PVD View Dài Hạn (2023)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vietcarlo2, 27/09/2022.

3768 người đang online, trong đó có 403 thành viên. 15:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 653109 lượt đọc và 3064 bài trả lời
  1. MRushMore

    MRushMore Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    1.855
    Thơm bơ, em vẫn đợi để leo tàu
    muabandoanhnghiep thích bài này.
  2. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    ATC treo vào 21.8 tưởng tay to ép giá xuống ngay hỗ trợ để khớp không ngờ có ai phổng tay trên kê gom hơn 400k giá 21.9 và hơn 200k 21.95 khớp tay trên vậy?....Chứng tỏ PVD bây giờ có rất nhiều Tổ chức, team muốn mua gom cp này!...Nếu tối nay OIL mà tăng trở lại thì mai PVD có ai ép giá cho anh em gom thệm giá rẻ không ???
    [​IMG]
    muabandoanhnghiep đã loan bài này
  3. Trongnguyen2710

    Trongnguyen2710 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2016
    Đã được thích:
    1.585
    E cũng đang 1 bụng Pvd đây nhưng thấy cụ chém ghê quá.
    Thewindwindmuabandoanhnghiep thích bài này.
  4. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    Đã đến lúc tích lũy cổ phiếu dầu khí?
    VnEconomy | 49 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (11)
    Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (GMP) dự báo nhu cầu khí đốt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2025, đạt khoảng 20 bcm mỗi năm và đà tăng sẽ chậm lại sau đó...

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành dầu khí vừa công bố, Chứng khoán KIS kỳ vọng giá dầu Brent sẽ đi ngang trong năm 2023F vì có sự cân bằng giữa cung và cầu, cùng với việc áp giá trần để kiềm chế giá dầu.

    NHU CẦU KHÍ TỰ NHIÊN TĂNG CAO

    Trong năm 2023F, việc nền kinh tế đang xấu đi và mở cửa trở lại ở Trung Quốc tiếp tục tác động lên tâm lý của thị trường dầu mỏ.

    IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô trong năm 2023F là 1,6 triệu thùng/ngày lên gần 102 triệu thùng/ngày, kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại bù đắp cho nền kinh tế toàn cầu ảm đạm. EIA dự báo tăng trưởng nguồn cung thế giới sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày lên 101,5 triệu thùng/ngày trong 2023F được hỗ trợ bởi tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC ở mức 1,5 triệu thùng/ngày để bù đắp cho khả năng sụt giảm của OPEC+.

    G7 và EU đã thông qua mức giá trần 60 USD/thùng cho dầu thô của Nga và có thể điều chỉnh được. Áp trần giá đã được thiết lập để hạ nhiệt giá dầu toàn cầu trong khi vẫn giữ cho thị trường nguồn cung toàn cầu ổn định. Do đó, dự báo giá dầu Brent sẽ lần lượt giảm xuống còn 83 USD/thùng và 76 USD/thùng trong năm 2023 và 2024, đồng thời sẽ ổn định ở mức 73 USD/thùng trong năm 2025-2028.

    [​IMG]

    Việc Nga cắt giảm mạnh nguồn cung cho EU trong bối cảnh nhu cầu khí đốt tăng cao để sản xuất điện đã đẩy giá khí LNG châu Âu (TTF Hà Lan) và giá LNG giao ngay Châu Á lên mức cao nhất trong lịch sử trong 2022. Giá Henry Hub (khí tự nhiên tại Mỹ), giá LNG giao ngay châu Âu và châu Á đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại và đạt trung bình ở mức 6 USD, 38 USD và 34 USD/mm BTU vào năm 2022.

    Giá TTF và giá LNG giao ngay châu Á cao hơn 8 và 5 lần so với mức trung bình 5 năm trong giai đoạn 2016-2020. Giá TTF Hà Lan thường đã được giao dịch ở mức cao hơn USD3-5 mmBTU so với LNG giao ngay châu Á, cho phép các nhà cung cấp LNG đến châu Âu nhiều hơn trong năm 2022.

    IEA dự báo giá LNG và Henry Hub sẽ đi ngang ở mức hiện tại trong năm 2023F, TTF được dự báo ở mức trung bình 17 USD/MBtu, giá LNG giao ngay châu Á trung bình chỉ dưới 17 USD/MBtu và Henry Hub trung bình là 2,8 USD/MBtu.

    EIA dự kiến khối lượng giao dịch LNG toàn cầu năm 2023 sẽ tăng 4,3% do nhu cầu LNG từ nhập khẩu châu Âu mở rộng với cơ sở hạ tầng nhập khẩu mới và nhu cầu châu Á phục hồi sau khi sụt giảm trong 2022.[​IMG]

    Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (GMP) dự báo nhu cầu khí đốt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2025, đạt khoảng 20 bcm mỗi năm và đà tăng sẽ chậm lại sau đó. Sự gia tăng nhu cầu này sẽ được thúc đẩy bởi quy hoạch điện nhằm tăng công suất phát điện chạy bằng khí đốt từ khoảng 9 GW năm 2017 lên 38 GW vào năm 2030.

    Phần lớn nhu cầu này sẽ được đáp ứng bởi các mỏ khí mới với chi phí khai thác cao hơn do ở khu vực nước sâu hơn và địa chất phức tạp hơn. Do đó, việc bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2023 cũng sẽ cấp thiết để bổ sung cho sản xuất khí tự nhiên trong nước đang suy giảm.

    CỔ PHIẾU NÀO TIỀM NĂNG?
    Xu hướng tăng giá cả các loại hàng hóa cộng với cuộc chiến Nga-Ukraine dẫn đến lo ngại thiếu hụt nguồn cung dầu khí toàn cầu và vấn đề an ninh năng lượng. Những điều này sẽ thúc đẩy các quốc gia tích trữ dầu khí, dẫn đến nhu cầu dầu thô cao trong ngắn hạn và đẩy giá dầu thô lên mức cao nhất trong thập kỷ qua.

    Tuy nhiên, nền kinh tế đang xấu đi và sản lượng dầu của Nga phục hồi mạnh mẽ đã tác động đến giá dầu thô vào cuối năm 2022 và năm 2023F.

    [​IMG]

    Chứng khoán KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với ngành Dầu khí để phản ánh những thuận lợi từ giá dầu thô tương đối cao hiện tại, tích cực cho các hoạt động thượng nguồn. Tuy nhiên, sự khó đoán của giá dầu cũng là rủi ro lớn nhất có thể làm thay đổi triển vọng ngành nhanh hơn kỳ vọng.

    Lựa chọn hàng đầu là PVD và GAS trong đó PVD dẫn đầu thị trường cho thuê giàn khoan tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần và đã mở rộng kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á. GAS là công ty độc quyền vận chuyển & kinh doanh khí đốt tại Việt Nam. GAS cung cấp nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy sản xuất phân bón và các khu công nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, GAS là công ty dẫn đầu thị trường LPG và có kế hoạch cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG).

    GAS sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2024F với giá LNG tốt hơn cho kho cảng LNG Thị Vải - Giai đoạn 1. Bên cạnh đó, dự án Lô B – Ô Môn, là dự án phát triển khí thượng nguồn quan trọng thứ hai, do PVN sở hữu và GAS có 51% cổ phần trong dự án đường ống dẫn khí với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD, kỳ vọng sẽ nhận dòng khí đầu tiên từ năm 2026F sau khi chính phủ xử lý thông suốt các vấn đề pháp lý.
    Thu Minh
    --- Gộp bài viết, 17/05/2023, Bài cũ: 17/05/2023 ---
    Brent Oil
    76.470
    +1.560/+2.08%
    Crude Oil WTI
    72.440
    +1.580/+2.23%

    => Ngày mai nhóm Dầu Khí sao đây anh em?....nay OIL phi như tện lửa nhi?...mai PVD sẽ ra sao? ;));));)) bao lâu rồi anh em chưa thấy PVD mặc áo tím hoa SIM vậy? ;));))
    [​IMG]
    nhanmap2004 thích bài này.
    muabandoanhnghiep đã loan bài này
  5. Sanchungkhoan319

    Sanchungkhoan319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2021
    Đã được thích:
    2.292
    Mai lại tăng ;)) thì hay
    muabandoanhnghiepnhanmap2004 thích bài này.
  6. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    [​IMG]
    Phiên sáng ATO đè giá PVD kiểm tra tại ngưỡng hỗ trợ 21.8-21.9 xong rồi kéo rút chân nến lên vùng 22.5 rung lắc xong sau 14 h chiều thì đánh gom ATC vượt 23 là đẹp… tuần sau PVD lên 25-26 theo giá OIL tăng là tuyệt vời! Kakaka
    nhanmap2004GVIN thích bài này.
    nhanmap2004muabandoanhnghiep đã loan bài này
  7. Trongnguyen2710

    Trongnguyen2710 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2016
    Đã được thích:
    1.585
    Cuối năm mới có giá 25-27 cụ ạ
    muabandoanhnghiep thích bài này.
  8. MRushMore

    MRushMore Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    1.855
    Dòng P thường thì Q4 và Q1 rít mạnh hơn các quý khác. Canh nhặt dần P là đẹp rồi
    ~o)
    nhanmap2004, muabandoanhnghiepmeo63 thích bài này.
  9. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    Ký hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án mỏ khí Lô B
    10:09 | 18/05/2023

    - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: Tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) - Nhà điều hành dự án khí Lô B vừa ký kết hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án (PMSS) với các nhà cung cấp dịch vụ (Liên danh PSL Orion, Công ty CP Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam, Liên danh PV CHEM - Amoria Bond, Xí nghiệp Dịch vụ Đầu tư Khoan Dầu khí - thuộc Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - PVD).
    [​IMG]Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’
    [​IMG]Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Nhìn từ 6 nội dung kiến nghị của PVN, EVN
    Theo đánh giá của các bên liên quan tại lễ ký kết, thì hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án (PMSS) là một trong những bước quan trọng, mang tính tiền đề trong công tác chuẩn bị triển khai dự án khí Lô B.

    Tổng giá trị của các hợp đồng khung là trên 50 triệu USD cho toàn đời dự án (khi đi vào hoạt động).

    Trong thời gian qua, được sự chấp thuận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà đầu tư, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã và đang tích cực triển khai các công tác liên quan đến các gói thầu chính của dự án như EPCI#1, EPCI#2 (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt và chạy thử vận hành), với mục tiêu có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

    Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Bùi Vạn Thuận - Tổng Giám đốc PQPOC khẳng định: Năm 2023 là thời điểm quan trọng trong việc thúc đẩy và triển khai dự án, nhằm có dòng khí đầu tiên từ Lô B đúng tiến độ. Chính vì thế, PQPOC luôn chủ động và sẵn sàng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ PVN, cũng như các nhà đầu tư giao phó, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của dự án. Tập thể ban lãnh đạo và người lao động của Nhà điều hành luôn ý thức được tầm quan trọng, quy mô, giá trị kinh tế, cũng như nhiệm vụ chính trị của một dự án trọng điểm quốc gia để luôn tập trung cao độ trong các công tác triển khai đúng tiến độ các phần việc tại khâu thượng nguồn.

    Cập nhật tình hình hoạt động Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn của Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho biết: Hồi đầu tháng 4/2023, Ban chỉ đạo dự án phát triển khai thác dầu khí Lô B - Ô Môn (của PVN) đã có kết luận yêu cầu các đơn vị, các ban chuyên môn tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm đạt được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6/2023, nhằm bảo đảm tiến độ thi công (dự án thượng, trung nguồn) để đón dòng khí về bờ vào năm 2026.

    Gói thầu EPCI#1 (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt và chạy thử vận hành cụm giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở) nằm trên đường găng của cả dự án nói chung, cũng như dự án thượng nguồn nói riêng, các rủi ro đã được nhận diện, đánh giá là áp lực rất lớn cho Nhà điều hành trong việc đánh giá, thống nhất với nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.

    Để đạt được các mốc tiến độ theo mục tiêu kế hoạch, Ban chỉ đạo yêu cầu PQPOC quán triệt đến toàn thể CBCNV, đặc biệt cán bộ chủ chốt, cán bộ phụ trách từng lĩnh vực tập trung toàn thời gian (kể cả cuối tuần, ngày lễ) cho công tác đánh giá thầu cho đến khi hoàn thành kết quả đánh giá và đạt được phê duyệt của các bên liên quan, cũng như của Tập đoàn.

    Đặc biệt, yêu cầu các ban, đơn vị liên quan, các đối tác đầu tư nước ngoài thống nhất kế hoạch huy động nhân sự tham gia, giám sát quá trình đánh giá thầu để rút ngắn thời gian xem xét thẩm định, phê duyệt thầu, cũng như xử lý các tình huống trong đấu thầu (theo hướng giảm các thủ tục liên quan).

    Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn yêu cầu việc sớm cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và xây dựng dự thảo hướng dẫn về phân cấp trữ lượng đối với các đối tượng mỏ có điều kiện địa chất (như tại Lô B&48/95 và Lô 52/97) làm cơ sở để hoàn thiện các quy định liên quan v.v...

    Nguyên nhân chậm tiến độ Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn:

    Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các thủ tục liên quan đến Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn đã quá chậm trễ giải quyết. Một trong các nguyên nhân là các quy định chính sách không rõ ràng đã gây cản trở tiến độ.

    Chẳng hạn như dự án Nhiệt điện Ô Môn 3, thời gian thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư kéo dài trên 4 năm 6 tháng (các cơ quan quản lý nhà nước không xác định được cơ quan thẩm định nên “chuyền ban” cho nhau, chờ ban hành nghị định mới). Vì vậy, đối với dự án khí, để có được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6 năm nay nhằm bảo đảm tiến độ thi công và đón dòng khí về bờ vào năm 2026, sẽ còn rất nhiều phạm vi công việc cần phải làm.

    Cụ thể là hoàn tất đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại (hợp đồng mua bán khí, điện), phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nghiên cứu khả thi cho các nhà máy điện), cũng như các phương án thu xếp vốn vay cho các dự án thành phần của PVN và EVN.

    Đối với các cam kết thương mại, giá khí từ Lô B về đến cổng các Nhà máy Nhiệt điện khí Ô Môn được cho biết có thể tiệm cận tới hơn 14 USD/triệu BTU vào cuối năm 2026 - thời điểm dự kiến có dòng khí đầu tiên. Do đó, giá điện bình quân của Nhà máy Ô Môn 3, Ô Môn 4 sẽ ở mức cao hơn khá nhiều so với mức giá bình quân hiện nay và có thể gây khó khăn trong quá trình huy động phát điện (dù các nhà máy này không phải tham gia thị trường điện cạnh tranh).

    Đối với phê duyệt kỹ thuật (nghiên cứu khả thi các nhà máy điện), việc thay đổi thiết kế kỹ thuật để sử dụng nhiên liệu thay thế trong tương lai sẽ kéo theo thay đổi, theo hướng tăng chi phí đầu tư ban đầu.

    Đối với việc thu xếp vốn vay, trong bối cảnh Chính phủ không phát hành Bảo lãnh Chính phủ (GGU) nữa, thì đây sẽ là vấn đề rất khó khăn đối với PVN, EVN khi phải chứng minh hiệu quả kinh tế, cũng như cam kết Net zero theo tinh thần COP26 đối với các khoản vay ODA (từ Nhật Bản) và các định chế tài chính, ngân hàng quốc tế.

    Theo đó, các dự án nhà máy điện (khâu hạ nguồn) có vòng đời 25 năm, nếu tính từ thời điểm đón dòng khí về bờ năm 2026 thì đã vượt qua năm 2050, sẽ là một trong những thách thức đối với việc thu xếp vốn vay từ các ngân hàng quốc tế.

    Như chúng ta đều biết, vòng đời của dự án khâu thượng nguồn (theo phê duyệt FDP) là 23 năm. Vì vậy, ngay cả khi dự án được thông quan, PVN sẽ phải cấp bù khí cho các nhà máy điện những năm còn lại theo cam kết hợp đồng.

    Theo dự báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn sẽ còn rất nhiều phê duyệt có liên quan đến vốn nhà nước, từ đó phát sinh chậm trễ tiến độ. Do đó, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, các bộ, ngành, cũng như các nhà đầu tư cần phải có giải pháp tối ưu. Bởi Chuỗi dự án không chỉ đem lại lợi ích quốc gia (thông qua PVN, EVN), mà còn tạo dựng và tái khẳng định một môi trường đầu tư, hợp tác dầu khí nói riêng, cũng như kinh tế năng lượng nói chung năng động, chuyên nghiệp của thị trường Việt Nam thông qua các hợp tác liên Chính phủ và với các nhà đầu tư quốc tế./.

    BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

    => May quá..sáng nay nhặt thêm PVD giá 22 thêm ít hàng nữa rồi.....CHiều PVD có bơm tin hổ trợ rồi....hèn chi tiền vào sáng nay đè gom PVD là vậy....chiều VÚT BAY KHÔNG ANH EM? :drm1:drm1
    nhanmap2004, GVINninhngoc thích bài này.
    muabandoanhnghiep đã loan bài này
  10. GVIN

    GVIN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/07/2017
    Đã được thích:
    4.337
    Pvd chart 1h tạo 2 đáy. Hope vượt 23 nào
    muabandoanhnghiepnhanmap2004 thích bài này.

Chia sẻ trang này