PVD - PVS - Toàn Cảnh Thế Giới VTV1 Chủ Nhật 08/07/2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 09/07/2018.

5095 người đang online, trong đó có 478 thành viên. 18:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 118991 lượt đọc và 916 bài trả lời
  1. haiphong05022013

    haiphong05022013 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2014
    Đã được thích:
    2.235
    Sợ mai kg có giá đỏ, xanh luôn thì lại phải tranh cướp thôi.
    babygirl1310 thích bài này.
  2. hoangf319

    hoangf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    4.637
    voiconchoichungbabygirl1310 thích bài này.
  3. babygirl1310

    babygirl1310 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    9.545
    Em thì cũng đang cầm P vs, hnay bơm xiền mua thêm mớ 22.x bù cho hôm trước hứng lên mua mớ 24.4 =))

    Nhưng giá oil đang giảm thì mai ko có lẽ P vs lại xanh ngay từ đầu đc, trừ khi cả thị trường hồi hết :D
    Last edited: 08/10/2018
    haiphong05022013 thích bài này.
  4. hoangf319

    hoangf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    4.637
  5. haiphong05022013

    haiphong05022013 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2014
    Đã được thích:
    2.235
  6. Gil

    Gil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    3.409
    Dữ liệu bác đưa ra hoàn toàn trùng khớp với nhận định của em là "Iran đã từng bị cấm vận xuất khẩu dầu từ trước 2015 và trong giai đoạn đó giá dầu lại chỉ có giảm chứ không hề tăng" hay nói cách khác là cấm vận Iran trên thực tế không có tác động nhiều đến giá dầu. Cụ thể giai đoạn 2014-2015 là đỉnh điểm của cấm vận, trừng phạt Iran nhưng giá dầu lại sụt giảm mạnh chứ không hề tăng.

    E phân tích vậy để các bác thấy kỳ vọng vào việc giá dầu tăng mạnh do Iran bị trừng phạt sắp tới là không thực sự có cơ sở và có phần hơi rủi ro mặc dù về dài hạn e vẫn đánh giá cao cửa giá dầu tăng hơn.
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.108
    Bác phân tích như vậy em thấy ko hợp lý.
    Tháng 8/2014, giá dầu bắt đầu giảm mạnh là do dầu đá phiến nha bác.
    Hơn nữa, bác gom cả giai đoạn 2015 trở về trước chỉ có giảm là không đúng.

    Trong suốt chu kỳ giảm và tăng, thì số tháng giảm nhanh hơn số tháng tăng (leo lên khó hơn giảm). Và khi tăng được rồi, giá dầu ngự trị tới 44 tháng trên đỉnh cũng là giai đoạn trước 2015 đấy thôi.

    Về nhận định giá dầu sẽ tăng do cấm vận Iran, bác xem lại trang 1 nha bác @Gil - chuyên gia trong chương trình của VTV1 họ nhận định.

    Hãy còn quá sớm để kết luận xem giá dầu sẽ như thế nào, nhưng hãy chờ và kiểm chứng thôi. Nhận định nào thì cũng chỉ là nhận định, thực tế sẽ là câu trả lời.
    Rolex4646 thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.108
    “Con bài" dầu mỏ của Donald Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

    Trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ngoài thuế quan, Mỹ còn sở hữu nhiều “vũ khí” khác, trong đó đáng chú ý là dầu mỏ.

    [​IMG]

    “Con bài" dầu mỏ của Donald Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh minh họa: TTXVN

    Nhật báo Phố Wall mới đây dẫn lời một quan chức cao cấp giấu tên thuộc chính phủ Mỹ cho biết Washington đã yêu cầu các nước phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran trước ngày 4/11 tới, nếu không sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc từ Mỹ.

    Yêu cầu này đã khiến giá dầu liên tục leo thang, giúp Mỹ hưởng lợi từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Song với Trung Quốc, công cuộc phát triển của nước này có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu tăng cao.

    Theo tờ Tin tức Thế giới, cạnh tranh Mỹ-Trung những năm gần đây liên quan nhiều tới giá dầu và nguồn cung dầu mỏ. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ở một khía cạnh nào đó không thể không nói tới câu chuyện kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch đối với việc xuất nhập khẩu dầu mỏ cũng như thương mại của Trung Quốc.

    Rất nhiều dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) như đường sắt ở Đông Nam Á, thuê và xây cảng nước sâu Gwadar ở Pakistan… đều nhằm xây dựng tuyến đường ống trên bộ để đưa dầu mỏ về Trung Quốc. Bắc Kinh hợp tác với Moskva xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt tự nhiên cũng nhằm bảo đảm nguồn cung và an ninh năng lượng của Trung Quốc, tránh khả năng bị Mỹ bóp nghẹt.

    Cạnh tranh Trung-Mỹ không chỉ dẫn tới việc hai bên chạy đua vũ trang, mà còn cả trong việc đầu tư tài nguyên. Sau khi rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5 vừa qua, Mỹ đã khởi động lại việc trừng phạt Iran. Ngoài ảnh hưởng từ lập trường thiên vị Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump, động thái này còn nhằm kiềm chế Iran và thông qua đó kiểm soát nguồn cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc.

    Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, Washington có thể sẽ sử dụng sức mạnh quyền bá chủ để ảnh hưởng tới cung-cầu dầu mỏ, trực tiếp tác động tới cạnh tranh Mỹ-Trung. Nhưng cuộc chiến dầu mỏ có bùng phát sau chiến tranh thương mại hay không cần phải xem xét tới một số nhân tố và bối cảnh sau:

    Thứ nhất, bề ngoài, Mỹ trừng phạt Iran, phong tỏa không cho nước này xuất khẩu dầu mỏ là nhằm bóp nghẹt nguồn thu từ dầu mỏ của Iran, chặt đứt huyết mạch kinh tế của của nước này và buộc Tehran phải khuất phục và từ bỏ việc theo đuổi chương trình hạt nhân.

    Iran là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sản lượng mỗi ngày khoảng 3,8 triệu thùng, trong đó xuất khẩu 2,5 triệu thùng.

    Nếu Mỹ phong tỏa việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran thành công, thị trường quốc tế sẽ thiếu 2,5 triệu thùng dầu từ nguồn cung của nước này, giá dầu tất nhiên sẽ tăng cao. Trên thực tế, từ tháng 5 tới nay, giá dầu đã tăng từ 50 USD lên 70 USD/thùng.

    Thứ hai, Mỹ có thể sẽ phối hợp với một số nước như Saudi Arabia khống chế giá dầu mỏ mức cao hợp lý và hiệu ứng xảy ra là: Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ không còn phải lo giá bán thấp hơn giá thành, phù hợp với lập trường nghiêng về lợi ích ngành dầu mỏ của Donald Trump và đảng Cộng hòa.

    Ngoài ra, từ nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng, tới năm 2020 có thể trở thành nước xuất khẩu ròng về năng lượng lớn nhất thế giới. Giá dầu cao sẽ có lợi cho sự phát triển ngành dầu mỏ cũng như lợi ích quốc gia của Mỹ.

    Thứ ba, năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 thế giới. Sự lệ thuộc của Trung Quốc vào năng lượng nhập khẩu ngày một nghiêm trọng, một khi giá năng lượng tăng, Trung Quốc lập tức phải chịu áp lực.

    Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 400 triệu tấn dầu thô (khoảng 3 tỷ thùng), nếu giá dầu quốc tế tăng thêm 1 USD/thùng thì Trung Quốc phải "chi" thêm 3 tỷ USD. Tuy nhiên, những kinh nghiệm quá khứ cho thấy ảnh hưởng của giá dầu cao nhiều nhất chỉ khoảng 0,5% tăng trưởng của Trung Quốc, không phải là đòn chí mạng.

    Thứ tư, Mỹ và Iran đối địch, trong khi đó Iran lại là thị trường lớn cho hàng hóa, đầu tư của Trung Quốc. Iran hiện là nước cung cấp dầu mỏ lớn thứ 6 của Trung Quốc. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu từ Iran 31,15 triệu tấn dầu thô, chiếm khoảng 7,4% tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc. Các dự án Trung Quốc đầu tư tại Iran tới nay đạt 150 tỷ USD.

    Ngoài ra, Iran là thị trường quan trọng cho sản phẩm cơ điện của Trung Quốc và có khoảng 25% lượng ô tô do Trung Quốc chế tạo được tiêu thụ tại Iran. Vì vậy, việc Mỹ “ra đòn” nhằm vào Iran thì cũng là để gây sức ép với Trung Quốc.

    Có thể nói việc Mỹ yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu từ Iran có thể trở thành áp lực mới đối với Trung Quốc và là một tiêu chí để kiểm nghiệm sự “thân thiện” của Trung Quốc. Đa số hãng dầu mỏ của châu Âu đã rút khỏi sự hợp tác với Iran, Hàn Quốc cũng đã “rút lui”, Nhật Bản và Ấn Độ vẫn đang quan sát. Nếu Trung Quốc không hợp tác, Mỹ sẽ còn “vũ khí” mới nào để trừng phạt Trung Quốc? Nhưng nếu hợp tác, Trung Quốc chẳng khác nào tự nguyện để Mỹ kiềm chế.

    Có phân tích cho rằng “con bài dầu mỏ” của Donald Trump mang nhiều mục đích: Vừa gây sức ép với nền kinh tế vốn đã có nhiều vấn đề của Iran, vừa đặt Trung Quốc trước tình thế khó khăn mới, nhưng lại giúp Mỹ củng cố tầm ảnh hưởng ở Trung Đông.

    https://bnews.vn/-con-bai-dau-mo-cua-donald-trump-trong-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung/91907.html
    Rolex4646 thích bài này.
  9. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.843
    Mike Pence nói: con người nhìn thấy hiện tại nhưng thượng đế nhìn thấy tương lai. Do vậy chúng ta chỉ là đoán thôi
  10. hoangf319

    hoangf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    4.637
    Gia gas tăng hơn 4% roi.
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này