POT Vô Đối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tyshanker, 15/04/2010.

4554 người đang online, trong đó có 430 thành viên. 21:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 81145 lượt đọc và 1138 bài trả lời
  1. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    POT có thị trường tiêu thụ ổn định với 90% tổng giá trị sản phẩm được tiêu thụ bởi các Công ty trong tập đoàn VNPT, bao gồm toàn bộ bưu điện tại các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty VPS, VTN, VTI, GPC, VMS. Ngoài ra, sản phẩm của Công ty còn được tiêu thụ bởi Công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông điện lực, Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn và một số đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Lào, Hàn Quốc, Campuchia, Châu Phi và Achentina.
  2. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Tổng quan tình hình kinh tế quý I/2010

    Ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành, các địa phương đã khẩn trương triển khai và tổ chức thực hiện quyết liệt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước nên tình hình kinh tế-xã hội quý I/2010 của nước ta diễn biến theo chiều hướng tích cực với những kết quả chủ yếu như sau:

    KẾT QUẢ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ



    Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,65%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,97 điểm phần trăm.

    Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.



    Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản
    Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với quý I/2009, bao gồm nông nghiệp đạt 36,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%; lâm nghiệp đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%; thủy sản đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm nay không chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,9% của quý I/2009 mà còn tăng khá cao so với tốc độ tăng quý I của nhiều năm trước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2006 tăng 2,4%; quý I/2007 tăng 2,7%; quý I/2008 tăng 4,1%; quý I/2009 tăng 3,4%


    Thuỷ sản

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác quý I/2010 ước tính đạt 1067,7 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 808,4 nghìn tấn, tăng 4,2%; tôm đạt 93 nghìn tấn, tăng 6,1%.
    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng quý I/2010 ước tính đạt 463 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thị trường đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu tăng đã khuyến khích nhân dân tập trung đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. Nhiều địa phương có diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, Bạc Liêu tăng 12% về diện tích và tăng 26,7% về sản lượng so với cùng kỳ năm trước; Kiên Giang tăng 40% về diện tích; Cà Mau tăng 20% sản lượng. Nuôi cá tra có xu hướng tăng trở lại và phát triển theo hình thức nuôi quy mô lớn, liên doanh liên kết giữa người nuôi với các cơ sở chế biến nên diện tích thả nuôi của nhiều địa phương cũng đã tăng lên. Những địa phương có diện tích nuôi tăng là: Đồng Tháp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; Bến Tre tăng 43%; Vĩnh Long tăng 37,9%; Tiền Giang tăng 10%. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều địa phương chưa phục hồi được diện tích thả nuôi cá tra như: An Giang giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; Cần Thơ giảm 29,9%.
    Khai thác thuỷ sản những tháng đầu năm thuận lợi về thời tiết và giá tiêu thụ nên sản lượng thủy sản khai thác quý I/2010 ước tính đạt 604,7 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 559,8 nghìn tấn, tăng 4,2%. Riêng khai thác cá ngừ đại dương của một số địa phương tăng khá, trong đó Phú Yên khai thác được 2213 tấn, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm 2009; Bình Định 1704 tấn, tăng 38,5%.
    Sản xuất công nghiệp
    Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi và tăng cao hơn quý I/2009. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) quý I/2010 ước tính đạt 173,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước(Quý I/2009 tăng 2,1%), bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước đạt 38 nghìn tỷ đồng, tăng 7%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 63,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 72,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% (dầu mỏ và khí đốt giảm 4,2%, các ngành khác tăng 19,4%). Trong các ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của ngành điện, ga, nước quý I/2010 đạt mức tăng cao nhất với 19,3% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến tăng 14,1%.
    Một số sản phẩm công nghiệp quý I năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Điều hoà nhiệt độ tăng 102,3%; khí hóa lỏng tăng 66,7%; kính thuỷ tinh tăng 56,5%; tổng đài, BTS, nguồn 53%; lốp ô tô, máy kéo tăng 51,6%; dây và cáp điện tăng 45%; xe máy tăng 40,4%; xe tải tăng 39,4%; tủ lạnh, tủ đá tăng 36,8%; gạch lát ceramic tăng 35%; xe chở khách tăng 26,4%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 24,3%; giấy, bìa tăng 20,1%; điện sản xuất tăng 19,9%; xi măng tăng 18,2%; xà phòng giặt tăng 17,2%; bia tăng 15,9%; sơn hoá học tăng 15,5%; giày thể thao tăng 15,2%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số sản phẩm có tốc độ tăng không cao hoặc mức sản xuất không bằng cùng kỳ năm trước như: Ti vi chỉ tăng 4,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tăng 2,4%; dầu thực vật tinh luyện không tăng; đường kính giảm 4,9%; dầu thô khai thác giảm 14,5%; v.v...
    Các địa phương đã nỗ lực, cố gắng thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển nên nhiều tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung cả nước như: Vĩnh Phúc tăng 47,4%; Phú Thọ tăng 38,7%; Đà Nẵng tăng 26,2%; Bình Dương tăng 20,8%; Hải Dương tăng 19,8%; Quảng Ninh tăng 18,7%, Đồng Nai tăng 18,4%; Hải Phòng tăng 15,2%; Thanh Hoá tăng 14,2%; thành phố tăng 13,7%. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp của một số địa phương tăng thấp, thậm chí vẫn trong tình trạng giảm sút: Hà Nội tăng 12,4%; Cần Thơ tăng 11,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3,1%.
    Mặc dù ngành công nghiệp đang trên đà phục hồi nhanh nhưng sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Do giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng, nhất là giá điện, than, xăng dầu, sắt thép, cước vận chuyển tăng cao đã tác động tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Chỉ số giá sản xuất của ngành công nghiệp quý I/2010 tăng 9,37% so với quý I/2009, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 24,37%; công nghiệp điện, nước, ga tăng 18,06%; công nghiệp chế biến tăng 6,67%. Do giá bán tăng, sức mua của thị trường trong nước hạn chế và xuất khẩu gặp khó khăn nên nhiều loại sản phẩm tiêu thụ chậm. Qua điều tra 3496 doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tính chung chỉ số tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp chế biến tháng 02/2010 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó một số ngành sản phẩm có chỉ số tiêu thụ giảm nhiều là: Đường giảm 53,4%; phân bón và hợp chất ni tơ giảm 24,5%; xi măng giảm 18,8%; sợi và dệt vải giảm 10,9%; xe có động cơ giảm 10,8%; giày dép giảm 6,7%; bột giấy, giấy và bìa giảm 6,4%; thuốc lá, thuốc lào giảm 4,2%; sắt, thép giảm 5,6%.
    Hoạt động dịch vụ
    a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
    Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, khu vực kinh tế cá thể đạt 190,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7%; kinh tế tư nhân 121,2 nghìn tỷ đồng, tăng 34,8%; kinh tế Nhà nước 38 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,3%; kinh tế tập thể 4 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 287,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; khách sạn, nhà hàng 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%; dịch vụ 32,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6%; du lịch đạt 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 34,1%.
    b. Vận tải hành khách và hàng hoá
    Vận chuyển hành khách quý I/2010 ước tính đạt 564,6 triệu lượt khách, tăng 14,8% và 24,3 tỷ lượt khách.km, tăng 15,8% so với quý I/2009, bao gồm vận tải trung ương đạt 9 triệu lượt khách, tăng 6,5% và 6,3 tỷ lượt khách.km, tăng 12,1%; vận tải địa phương đạt 555,7 triệu lượt khách, tăng 16,7% và 18,1 tỷ lượt khách.km, tăng 16,3%. Vận tải đường bộ có tốc độ tăng cao nhất, đạt 515,5 triệu lượt khách, tăng 15,6% và 17,5 tỷ lượt khách.km, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 41,7 triệu lượt khách, tăng 5,7% và 851,5 triệu lượt khách.km, tăng 2,3%; đường biển đạt 1,6 triệu lượt khách, tăng 5% và 102,1 triệu lượt khách.km, tăng 6,2%; đường sắt đạt 2,7 triệu lượt khách, giảm 0,3% và 955,4 triệu khách.km, tăng 4%; vận tải đường không đạt 3,3 triệu lượt khách, tăng 21,1% và 4,9 tỷ lượt khách.km, tăng 18,5%.
    Vận tải hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 169,8 triệu tấn, tăng 10,4% và 46,3 tỷ tấn.km, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vận tải trong nước đạt 158,5 triệu tấn, tăng 12,5% và 12,7 tỷ tấn.km, tăng 9,4%; vận tải ngoài nước đạt 11,3 triệu tấn, tăng 6,3% và 33,6 tỷ tấn.km, tăng 7,2%. Vận tải hàng hoá đường bộ quý I ước tính đạt 127,9 triệu tấn, tăng 11,9% và 6,5 tỷ tấn.km, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2009; đường sông đạt 29 triệu tấn, tăng 2,5% và 4,6 tỷ tấn.km, tăng 3,4%; đường biển đạt 11,1 triệu tấn, tăng 16% và 34,2 tỷ tấn.km, tăng 9%; đường sắt đạt 1,8 triệu tấn, giảm 2,9% và 0,9 tỷ tấn.km, tăng 2,4%.
    c. Bưu chính, viễn thông
    Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong quý I/2010 đạt 7,2 triệu thuê bao, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 677,4 nghìn thuê bao cố định, giảm 28,1% và 6,55 triệu thuê bao di động, tăng 31,4%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến hết tháng 03/2010 ước tính đạt 137,6 triệu thuê bao, tăng 57,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,7 triệu thuê bao cố định, tăng 31% và 117,9 triệu thuê bao di động, tăng 63,3%. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tính đến hết tháng 03/2010 ước tính đạt 65,3 triệu thuê bao, tăng 30,6% so với cùng thời điểm năm 2009, bao gồm 11,5 triệu thuê bao cố định, tăng 8,1% và 53,8 triệu thuê bao di động, tăng 36,7%.
    Đến cuối quý I/2010, số thuê bao internet trên cả nước đạt trên 23,3 triệu thuê bao, trong đó gần 3,1 triệu thuê bao băng rộng (tăng 37,3% so với cùng thời điểm năm trước). Mạng lưới bưu chính được duy trì ổn định và có bước phát triển mới với 8027 điểm Bưu điện văn hoá xã, trong đó có 1515 điểm ở các vùng đặc biệt khó khăn.

    d. Khách quốc tế đến Việt Nam
    Do kinh tế thế giới phục hồi và ngành Du lịch nước ta tích cực quảng bá, thu hút khách nên khách quốc tế đến nước ta quý I/2010 ước tính đạt 1351,2 nghìn lượt người, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 847 nghìn lượt người, tăng 41%; đến vì công việc 265,6 nghìn lượt người, tăng 63,5%; thăm thân nhân đạt 170 nghìn lượt người, tăng 3,6%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường không là 1087,1 nghìn lượt người, tăng 27%; đến bằng đường biển 12 nghìn lượt người, giảm 32,8%; đến bằng đường bộ 252,1 nghìn lượt người, tăng 113,5%.
    Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta trong quý I tăng cao là: Trung Quốc 227,8 nghìn lượt người, tăng 115% so với cùng kỳ năm 2009; Hàn Quốc 133 nghìn lượt người, tăng 29,5%; Hoa Kỳ 127,7 nghìn lượt người, tăng 5,6%; Nhật Bản 110,7 nghìn lượt người, tăng 12%; Đài Loan 86,8 nghìn lượt người, tăng 22,4%; Ôx-trây-li-a 80,7 nghìn lượt người, tăng 24,5%; Cam-pu-chia 58,4 nghìn lượt người, tăng 147,2%; Pháp 57,4 nghìn lượt người, tăng 15,2%; Thái Lan 53,6 nghìn lượt người, tăng 37%; Ma-lai-xi-a 44,9 nghìn lượt người, tăng 14,3%.
    KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, NGĂN CHẶN LẠM PHÁT TRỞ LẠI
    Đầu tư phát triển
    Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 146,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt 70,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,2% tổng số vốn thực hiện và tăng 23,5%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 28,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,3% và tăng 48,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 47,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,5% và tăng 19,6%.
    Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý I/2010 ước tính đạt 21,8 nghìn tỷ đồng, bằng 17,4% kế hoạch năm, gồm có:
    - Vốn trung ương quản lý đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, bằng 17,9% kế hoạch năm (Bộ Xây dựng đạt 211 tỷ đồng, bằng 21,3% kế hoạch năm; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 110,5 tỷ đồng, bằng 18,8%; Bộ Công Thương 739 tỷ đồng, bằng 18,3%; Bộ Giao thông Vận tải 1207 tỷ đồng, bằng 18,1%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 540 tỷ đồng, bằng 16,9%; Bộ Y tế 199,8 tỷ đồng, bằng 15,9%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 156,4 tỷ đồng, bằng 15,3%).
    - Vốn địa phương quản lý đạt 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng 17,2% kế hoạch năm. Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Ninh Bình đạt 615,7 tỷ đồng, bằng 38,2% kế hoạch năm; Hòa Bình 323,5 tỷ đồng, bằng 30,6%; Đồng Nai 403 tỷ đồng, bằng 28,2%; Bắc Ninh 327 tỷ đồng, bằng 27,1%; Hải Phòng 433,7 tỷ đồng, bằng 26,1%.
    Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 22/3/2010 đạt 2,1 tỷ USD, bằng 29% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 139 dự án được cấp phép mới là 1,9 tỷ USD (giảm 40,9% về số dự án và giảm 40,5% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 41 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 215 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2010 ước tính đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009.
    Trong quý I/2010, cả nước có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký dẫn đầu với 902,6 triệu USD, chiếm 46,9% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là thành phố 417,4 triệu USD, chiếm 21,7%; Quảng Ngãi 340 triệu USD, chiếm 17,7%; Bình Dương 97,8 triệu USD, chiếm 5,1%; Bắc Giang 54,1 triệu USD, chiếm 2,8%; Hải Phòng 32,3 triệu USD, chiếm 1,7%.
    Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam quý I/2010, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với 919,2 triệu USD, chiếm 47,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 506,5 triệu USD, chiếm 26,3%; Xin-ga-po 136,9 triệu USD, chiếm 7,1%; Xlô-va-ki-a 100 triệu USD, chiếm 5,2%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 94,4 triệu USD, chiếm 4,9%; Đài Loan 69,6 triệu USD, chiếm 3,6%; CHND Trung Hoa 27,6 triệu USD, chiếm 1,4%...
    Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước
    Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2010 ước tính bằng 19,7% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 18,9%; thu từ dầu thô bằng 18,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 23%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 21,2% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 18,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 17,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 17,3%; thu phí xăng dầu bằng 20,6%; thu phí, lệ phí bằng 17,5%.
    Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2010 ước tính bằng 17,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 17,5%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 19,9%; chi trả nợ và viện trợ bằng 18,7%.
    Cân đối thương mại
    Xuất khẩu hàng hoá
    Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2010 ước tính đạt 5,2 tỷ USD, tăng 37,7% so với tháng trước, nhưng giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6 tỷ USD, giảm 25%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 8 tỷ USD, tăng 28,6%. Nếu loại trừ tái xuất vàng của quý I/2009 và yếu tố tăng giá trên thị trường thế giới thì xuất khẩu hàng hóa quý I/2010 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
    Do không tái xuất vàng nên cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2010 có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 25,7% trong quý I/2009 lên 32,5% trong quý I/2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,4% lên 42,8%; nhóm hàng nông lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 23,4% lên 24,7% (tái xuất vàng quý I/2009 chiếm 17,6%).
    Trong quý I năm nay, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 12,3%; giày dép đạt 1 tỷ USD, tăng 10,1%; thủy sản đạt 861 triệu USD, tăng 14,5%; điện tử máy tính đạt 703 triệu USD, tăng 40,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 716 triệu USD, tăng 26,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 630 triệu USD, tăng 66,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 425 triệu USD, tăng 151,7%. dây và cáp điện đạt 342 triệu USD, tăng 120%.Tuy nhiên, có một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực giảm so với cùng kỳ cả về lượng và giá trị như: Gạo đạt 677 triệu USD, giảm 30,7% về lượng và giảm 16,8% về giá trị; cà phê đạt 461 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 31% về giá trị.
    Nhập khẩu hàng hoá
    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2010 ước tính đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28,2% so với tháng trước và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch nhập khẩu quý I/2010 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009.
    Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I đạt 2,8 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu đạt 1,6 tỷ USD tăng 33,2%; sắt thép đạt 1 tỷ USD, tăng 26%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1 tỷ USD, tăng 53,1%; vải đạt 955 triệu USD, tăng 13,2%; chất dẻo đạt 758 triệu USD, tăng 53%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 623 triệu USD, tăng 136,9%; ôtô đạt 582 triệu USD, tăng 66% (trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 149 triệu USD, giảm 3%); nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 483 triệu USD, tăng 21,6%.
    Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I/2010 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2009, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 88,8%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm 9,9%; vàng chiếm 1,3%.
    Nhập siêu tháng 3/2010 ước tính 1,35 tỷ USD, bằng 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Tính chung quý I/2010, nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD, bằng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
    Kết quả ngăn ngừa lạm phát cao trở lại
    Giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 0,75% so với tháng trước, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 1,38%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,03% (lương thực giảm 0,9%; thực phẩm tăng 1,5%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,75%). Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhẹ gồm: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,39%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,5%; giao thông tăng 0,92%; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,2%.
    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 4,12% so với tháng 12/2009. Giá tiêu dùng bình quân quý I/2010 tăng 8,51% so với giá tiêu dùng bình quân quý I/2009.
    Giá vàng tháng 3/2010 tăng 1,21% so với tháng trước; tăng 36,86% so với cùng kỳ năm 2009 và giảm 3,76% so với tháng 12/2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2010 tăng 1,28% so với tháng trước; tăng 9,52% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,5% so với tháng 12/2009.(Nguồn: GSO, ¼)
  3. phanbi

    phanbi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Đang tính vào làm tí Bất động sản
    Giá của em nó kỳ vọng đến đâu, cá Pác tư vấn với
  4. thu4dentoi

    thu4dentoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đến tận bây giờ vẫn chưa có bác nào hiểu thực sự việc tăng giá của POT đâu ạ! [-X[-X[-X Hô hào lái tàu này tàu kia làm gì cho mệt!!! Xin lỗi em nói thẳng các bác hay hô hào POT fải lên giá này giá kia không phải là người quyết định cuộc chơi đâu ạ! Lôi những tin vớ vỉn lên hô hào vì thế này vì thế nọ POT tăng trần nghe buồn cười lắm!!! Chả ông nào gom hàng mà lên hô hào là còn lên cả, còn thằng gom hàng thực sự nó cũng chả rỗi hơi lên đây hô hào này nọ đâu ạ! Tốt nhất các bác cứ ngồi nhìn em nó chạy thôi!!! Bác nào thạo tin hơn chút thì cứ chén theo a dua, đủ T bán kiếm tí cũng được! PR làm gì cho mệt! Còn em đã nói với các bác rồi, chọn giá nào mà bán cho kẻ lắm tiền là quyền ở các bác, bán 20, 21 hoặc 50, 51 đấy là quyết định của các bác! Cứ bán thử đi rồi xem cầu nó ở đâu! Tiện thể em xin thông báo luôn số cổ đông của POT hiện đã giảm chỉ còn 37% so với ngày chốt . Theo dự tính hết tuần này số cổ đông còn lại khoảng 19-25%. Bác nào không chịu được nhiệt cứ ra hàng thoải mái! Cuối tuần em sẽ thông báo sổ cổ đông còn lại. Chúc các bác có ngày nghỉ thêm vui vẻ, không phải nghĩ ngợi về thị trường cũng như POT nhiều cho nó đau đầu ra. Cuộc chiến còn dài các bác ạ! Chúc Vui!
  5. arikamai

    arikamai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Tình hình cái đà này thì chả ôm thêm được ít POT nào nữa :-s, chắc thứ 3 lại phải đua trần :-ss. Cứ ngỡ là 4 phiên trần rồi chắc lại có 1 phiên đỏ lòm để mình tranh thủ... Ai dè, trở tay không kịp, khéo tình trạng 10 phiên trần như PTC mất :>. Hợ, chúc mừng bác nào đã nắm giữ được nhiều POT nhé :x
  6. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Hàng đã nằm trong tay tổ chức hết rồi. Với 5 khu đất vàng, 6 khu đất bạc thì POT quá khủng !

    [r2)][r2)][r2)]
  7. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    POT có những bước chuẩn bị đầu tư cho sản phẩm rất tốt !


    Cáp sợi quang pôlime hiệu năng cao


    Cáp sợi quang pôlime là gì? Cáp sợi quang pôlime (Polymer Optical Fiber - POF) là các sợi quang mà lõi và lớp đệm của chúng được làm từ các loại chất dẻo, chẳng hạn như chất nhựa methyl-methacrylate (PMMA). Tính năng tiên tiến nhất của POF là có đường kính lớn. Hình 1 cho thấy mặt cắt của nhiều loại cáp sợi quang khác nhau.

    Ngay cả khi đường kính này có độ dày giữa 0,5 mm đến 1 mm thì các POF vẫn rất mềm dẻo. Nhờ độ mở lớn, do không cần thiết phải có độ chính xác định vị cao hơn để kết nối với các thiết bị quang và giữa các sợi quang, cho nên phần đấu nối của cả hai đầu có thể dễ dàng được bao bọc bởi các vật liệu rẻ tiền. Tuy nhiên, vì suy hao truyền dẫn của các POF lớn hơn so với sợi quang thuỷ tinh (ôxyt silic) cho nên cự ly truyền dẫn bị hạn chế.


    [​IMG]
    Hình 1. So sánh các thiết diện của các loại sợi quang khác nhau

    Do các POF rất dễ xử lý cho nên chúng được áp dụng cho truyền số liệu cự ly ngắn. Ảnh 1 cho thấy một thí dụ quen thuộc nhất: các POF dùng cho giao diện âm thanh số (DAI - Digital Audio Interface). Các POF còn được dùng cho truyền dẫn số liệu ở bên trong thiết bị, truyền dẫn tín hiệu điều khiển cho các công cụ máy tính điều khiển bằng chữ số và cho các toa xe đường sắt v.v...
    [​IMG]
    Ảnh 1. Các đầu nối cho DAI (loại đầu tròn và vuông )

    Giảm suy hao truyền dẫn và cải thiện khả năng truyền dẫn băng rộng của POF

    Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước đã xuất hiện nhu cầu ứng dụng POF để truyền số liệu cự ly ngắn tại tốc độ 100 Mbit/s và cao hơn. Để đáp ứng các nhu cầu như vậy, tốc độ truyền dẫn của các máy thu phát quang trở nên cao hơn nhiều qua việc sử dụng các LED đỏ tại bước sóng 650 nm, tại đó suy hao truyền dẫn của PMMA là thấp nhất, dẫn đến việc phát triển các máy thu phát quang cho phương thức không đồng bộ (ATM) tại 155 Mbit/s cũng như các công nghệ tuân theo S100 (125 Mbit/s), S200 (250 Mbit/s) và S400 (500 Mbit/s) của các tiêu chuẩn 1394 của IEEE (Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử). Ngoài ra, các đầu nối POF kiểu SMI song công có kích thước SFF đã được thương mại hoá (Ảnh 2) (SMI – small multimedia interface, SFF – small form factor). Những tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cấu kiện quang dùng POF và các lớp vật lý.

    Đối với các POF, từ khi triển khai các GI-POF (GI = Granded Index) suy hao thấp dựa trên PMMA, đã có vô số các loại POF khác được thương mại hóa, chẳng hạn như:
    [FONT=.VnTime]-[/FONT]Các SI-POF (SI = Step-Index) có NA thấp cho phép truyền dẫn 250 Mbit/s tại cự li 50 m nhờ giảm chút ít NA của các SI-POF hiện đang có.
    [FONT=.VnTime]-[/FONT]Các POF loại đa bước có các chiết suất gradient theo kiểu cầu thang.

    Những kiểu này đã được bổ sung vào các tiêu chuẩn IEC (International Electro-Commission) cho các yêu cầu kỹthuật của sản phẩm POF.
    [​IMG]
    Ảnh 2. Đầu nối kiểu SMI cho POF và đầu nối RJ-45 cho UTP

    Do các lõi của hầu như tất cả các POF đang có bán trên thị trường đều được làm bằng PMMA, cho nên một trong những lợi thế quan trọng là giá thành của các nguyên liệu cực kỳ rẻ. Tuy nhiên, suy hao của các POF làm từ PMMA tại các bước sóng 650 nm không thể xuống thấp hơn 100 dB/km do bị hấp thụ bởi các biến động co dãn của các liên kết ôxy – hydrô. Mặt khác, trong trường hợp POF được chế tạo bằng một chất pôlime perfluorinade hoá đặc biệt, vốn được phát triển cho mục đích tiếp tục giảm bớt suy hao truyền dẫn, thì suy hao có thể xuống ở mức ít hơn 10 dB/km tại các bước sóng 850 nm và 1.310 nm.

    Do sự phụ thuộc vào các bước sóng của chất pôlime perfluorinate hóa ít hơn so với PMMA và thuỷ tinh, cho nên sự tán sắc của vật liệu, vốn là một trong những yếu tố làm hạn chế băng thông, là rất nhỏ. Hình 2 trình bày các giá trị tính toán đối với sợi quang GI-POF perfluorinate hóa và sợi quang đa mode bằng thuỷ tinh tại độ dài sợi quang 100 m.

    Hình 2 chỉ rõ, các băng thông, nơi có các chiết suất dốc gradient của cả hai loại sợi quang được tối ưu hóa để làm cho các băng thông trở nên lớn nhất tại bước sóng 850 nm, cho thấy rằng băng thông của GI-POF perfluorinate hoá lớn hơn đối với các băng thông đối với MMF và rằng GI-POF perfluorinate hóa vẫn duy trì các tính năng băng rộng trong một phạm vi rộng các bước sóng từ ánh sáng nhìn thấy được tới một vùng xung quanh 1,4 micro mét.


    Các xu hướng thị trường của POF

    Trong mấy năm gần đây, một lĩnh vực nổi bật là sử dụng POF làm dây dẫn truyền thông tin trong xe ô tô. Các dây dẫn quang SI-POF làm bằng PMMA đã được lắp đặt trong 40 loại xe ô tô, chủ yếu các xe của châu Âu, bao gồm BMW, Mercedes-Benz và Volvo.
    Việc này chứng tỏ rằng các POF có thể phù hợp với một số điều kiện cần thiết đối với dây dẫn lắp đặt trong ô tô.
    [​IMG]
    Hình 2. So sánh sự phụ thuộc băng thông vào bước sóng theo độ tán xạ của vật liệu

    Sử dụng POF trong nhà ngày càng gia tăng. Vào năm 2003, các cuộc thí nghiệm đã xác nhận tính hữu dụng của POF, thông qua cấu trúc mạng Gigabit, bao gồm các dây dẫn GI-POF perfluorinate hóa kết nối một khu nhà rộng lớn với gần 600 căn nhà và một bệnh viện đa khoa với gần 230 giường bệnh. Còn có một số báo cáo nói về các trường hợp trong đó các GI-POF bằng PMMA đã được chấp nhận tại các căn nhà độc lập và các khu nhà ở nhỏ. Các độ dài đi dây trong nhà nhỏ hơn 50 m đã đáp ứng nhu cầu của các toà nhà cỡ nhỏ như vậy. Do những phạm vi như vậy phù hợp với các dây GI-POF bằng PMMA, loại dây dẫn cực kỳ dễ đi dây và ghép nối, và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.

    Các POF dùng trong lĩnh vực tự động hoá xí nghiệp, chẳng hạn như hệ thống SERCOS (Serial Real-time Communication System), đã được tiêu chuẩn hoá như một phương tiện đi dây trong môi trường công nghiệp. Dự đoán, thị trường POF sẽ tiếp tục được mở rộng.
  8. reapsap

    reapsap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Đã được thích:
    0
    ngon rồi, sau chuỗi ngày nghĩ lễ, mai em nó lại có tên trên bảng vàng [r2)][r2)][r2)][r2)]

    29/04/2010 26.0 26.0 1.7 (7.0 %) [​IMG] 24.3 26.0 26.0 26.0 210,400 5,470,400,000 28/04/2010 24.3 24.3 1.5 (6.6 %) [​IMG] 22.8 24.3 24.3 23.9 211,100 5,128,540,000 27/04/2010 22.8 22.8 1.4 (6.5 %) [​IMG] 21.4 22.8 22.8 22.0 214,000 4,868,540,000 26/04/2010 21.4 21.4 1.4 (7.0 %) [​IMG] 20.0 21.4 21.4 21.0 783,600 16,754,880,000
  9. reapsap

    reapsap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Đã được thích:
    0

    tình hình có vẻ ban căng, nhiều cụ ngắm ngiá em nó, mai em quyết định thoát hàng [:D]
  10. tyshanker

    tyshanker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    32
    chuẩn đó cụ, giá em nó là đang ở vùng đỉnh, BBS chỉ cần phân phối đỉnh nữa là xong ;))

Chia sẻ trang này