PVD View Dài Hạn (2023)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vietcarlo2, 27/09/2022.

8117 người đang online, trong đó có 1233 thành viên. 11:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 653051 lượt đọc và 3064 bài trả lời
  1. Hungbq2371992

    Hungbq2371992 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2021
    Đã được thích:
    461
    Tôi xin phản biện như sau.
    1. Việc ký mới đó là phỏng đoán. Chưa chắc. Còn đối với TAD tôi thấy hàng quý vẫn phải trích dự phòng rất lớn của việc hư hòng trước khi cho Sell thuê. Bạn có thể đọc lại BCTD PVD hạch toán như thế nào.
    2. Giá dầu có thể xuống do lo ngại suy thoái kinh tế.
    3. Đối với sóng hồi hiện này. Dòng bank, thép đã trở về mức P/B, P/E rất hấp dấn, thậm chí giao dịch dưới sổ sách nên lái kéo dòng này là điều tất nhiên !
    Bangvu, rose9, Vnindex8602 người khác thích bài này.
  2. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.843
    Tạm thoát hàng để múc bank, chứng, thép đã rồi quay lại sau.
  3. No1ck

    No1ck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/11/2021
    Đã được thích:
    532
    dần dứ mãi, lên chút lại xuống
  4. T.11.11.11

    T.11.11.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    45.439
    Nhu cầu tăng là có thật, còn giá thuê giàn thì tuỳ nhiều yếu tố, như contract length, lead time, ..., có đến cuối 2022 khu vực asia khó có giá jackup đến 100k day rate. Hơn nữa phần lớn các giàn ở khu vực SEA đang phục vụ cho PTTEP và Chevron, Gulf of Thailand giá thuê rất bèo đạt mức tb 60k/ day...
    Giá dầu lên 150u 200 u vào 2024 thật hả cụ?
    ChiMel, lolita200591, tungntt6 người khác thích bài này.
  5. RickyZ

    RickyZ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2021
    Đã được thích:
    371
    Bác ấy triết khấu cao qá bác, giá đó chắc ae chuyển sang đi xe điện :)

    Pvd chỉ có một điều tốt tây ăn hàng rất khiếp hơn cả ngàn tỏi rồi ko biết nắm được tin gì ko nữa :(
    AnJuly thích bài này.
  6. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.141
    cụ nói đúng về các điều khoản cần fai xem xét đến short term hay long term và khu vực, hiện châu á chưa cao bằng trung đông mới là điểm nóng. Tôi có vài ý thêm dưới.
    1. Giá cho thuê JU cập nhật đến tháng 7 khu vực đông nam á và utilization, nguồn HSI MARKET.
    Phiên bản Vietnamese
    [​IMG]
    Phiên bản English:
    [​IMG]

    2. Daily rates và hiệu suất sử dụng các phương tiện khai thác dầu, khu vực châu á thái bình dương (APAC), nguồn offshore-mag.com, jackup là đường màu xanh trên biểu đồ.

    [​IMG]
    3. Bức tranh jack ups khu vực Arab Saudi và Đông Nam Á: nguồn offshore-mag.com

    "As for the APAC jackup picture, of the 45 marketed rigs in Southeast Asia that are contracted or committed, six are destined for Saudi Arabia, with another four newbuilds set to join them there.

    By year-end 2022 or early 2023, 15 jackups will have departed Southeast Asia for contracts with Saudi Aramco, RigLogix claims.

    Borr Drilling’s Saga recently secured a four-year deal at a rate reportedly just under $105,000 per day, while the same operator has taken the Valaris 115 for four years in the same rate range. (Cái này là Borr Drilling thắng 1 hợp đồng ở Đông Nam Á).

    Recent shorter-term contract awards have ranged from $67,000 to $90,000 per day. In Australia, rates agreed this year have been in the $112,000 to $118,000 range. In Southeast Asia, Malaysia leads jackup requirements, followed by Indonesia and Vietnam."
    Nguồn: https://www.offshore-mag.com/rigs-v...69/report-asiapacific-rig-rates-demand-rising

    4. Về việc giá dầu:
    a. Về góc nhìn kỹ thuật: Vẫn chung cách phân tích với pic http://f319.com/threads/8-12-2020-gia-dau-co-the-len-120-usd-trong-1-2-nam-toi.1535603/ năm 2020 của tớ, vẫn kèo đó thôi.
    Xin trình bày lại để mở rộng thêm.
    Anh em lưu ý mô hình tam giác kéo dài từ 2006 (15 năm breakout) thì việc lên 150 200 là rất bình thường.
    Nguyên tắc vùng hoặc mô hình càng dài sóng càng mạnh.
    Vùng tập trung dày đặc cỡ mà 10 năm trở lên hoặc mô hình mô thức nào trong thời gian tương đương đều không thể có sóng tăng diễn ra chỉ trong 1 2 năm đâu. Đây gần như 1 cái nêm (WEDGE) khổng lồ hay tam giác hướng xuống đã tồn tại 15 năm.
    [​IMG]

    b. Cái này ngoài phân tích nhưng là tìm hiểu thêm của mình, gần đây (nửa năm) có 1 làn sóng các quỹ đầu tư lớn điển hình là Berkshire Hathaway của Warren Buffett nâng rất mạnh tỷ trọng các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, vui lòng xem diễn giải của tôi:

    - Gần đây nhất (đầu đến giữa năm 2022), Quỹ Berkshire Hathaway của Warren Buffett tích cực mua thêm cổ phiếu dầu khí trong đó chủ yếu là Chevron (tiền thân là đế chế Standard Oil của John D. Rockerfeller thành lập năm 1870) và Occidental Petroleum, 1 trong tứ trụ dầu khí đầu tiên trên thế giới (Mỹ tiền thân là quốc gia đầu tiên và duy nhất có dầu) giai đoạn 1920.
    Standard Oil đã phân rã thành các chi nhánh con vào 1911 sau khi Mỹ nỗ lực xóa bỏ các tập đoàn độc quyền (công xóc ti ôm), 1 nhánh con của nó là Exxon Mobil hình như Warren Buffett cũng có nắm.
    Cơ cấu danh mục hiện tại của Berkshire Hathaway, dầu khí trong thời gian ngắn đã lên ngôi thứ 3 (nguồn: Berkshire Hathaway Tracking, qua công sức sưu tập của Vietcarlo2):
    [​IMG]

    Berkshire Hathaway (BH) hiện nắm 472 tỷ usd tổng tài sản trong đó equity (cổ phiếu) chiếm 80%, 20% là cash.
    Danh mục đầu tư gồm 6 cổ phiếu chiếm 95% tổng giá trị với công nghệ chiếm phân nửa, sau đó là dầu khí và thanh toán ko tiền mặt, nhìn sơ qua danh mục này đương nhiên đúng với thời thế.


    7 LẦN GIAO DỊCH MỚI GẦN NHẤT CỦA WARREN BUFFETT, CHEVRON (TIỀN THÂN LÀ STANDARD OIL CỦA JOHN D. ROCKERFELLER) - 2021 - 2022:
    [​IMG]

    TỔNG SỐ 6 GIAO DỊCH HOÀN TOÀN MUA MỚI OCCIDENTAL GROUP CỦA WARREN BUFFETT - CHỦ YẾU VÀO ĐẦU VÀ GIỮA NĂM 2022:
    [​IMG]

    Rõ ràng, cùng với làn sóng gom hàng kinh khủng khiếp từ các quỹ hàng đầu thế giới và khối ngoại nhỏ bé trong nước Việt Nam đối với nhóm dầu khí trong nửa năm qua, các bạn có thể thấy 1 điều gì đó.
    Cái này không thuộc phạm vi của phân tích, chỉ là các facts được đưa thêm cho trọn vẹn 1 bài báo cáo của tôi.
    Xin cảm ơn các bạn và bác @T.11.11.11 dành thời gian đọc và đóng góp nhiều.
    Last edited: 13/10/2022
    ChiMel, LuckySam, buiquocbao19 người khác thích bài này.
  7. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.141
    Việt carlo 2 một bài viết tản mạn nhỏ về vài câu hỏi phổ biến với ngành dầu khí và cổ phiếu dầu khí nói riêng:
    Cũng hơi dài, suy nghĩ của tớ khá phức tạp và làm gì cũng cần trình bày, các bạn thông cảm:

    "có 2 câu hỏi nhiều người quan tâm về ngành dầu khí

    1. Vì sao giá dầu tăng tốt từ nửa cuối 2021 đến nay nhưng giá cổ phiếu dầu khí biến động thất thường dù vẫn tăng trưởng tốt ?

    Ngắn gọn ở 2 chữ độ trễ

    Quy trình sẽ là: Giá dầu đạt trên điểm hòa vốn và trở nên hấp dẫn => các nhà sản xuất dầu gia tăng thăm dò mỏ mới và đầu tư khai thác => Thuê dịch vụ dựng giàn và khai thác thăm dò (E&P của PVD), dịch vụ tàu chở dầu (PVT) và dịch vụ khác (PVS)

    Quy luật ở mọi nơi và cả trên thị trường tài sản/hàng hóa là giá chạy trước tin, giá dầu sẽ tăng trưởng trước các dấu hiệu hồi phục nhu cầu trong tương lai và cung tiền bơm ra, ngay cả trước khi nhu cầu sử dụng dầu trong thực tế chưa hồi phục do Covid19 gây đứt gãy supply chain.

    Điều này giống với việc vnindex sẽ tạo đáy đi lên trong khi diễn biến ngoài đời Covid19 mới bắt đầu vào giai đoạn cao điểm.

    Giai đoạn trễ giữa 2 yếu tố Giá tài sản và Diễn biến thực rơi vào khoảng trung bình 1 năm - 1.5 năm cho mọi thị trường từ dầu thô, cổ phiếu.

    Có thể dễ hiểu, đó cũng chính là khoảng cách thời gian giữa việc giá dầu tăng và việc phản ánh nó vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thượng nguồn trên.

    Đơn giản, vì giá dầu tăng trước 1 viễn cảnh chưa có, trong thực tế đến nay covid19 vẫn chưa dứt và nhu cầu sử dụng dầu vẫn còn ảm đạm, số lượng đầu tư khai thác mới từ nhà sản xuất vẫn chưa hồi phục nhiều, đây là 1 sức nén về nhu cầu, đến nay đã tròn 1.5 năm.

    Vì giá cổ phiếu lại phản ánh do kết quả kinh doanh, nên dễ thấy độ trễ này lan sang cả cổ phiếu. Từ khi giá dầu tăng => đến khi các NSX nhìn thấy các hấp dẫn và thực tế tìm kiếm khoản đầu tư => đến khi 3 doanh nghiệp trên thu được tiền và phản ánh đầy đủ giá dầu tăng ra tiền bạc, là 1 khoảng thời gian như đã nói.

    2. Vì sao ngành dầu mỏ vẫn có tiềm năng mạnh các năm tới dù xu hướng chuyển đổi qua năng lượng phi hóa thạch đã manh nha lan rộng trên thế giới (đặc biệt là châu âu là nơi không có dầu mỏ) ?

    a. Hiện nay xu hướng trên là có thật, nhưng nó là 1 câu chuyện dài trong 20-30 năm tới, khi chi phí sản xuất các loại điện mặt trời, gió và khí vẫn còn lớn và chưa đạt quy mô/hạ tầng cho phép để trở nên rẻ tiền và thông dụng. Trái lại, kỹ thuật khai thác dầu đã lên rất cao và trữ lượng còn dồi dào, cho phép 1 mức giá linh hoạt hơn nhiều.

    Cần phải thấy 1 điểm lớn đó là mọi hệ thống, tàu chiến, vận tải xe cộ hiện nay, hàng triệu trạm xăng khắp nơi, được xây dựng trên thiết kế sử dụng dầu. Chuyển đổi toàn bộ là 1 chi phí khổng lồ.

    Vấn đề công suất năng suất cũng cần xem xét, năng lượng gió mặt trời là không thường xuyên với năng suất, tốc độ, sức mạnh yếu (1 phần lớn do kỹ thuật còn sơ khai và quy mô nhỏ), so sánh tương đối với chi phí để chuyển đổi các thiết bị.

    Người ta chuyển từ dùng than đá sang dầu khí cũng là do nó cải thiện gấp đôi tốc độ tàu chiến và xe vận tải.

    Nói 1 cách dân gian ra thì củi còn đầy trên rừng đang nhàn mà tội gì phải ăn no vác nặng.

    b. Điểm hòa vốn (thăm dò và khai thác E&P) của các nước châu á trung bình là 30 usd, việt nam là khoảng 58 usd/1 thùng, với giá dầu gần 100 usd và dự kiến còn tăng trưởng nhiều do lượng cung tiền khổng lồ các chính phủ bơm ra hậu covid và nhu cầu phục hồi khi covid đi vào dĩ vãng, con số này sẽ còn cao hơn.

    Trong covid 19, 1 số lượng lớn mỏ dầu đã phải đóng cửa, nhiều giàn khoan dầu ngưng hoạt động, để phù hợp và giải quyết hậu quả tồn đọng trong covid, chính sự đóng cửa hàng loạt này se tạo ra 1 điểm thắt trong nhu cầu.

    Đó là quy trình: nhu cầu hồi phục => NSX cảm nhận thấy và hồ hởi bơm tiền khai thác mỏ, khôi phục mỏ, vấn đề là khi nhu cầu hồi phục (đã và đang), vế sau chưa diễn ra.

    vẫn là 1 độ vênh và độ trễ trong việc phản ánh từ cầu sang cung, nó là điểm thắt có thể gây ra 1 cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng mà thực tế đã diễn ra từ đầu năm.

    lẽ ra nó đã có thể là 1 sự gia tăng nhu cầu "mềm", có nghĩa là cung cầu song hành, nhưng với độ trễ trung bình 1.5 năm trên mọi lĩnh vực, và sự lo xa/sợ rủi ro của các NSX, bắt buộc luôn có 1 độ trễ lớn từ khi nhu cầu hồi phục đến khi cung đáp ứng.

    c. Mỏ lô B trên vùng Thổ Chu Malay (Tây Nam việt nam) với tổng đầu tư 10 tỷ usd khả năng cao sẽ thông qua vào mấy tháng tới.

    Lý do là 1 số dự án điện khí (cần có khí tự nhiên hóa lỏng) đã được phê duyệt cách đây vài tháng), không có nguồn khí từ mỏ này thì mở nhà máy chỉ để chơi.

    với tổng đầu tư toàn thế giới cho lĩnh vực E&P (exploration production khai thác và thăm dò) trung bình 5 năm qua chỉ là gần 200 tỷ usd, có thể thấy riêng mỏ này có quy mô lớn thế nào.

    vấn đề của ngành thượng nguồn dầu khí VN và nhất là PVD, là ở 2 vế: 1. là giá dầu (giá dầu tăng khiến giá thuê giàn khoan theo ngày tăng theo ngay) và 2. là khối lượng công việc

    Nếu chỉ có 1 vế là đơn giá dầu tăng mà khối lượng công việc vẫn thấp do các NSX chưa mạnh tay khai thác mỏ, doanh thu lợi nhuận vẫn sẽ giữ như cũ.

    Mỏ lô B sẽ đảm bảo cho vế này, chưa tính nhu cầu sản xuất toàn thế giới và khu vực châu Á (PVD hiện cho thuê giàn khoan và dịch vụ khắp vùng biển và lục địa chau á) sẽ hồi phục mạnh để theo cầu trong vài tháng đến 1 năm tới.

    mỏ lô B sẽ đem lại khối lượng công việc cực kỳ khổng lồ cho 3 công ty thượng nguồn trên và tất nhiên cả tổng công ty khí Việt Nam (GAS) là trùm khí độc quyền.

    Về con số khối lượng công việc là bao nhiêu tiền, trong bao lâu v.v...dễ dàng tính ra, nhưng ko trình bày ở đây cho dài, cứ hiểu là khổng lồ, có thể bằng khối lượng các công ty kia làm trong 4 5 năm cho 1 năm

    toi trình bày xong tat cả suy nghĩ và view về ngành dầu trong vài năm tới, chúng ta sẽ chỉ có thể đầu tư vào ngành này tối đa trong 10 năm nữa sau đó về lâu dài 30 40 năm ngành này khả năng sẽ biến mất."
    ChiMel, LuckySam, Bangvu12 người khác thích bài này.
  8. T.11.11.11

    T.11.11.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    45.439
    1 số góp ý với cụ chủ:
    - Về dm đầu tư của WB thì cụ có để ý là WB không đầu tư vào công ty dịch vụ dầu khí hoặc cung cấp dịch vụ giàn ( như transocean, Schlumberger, Baker, Harliburton, hay PVD ...) , WB đầu tư vào các operator ( nhà thầu) như Chevron/ Occ . Đây khác biệt hoàn toàn về tư duy.
    - Giá dầu để tăng mạnh với triển vọng kt vĩ mô như hiện tại, thật sự là khó.
    - PVD đạt đỉnh 2014 ( trong chart) vì giai đoạn 2010-2014 các JU của PVD đạt mức giá thuê tới 120k - 160k / day. Thậm chí PVD còn thuê lại 1 drillship để cho thuê lại với 1 số contract đạt mức 1.2tr / day. Còn hiện nay để đạt điều này là không thể vì 1 số giàn của PVD đạt tuổi thọ tới ~ 15-20n và mặt bằng daily rate đã giảm so với con sóng dầu khí trước. Tuy nhiên mức giá thuê sẽ tăng trưởng khi mặt bằng giá dầu duy trì mức cao trong thời gian đủ dài.
  9. Bundieucua

    Bundieucua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2019
    Đã được thích:
    4.392
    Túm lại các bác dự mai múc giá rung lắc ko?
    Vietcarlo2lylinh91 thích bài này.
  10. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.141
    chúc a e buoi toi ngu ngon vui ve ngay mai chem gio tiep nha buon ngu wo
    AnJuly thích bài này.

Chia sẻ trang này