nghệ SPC Hoàng Gia (RCF) của Việt Nam ra thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ, trở thành một phần trong thị trường vật liệu xây dựng Mỹ.
    --- Gộp bài viết, 15/12/2021, Bài cũ: 15/12/2021 ---
    .
  10. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    Nhìn vào doanh thu từ năm 2017
    - Năm 2017: 314 tỷ
    - Năm 2018: 519 tỷ
    - Năm 2019: 1050 tỷ
    - Năm 2020: 1786 tỷ
    - 3 quý đầu năm 2021: 1642 tỷ , dự năm 2021 doanh thu trên 2000 tỷ
    + Đặc biệt quý 3 năm 2021 là quý đầu tiên PLP có báo cáo hợp nhật do nâng sơ hữu công ty con lên 51%--> Doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến ( kỳ vọng từ quý 4 trở đi sẽ tốt)
    + Ba quý đầu năm 2021 thì PLP có EPS=2.8, Thị giá hiện tại 18--> PE=6.3. So với thị trường chung còn khá rẻ.
    Nếu quý 4 tiếp tục tăng trưởng tốt thì eps hơn 3. Nếu các công ty mới hoạt động tốt, xuất khẩu tốt thì giá 3X, 4X cũng có thể đạt được.
    Last edited: 15/12/2021
    chithien91Tommy_Teppy thích bài này.

Chia sẻ trang này