PV Power (POW): đầu tư chắc chắn thắng lợi với giá cp rẻ như thế này.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bdsanhnghiem, 23/08/2021.

7062 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 13:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 923982 lượt đọc và 7168 bài trả lời
  1. HPG2020

    HPG2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2018
    Đã được thích:
    3.096
    Tây đầu giờ đã múc kinh quá:D
  2. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    định giá pow 24-30xxx
    giá này là cơ hội trời cho đó sao phải bán rẻ tài sản mình có được thế
    ko hiểu ndt đầu tư kiểu gì nữa xúc mạnh cho tôi nhé .
    năm nay 15-18xxx rồi điều chỉnh
    sang năm 20xxx ko thể khác được,.
    --- Gộp bài viết, 29/09/2021, Bài cũ: 29/09/2021 ---
    khủng hoảng điện từ châu âu sang trung quốc
    giá cp điện sẽ tăng rất mạnh đó anh em ạ
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  3. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/gia-n...ung-hoang-nguon-cung-lan-rong-post280954.html
    Giá năng lượng châu Âu tăng kỷ lục khi khủng hoảng nguồn cung lan rộng
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    1 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Thị trường năng lượng châu Âu từ khí đốt tự nhiên đến than đá đã tăng kỷ lục và đang báo hiệu tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay khi mùa Đông bắt đầu.
    Các kho dự trữ từ khí đốt tự nhiên đến than đá và nước của Na Uy để sản xuất điện đang cạn kiệt và có rất ít dấu hiệu cho thấy tình hình sẽ cải thiện ngay khi nhu cầu tiếp tục tăng trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch gây ra.

    Các nhà phân tích của BloombergNEF đã viết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Ba (28/9) rằng: “Cán cân cung cầu của châu Âu sẽ vẫn thắt chặt bất thường trước khi bước vào mùa Đông, gây thêm áp lực về giá đối với một thị trường đã ở mức cao kỷ lục”.

    Nhiều công ty năng lượng nhỏ hơn của Anh đã sụp đổ, trong khi một số nhà bán lẻ điện của Pháp đang gặp khó khăn trong việc cung cấp điện cho khách hàng và cũng có nguy cơ phải tạm ngưng hoạt động. Trong khi đó, các thợ mỏ của châu Âu đã cảnh báo rằng mức giá chưa từng có của giá năng lượng có thể làm gián đoạn sự chuyển hướng của châu Âu khỏi nhiên liệu hóa thạch.

    Giá dầu Brent đang giao dịch trên 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018 và giá than ở Tây Bắc Âu cũng đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá điện ở Đức và giá khí đốt ở Anh tiếp tục lên mức cao kỷ lục mới.

    Cảnh báo mới nhất về cuộc khủng hoảng điện đang lan rộng khắp châu Âu đến từ Statnett SF - nhà điều hành lưới điện Na Uy cho biết, nguồn cung cấp điện ở phía Tây Nam Na Uy đang bị “ép” vì đầu vào ít và nguồn dự trữ giảm.

    Sự thiếu hụt điện ở Na Uy có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các thị trường khác vì Na Uy là trung tâm vận chuyển điện của khu vực. Anh cũng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng trong khi Đức và Đan Mạch đều được kết nối với lưới điện Na Uy thông qua các dây cáp dài dưới đáy biển.

    Châu Âu có kế hoạch khí hậu tham vọng nhất thế giới nhưng kế hoạch này lại đang bị thử thách bởi chi phí năng lượng tăng cao. Tây Ban Nha cảnh báo Liên minh châu Âu rằng, các biện pháp giảm lượng khí thải “có thể không chịu được trong tình trạng giá điện tăng kéo dài” theo một bức thư vào ngày 20/9.

    Phần lớn giá năng lượng tăng mạnh xuất phát từ tình trạng thiếu khí đốt sau một mùa Đông lạnh hơn và kéo dài hơn vào năm ngoái khiến kho dự trữ cạn kiệt. Hàng tồn kho hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ cho thời điểm này trong năm. Tốc độ gió thấp cũng khiến sản lượng phong điện thấp hơn.

    Tom Lord, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro của Redshaw Advisors ở London cho biết, khí đốt đắt hơn cũng đang khiến than trở nên hấp dẫn hơn để sản xuất điện.

    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc đã diễn ra do sự thiếu hụt nguồn cung cấp than, các tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính ngày càng khắt khe và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất và ngành công nghiệp đã đẩy giá than lên mức cao kỷ lục.

    Hôm thứ Hai (27/9), Hội đồng Điện lực Trung Quốc cho biết, các công ty nhiệt điện than của Trung Quốc hiện đang "mở rộng các kênh mua nhiên liệu của họ bằng mọi giá" để đảm bảo nguồn cung cấp điện và nhiệt cho mùa Đông.

    Châu Âu sẽ chính thức bước vào mùa Đông vào ngày 1/10 và các nhà phân tích cho biết, các dấu hiệu cho thấy, thời tiết mùa Đông năm nay sẽ lạnh giá, thúc đẩy nhu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, một cuộc đấu giá khí đốt quan trọng ở Ukraine vào ngày 18/10 sẽ cho biết bao nhiêu nhiên liệu mà Nga sẽ cung cấp cho châu Âu. Bất kỳ tín hiệu nào từ Tập đoàn Gazprom về thời điểm các dòng khí tự nhiên dịch chuyển đến Đức cũng có thể sẽ tác động đến đà tăng giá của khí đốt và ảnh hưởng gián tiếp tới nhu cầu than.

    “Hiện tại, thị trường khí đốt đang cực kỳ thắt chặt. Nó phụ thuộc rất nhiều vào mùa Đông sẽ như thế nào, nếu đó là một mùa đông lạnh giá thì chúng tôi có thể sẽ thấy giá khí đốt tiếp tục tăng vọt”, Marco Saalfrank, người đứng đầu bộ phận mua hàng tại công ty Thụy Sĩ Axpo Holding AG cho biết.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  4. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/cuoc-...t-cho-chuoi-cung-ung-toan-cau-post280893.html

    Cuộc khủng hoảng điện của Trung Quốc là mối đe dọa mới nhất cho chuỗi cung ứng toàn cầu
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    28/09/2021 11:36
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Bên cạnh giá nguyên liệu tăng cao, tình trạng gián đoạn tại các cảng lớn và cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc đang tiếp tục ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

    [​IMG]
    Sự gián đoạn xảy ra khi các nhà sản xuất và các hãng vận chuyển đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu cho mùa mua sắm cuối năm trong bối cảnh các nguồn cung cấp bị thắt chặt do chi phí nguyên liệu tăng cao, sự chậm trễ kéo dài tại các cảng và tình trạng thiếu container vận chuyển.

    Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng, các biện pháp cắt giảm sử dụng điện nghiêm ngặt sẽ làm giảm sản lượng ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - chiếm gần 1/3 GDP của Trung Quốc, và điều này có thể làm tăng giá hàng hoá.

    Các chính quyền địa phương đang ra lệnh cắt điện nhằm cố gắng tránh bỏ sót các mục tiêu về giảm năng lượng và cường độ phát thải, trong khi một số nơi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện.

    Clark Feng, chủ sở hữu Công ty thương mại Vita Leisure, công ty mua lều và đồ nội thất từ các nhà sản xuất Trung Quốc để bán ra nước ngoài cho biết, việc hạn chế điện ở tỉnh Chiết Giang mà công ty đặt trụ sở đã giáng một đòn khác vào các doanh nghiệp. Ông cho biết, các nhà sản xuất vải ở tỉnh đang bị đình trệ sản xuất đã bắt đầu tăng giá và hoãn nhận các đơn đặt hàng mới ở nước ngoài.

    “Chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và giờ đây với việc hạn chế năng lực sản xuất, đó chắc chắn sẽ là một mớ hỗn độn lớn. Chúng tôi đã phải đối phó với rất nhiều yếu tố không chắc chắn và bây giờ còn xuất hiện một yếu tố nữa. Việc giao đơn hàng sẽ khó hơn, đặc biệt là vào mùa lễ mua sắm cuối năm”, ông cho biết.

    Yiwu Huading Nylon, công ty sản xuất nylon từ vải tổng hợp ở Chiết Giang đã tạm ngưng một nửa công suất sản xuất kể từ ngày 25/9 theo lệnh của chính quyền địa phương về việc cắt giảm tiêu thụ điện. Công ty dự kiến, sản lượng sẽ tiếp tục sản xuất trở lại từ ngày 1/10 và cho biết, họ sẽ tìm cách giảm thiểu tác động của việc giảm bớt công suất.

    Gián đoạn tại các cảng

    Các vấn đề về điện xảy ra sau sự cố các cảng ở Trung Quốc bị gián đoạn đã lan rộng khắp các chuỗi cung ứng toàn cầu. Một phần của cảng Ningbo đã không hoạt động trong nhiều tuần trong tháng 8 sau khi bùng phát dịch bệnh Covid-19, trong khi cảng Yantian ở Thâm Quyến đã đóng cửa vào tháng 5.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc vào thời điểm nền kinh tế đang chậm lại vì các yếu tố như các biện pháp kiểm soát virus nghiêm ngặt và các hạn chế chặt chẽ hơn để kiềm chế thị trường bất động sản.

    Nomura Holdings, China International Capital và Morgan Stanley cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc hoặc cảnh báo tăng trưởng thấp hơn do sự cố nguồn điện.

    Lu Ting, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Holdings Inc ở Hồng Kông cho biết: “Các thị trường toàn cầu sẽ cảm thấy sự thiếu hụt nguồn cung từ dệt may, đồ chơi đến linh kiện máy móc. Chủ đề nóng nhất về Trung Quốc sẽ sớm chuyển từ “Evergrande” sang “Khủng hoảng điện".

    Pegatron Corp., một đối tác quan trọng của Apple và là một trong những nhà lắp ráp iPhone của họ cho biết, hoạt động lắp ráp iPhone ở Trung Quốc đang bắt đầu giảm mức tiêu thụ năng lượng từ ngày 27/9. Công ty cho biết, họ đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng để tuân thủ các chính sách của chính quyền địa phương.

    Tuy nhiên, theo những người quen thuộc với tình hình cho biết, các công ty chịu trách nhiệm sản xuất thiết bị cầm tay của Apple cho đến nay đã tránh cắt giảm mạnh sản lượng và dường như được ưu đãi tiếp cận năng lượng để duy trì hoạt động.

    Với cuộc khủng hoảng điện đang dịch chuyển từ nhà máy đến nhà dân, Tổng công ty điện lực Nhà nước của Trung Quốc hôm 27/9 cho biết rằng, họ sẽ cố gắng hết sức để tránh cắt điện để đáp ứng nhu cầu dân cư cơ bản.

    Các nhà phân tích cho rằng, tình trạng thiếu điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép đến các ngành hạ nguồn. Tại trung tâm công nghiệp Quảng Đông, cơ quan quản lý năng lượng của tỉnh đã đưa ra một thông báo hôm 26/9 cho biết việc cắt giảm quy mô lớn đối với các nhà máy đã được thực hiện.

    Hao Hong, Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược gia trưởng tại Bocom International cho biết: “Không ai biết khi nào nút thắt chuỗi cung ứng sẽ được khắc phục, nhưng nó có vẻ đáng ngại cho mùa đông này”.

    Chen Yubing, Giám đốc tại Tô Châu Berya Textile Technology, một nhà xuất khẩu vải polyester và nylon có trụ sở tại Chiết Giang cho biết, Công ty của ông đã phải chịu thiệt hại lớn do việc tạm ngừng hoạt động. Các dây chuyền sản xuất của công ty chỉ được phép hoạt động 3 ngày một tuần bắt đầu từ đầu tháng 9 và đơn đặt hàng vào thứ Hai sẽ phải đến hai ngày sau mới thực hiện. Trong khi đó, một nửa doanh số của công ty đến từ các khách hàng ở nước ngoài.

    “Chúng tôi gặp vấn đề trong việc giao một số đơn đặt hàng. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm bây giờ là chờ đợi và thương lượng với khách hàng”, ông cho biết.
    TIN BÀI LIÊN QUAN
    --- Gộp bài viết, 29/09/2021, Bài cũ: 29/09/2021 ---
    POW VNE hoặc các công ty liên quan đến ngành điện MUA TỐT QUÁ
    TÔI CHỌN VNE VÀ POW VÌ NHIỀU LÝ DO ĐẶC BIỆT GIÁ CP SẼ TĂNG RẤT MẠNH.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  5. Richer-wonbin

    Richer-wonbin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2013
    Đã được thích:
    1.634
    ai ăn hàng 1 phát gần 700k kinh quá.... 8-x8-x
    bdsanhnghiem thích bài này.
  6. conchimnho

    conchimnho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    364
    hôm nay khả năng tây xúc 1.2-1.5tr, hôm nay tăng ít nhất 4%
  7. Richer-wonbin

    Richer-wonbin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2013
    Đã được thích:
    1.634
    chuyển giới rồi hả pác ??? =))=))
  8. HPG2020

    HPG2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2018
    Đã được thích:
    3.096
    Tưởng chờ về 9.x=))
  9. conchimnho

    conchimnho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    364
    moá vẫn đợi 9x đây
    --- Gộp bài viết, 29/09/2021, Bài cũ: 29/09/2021 ---
    gió chiều nào xoay chiều đó, ko cứng nhắc
  10. daithuylong

    daithuylong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    989
    Gòi xong...POW sáng nay kéo vậy, ae 2 hôm trước hết đu luôn gòi

Chia sẻ trang này