PTKT TRÊN TTCKVN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi oanhoncodon, 24/03/2004.

2555 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 01:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31612 lượt đọc và 218 bài trả lời
  1. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    ặ SAO CHỏNG C" PÁC N?O QUAN T,M ĐỏắN PTKT THỏắ
    MONG MỏằOI NGặỏằoI CHO Ý KIỏắN CỏằƯA MONH Đỏằ, OANHONCODON CON BIỏắT ĐặỏằoNG M? HO?N THIỏằ?N CHO MỏằOI NGặỏằoI CHỏằă!!!!!!!!!



    OOOOOOOOOOKKKKKKKKKKKKKKKKK?????????????????

    Quyỏt tÂm 'ỏằf mỏãt trỏằi không bao giỏằ lỏãn trên TTCKVN



    Được oanhoncodon sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 04/04/2004
  2. visser_ba

    visser_ba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Đã được thích:
    0
    chương trình của bạn rất hay, đáng tiếc là do mình ko phải là dân kinh tế nên cũng không biết góp ý như thế nào cả. chỉ chúc bạn thành công với việc mình đang làm thôi.

    [ sống trên đời này một thằng giàu sang cũng như một thằng nghèo khó
  3. ukbox

    ukbox Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Đã được thích:
    10
    oanhồn!! cậu thử kết hợp các chỉ số của cậu để ra 1 nhận định về thị trường xem nào?? tôi thấy ttckvn vẫn chưa phải bearish mà đang sideway nên có lẽ dùng chỉ số nào leading (tôi cũng chưa biết gọi tiếng việt thế nào cho chuẩn) sẽ chính xác. Tiếc là tôi lại quen MA, RSI hơn mà chúng chỉ hợp với bullish thôi.
  4. ukbox

    ukbox Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Đã được thích:
    10
    chán rrồi à oan hồn, sao không up lên nữa, thử phân tích các công ty mà nhà đầu tư NN đã hết room rrồi xem sao như: gil, laf chẳng hạn. Giới hạn watchlist lại!!!!!!!
  5. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    ÔI XIN LỖI NHÉ
    HI`
    DẠO NÀY TUI BẬN QUÁ HỨA TUẦN SAU POTS LÊN CÓ LỜI PHÂN TÍCH CHO ANH EM THAM KHẢO HEHE
    OKOK MÀ
    HEHE
  6. kinkin_melody

    kinkin_melody Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Đã được thích:
    30
    ui, khổ thân thàng bé, ngồi cả uổi trua nhập số liệu, mai up lên nhá, vote cho 2 ** nũa là 5 ** !
    choi đeeeeee!
    mấy hôm chả xem thông tin, kô bít lên xuống thế nào cả! chẹp ,chán ghê!
  7. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    CẢM ƠN KINKIN NHÉ HÌ
    VẤT VẢ NHƯ THẾ CŨNG THƯỜNG THÔI PÁC KINKIN À
    SAU NÀY ĐI LÀM CÒN VẤT VẢ HƠN NHÌU HÌ
    NHƯNG TẤT CẢ CHÚNG TA HÃY CỐ GẮNG LÊN NHÉ HÌ
    HÔM NAY MỚI CÓ THỜI GIAN UP TÀI LIỆU CHÁN QUÁ MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM NHÉ
  8. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    TRƯỚC KHI ĐỌC NHỮNG THÔNG TIN VỀ BIỂU ĐỒ TTCKVN MONG MỌI NGƯỜI ĐỌC PHẦN CHÚ THÍCH ĐỒ THỊ VÀ Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA ĐỒ THỊ Ở ĐÂY NHÉ

    XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI!!!

    ĐƯỜNG SỐ 1: MÀU ĐỎ NÉT LIỀN--->>LÀ ĐƯỜNG RSI(Relative Strength Index)

    ĐƯỜNG SỐ 2: MÀU XANH LÁ CÂY NÉT LIỀN VÀ ĐƯỜNG MÀU ĐỎ NÉT ĐỨT-->> LÀ ĐƯỜNG SO(Stochastic Oscillator)

    ĐƯỜNG SỐ 3: MÀU ĐỎ NÉT ĐỨT CÓ GẠCH SỌC MÀU ĐEN --->>LÀ ĐƯỜNG MACD(Moving Average Convergence/Divergence)

    ĐƯỜNG SỐ 4: MÀU ĐỎ NÉT LIỀN CÓ KÈM ĐƯỜNG ZERO LINE --->>LÀ ĐƯỜNG MACD_Histogram

    ĐƯỜNG SỐ 5: MÀU XANH LÁ CÂY NÉT LIỀN --->>LÀ ĐƯỜNG MACD

    ĐƯỜNG SỐ 6: MÀU NÂU NÉT ĐỨT MÀU NÂU NÉT MA(MACD)

    ĐƯỜNG SỐ 7: MÀU XANH LÁ CÂY VÀ MÀU ĐỎ NÉT LIỀN --->LÀ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CK

    ĐƯỜNG SỐ 8: MÀU NÂU NÉT LIỀN --->>LÀ ĐƯỜNG MA(50)
  9. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    TRƯỚC KHI ĐỌC NHỮNG THÔNG TIN VỀ BIỂU ĐỒ TTCKVN MONG MỌI NGƯỜI ĐỌC PHẦN KIẾN THỨC CHUNG VỀ PTKT VÀ Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA ĐỒ THỊ Ở ĐÂY NHÉ

    XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI!!!


    ------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán.
    1.1.1 Khái nệm về Phân tích kỹ thuật
    - Trên thế giới hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về Phân tích kỹ thuật nhưng tựu chung lại, Phân tích kỹ thuật là một dạng phân tích trên Thị trường chứng khoán, phương pháp phân tích này nghiên cứu cung và cầu của các chứng khoán được giao dịch trên Thị trường chứng khoán dựa chủ yếu vào thông tin về giá, khối lượng và tâm lí của nhà đầu tư trên Thị trường. Sử dụng chủ yếu các biểu đồ và các hình mẫu kỹ thuật, các chuyên viên phân tích cố gắng nhận dạng khuynh hướng biến động giá trên thị trường.
    1.1.2 Cơ sở lý thuyết của phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán.
    Những nhà Phân tích kỹ thuật tin rằng phần lớn những thông tin về một loại chứng khoán đều được phản ánh qua giá và khối lượng giao dịch của nó trên thị trường. Do đó họ thường nghiên cứu sự biến động của giá và khối lượng giao dịch để xác định chiều hướng diễn biến của chứng khoán trong tương lai. Thông thường họ không chỉ quan sát sự biến động của giá và khối lượng giao dịch của các chứng khoán trên thị trường, mà để nhận dạng một cách tương đối chính xác khuynh hướng biến động giá trong hiện tại và tuơng lai họ thường kết hợp một số công cụ phân tích nhất định.
    Các nhà Phân tích kỹ thuật thường tuân theo một số lý thuyết căn bản để giải thích các khuynh hướng biến động của thị trường. Một số lý thuyết nổi tiếng được nhiều chuyên gia Phân tích kỹ thuật áp dụng trong suốt thời gian qua và cho kết quả cao là lý thuyết DOW và lý thuyết sóng (ELLIOTT WAVE).
    Nội dung chính của lý thuyết DOW: do Charter H.Dow khởi xướng, lý thuyết cho rằng giá chứng khoán do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết đinh và khẳng định sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường được chia thành 3 xu thế cơ bản: Xu hướng biến động chính, thường kéo dài từ 1 đến nhiều năm (xu thế cấp 1); xu thế biến động của xu thế cấp 1, là các điểm ngắt quãng của xu thế cấp 1, nhưng nó là sự điều chỉnh của xu thế cấp 1(thường kéo dài từ 3-12 tuần); và những xu thế biến động ngắn hạn khác(xu thế cấp 3).Hình vẽ minh họa:
    Nội dung chính của lý thuyết sóng (ELLIOTT WAVE): là lý thuyết cải tiến của lý thuyết Dow, do ELLIOTT khởi xướng, lý thuyết này cho rằng sự chuyển động của Thị trường chứng khoán có thể dự báo trước bằng sự quan sát và nhận dạng một sự lặp lại hình mẫu kỹ thuật dạng sóng. Cụ thể, lý thuyết cho rằng tất cả sự hoạt động của con người, không chỉ trên Thị trường chứng khoán, đều có thể nhận dạng bằng một serie sóng, hình mẫu kỹ thuật cơ bản được tạo lên bởi 8 sóng (5 sóng lên và 3 sóng xuống) chúng được đánh dấu lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 và a, b, c như hình minh họa:
    1.1.3 Phân tích đồ thị:
    1.1.3.1 Các loại đồ thị phổ biến trên các Thị trường chứng khoán hiện nay:
    - Line chart đồ thị dạng đường: Ví dụ biểu đồ biểu diễn giá cổ phiếu REE (tính đến ngày 08/04/2004)







    biểu đồ dạng đường(Line chart) từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán nhưng ngày nay do khoa học phát triển nên dạng đồ thị này đang có xu hướng ngày càng ít được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán hiện đại, mà nó được dùng phổ biến để phân tích đồ thị trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên. Ưu điểm của nó là dễ sử dụng do thời gian áp dụng loại đồ thị này hiện nay là phổ biến trên các Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Hiện nay loại đồ thị này ít được dùng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại lý do chính là việc dùng chúng trong phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại thường mang lại hiệu quả thấp. Hiện nay trên các Thị trường chứng khoán hiện đại đang dùng nhiều loại biểu đồ trong việc phân tích và đã mang lại hiệu quả cao, đó là Bar chart và Candlestick chart.
    - Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart): ví dụ biểu đồ dạng then chắn:


    Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay dùng loại đồ thị dạng này để phân tích là chủ yếu bởi tính ưu việt của nó là phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán. Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là :

    high high

    open close


    close open

    low low

    Loại đồ thị này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục
    - Biểu đồ dạng ống(Candlestick chart) ví dụ biểu đồ dạng ống:




    Đây là loại bểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán đầu tiên, giờ đây nó dần đang được phổ biến trên hầu hết các Thị trường chứng khoán phát triển trên toàn thế giới. Biểu đồ dạng này phản ánh rõ nét nhất về sự chuyển động của giá các chứng khoán trên Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ
    Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng đó là:


    High


    Open




    Close

    Low



    1.1.3.2 Các thành phần cấu thành và công cụ phân tích đồ thị
    - Đường thẳng xu thế: uptrend ; dowtrend
    Đường thẳng xu thế là đường biểu diễn xu thế biến động chính của chứng khoán trên cơ sở xác định những điểm cao nhẩt hoặc thấp nhất trên biểu đồ biến động của giá chứng khoán.à chỉ tiêu này nhằm xác định xu hướng biến động chính trong một khoảng thời gian nhất định của giá chứng khoán.
    Ví dụ : uptrend line và dowtrend line tháng 4/2004 VNI



    - Kênh (channel): uptrend channel; dowtrend channel
    Ví dụ: uptrend channel và dowtrend channel tháng 4/2004 VNI




    - Đường hỗ trợ và đường kháng cự (support and resistance)
    - Khung giao dịch (trading range)
    1.1.4 Các dạng thức biểu đồ (Hình mẫu kỹ thuật)
    - oneday pattens
    - continuaton pattens
    - top and bottom fomation
    1.1.5 Các chỉ số trong phân tích đồ thị:

    1.1.5.1 Đường trung bình
    - Đường MA (Moving Average): Gọi là đường trung bình trượt.là giá trị trung bình tại từng thời điểm, khi xây dựng đồ thị để phân tích chúng ta phải chon cho minh khoang thời gian mà ta muốn xây dựng đường trung bình. Trong Phân tích kỹ thuật 4 đường trung bình trượt hay được sử dụng đó là:
    + Đường trung bình trượt tính cho 10 phiên giao dịch (MA(10)) được ví như đường phản ánh hình ảnh của thị trường .
    + Đường trung bình trượt tính cho 20 phiên được ví như là đường dẫn hiệu của thị trường.
    + Đường trung bình trượt tính cho 50 phiên được ví như là
    + Đường trung bình trượt tính cho 200 phiên được ví như là đường vạn lý trường thành
    Ý nghĩa của đường trung bình trượt: đường trung bình trượt có ý nghĩa khá quan trọng trong Phân tích kỹ thuật, dựa vào nó chúng tao có thể nhận biết được thông tin về kì vọng của nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại và tương lai, nếu đường biểu diễn giá của chứng khoán ở trên đường trung bình trượt của nó có nghĩa là kỳ vọng hiện tại của nhà đầu tư cao hơn kì vọng trung bình trong n phiên giao dịch trước đó (n là tham số mà ta lấy để xây dựng đường trung bình trượt--MA(n)). Trong trường hợp này có thể nhận thấy rằng nhà đầu tư có xu hướng đẩy giá cổ phiếu lên hay có nhiều người có khuynh hương mua loại chứng khoán này. Ngược lại nếu đường biểu diễn giá của chứng khoán ở dưới đường trung bình trượt của nó, trong trường hợp này chúng ta có thể có kết luận rằng nhà đầu tư có xu hướng kéo giá chứng khoán xuống hay có nhiều nhà đầu tư có khuynh hướng bán loại chứng khoán này.
    - Đường MACD(Moving Average Convergence/Divergence), MA(MACD) là đường được xây dựng dựa trên đường trung bình trượt (MA) bằng cách lấy hiệu hai đường trung bình trượt:
    -
    MACD = MA(n) ?" MA(m) (điều kiện n < m)

    Đường MACD là một đường dao động quanh đường chuẩn (đường số không ?" zero line).
    Ý nghĩa của đường MACD: là đường đo độ chênh lệch giữa kỳ vọng hiện tại với kỳ vọng trong tương lai của nhà đầu tư. Nếu đường MACD ở trên đường số không (MACD dương) thị trường kỳ vọng giá chứng khoán lên và ngược lại nếu đường MACD ở dưới đường số không thì thị trường kỳ vọng giá chứng khoán xuống. Thông thường thì đường MACD được sử dụng đồng thời với đường trung bình trượt của đường MACD
    (MA(MACD)(9)) đường này cũng có thể coi là đường dẫn hiệu thị trường, nó làm trơn và đánh bóng đường MACD, nó loại đi những dao động phụ của đường MACD từ đó thấy rõ được xu thế của thị trường.

    - Đường MACD_Histogram, MA(MACD_H) Tương tự như đường MACD đường MACD_H cũng nghiên cứu độ lệch giữa hai đường MACD và MA(MACD) nhưng đường MACD_ H là chỉ số báo hiệu thị trường mạnh hơn đường MACD
    Ý nghĩa của đường MACD_H cũng tương tự như đường MACD

    Và một số công cụ mạnh khác

    1.1.5.2 Đường CCI(Commodity Channel Index)
    là một chỉ báo kỹ thuật trong Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán, tạm dịch là chỉ số kênh hàng hóa, là một chỉ số động lượng cung cấp cho chúng ta chỉ báo kỹ thuật về các điểm overbought và oversould của chứng khoán trên thị trường.
    Đường CCI thường được sử dụng như một chỉ báo kỹ thuật về các điểm overbought/oversould đồng thời nó cũng được sử dụng để tính toán các thời điểm dấu hiệu mua và bán chứng khoán. Ý nghĩa của đường CCI: chỉ số CCI là đường so sánh giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại với trung bình giá của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định (thông thường là 20 phiên). Đường CCI tiến tới đường 100 nghĩa là giá chứng khoán ngày càng tăng so với trung bình và ngược lại.
    Dấu hiệu mua bán của đường CCI: các chuyên gia phân tích cho rằng đường CCI cung cấp các điểm overbought và oversould khi nó vượt qua mức +100 hoặc ?"100, đường zero line cũng có thể được coi là đườn báo hiệu sự đổi chiều xu hướng biến động của giá chứng khoán.


    1.1.5.3 Đường RSI (Relative Strength Index)
    Đường RSI (tạm dịch chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán hoặc một thị trường, nó mang lại những cảnh báo sớm cho nhà phân tích nhưng các chuyên gia phân tích cúng khuyên nên kết hợp sử dụng với những chỉ tiêu động lượng khác. Chỉ số RSI được đo theo thang độ % từ 0-100 và hai đường 70% và 30% làm hai đường chỉ báo kỹ thuật, các chuyên gia phân tích cho rằng đường RSI vượt quá đường 70% thì đó là dấu hiệu chuẩn bị để bán và ngược lại khi đường RSI xuống dưới đường 30% thì cơ hội đầu tư đang đến gần.Ví dụ minh họa:




    1.1.5.4 Chỉ số động lượng (Swing Index)

    1.1.5.5 Đường Bolingger Band
    Là đường mang lại cho chúng ta khung chuyển động tương đối của giá chứng khoán, khi giá chứng khoán chuyển động vượt ra khỏi băng bollingger thì đó là dấu hiệu cho nhà đầu tư mua và bán chứng khoán, khi giá vượt lên trên đường Bollingger đó là dấu hiệu đáng tin cậy để nhà đầu tư bán chứng khoán và ngược lại khi giá chứng khoán rơi xuống dưới đường Bollingger đó là dấu hiệu tốt để mua chứng khoán. Thông thường thì khi dải Bollingger hẹp lại thì đó là dấu hiệu của sự thay đổi xu thế biến động của giá chứng khoán. Ví dụ minh họa:




    1.1.5.6 Chỉ số TRIN (Arm Index)
    Được sử dụng như một công cụ đầu tư ngắn hạn, chú không phải là một chỉ tiêu dùng để dự báo dài hạn. chỉ số TRIN cho chúng ta biết khối lượng giao dịch của chứng khoán đang có xu hướng kéo giá chứng khoán lên hay là làm giảm giá chứng khoán tương ứng với mức chỉ số TRIN lớn hơn 1 và nhỏ hơn 1. hỉ số TRIN đồng thời cũng được sử dụng để dự báo các điểm overboughd và oversold khi chgỉ số giảm xuỗng dưới 0.8 thì đó là cơ hội tiềm tàng để nhà đầu tư mua chứng khoán và khi nó vượt lên trên 1.2 thì đó là lời cảnh báo cho nhà đầu tư không nên tiếp tục nắm giữ loại chứng khoán này trong tương lai. Ví dụ minh họa:



    1.1.5.7 Đường Stochastic Oscillator


    1.1.5.8 Đường Williams'' %R

    1.1.5.9 Đường Fibonacci và đường Zig Zag (dùng để áp dụng phân tích dựa theo trường lý thuyết sóng)

    Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng các chỉ số để phân tích:
    Trong khi sử dụng các chỉ số đẻ phân tích thì thương xuất hiện những phân kỳ, phân kỳ xuất hiện khi xu thế của giá chứng khoán không đồng điệu với xu thế của chỉ số, trường hợp này gọi là sự phản ánh không đầy đủ của các chỉ số và đây cũng là lý do vì sao trong Phân tích kỹ thuật lại sử dụng kết hợp nhiều chỉ số để phân tích. Khi phân kỳ xuất hiện giá thường sẽ thay đổi và sẽ chuyển động theo chiều hướng của chỉ số.
  10. oanhoncodon

    oanhoncodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Đã được thích:
    1
    OẠCH MỌI CÔNG SỨC CỦA MÌNH CHỈ UP LÊN ĐƯỢC MỖI MỘT PHẦN CHÁN THẬT
    TẤT CẢ NHỮNG VÍ DỤ MINH HOẠ ĐỀU BỊ ĐI TONG HẾT CHÁN QUÁ CHÁN QUÁ

    MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM NHÉ

    TRONG THỜI GIAN TỚI OAN HỒN SẼ LÀM MỘT TRANG WEB KHÁC HOÀNH TRÁNG HƠN VỀ PTKT ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG THAM KHẢO!!!




Chia sẻ trang này