PV Power (POW): đầu tư chắc chắn thắng lợi với giá cp rẻ như thế này.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bdsanhnghiem, 23/08/2021.

2418 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 01:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 923800 lượt đọc và 7168 bài trả lời
  1. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Anh Hiển đầu tư 2.3 tỷ USD cho 1500 MW điện Khí
    Thị trường đang trả giá đang định giá 1.2 tỷ USD cho 4200 MW của pow
    nếu theo suất đầu tư của anh Hiển thì phải bỏ ra 7 tỷ USD để làm ra công suất 4200 MW điện này như vậy nếu định giá theo suất đầu tư mới pow có giá 50-60xxx giá này quá rẻ,chắc có bàn tay thâu tóm thu gom cp giá rẻ pow .Tội gì phải đầu tư xây mới giá cao mà ko phải là thu gom của sẵn có giá thấp.
    Nên tôi định giá khiêm tốn pow 24-30xxx là như vậy .


    https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh...ource=trangchu&vnn_medium=box_moinongdacbiet6

    Quảng Trị trao quyết định chủ trương đầu tư dự án điện khí 2,3 tỉ USD
    08/10/2021 20:00 GMT+7
    Ngày 7/10 UBND tỉnh Quảng Trị/Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị trao Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng- Giai đoạn I, tổng vốn đầu tư gần 54.000 tỉ đồng (hơn 2,3 tỉ USD).


    Dự kiến vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027

    Trước đó, ngày 4/2/2021, tại văn bản số 154/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý bổ sung giai đoạn I của Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, công suất 1.500 MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.

    Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 168/QĐ-KKT cấp ngày 6/10/2021 của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng là dự án hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn T&T Group cùng 3 doanh nghiệp Hàn Quốc là Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng Công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng Công ty khí Hàn Quốc (KOGAS). Cụ thể, T&T Group sẽ góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp còn lại sẽ đóng góp 60% vào dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030.

    Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng (giai đoạn I) thuộc địa phận hai xã Hải An và Hải Ba, huyện Hải Lăng; nằm trong khu phức hợp năng lượng của Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với quy mô hơn 120 ha, dự án sẽ xây dựng Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng - Giai đoạn 1 tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 - 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm điện lực Hải Lăng - Giai đoạn 1 có công suất phát điện 1.500 MW.

    [​IMG]
    Ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị trao Quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - Giai đoạn I (1.500 MW) cho Tổ hợp các nhà đầu tư.
    Với việc áp dụng công nghệ tua bin khí thế hệ mới có hiệu suất phát điện cao, Trung tâm điện khí Hải Lăng sau khi vận hành có thể bù đắp công suất thiếu hụt tức thời cho hệ thống, đặc biệt đặt trong bối cảnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại khu vực miền trung đang chiếm tỷ trọng lớn và bị biến động theo thời tiết.

    Cùng với việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, dự án sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

    Dự án sẽ được tổ hợp nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung mọi nguồn lực, đảm bảo vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027, phù hợp với phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 154/TTg-CN ngày 4/2/2021.

    [​IMG]
    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group phát biểu tại sự kiện.
    Nỗ lực đảm bảo triển khai đúng chất lượng, tiến độ

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, lễ trao Quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án là mốc son quan trọng và là sự khởi đầu của dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng khẳng định: “Chúng tôi đặt niềm tin vào Tập đoàn T&T Group và các đối tác Hàn Quốc, đồng thời, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ để các đối tác hiện thực hoá dự án và đầu tư có hiệu quả trên địa bàn tỉnh”.

    [​IMG]
    Ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại sự kiện.
    Đại diện các nhà đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group cho biết, với môi trường đầu tư hấp dẫn, cơ chế thông thoáng, tỉnh Quảng Trị đã trở thành một trong những địa phương thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, dự án đã được tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư chỉ trong vòng 8 tháng mà vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

    Theo ông Hiển, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng sẽ là dự án mang tầm quốc tế với giá trị phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời đóng góp vào nguồn năng lượng sạch quốc gia cũng như thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc tế, trong đó có điện khí LNG.

    “T&T Group và liên danh các nhà đầu tư Hàn Quốc cam kết sẽ nỗ lực tới 300% - 500% sức lực, đảm bảo thực hiện triển khai dự án đúng quy định, tiến độ, chất lượng”, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group nhấn mạnh.

    Năng lượng là một trong bảy lĩnh vực hoạt động kinh doanh trọng điểm của T&T Group. Bên cạnh việc sử dụng những nguồn lực sẵn có, T&T Group đã bắt tay hợp tác với nhiều tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới để phát triển các dự án trong nước, nhằm đảm bảo nguồn an ninh năng lực quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

    Mới đây, ngày 9/9, T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với Ørsted - tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới của Đan Mạch, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD.

    Ngày 21/9, T&T Group tiếp tục ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn UPC Renewables (Hoa Kỳ) về việc hợp tác đầu tư các dự án điện gió trên bờ và gần bờ, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Đăk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.

    [​IMG]
    Phối cảnh dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
    [​IMG]

    Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, năng lực cung cấp điện của T&T Group (LNG và năng lượng tái tạo) dự kiến sẽ đạt khoảng 10.000 - 11.000 MW, chiếm khoảng 8% tổng công suất lắp đặt các nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam.

    Trong khi đó, Hanwha Energy là công ty năng lượng trực thuộc Tập đoàn Hanwha. Tập đoàn này là một trong 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Kospo được thành lập tháng 2/2001, sau khi tách ra từ Công ty Điện lực Hàn Quốc (Kepco) và hiện là một trong những công ty hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực nhiệt điện, điện gió. Tập đoàn Kogas hiện cũng đang là nhà nhập khẩu LNG độc lập lớn nhất thế giới.

    Minh Ngọc
    mike1412, Thanhbgcophieuviet thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  2. nguatranghn

    nguatranghn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Đã được thích:
    635
    Quá chuẩn, mua ts giá rẻ,nhà nc thoái bớt vốn sẽ phải định giá lại
    bdsanhnghiem thích bài này.
  3. daithuylong

    daithuylong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    989
    con POW này mà thoái vốn thì tăng lên 30 trong vòng 1 nốt nhạc
    bdsanhnghiem thích bài này.
  4. mike1412

    mike1412 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2020
    Đã được thích:
    23
    Vụ thoái vốn nghe phong thanh lâu lắm rồi, và không biết đến bao giờ...
    Trong khi lượng cp trôi nổi quá nhiều, không cô đọng nên khó kéo nhanh như mấy mã ảo khác
    Thêm điểm nữa là tâm lý "lướt ăn line" đang lan toả, ngoi lên tí là xả, hơi khó bứt phá ngắn hạn
    bdsanhnghiem thích bài này.
  5. BMWx5

    BMWx5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    3.535
    Còn một phép so sánh nữa để thấy lợi thế của Pow, lợi thế người đi trước. Nhơn trạch 3&4 bắt đầu triển khai vs tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ Usd cho 1500 MW hoàn thành 2024, trong khi cùng công suất như vậy suất đầu tư của T&T là 2,3 tỷ Usd.

    Phải k các bác?
    bdsanhnghiem thích bài này.
  6. GPB

    GPB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2017
    Đã được thích:
    728
    Đầu tư pow lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn, 3 tuần nữa sẽ có câu trả lời
    ddd3dbdsanhnghiem thích bài này.
  7. Hung2M

    Hung2M Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2017
    Đã được thích:
    1.641
    Bác phải so sánh cùng một điều kiện chứ. Một bên chỉ đầu tư nhà máy điện, bên kia đầu tư cả CẢNG và KHO CHỨA LNG và con số 2,3 là ƯỚC, thường được phóng lên cho hoành tráng, chứng tỏ năng lực để xin chủ trương. Thực tế, tư nhân luôn đầu tư hiệu quả hơn nhiều. Nhìn cách Vjc và VNA sẽ thấy

    https://www.pvgas.com.vn/bai-viet/p...g-chuoi-du-an-khi-dien-lng-thi-vai-nhon-trach
    BMWx5 thích bài này.
  8. Hoangtam2709

    Hoangtam2709 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2020
    Đã được thích:
    341
    Haha, cố ý gom hàng lộ liễu, cả 500ae đang phục kích đấy, lơ làng là mất hàng nhé mấy bro. Lúa thì e cũng đã chia tỷ lệ cho e nó rồi, nhúc nhích là " Bùm"
  9. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    12.276
    3 tuần nữa thì ko chỉ POW ko còn răng.
    Bank, Chứng, blues đi nặng nhất.
  10. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    ttps://cafef.vn/khung-hoang-nang-luong-bao-trum-the-gioi-hau-qua-co-the-keo-dai-nhieu-nam-20211010005009352.chn
    Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, và giá một gallong xăng ở Mỹ đã vọt lên mức 3,25 USD vào ngày thứ Sáu (8/10) từ mức chỉ 1,72 USD hồi tháng Tư.
    Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi và các nhà lãnh đạo chuẩn bị tổ chức một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới, đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã bị co thắt, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa.

    Sự phục hồi kinh tế gần như ngưng trệ. Các yếu tố tác động khác bao gồm mùa đông lạnh giá bất thường ở châu Âu làm cạn kiệt nguồn dự trữ, một loạt cơn bão buộc các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh Mỹ phải đóng cửa, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia trở nên xấu đi khiến Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than từ Down Under, và thời tiết lặng gió ở Biển Bắc đã làm giảm mạnh sản lượng của các tuabin gió phát điện.

    Daniel Yergin, tác giả của của tác phẩm mang tên "Bản đồ mới: Năng lượng, Khí hậu và Xung đột giữa các quốc gia" cho biết: "Khủng hoảng lan từ thị trường năng lượng này sang thị trường năng lượng khác", "Các chính phủ đang cố gắng dành những khoản trợ cấp nhằm tránh phản ứng chính trị to lớn," và "Có một nỗi lo lắng lan rộng về những gì có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong mùa đông này, bởi vì thứ mà chúng ta không thể kiểm soát được, đó là thời tiết."

    Khi các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tập trung tại Glasgow, Scotland, vào cuối tháng này để tham dự hội nghị về khí hậu. Những người ủng hộ năng lượng tái tạo cho rằng cuộc khủng hoảng cho thấy cần phải rời xa than, khí đốt và dầu khi giá các mặt hàng này tăng đột biến, thì những người có tư tưởng trái chiều nói về điều ngược lại - rằng năng lượng gió và mặt trời đã được thử nghiệm và còn nhiều nhược điểm.

    Mỹ, với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm, hôm thứ Tư (6/10) đề nghị chính quyền của ông Biden hãy bán bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thô.

    Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên từ đầu tháng 9, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí đốt cung cấp từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga, Na Uy bị hạn chế.

    Giá khí đốt tăng chóng mặt trong lúc mùa đông đang đến gần, khiến các chính phủ trong khu vực phải trợ cấp cho các hóa đơn nhiên liệu và áp trần giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng một năm qua, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục.


    Châu Âu cạn kiệt nguồn khí đốt dự trữ.

    Châu Âu hiện đang phải tranh giành để tìm kiếm nguồn than và khí đốt cho các nhà máy phát điện truyền thống của mình, trong bối cạnh mùa đông đang đến gần mà lượng nhiên liệu dự trữ còn rất thấp.

    Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh những ngày này trải qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ở nước này đa bị gián đoạn hoạt động vì không có nhiên liệu, nhiều trạm xăng phải đóng cửa, các công ty bán lẻ xăng dầu suy sụp, giá năng lượng tăng chóng mặt, và người tiêu dùng hoảng sợ. Tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Anh xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù, bao gồm thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit, nhưng câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Á.

    Khủng hoảng năng lượng đã gây ra những bất đồng gay gắt trong nội bộ Liên minh Châu Âu về cách ứng phó với khủng hoảng. Một số Thủ tướng yêu cầu khối này phải đưa ra một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng này, trong khi một số người khác đổ lỗi cho các chính sách sâu rộng liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải.

    Các nhà phân tích năng lượng cho rằng châu Âu đã rời xa nguồn năng lượng hóa thạch quá nhanh chóng, trước khi đảm bảo rằng các nguồn năng lượng tái tạo đủ có thể đáp ứng nhu cầu trong mọi tình huống, kể cả trường hợp khẩn cấp. Họ nói rằng, tình trạng Châu Âu bị kẹt giữa chừng trong quá trình chuyển đổi có thể kéo dài hàng thập kỷ.

    Tại châu Á,giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay, được đo bằng một triệu đơn vị nhiệt của An (mmBtu), đã từ dưới 5 USD vào tháng 9 năm 2020 lên hơn 56 USD vào tháng 10 này.

    Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới, đầu năm 2020, dự tồn trữ đốt thế giới còn dồi dào và giá ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cả khí đốt và dầu mỏ đều giảm mạnh do các nền kinh tế suy yếu, và lượng tồn trữ giảm đáng kể khi thời tiết lạnh bất thường

    Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới vào đầu năm 2020, trữ lượng khí đốt dồi ở châu Âu vào mùa đông năm ngoái.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng lần này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới, khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng đột biến và bất ngờ trong năm nay. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối với than non của Australia có nghĩa là các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang thị dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than.

    [​IMG]
    Các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc thiếu than trầm trọng.

    Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt. Ở tỉnh Sơn Tây nằm ở phía bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn hán trong nhiều năm - nhiều như ở California.

    Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã cảnh báo vào tuần trước rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.

    Một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi đã chứng kiến nguồn cung điện dư thừa vào đầu năm nay khi một đợt bùng phát dịch Covid-19 tàn phá khiến các nhà máy không hoạt động và đường phố vắng tanh. Kể từ đó, hoạt động kinh tế ở nền kinh tế lớn phát triển nhanh thứ hai thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến, cơn khát điện cũng theo đó tăng lên.

    Giờ đây, Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về tình trạng thiếu điện và mất điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất đang phục hồi và đến cuộc sống của các hộ gia đình trong mùa lễ hội, bắt đầu từ tháng này.

    Theo các quan chức Ấn Độ, các nhà máy điện đã không đảm bảo được nguồn cung than và do dự trong việc nhập khẩu do giá quá cao. Cơ quan Điện lực Trung ương của đất nước cảnh báo hôm thứ Ba (5/10) rằng gần một nửa số nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ - 63 trong số 135 - có nguồn cung cấp than chỉ còn tương đương hai ngày trở xuống, trong khi kho dự trữ đã cạn kiệt tại 17 cơ sở khác.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng ở một số nước được nhận định có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với kinh tế thế giới, có thể khiến lạm phát trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, thêm trầm trọng.

    Các chuyên gia đánh giá nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa. Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng.

    Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022.

    Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.

    Trong khi đó, với Trung Quốc, việc thiếu hụt năng lượng trên diện rộng đã buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng các biện pháp ngặt nghèo nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ điện sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng ngành sản xuất tại những địa phương đầu tàu trong lĩnh vực này. Khủng hoảng thiếu điện cũng làm gia tăng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc, vào đúng thời điểm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc vì những nhân tố như biện pháp kiểm soát Cocvid-19 và hạ sốt thị trường bất động sản.

    Trong khi đó, đối mặt với tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao kỷ lục, cuộc họp nhóm các Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) ngày 4/10 tại Luxembourg cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp để giúp các nước thành viên đối phó với giá năng lượng tăng. Trước đó, ngày 22/9, EU đã tuyên bố sẵn sàng thông qua các biện pháp tạm thời của các quốc gia thành viên trước tình hình giá năng lượng tăng vọt.

    Tham khảo: Washingtonpost
    Roman6688 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này

Chia sẻ trang này