1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

PLX- Rồng đã thức giấc của 2018- Game sắp chạy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Leo2018, 27/09/2018.

5154 người đang online, trong đó có 422 thành viên. 16:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 27140 lượt đọc và 186 bài trả lời
  1. vandaucan

    vandaucan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2017
    Đã được thích:
    19
    Nay lái lợn kéo plx chăng , các bác có hàng nay xanh táng là đc cấm mua , mua là bị thịt ngay
  2. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    Pjico: Thêm niềm tin cho nhà đầu tư
    Gia MinhBáo Công Thương
    01:43' CH - Thứ năm, 08/11/2018
    "Ông lớn” thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex(Pjico- mã chứng khoán: PGI) vừa được xếp hạng tín nhiệm quốc tế từ AMBest, với xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt) và năng lực tín dụng tổ chức phát hành bbb- (Tốt); triển vọng nâng hạng của cả hai chỉ tiêu này là ổn định.

    [​IMG]


    Thực tế, để được xếp hạng đã khó, duy trì và nâng cao xếp hạng còn khó hơn, bởi nếu được xếp hạng nhưng doanh nghiệp không điều chỉnh theo các chuẩn mực quốc tế được tổ chức xếp hạng đặt ra, sẽ khó duy trì được xếp hạng.Rating tại mỗi doanh nghiệp luôn được các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt. Đây cũng được coi là “hàn thử biểu” đo “sức khỏe” hoạt động tài chính của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải minh bạch hóa thông tin, quản trị điều hành theo chuẩn quốc tế.

    Tại PJICO, hiện có 2 cổ đông lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ cổ phần tương đương 41% vốn và cổ đông chiến lược nước ngoài Samsung Fire and Marine Insurance Co., LTD (SFMI) nắm giữ cổ phần tương đương 20% vốn điều lệ.

    Đến nay, PJICO đã có 23 năm hoạt động, được đánh giá là doanh nghiêoj có uy tín, quy mô và thị phần thuộc Top dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Các dự án lớn thuộc Petrolimex, Vingroup, dự án trọng điểm quốc gia, PJICO đều tham gia với tư cách là nhà bảo hiểm chính. Đây cũng chính là những điểm sáng giúp nhà đầu tư thêm tin tưởng PJICO; cổ đông SFMI quyết định lựa chọn PJICO trong nhiều doanh nghiệp lớn tiềm năng khác tại Việt Nam.

    Chia sẻ với báo Công Thương, đại diện lãnh đạo PJICO cho biết: Rating sẽ củng cố thêm niềm tin cho các cổ đông hiện hữu cũng như các nhà đầu tư khác trong tương lai. Chúng tôi nhận thức rõ muốn tạo được niềm tin với đối tác, để giúp đối tác hiểu rằng đầu tư vào PJICO còn là đầu tư cho tương lai thì các hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngày càng phải hướng đến sự minh bạch”.

    Được biết, AMBest là tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm với trên 100 năm kinh nghiệm. Hàng năm, AMBest sẽ thực hiện việc đánh giá lại, nếu không nỗ lực, thì rất có thể DN sẽ “trượt” khỏi xếp hạng đó.

    9 tháng đầu năm 2018, PJICO đạt kết quả kinh doanh khả quan với tổng doanh thu ước đạt 2.294 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt gần 131 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 76,3% kế hoạch cả năm.

    Nguồn:Báo Công Thương
    --- Gộp bài viết, 08/11/2018, Bài cũ: 08/11/2018 ---
    Ông Jeff Waite (Mỹ): "Petrolimex là nhà sản xuất dẫn đầu trong phân khúc dầu nhờn xe gắn máy"
    http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao...s-qqxiPDSDfl1u4mkzTsiXNDzciE8kUQitFPpqMK9dO6g

    Nguồn:SCTV
  3. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
  4. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    10/11/2018

    [​IMG]Sáng ngày 10/11/2018, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu các Tập đoàn, Tổng công ty do Bộ Công Thương làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ; Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát các doanh nghiệp bàn giao.

    Về phía Bộ Công Thương có: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Lãnh đạo Đảng ủy Bộ Công Thương, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, các đơn vị thuộc Bộ…

    [​IMG]

    Tại buổi làm việc, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một sự thay đổi lớn, thể chế hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp; qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay bằng việc hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi lễ

    Bộ Công Thương có 6 doanh nghiệp thuộc diện bàn giao sang Ủy ban, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA); đây đều là những doanh nghiệp có vốn hóa cao, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ hiện tại trên 555 nghìn tỷ đồng tại các doanh nghiệp này (bằng ½ tổng số vốn nhà nước mà Ủy ban nắm giữ trên tổng 19 doanh nghiệp chuyển về Ủy ban). 6 doanh nghiệp do Bộ Công Thương nắm quyền đại diện chủ sở hữu đều là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đóng góp cho ngân sách nhà nước như: điện, than, dầu khí, xăng dầu, thuốc lá, hóa chất.

    [​IMG]

    Về phía Ủy ban, ngay sau khi Nghị định 131/2018/NĐ-CP được ban hành, Ủy ban đã tích cực phối hợp với các Bộ, Cơ quan có doanh nghiệp chuyển giao, các doanh nghiệp được chuyển giao triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Đồng thời Ủy ban đã chủ động hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung của hồ sơ chuyển giao, bám sát các quy định của Nghị định 131/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế và các mẫu văn bản kèm theo để thực hiện chuyển giao doanh nghiệp, đảm bảo hồ sơ chuyển giao được hoàn thiện đầy đủ, chặt chẽ, sẵn sàng cho công tác chuyển giao theo quy định. Bên cạnh đó, Ủy ban đã bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không để khoảng trống trong quá trình bàn giao doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Trước thời điểm bàn giao, các công việc liên quan giữa hai cơ quan đã được làm rõ, trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành. Hai cơ quan xác định cơ chế phối hợp để tiếp tục chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018, thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt.

    Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

    Phương Thảo
  5. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    SSI cập nhật kết quả kinh doanh 9T2018 của PLX - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
    [​IMG]



    Doanh thu thuần: Doanh thu thuần 9T2018 đạt 142.876 tỷ đồng (+27,05% YoY). Doanh thu tăng chủ yếu nhờ giá dầuthô trung bình tăng 34,5%.

    Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế 9T2018 đạt 3.968 tỷ đồng (+11,9% YoY), tương đương 79% kế hoạch năm. Cụ thể, tổng sản lượng đạt 7.427.638 m3/tấn (+3% YoY), và L#NTT mảng phân phối xăng dầu cốt lõi đạt 2.165 tỷ đồng (+19,34% YoY), hay 54,56% L#NTT hợp nhất.

    Tỷ suất lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận gộp 9T2018 giảm còn 7,4% từ 8,4% trong cùng kỳ 2017, do giá dầu biến động mạnh

    Tỷ suất lợi nhuận ròng: Tỷ suất lợi nhuận ròng đạt 2,23%, giảm từ 2,58% trong 9T2017.

    Sự kiện đáng chú ý: Petrolimex đang lên kế hoạch bán 60 triệu cổ phiếu quỹ (4,6% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) thông qua phương thức dựng sổ (Book Building). Giả sử giá bán cổ phiếu ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu, Petrolimex sẽ ghi nhận khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng trong phần Thặng dư vốn trong vốn chủ sở hữu.

    Quan điểm sơ bộ: Petrolimex có thể hoàn thành kế hoạch 5 nghìn tỷ đồng (+4,5% YoY) lợi nhuận trước thuế năm 2018. Petrolimex có thể ghi nhận khoảng 1 nghìn tỷ đồng thu nhập từ việc thoái vốn khỏi PGBank. Với mức giá 58.100 đồng / cổ phiếu, #PLX đang giao dịch ở các mức PE 2018 và 2019 lõi lần lượt là 18,5x và 17,8x.

    (Nguồn: #SSI)
  6. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    Bamboo Airways dự tính mua bảo hiểm của Pjico, mua nhiên liệu bay của Petrolimex Aviation
    18:31 | 18/11/2018


    [​IMG]

    Bamboo Airways cùng với Pjico và Petrolimex Aviation cam kết ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau trong tương lai.

    [​IMG]Bamboo Airways dự kiến bán vé trong tháng 11, cất cánh ngày 29/12
    Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn, Công ty TNHH Hàng Không Tre Việt (Bamboo Airways) - công ty con của Tập đoàn FLC, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) và Công ty Cổ phần Nhiên liệu Bay Petrolimex (Petrolimex Aviation), hai công ty thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

    Lễ ký kết có sự tham dự của ông Phạm Văn Thanh – Chủ tịch HĐQT Petrolimex và ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, cùng đại diện lãnh đạo cấp cao của cả hai phía.

    Trên tinh thần hướng tới việc hợp tác toàn diện giữa hai công ty mẹ là Petrolimex và Tập đoàn FLC trong tương lai, việc hợp tác ban đầu giữa các công ty thành viên đã được ưu tiên trong khuôn khổ sự kiện này.

    Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Tập đoàn Petrolimex khẳng định: “Petrolimex là thành viên của Hiệp hội nhiên liệu Hàng không Quốc tế, chính vì thế mà thông qua hệ thống mạng lưới liên kết quốc tế của Petrolimex để chúng tôi có thể cung cấp nguyên liệu cho Bamboo Airways bay đến tất cả các sân bay trên toàn thế giới. Và chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, đồng hành cùng với Bamboo Airways trong giai đoạn đầu, ít nhất là từ 3-5 năm”.

    [​IMG]
    Ông Phạm Văn Thanh – Chủ tịch HĐQT Petrolimex phát biểu tại sự kiện. Ảnh: FLC.
    Về phía Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Ông Trịnh Văn Quyết nhấn mạnh: “Tôi nhận thấy việc hợp tác hai bên rất tiềm năng trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu và bảo hiểm hàng không để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của hai doanh nghiệp".

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC phát biểu tại sự kiện. Ảnh: FLC
    Theo biên bản ghi nhớ được ký kết, Bamboo Airways sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Pjico như bảo hiểm vật chất máy bay, bảo hiểm trách nhiệm hàng không, bảo hiểm máy móc và các sản phẩm bảo hiểm khác, cũng như các sản phẩm nhiên liệu bay của Petrolimex Aviation; trong khi đó, hai công ty thành viên của Petrolimex sẽ ưu tiên sử dụng vé máy bay của Bamboo Airways đối với các chặng bay mà hãng hàng không này khai thác.

    Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó TGĐ Petrolimex cũng gợi ý về việc thành lập tổ công tác hỗn hợp bao gồm đại diện của tất cả các công ty thành viên của Petrolimex và Tập đoàn FLC để tăng cường tìm hiểu về nhiều lĩnh vực của cả 2 bên như xăng dầu, hàng không, nghỉ dưỡng, nông nghiệp…, tạo nền tảng cho việc hợp tác toàn diện trong tương lai.

    [​IMG]
    Ảnh: FLC
    Bamboo Airways đặt ra mục tiêu cất cánh chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/12 này, với việc khai thác 10 máy bay tại 13 sân bay, và có kế hoạch tăng lên 20 máy bay tại 25 sân bay vào quý I/2019. Cùng với đó, Bamboo Airways cũng sẽ bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế từ năm 2019.

    Petrolimex Aviation là đơn vị thành viên của Petrolimex được thành lập ngày 28/4/2008, với số vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, đến nay, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. Petrolimex Aviation hiện đứng thứ 4 về quy mô trong hệ thống hơn 40 công ty xăng dầu của Petrolimex và là 1 trong 29 đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của cả nước. Công ty hiện chiếm hơn 30% thị phần thị trường nhiên liệu hàng không với hệ thống phân phối trải dài; cung cấp nhiên liệu Jet A-1 cho hơn 30 hãng hàng không lớn trên thế giới.

    Pjico là đơn vị thành viên của Petrolimex với 23 năm hình thành và phát triển, hiện có thị phần thuộc Top 4 dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tại các dự án lớn thuộc Petrolimex, Pjico đều tham gia với tư cách là nhà bảo hiểm chính. Gần đây, Pjico đã được AMBest xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt) và năng lực tín dụng tổ chức phát hành bbb- (Tốt).

    Bamboo Airways được Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thành lập vào giữa năm 2017, định hướng hoạt động theo mô hình hybrid - một loại hình vận chuyển hàng không mới lai ghép giữa hàng không truyền thống và hàng không cước phí hợp lý. Chính thức được cấp phép bay từ ngày 12/11 vừa qua, Bamboo Airways đang chuẩn bị những khâu cuối cùng để có thể cất cánh vào cuối quý IV năm nay theo kế hoạch.
    Deadpool thích bài này.
  7. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á
    Nguyễn QuỳnhVOV.VN
    01:36' CH - Thứ năm, 15/11/2018
    VOV.VN - Trong khi hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với năm 2016 thì năm nay vẫn có 11 thương hiệu Việt lọt vào Top bình chọn.

    Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á - một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng mới được công bố bởi Tạp chí Campaign Asia-Pacific và dựa trên nghiên cứu độc quyền từ Nielsen cho thấy, những công ty lớn toàn cầu vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.

    Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đã có nhiều cải thiện về nhận thức thương hiệu của họ. Theo báo cáo thường niên Top các thương hiệu dẫn đầu trong năm 2017 dường như không có sự thay đổi so với kết quả công bố năm 2016.

    Petrolimex (616), Vinamilk (621), Hảo Hảo (636), Chinsu (668), Trung Nguyên (693), Vietnam Airlines (716), Mobifone (736), Vietcombank (811) and P/S (905).

    Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam nhận định, Top 1.000 thương hiệu hàng đầu khu vực châu Á là những thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á nhắc đến khi được hỏi đâu là thương hiệu tốt nhất trong tâm trí của họ.

    Cũng theo bà Quỳnh, các thương hiệu châu Á đang lớn mạnh dần lên và so kè cùng với các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple hoặc Nestle. Các doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, khi đưa tên tuổi thương hiệu của mình vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và đặt dấu ấn ở tầm khu vực.

    Tuy nhiên, kết quả năm nay lại thiếu đi sự tích cực so với bảng xếp hạng năm ngoái. Theo quan sát của Nielsen, hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với kết quả năm 2016.

    “Để giữ được động lực nhằm tiến đến thành công hơn nữa, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn để nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ vững niềm tin với người tiêu dùng, và tiếp tục mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất thì thương hiệu của họ sẽ có sự cải thiện rất lớn, thậm chí sẽ bước xa hơn trong sân chơi khu vực để vươn đến tầm cao quốc tế”, bà Quỳnh lưu ý.

    Khảo sát Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á là khảo sát lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong năm, khảo sát này chỉ ra những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao nhất trong khu vực.

    Báo cáo kết hợp nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tại 13 thị trường chủ chốt trong khu vực châu Á và bao gồm 14 hạng mục thương hiệu lớn, từ ngành hàng thức uống có cồn đến các dịch vụ tài chính, từ ngành hàng thiết bị điện tử tiêu dùng đến ngành công nghiệp xe hơi và hơn 70 ngành hàng nhỏ khác…/.

    Nguồn:VOV.VN
  8. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
  9. Moklov

    Moklov Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    650
    Rồng khi nào bay đây các bác...bò lanh quanh mãi...
  10. Leo2018

    Leo2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2018
    Đã được thích:
    454
    hàng dài han là phải kiên nhẫn bác à, theo TA thi nó test đáy thành công rồi đấy :)))), nay đến tết âm lịch lồi mồm em nó :)))
    bachitailoc36 thích bài này.
    tailoc36 đã loan bài này

Chia sẻ trang này