PVD kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong tương lai 2023-2025

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bdsanhnghiem, 21/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3943 người đang online, trong đó có 252 thành viên. 06:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 444539 lượt đọc và 2697 bài trả lời
  1. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.843
    Chúng ta đang ở vùng đáy rồi, tuy nhiên Vnindex thì có vẻ chưa tới đáy. Anh em chắc lỗ nhiều, nhưng mà đây là vấn đề vĩ mô, không phải vấn đề của doanh nghiệp
    Thewindwind, nambom23, binh20111 người khác thích bài này.
  2. ngolamdu

    ngolamdu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    1.270
    Lái không cho ăn T+ rồi
    --- Gộp bài viết, 12/05/2022, Bài cũ: 12/05/2022 ---
    Mà chắc tầm này toàn nhỏ lẻ chơi với nhau chứ lái chắc nghỉ rồi nhỉ. :D
  3. nth_nth91

    nth_nth91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    826
    Chờ về 10 rồi tbg ôm 3 năm à các bác :((:((:((:((
  4. Azzura54

    Azzura54 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2021
    Đã được thích:
    1.020
    Giá dầu giảm rồi, mai lại tím ngắt các bác nhé :))
  5. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Giá oil đang tăng mạnh nhé

    Actual%ChgCrude Oil106.6400.89%Brent107.820.29%Natural gas

    https://thesaigontimes.vn/du-an-duo...-dong-khi-dau-tien-ve-can-tho-trong-nam-2025/


    Dự án đường ống dẫn khí lô B- Ô Môn sẽ có dòng khí đầu tiên về Cần Thơ trong năm 2025

    Trung Chánh

    Chia sẻ:
    11/05/2022 16:07
    Kinh tế Sài Gòn Online

    (KTSG Online) – Dòng khí đầu tiên của dự án đường ống dẫn khí Lô B- Ô Môn sẽ về đến Trung tâm năng lượng Ô Môn (TP Cần Thơ) vào quí 4 năm 2025, theo đại diện của Công ty điều hành đường ống Tây Nam (Công ty SWPOC).

    [​IMG]
    Sơ đồ chuỗi dự án Lô B- Ô Môn. Ảnh: Trung Chánh
    Tại buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ liên quan đến dự án đường ống dẫn khí Lô B- Ô Môn trên địa bàn TP Cần Thơ diễn ra vào hôm nay, 11-5, đại diện Công ty SWPOC cho biết, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan để sớm đưa dự án nói trên vào vận hành. “Theo tiến độ dự kiến, tháng 7- 2022 sẽ có quyết định đầu tư cho chuỗi dự án khí- điện và dòng khí đầu tiên sẽ về Ô Môn vào quí 4-2025”, vị này cho biết.

    Trên cơ sở mốc thời gian dòng khí đầu tiên về đến Ô Môn như nói trên, vị đại diện của Công ty SWPOC cho biết, về đường ống dẫn khí, tức dự án trung nguồn trong chuỗi dự án khí lô B- Ô Môn cũng đang hoàn thiện các bước sau cùng nhằm đáp ứng được yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

    Theo đó, về hiện trạng hiện nay, gói thầu đi xuyên bờ dự kiến đóng thầu vào tháng 6-2022 và trao thầu vào tháng 11-2022, trong khi gói đi xuyên biển dự kiến đóng thầu vào tháng 7-2022 và trao thầu vào tháng 1-2023.

    “Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đã bàn giao mốc cho Trung tâm phát triển quỹ đất và dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 7-2022, sau đó, bàn giao đất cho nhà thầu để thi công vào quí 2-2023”, vị đại diện Công ty SWPOC cho biết.

    Cũng theo vị đại diện của Công ty SWPOC, một thủ tục quan trọng khác mà phía công ty phải thực hiện để đáp ứng được mục tiêu dòng khí đầu tiên về đến Ô Môn vào quí 4-2025 là thu xếp được nguồn vốn.

    Cụ thể, đại diện Công ty SWPOC cho biết, tổ chức cho vay là JBIC (ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đang ở các bước đánh giá về môi trường cũng như công tác an sinh xã hội để xác định khả năng cho dự án vay.

    Liên quan đến các câu hỏi được đại diện JBIC đưa ra về đánh giá tác động môi trường, xác định giá đất, tái định cư…, ông Nguyễn Chí Kiên, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, cho biết về nguyên tắc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và dự án này cũng đã được phê duyệt. “Tuy nhiên, ĐTM đã được phê duyệt này là theo Luật Môi trường cũ, do đó, với Luật Môi trường mới, thì chủ đầu tư phải liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định có phải làm lại giấy phép môi trường hay không”, ông Kiên nói.

    Theo ông Kiên, nguyên tắc trong công tác bảo vệ môi trường, đó là sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt ĐTM cho dự án, thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ giám sát việc thực hiện.

    Liên quan câu hỏi của JBIC về sự phối hợp giữa các địa phương vì dự án đi qua địa bàn TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong quy hoạch điện quốc gia nên sự phối hợp sẽ theo chỉ đạo của Chính phủ. Ông Hồng cho rằng, điều quan trọng là chủ đầu tư phải thu xếp được nguồn vốn để triển khai thực hiện.

    Liên quan dự án nêu trên, tại hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ diễn ra ở địa phương này hôm 15-4, ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ cho biết, Trung tâm năng lượng Ô Môn đã bị chậm tiến độ khoảng 10 năm.

    Theo ông Mạnh, đối với Trung tâm năng lượng Ô Môn, thì nhà máy Ô Môn I đã đưa vào hoạt động; nhà máy Ô Môn II đã cấp phép cho nhà đầu tư Nhật Bản; nhà máy Ô Môn IV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án Trung tâm năng lượng Ô Môn dự kiến có 5 nhà máy, trong đó, nhà máy Ô Môn V hiện được Tập đoàn điện lực Việt Nam xin đầu tư.

    Ông Mạnh cho biết, mỗi nhà máy trong Trung tâm năng lượng Ô Môn trung bình được đầu tư khoảng 1,3 tỉ đô la Mỹ, dự kiến giúp tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Cụ thể, trong thời gian xây dựng sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách lên đến khoảng 4.000-5.000 tỉ đồng riêng phần liên quan đến xây dựng, lắp đặt thiết bị.

    Theo tìm hiểu của KTSG Online, chuỗi dự án khí- điện Lô B- Ô Môn gồm dự án khai thác khí, đường ống dẫn khí từ mỏ vào bờ và các nhà máy nhiệt điện có tổng mức đầu tư khoảng 10 tỉ đô la Mỹ.

    pvd pvs sẽ có tương lai tươi sáng ở dự án này giá oil cao thế này dòng dầu khí sẽ bật lại mạnh nhất vì được lợi thiên thời .
    ThaoPleiku, Bangvulylinh91 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  6. Azzura54

    Azzura54 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2021
    Đã được thích:
    1.020
    oil hôm qua tăng mạnh mà hôm nay Pvd vẫn sấp mặt, còn đâu cái thời đi ngược thị trường như vài tháng trước nữa :) nên em mong mai đi 70 điểm nữa đi, chia ván mới cho nhanh :))
  7. nth_nth91

    nth_nth91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    826
    Em mong nhanh chóng về 10 xây đáy rồi đi lên 1 mạch. Sốt cả ruột.
  8. Bangvu

    Bangvu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2017
    Đã được thích:
    938
    Tôi mong hnay pvd sàn và tt đi tầm 100 điểm là đẹp. Làm ván mới cho nhanh.
  9. vinhkobe

    vinhkobe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    3.876
    thường điều a e mong muốn nó đell diễn ra đâu :)
    tungnds85 thích bài này.
  10. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://cafef.vn/100-usd-thung-se-la-day-can-cua-gia-dau-20220511235817027.chn
    100 USD/thùng sẽ là đáy cản của giá dầu?
    12-05-2022 - 20:09 PM | Thị trường


    BÁO NÓI - 5:01


    [​IMG]
    Giá dầu có thể đã xác lập được mức đáy hỗ trợ bất chấp những biến động mạnh gần đây do lo ngại về suy giảm kinh tế tại Trung Quốc bắt nguồn từ các lệnh phong tỏa chống COVID-19.
    Giá dầu biến động mạnh trong thời gian qua, do lo ngại triển vọng tăng trưởng xấu đi, làm giảm cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc. Nhưng 100 USD/thùng dường như là đáy cản cứng của dầu mỏ.

    Nguy cơ giảm giá từ yếu tố Trung Quốc được trung hòa bởi lệnh trừng phạt dầu thô chống Nga mà Liên minh châu Âu đang thảo luận trong nội khối. Nếu lệnh này được triển khai trên thực tế, thị trường dầu mỏ sẽ mất đi nguồn cung khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày từ Nga vào cuối năm nay. Thậm chí có rất ít nguồn cung có thể thay thế quy mô lớn như vậy.

    [​IMG]
    Giá dầu liên tục chạm mốc 100 USD rồi bật tăng trở lại.

    Một yếu tố khác giúp dầu thô duy trì đà tăng là quan điểm và điều hành chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác OPEC+. Cho đến thời điểm này, OPEC+ vẫn bảo lưu quyết định không tăng sản lượng đủ đề bù vào lượng thiếu hụt do đứt gãy nguồn cung từ Nga.

    Nói một cách khách quan, đây không phải là quyết định có chủ đích của mọi thành viên trong nhóm. Trên thực tế, nhiều nước thành viên OPEC đang phải vật lộn với nhiều vấn đề để duy trì, thúc đẩy sản lượng, đó là Libya với bất ổn chính trị hay tại Nigeria với những vấn đề về kỹ thuật.

    Kết quả là thị trường dầu mỏ bước vào một trạng thái bình thường mới. Theo John Kemp của Reuters, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã giảm cường độ mua bán dầu mỏ, sản phẩm xăng dầu với chỉ 7 triệu thùng được mua trong sáu hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trong tuần đầu của tháng 5 này.

    Các hạn chế liên quan đến Covid đã được thực hiện trên hơn một chục thành phố lớn ở Trung Quốc, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải. Ngoài việc làm dấy lên lo lắng về nhu cầu, các đợt ngừng hoạt động đang góp phần làm suy giảm thêm chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu trong năm đầu tiên của đại dịch. Điều này làm đè nặng lên giá dầu.

    "Phong tỏa phòng chống COVID-19 đang tác động tiêu cực tới thị trường dầu mỏ, với làn sóng bán tháo dầu thô cùng với nhiều mặt hàng khác trên thị trường giao dịch hàng hóa", Andrew Lipow – chuyên gia tại Lipow Oil Associated trả lời phỏng vấn.

    Mặt khác, chuyên gia Bjørnar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu mỏ của hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy, cho rằng lệnh cấm vận dầu thô của EU sẽ kích hoạt một cơn địa chấn trên thị trường dầu mỏ châu Âu và toàn cầu, với việc dự kiến có khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày mà EU nhập khẩu từ Nga sẽ bị loại khỏi thị trường.

    Giới chức Nga cho biết sản lượng dầu thô khai thác của nước này trong tháng 5 đã hồi phục trở lại. Hãng thông tấn TASS ngày 9/5 dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết sản lượng dầu thô của Nga đã giảm nửa triệu thùng/ngày trong tháng 3, và giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 4.

    "Nhìn vào số liệu của đầu tháng 5, có thể thấy tình hình tốt hơn so với tháng 4, sản lượng tăng so với tháng 4. Chúng tôi tin tưởng vào việc khôi phục một phần trong tháng 5 và điều đó sẽ tốt hơn", ông Novak nói.

    Thị trường giờ đây chịu chi phối nhiều hơn bởi hành vi mua bán của các quỹ đầu cơ trên thị trường cũng như những dịch chuyển của giá dầu xuất phát từ những cơn sóng mạnh mẽ khác, như triển vọng tăng trưởng kinh tế suy giảm tại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Liên minh châu Âu (EU), đã từng rất do dự trong việc cấm năng lượng của Nga, hiện đang thực hiện các bước để ngăn chặn dòng chảy dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga đến hầu hết các quốc gia thành viên trong năm nay khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Nếu khối này nhất trí được một lệnh cấm vận như vậy, điều đó sẽ "tấn công" thẳng vào trọng tâm của nền kinh tế Nga - vốn đang tiếp tục thu lợi nhuận từ lĩnh vực năng lượng khổng lồ của mình.

    Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Australia đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, và Nhật Bản cho biết họ sẽ hành động tương tự "về nguyên tắc" sau cuộc họp G7 vào cuối tuần qua. Điều đó, nếu kết hợp với lệnh cấm vận của EU, sẽ khiến khoảng một nửa nền kinh tế toàn cầu hạn chế đối với dầu mỏ của Nga.

    Moscow sẽ không bị tê liệt chỉ sau một đêm. Các quốc gia như Ấn Độ vẫn tận dụng các đợt giá dầu Nga giảm sâu để tiếp tục mua hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày từ nước này. Và các khoản thu nhập từ thuế của Điện Kremlin đã tăng nhanh do sự gia tăng tổng thể giá cả trên toàn cầu do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

    Nhưng theo thời gian, việc mất châu Âu - điểm đến của hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga - sẽ giáng một đòn mạnh vào Điện Kremlin, làm giảm doanh thu của Chính phủ do các lệnh trừng phạt khắc nghiệt khác ngày càng gia tăng. Điều đó sẽ khiến quốc gia này phải vật lộn để tìm đủ khách hàng mới lấp đầy khoảng trống mà EU rút đi. Cơ quan Năng lượng Quốc tế và các nhà phân tích khác dự đoán sản lượng dầu của Nga sẽ giảm mạnh.

    Tham khảo: Oil Prices
    bdsanhnghiem đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này