PVI Invest chào sàn 2x ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nathanmr_84, 23/06/2010.

4406 người đang online, trong đó có 391 thành viên. 07:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 8481 lượt đọc và 181 bài trả lời
  1. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đang “đổ máu” - mấy thằng con trai làm kỹ thuật dùng từ nghe khiếp thế đấy! Tất cả tụi mình đều đang “trả tiền lại cho thị trường”. Mà tiền cứ ngày một vơi đều, y như người bị bệnh máu không đông, đứt tay không cầm máu được vậy!
    Gởi những thằng bạn thân thiết.
    Từ lúc lập quỹ của tụi mình đến giờ đã hơn 2 năm rồi phải không tụi bây? Tao post cái hình này cho tụi bây nhìn nè, để tụi bây thấy là tao đã rất tài tình lèo lái con tàu:
    [​IMG]
    Lúc tao nhảy vô chứng khoán, khoảng đầu 2006, thị trường là 400, ít hơn bây giờ. Sau đó, chứng khoán lên như diều gặp gió! Tụi mình vẫn thường bảo nhau như vậy, mọi lúc mình gặp nhau, trong bữa tiệc tân gia tao mời ở căn hộ Sky Garden tậu được nhờ trúng chứng khoán, trong những chầu cà phê sáng để hội của mình bàn bạc, trong tiệc thôi nôi con thằng Hưng…​
    Tụi bây vào sau tao, đúng hơn là tụi bây không biết tí gì về chứng khoán, nên tao toàn quyền quyết định việc dùng tiền của tụi bây mua gì, bán gì. Cả năm 2006, rồi 2007, nhờ cổ phiếu “trên sàn” lẫn “dưới sàn” (OTC), thằng Hưng đã mua được xe hơi chở thằng cu của nó đi chơi (tụi mình quá hiểu cảnh con nít khổ sở như thế nào giữa trùng trùng lớp lớp người xe của thành phố này mà). Thằng Tùng đã gom đủ tiền rước Hà về dinh, dù dinh của tụi nó là nhà hai bác ba má thằng Tùng (nhưng có phải mày đã đủ can đảm đi đặt tiệc cưới ở Sinh Đôi bằng tiền thắng chứng khoán không hả Tùng?). Rồi còn nhiều, nhiều nữa….
    Nghĩa là tụi mình cũng hưởng nhiều rồi phải không?
    Tụi bây nhìn thấy chưa? Cái mũi tên màu đỏ là VN-Index thời điểm hiện nay đó, bằng y lúc tao mới nhảy vào. Từ giữa năm ngoái, OTC bắt đầu đóng băng. Tụi mình thì đang ôm một khối lượng lớn cổ phiếu OTC ngân hàng, vàng bạc, xây dựng… cứ ngỡ là đang ôm vàng trong tay. Tao quay qua ngoảnh lại, trở tay không kịp, giờ vợ thằng Hưng luôn bảo vàng của tụi mình là giấy.
    Tao và tụi bây cũng khá thông minh (toàn dân kỹ thuật không mà lị), nhưng ở đời chẳng ai học được chữ ngờ! Có ai ngờ cổ phiếu ngân hàng ngày xưa là 15 chấm, nay là 0,8 chấm! Nếu hồi đó tụi mình “đẩy”, chắc giờ đứa nào cũng có một căn hộ ở Phú Mỹ Hưng hay Thảo Điền rồi! Nhưng vì lòng tham phải không tụi bây? Ôm. Giữ. Để rồi bây giờ? Hà có em bé, muốn rước bà ngoại lên vì ông bà nội đã quá già không thể phụ trông em, nhưng không thể để má Hà ở nhà sui gia được, tụi nó đành bấm bụng gởi Quỳnh Chi đi nhà trẻ. Em thằng Hưng đi du học. Ba má Hưng kêu nó đưa hơn chục ngàn đô làm bảo lãnh, cho em nó dằn túi, nó lè lưỡi trốn luôn.
    Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam “đổ máu” - mấy thằng con trai làm kỹ thuật thường dùng từ nghe khiếp thế đấy! Nhưng mấy chị vợ (cũng cùng trường) chẳng thèm nhắc chồng ăn nói cẩn thận, vì tất cả tụi mình đều đang “trả tiền lại cho thị trường”. Mà tiền cứ mỗi ngày mỗi vơi đều, y như người bị bệnh máu không đông, đứt tay không cầm máu được vậy! Mà tiền mất như vầy, chắc không giống đứt tay, mà là “đứt động mạch chủ” thì đúng hơn!
    Vậy đấy! Nhưng tụi bây chẳng thằng nào lên tiếng trách cứ tao cả! Ngoại trừ câu cửa miệng “vàng giấy” của vợ thằng Hưng, tao chẳng nghe ai phàn nàn gì thêm. Tụi bây (và cả vợ tụi bây) có làm sao không vậy? Thật lòng không trách tao à?
    Chắc tụi bây hiểu lòng tao. Vì mình đã cùng qua chinh chiến rồi phải không? Còn nhớ cuối năm ngoái, khi bắt đầu có tín hiệu đi xuống, tao đã phải lấy hết tiền lương trong 3 tháng của tao (cũng bộn à nghe) để trả lại nguyên vốn cho thằng Khanh. Tụi bây đã chửi nó quá trời (vì thằng Khanh vô sau, lúc đó chẳng còn lời được bao nhiêu, mình làm vụ nào chỉ có lỗ vụ đó mà thôi). Tụi bây không đòi rút vốn. Đến giờ, nhắm thấy gần như “chết chắc”, tao hỏi ý kiến tụi bây, tụi bây vẫn bảo: "Tụi tao giao cho mày, mày sao tụi tao vậy!" Cục vốn của tụi mình trước đây chia tỷ lệ bao nhiêu, khi nào giải thể hội, còn bao nhiêu chia lại đúng bấy nhiêu!
    Đừng có mơ hồ nữa nhé! Thằng Tùng hồi đó nếu đem tiền đi mua nhà chắc cũng đủ một căn, nay thì chỉ trả được tiền cọc đợt 1 thôi nhen “em”, rõ chưa?
    Vậy mà tụi bây cũng để yên cho tao?
    Thế nên tao mới nói, lúc này mới thấy rõ chân tình! Thật lòng cảm ơn tụi bây.
    Cái mũi tên màu đỏ tao vẽ trong đồ thị hồi nãy, tao ghi cái gì tụi bây đọc rõ chưa? Tao bảo “còn ở lại”, nghĩa là tao ở lại “chịu trận” với thị trường chứng khoán Việt Nam đấy! Tao chẳng biết sẽ là bao lâu. Hết cuối năm nay? Hết năm 2009? Hay ngủ đông 4 năm nữa như giai đoạn 2002-2006? Tao chẳng rõ. Nhưng cổ phiếu mình chọn toàn cổ phiếu tốt! Tụi mình vẫn đi làm, lương tháng cũng đủ nuôi vợ nuôi con, nên tao chưa hề có ý định chạy ra sàn đặt lệnh bán để giúp thêm một tay cho cái bảng điện tử “lệch hẳn”. Không biết có phải anh hùng thường hay làm vậy?
    Hôm nay bức xúc quá, lên viết cho tụi bây vài dòng. Giờ ngủ trưa của tao đó, chứ chẳng phải tao sung sướng ngồi rung đùi viết trong giờ làm việc đâu!
    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Blog/2008/05/3BA02526/
  2. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Đọc bài này mà thấy thêm cô độc.
    Anh chàng này ít nhất còn có những người bạn ở bên cạnh.
    Cùng đi qua những thăng trầm của thị trường giống mình.
    Lên voi xuống ch ó.
    Nhưng khác là mình luôn 1 roi 1 ngựa.
    Nhiều chuyện nặng đầu cứ đổ về.
    Ngày hôm nay là hành gì nhỉ?
    Hôm trước gặp thằng khốn môi giới.
    Tất nhiên mình ko vở đũa cả nắm.
    Nhưng đúng là có những thằng ...
    Nếu là thời ********* mình đã om xòm.
    Giờ thì vẫn nóng tính nhưng cho qua dễ hơn.
    Chặng đường dài còn ở phía trước.:)>-
  3. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Để ngăn chặn việc “làm giá” cổ phiếu ​
    [​IMG]

    Hiện tượng “làm giá” cổ phiếu đã trở nên phổ biến trên các sàn chứng khoán của Việt Nam.



    Nhiều mã cổ phiếu, đặc biệt tại sàn HNX, đã tăng kịch trần liên tục và sau đó giảm kịch sàn cũng liên tục, trái ngược hoàn toàn với xu thế biến động chung của thị trường.

    Ta gọi sự tăng/giảm giá cổ phiếu không bắt nguồn từ sự xuất hiện thông tin mới mà thuần tuý do sự tác động chủ ý của một nhóm người chơi thông qua giao dịch là hiện tượng làm giá cổ phiếu.
    Biên độ giao dịch tạo dễ dàng cho việc làm giá cổ phiếu

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu tại một thời điểm là giá của lượng cổ phiếu được giao dịch ở thời điểm gần nhất trước đó. Giá cổ phiếu được hình thành có thể đi cùng với một lượng cổ phiếu lớn được giao dịch hoặc chỉ rất ít cổ phiếu được giao dịch. Sự tăng hay giảm giá của một cổ phiếu nào đó được quyết định bởi các thông tin xuất hiện liên quan đến nó, bao gồm:
    (i) thông tin về bản thân doanh nghiệp, (ii) thông tin về ngành mà doanh nghiệp kinh doanh, (iii) thông tin về thị trường nói chung, và (iv) thông tin về “xu hướng dịch chuyển” của giá cổ phiếu. Loại thông tin thứ tư được thể hiện thông qua lượng cổ phiếu giao dịch các phiên trước đó, các lượng cổ phiếu đặt mua ở các giá thấp hơn so với mức giá đang giao dịch, và các lượng cổ phiếu đặt bán ở các giá cao hơn so với mức giá đang giao dịch.
    Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tốt, nếu không có thông tin nội gián, ba loại thông tin đầu sẽ xuất hiện công khai cho mọi nhà đầu tư. Các thông tin này có thể tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, từng nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ có cách diễn giải các thông tin đó theo cách riêng của mình và quyết định mình nên mua hay bán cổ phiếu liên quan ở các mức độ khác nhau.

    Quyết định đồng thời của các nhà đầu tư sẽ hình thành “xu hướng dịch chuyển” của giá cổ phiếu – tức làm xuất hiện loại thông tin thứ tư và đến lượt nó sẽ tác động đến các quyết định về giá của cổ phiếu. Nếu có nhiều nhà đầu tư muốn mua vào, giá sẽ có xu hướng tăng; và ngược lại, nếu nhiều nhà đầu tư muốn bán, giá sẽ có xu hướng giảm.
    Thông tin thứ tư ­– xu hướng dịch chuyển – rất quan trọng trong việc giao dịch cổ phiếu. Khi tham gia thị trường, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều có những vùng kỳ vọng nhất định cho cổ phiếu mình quan tâm (vùng mức giá sẵn sàng mua, vùng mức giá sẵn sàng bán, vùng thời gian nắm giữ, vùng tỷ lệ tiền mặt – cổ phiếu, cơ cấu đầu tư theo ngành nghề, v.v…). Các vùng kỳ vọng này được quyết định bởi đánh giá chủ quan của anh ta liên quan đến sự xuất hiện của các thông tin thuộc ba nhóm đầu.

    Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư bắt đầu hiện thực hoá các kỳ vọng của mình, luồng thông tin thứ tư xuất hiện và sẽ làm thay đổi vùng kỳ vọng của các nhà đầu tư so với ban đầu. Khi thấy càng có nhiều người sẵn sàng mua ở mức giá hiện tại, một người nắm giữ cổ phiếu sẽ có thể dừng việc bán cổ phiếu ở mức giá hiện tại (mức giá mà anh ta đã kỳ vọng) và chuyển sang đặt bán ở mức giá cao hơn.
    Nếu giả sử không có biên độ giá giao dịch, xu hướng dịch chuyển của giá cổ phiếu sẽ dừng ở một điểm cân bằng tạm thời nào đó. Đấy là điểm mà mức giá đã vượt qua vùng kỳ vọng (đã điều chỉnh) của rất nhiều người muốn mua và chạm tới vùng kỳ vọng (đã điều chỉnh) của rất nhiều người muốn bán. Sẽ có rất nhiều người bán, trong khi lượng người sẵn sàng mua sẽ ít đi, nếu giá được đẩy lên cao hơn. Giá cả sẽ dao động quanh ngưỡng này nếu như không có thông tin mới nào xuất hiện.
    Tuy nhiên, khi biên độ giá giao dịch được áp dụng tình hình sẽ khác đi. Khi mức giá chạm trần, các nhà đầu tư chỉ quan sát thấy xu hướng mua mà không thể quan sát được xu hướng bán. Những nhà đầu tư đáng lẽ ra sẵn sàng bán ở mức giá kịch trần sẽ có xu hướng cân nhắc lại việc bán cổ phiếu. Họ muốn đợi thêm thông tin về xu hướng dịch chuyển giá vào phiên sau để đưa ra quyết định. Sự cân nhắc này vô hình trung làm cho cung giảm ở thời điểm đó.
    Thái độ cân nhắc lại hành vi mua/bán của nhà đầu tư khi giá chạm trần và chạm sàn có thể được một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh khai thác để làm giá.

    Trong phiên, nhà làm giá (thường là một nhóm cấu kết với nhau để đảm bảo không ai nắm quá 5% cổ phiếu niêm yết của doanh nghiệp) có thể trực tiếp mua hoặc “nhồi sóng” để tác động vào xu hướng dịch chuyển giá cổ phiếu. Khi giá kịch trần họ sẽ “chốt trần”để củng cố xu hướng giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư đã đạt kỳ vọng bán.

    Khi càng có nhiều nhà đầu tư dịch chuyển kỳ vọng bán lên mức giá cao hơn, giá cổ phiếu sẽ càng được đẩy lên mức cao hơn. Ngoài ra, khi các nhà làm giá đã củng cố được xu hướng “thổi giá”, họ sẽ lôi kéo được nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào bên mua, làm cho chênh lệch mua – bán ngày càng lớn và càng khiến cho giá cổ phiếu được thổi lên các mức cao vô lý hơn nữa.
    Cần lưu ý rằng, nhà làm giá sở dĩ thành công được là vì họ tạo ra được cung và cầu ảo thông qua việc tác động vào thái độ của các nhà đầu tư khác chỉ nhờ việc nắm giữ một lượng không quá lớn cổ phiếu làm giá trong một thời gian. Vì hành vi đẩy giá của họ là nhằm mục đích bán (“thoát hàng”) khi giá được đẩy lên cao nên họ không thể nắm giữ quá nhiều cổ phiếu.
    Vì lẽ đó, các nhà làm giá sẽ chỉ thực sự tham gia vào thị trường ở giai đoạn gom cổ phiếu cũng như ở các thời điểm mà thái độ của nhà đầu tư dao động. Mong muốn không nắm giữ quá nhiều cổ phiếu nhưng vẫn làm giá được chính là điểm yếu cốt tử của nhà làm giá; và cơ quan quản lý có thể khai thác khía cạnh này để ngăn chặn hiện tượng làm giá.
    Tạo “vùng trắng” để ngăn chặn làm giá

    [​IMG]
    Trong điều kiện sàn chứng khoán áp dụng biên độ giao dịch như của Việt Nam thì thông tin về lượng dư mua trần và dư mua sàn có thể được nhà đầu tư khai thác để làm giá cổ phiếu.
    Giải pháp đề xuất để hạn chế hiện tượng làm giá trong điều kiện áp dụng biên độ giao dịch là tạo “vùng trắng” (tức không cung cấp các thông tin về lượng dư mua trần và dư mua sàn) cho nhà đầu tư trong phiên giao dịch. Cụ thể như sau (xem bảng trên):
    Các sàn giao dịch sẽ che thông tin về khối lượng giao dịch, trực tiếp và cũng như gián tiếp, đối với hai mức giá kịch trần/sàn và sát sau (trước) mức giá kịch trần bất cứ khi nào hai mức giá này xuất hiện trên màn hình (mức che “hai giá”).
    Một ví dụ minh hoạ được thể hiện trong hình: Một cổ phiếu A có mức giá trần là 31.800đ. Khi mức giá bán 31.700đ (hàng thứ hai, bảng Tạo “vùng trắng”) xuất hiện trên màn hình giao dịch thì thông tin về khối lượng đặt bán ở mức giá này sẽ bị che đi đối với mọi nhà đầu tư. Quy tắc này sẽ được áp dụng cho tất cả các hiển thị khác (các hàng từ thứ hai trở xuống), khi mức giá khớp tăng dần.
    Giải pháp này về cơ bản ngăn chặn được hiện tượng tạo cung – cầu ảo nhưng không ảnh hưởng đến vùng kỳ vọng thực của những người tham gia khi mức giá tiến dần đến biên độ. Những người thực sự muốn mua và bán ở mức giá trần không cần thiết phải biết khối lượng đặt mua và bán ở mức giá này bởi vì mức giá không thể tăng cao hơn trong phiên.

    Đối với họ kỳ vọng sẽ được thoả mãn khi lệnh được khớp. Đối với nhà làm giá, khả năng tạo cầu ảo của anh ta sẽ bị hạn chế. Anh ta sẽ không dám mạo hiểm chốt lệnh bởi vì lệnh đặt mua ảo của anh ta có thể trở thành lệnh mua thật trong khi anh ta không biết tác dụng của lệnh mua này đối với thái độ của các nhà đầu tư khác.
    Mức che hai giá nên được lựa chọn vì che ba giá sẽ làm mất đi khá nhiều thông tin về xu hướng dịch chuyển giá. Trong khi mức che một giá có thể không đủ lớn để ngăn chặn nhà làm giá thực hiện các hình thức thăm dò nhằm nắm bắt được thái độ của các nhà đầu tư khác.
    Theo Đinh Tuấn Minh
    Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách,
    Đại học Kinh tế, đại học quốc gia Hà Nội
    SGTT


    Link: http://cafef.vn/20100723093416548CA3...a-co-phieu.chn

    Thằng nào chẳng làm giá.
    Nơi nào trên quả đất tròn này chẳng làm giá.
    Đọc qua tưởng có ý tốt.
    Thực ra là bọn tổ chức đập nồi cơm của bọn lái nhỏ cả.
    Giờ có những hội cóc thèm oánh theo tổ chức nữa.
    Tự tạo sóng và chén.
    Cơ mà chúng mày thế là ko đc.
    Phần bánh chúng mày ăn thêm là cướp của bọn anh.
    Chúng mày liệu hồn.
    Đại ý bài viết là vậy.
  4. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/07/3BA1E6BC/
    Khả năng kiếm tiền trong hoàn cảnh khó khăn là tiêu chí được hãng tin kinh tế CNBC đặt lên hàng đầu khi chọn ra danh sách 10 nhà đầu tư xuất sắc nhất trong lịch sử tài chính.
    [​IMG]
    Jesse Livermore
    Nghề nghiệp: Nhà đầu tư cá nhân
    Thành tích nổi bật: Kiếm bộn tiền ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 1929.
    Với biệt danh “kẻ đầu cơ”, Jesse Livermore là một trong những người hiếm hoi hưởng lợi trong cả cơn ác mộng năm 1907 và cuộc Đại khủng hoảng năm 1929. Số tiền 100 triệu USD mà Livermore có được tại thời điểm đó là một tài sản khổng lồ.
    Triết lý đầu tư của Livermore hiện vẫn được nhiều người sùng bái: “Hãy đổ tiền vào khi thị trường thuận theo triết lý của bạn nhưng phải biết cắt lỗ thật nhanh”. Ông mất năm 1940 ở tuổi 67.

    [​IMG]
    George Soros
    Nghề nghiệp: Chủ tịch Công ty quản lý quỹ Soros Fund Management
    Thành tích nổi bật: Kiếm một tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Anh.

    Sinh ngày 12/8/1930 tại Budapest (Hungary), Soros lớn lên dưới bóng đen của chế độ phát-xít và đến với lĩnh vực đầu tư một cách khá tình cờ. Thế giới bắt đầu biết đến Soros vào năm 1992 khi ông kiếm được một tỷ USD nhờ vào việc đặt cược vào sự mất giá của đồng bảng Anh. Người đàn ông với biệt danh “kẻ phá hoại ngân hàng trung ương Anh” hiện là ông chủ của Quỹ đầu tư Soros, vốn được so sánh với một con kền kền, chuyên kiếm ăn từ xác chết của các doanh nghiệp hay thậm chí là các nền kinh tế.

    [​IMG]
    Paul Tudor Jones
    Nghề nghiệp: Người sáng lập và Chủ tịch của Tudor Investment Corporation
    Thành tích nổi bật: Tiên đoán về Ngày thứ 2 đen tối vào năm 1987.

    Khi còn là môi giới của EF Hutton, Paul Tudor Jones đã nổi tiếng khi tiên đoán được sự kiện Ngày thứ 2 đen tối của Thị trường chứng khoán New York năm 1987. Với dự đoán này Jones đã giúp khách hàng của mình nhân đôi tài khoản chỉ trong một ngày. Tính đến hết năm 2009, bản thân ông cũng đã sở hữu tài sản lên tới 6,3 tỷ USD và là Chủ tịch quỹ Robin Hood Foundation chuyên làm từ thiện, chống lại đói nghèo tại New York.

    [​IMG]
    James "Jim" Simons
    Nghề nghiệp: Người sáng lập Renaissance Technologies
    Thành tích nổi bật: Áp dụng mô hình toán học vào kinh doanh một cách xuất sắc.

    Từng là nhà toán học, chuyên gia giải mã và cũng là tay chơi poker khét tiếng một thời, Jim Simons được xem là một trong những người đi tiên phong trong việc vận hành các mô hình toán học vào kinh doanh. Quỹ đầu tư của ông hiện vẫn cho lợi nhuận hàng năm khoảng 30% cho dù Simons đã nghỉ hưu từ đầu năm 2010.

    [​IMG]
    Nicolas Darvas
    Nghề nghiệp: Nhà đầu tư cá nhân
    Thành tích nổi bật: Phát triển lý thuyết BOX về việc lựa chọn cổ phiếu.

    Từng là một vũ công nổi tiếng, Darvas đến với tài chính một cách tình cờ và hoàn toàn tự tích lũy kinh nghiệm đầu tư. Darvas nổi tiếng tại Phố Wall vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước nhờ thành tích biến 10.000 USD thành 2 triệu USD trong vòng 18 tháng. Thành tựu nổi bật của ông là phát triển BOX, lý thuyết chọn cổ phiếu vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay.

    [​IMG]
    John Paulson
    Nghề nghiệp: Chủ tịch Paulson & Co
    Thành tích nổi bật: Thoát khỏi thị trường ngay trước cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ.
    Là một trong những người hiếm hoi nhận ra cuộc khủng hoảng nhà đất đang đến gần vào năm 2006, Paulson đã kiếm lời đủ trước khi rời khỏi thị trường. Đặt cược cho các tài sản mạo hiểm và các định chế tài chính, Paulson đã kiếm được khoảng 15 tỷ USD cho các nhà đầu tư.

    [​IMG]
    Steve A. Cohen
    Nghề nghiệp: Người sáng lập SAC Capital Partners
    Thành tích nổi bật: Trở thành “thương gia quyền lực nhất Phố Wall" theo bình chọn của BusinessWeek.
    Cohen nổi tiếng vì khả năng kiếm tiền trong mọi điều kiện của thị trường. Tính đến hết năm 2009, số tiền Cohen kiếm được đã lên tới 11,4 tỷ USD.

    [​IMG]
    Ken Griffin
    Nghề nghiệp: CEO của Citadel Investment Group
    Thành tích nổi bật: Điều hành thành công một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.

    Ken Griffin khởi nghiệp bằng việc sáng lập và điều hành 2 quỹ đầu tư ngay trong trường Harvard. Tại Citadel, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, Griffin hiện quản lý tổng tải sản lên tới 13 tỷ USD và có lượng giao dịch mỗi ngày tương đương 3% thanh khoản của Thị trường chứng khoán New York.

    [​IMG]
    Jim Rogers
    Nghề nghiệp: Đồng sáng lập Quỹ Quantum
    Thành tích nổi bật: Mang lại cho Quỹ lợi nhuận 4.200% trong 10 năm.
    Cùng với George Soros, Rogers là đồng sáng lập của Quỹ Quantum Fund và giúp quỹ này có lợi nhuận 4.200% trong vòng 10 năm đầu, chủ yếu nhờ việc kinh doanh trên thị trường giao dịch hàng hóa.

    [​IMG]
    John D. Arnold
    Nghề nghiệp: Sáng lập Centaurus Advisiors
    Thành tích nổi bật: Trở thành một trong những trùm kinh doanh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.
    Với tài sản 2,7 tỷ USD, người đàn ông ngoài 30 tuổi này là một trong những tỷ phú trẻ nhất tại Mỹ. Arnold đã mang lại cho hãng Enron 750 triệu USD vào năm 2001 và mang lại cho bản thân khoảng 2 tỷ USD nhờ kinh doanh năng lượng trong vòng gần 10 năm qua.
  5. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Nathan nhiều tâm sự gớm
    có hàng ngon anh em giao lưu đê
  6. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    bác lại chơi xóm em [r2)][r2)][r2)][r2)]
    em vẫn theo HPB với PTS thôi
    đang nghía 1 con hàng đc phím
    nếu bác hứng thú thì pm cho em[:D]
    vào tí tẹo lấy cảm giác
    PTS khả năng đánh chạm sát 50 nếu VNI tốt đó bác
    hàng lởm HPB em đang nhục với nó đây
    vừa đọc qua nhận định thị trường tuần sau của bọn CTCK mà oải
    bọn này chắc sọc hàng chưa cover lại kịp nên toàn chim lợn[r23)]
  7. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    tin làm gì ba cái nhận định đó

    TT này chọn lọc hàng ngon nhập từ tốn
    PTS ngon ghê [r24)]

    :)>-:)>-:)>-
  8. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    đọc xem chơi mà bác
    PTS em theo mấy tháng nay rồi [r2)][r2)][r2)]
    sóng từ tháng 3 đến 5 ăn đc DXV
    từ tháng 6 đến giờ chủ yếu chén đc PTS \:D/
  9. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    tối nay dạy về bị tập kích
    tự dưng rơi vào thế bị động
    ôi cái cuộc đời này
    chẳng lẽ lúc nào cũng phải đề phòng
    chúng mày phải hiểu thầy thì vẫn là thầy
    chúng mày ko thể gọi tao là thằng đc
    nếu muốn tiền tao đã ko mất 2h bã bọt mép để đứng giảng như vậy
    say chút mod thông cảm
  10. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Một nhóm NĐT hoặc các tổ chức hợp tác với nhau có khả năng tác động đến giá CP có thể xem là một “đội lái”. Vị thế của các “đội lái” được phân chia theo tầm ảnh hưởng trên thị trường, mối quan hệ và nguồn vốn. Chính vì vậy để khẳng định tên tuổi cũng như dằn mặt đối thủ cạnh tranh, đã xảy ra không ít cuộc chiến giữa các "đội lái".
    ffice:eek:ffice" />Những NĐT có kinh nghiệm đều nhận xét: So với trước, các “đội lái” hiện giờ có kế hoạch bài bản hơn, thậm chí còn có cả kế hoạch B nếu kế hoạch A đổ bể. Các “đội lái” biết PR, tạo dựng uy tín cho mình, thường gửi tin nhắn hoặc gọi điện cho NĐT với nội dung gây sốc như: “5 phút nữa tăng trần”, “Đầu giá sàn cứ mua, cuối phiên sẽ trần”, hoặc “Anh muốn mua bao nhiêu để mai em đẩy hàng ra?”.
    Chỉ vài lần như vậy, NĐT cá nhân sẽ bị thu phục trước cách thể hiện có vẻ “anh cả” của “đội lái”. Rủi ro lớn nhất đối với các “đội lái” trước đây chính là diễn biến thất thường của thị trường chung, nhưng hiện nay các đội này cũng đã tìm ra được cách khắc chế.
    Thay vì đánh CP tăng nóng, tại những thời điểm thị trường lình xình các “đội lái” sẽ chủ động cho CP đi ngang để tạo ra tâm lý CP được giữ giá. Khi một mặt bằng giá mới đã được tạo thành, nếu thị trường chung diễn biến tiêu cực, CP cũng giảm không quá sâu.
    Như trường hợp CP S. được đồn sẽ đánh từ 3.0 lên 7.5 và giai đoạn 2 sẽ từ 7.5 lên đến 10.0. Nhưng khi tiến lên đến 6.0, diễn biến của thị trường không thật thuận lợi, dường như đã có động thái kìm giá của các “đội lái” và chờ đợi CP điều chỉnh giá do phát hành CP ưu đãi xuống chỉ còn hơn 2.0.
    Tại mức giá khá hấp dẫn này, CP S. lại có hàng loạt phiên tăng lên đến 3.5. Trong trường hợp này, thay vì xả hàng bằng mọi giá, “đội lái” đã khá bản lĩnh khi ôm lại CP để đánh lên lại và bắn tin ra ngoài sẽ đánh CP trở về mức giá 5.0. Hoặc như trường hợp của một CP nóng trong họ Dầu khí, khi đang được đẩy lên ngon trớn thì thị trường chung điều chỉnh.
    Thay vì vung tiền ra để đỡ giá CP, “đội lái” CP đã chấp nhận để CP giảm trở lại, chờ khi thị trường đảo chiều mới bung tiền ra để đánh lên tiếp. Điều này một mặt hạn chế được nguồn cung CP ra thị trường, tránh việc giá bị giảm quá sâu; mặt khác, mua 1 triệu CP với giá đáy để đẩy CP lên sẽ hiệu quả hơn so với việc bỏ ra nhiều tiền hơn để đỡ CP với giá cao.
    Những cuộc thanh trừng
    Mới đây, NĐT đã rỉ tai nhau về một vụ dằn mặt giữa hai CTCK trong việc đánh lên một CP thuộc nhóm ngành bất động sản. Thông thường trước khi đánh lên một CP nào đó, các “đội lái” chuyên nghiệp sẽ phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp xem có một “cá mập” ẩn mình nào không.
    Nếu có, “đội lái” sẽ tiến hành thương lượng với “cá mập” đó để tránh trường hợp bị đánh úp. Thế nhưng có một CTCK đã gom mua CP mà không thương lượng vì tưởng rằng đã mua hết số CP từ đối thủ bán ra. Rốt cuộc, sau khi đánh lên được vài phiên, CTCK này đã bị CTCK đối thủ xả hàng rất mạnh, kèm theo thị trường chung đang diễn biến không thuận lợi, nên CP đã giảm về dưới cả mức giá trung bình mua vào.
    Một trường hợp khác là tin đồn về việc 4 CTCK liên minh để đánh CP T. tăng giá. Cả 4 CTCK này đã thỏa thuận với một “cá mập” để không bị rơi vào tình trạng xả hàng. Kết quả là CP T. này đã tăng giá được 3 phiên nhưng sang đến phiên thứ tư, một lượng hàng từ “cá mập” kia đã được tung ra ồ ạt và CP T. đã giảm từ mức giá 4.0 xuống dưới 3.0 nên cả 4 CTCK phải ôm hàng.
    Theo nhận định của giới đầu cơ, các “đội lái” thường có vốn liếng tính bằng nghìn tỷ đồng và được dẫn dắt bởi các “chủ tướng” có số má hẳn hoi. Nhưng hiện nay, với việc số lượng CP tăng lên, các “đội lái” cũng trở nên đa dạng hơn.
    Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết chỉ có vốn hóa 200-300 tỷ đồng, nên một nhóm NĐT cá nhân bỏ tiền ra đã có thể tác động đến giá CP hoặc thâu tóm. Nhiều “đội lái” vì quá hăng máu đã sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao để đẩy CP, nhưng khi thị trường chung điều chỉnh, đã phải lãnh quả đắng vì CP bị bán ra sụt giảm thê thảm.
    Hiện nay một số “đội lái” mới nổi cũng khiến những anh cả kỳ cựu “ngứa mắt” và tất yếu những cuộc dằn mặt đã xảy ra. Một số “đội lái” tân binh mặc dù vốn mỏng nhưng lại thích thể hiện mình nên đã sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ rất lớn để đánh CP, điều này đã tạo ra áp lực cho chính các “đội lái”.
    Thế mạnh của “đội lái” là tỷ lệ đòn bẩy có thể lên đến 10-15 lần, nắm được điều này các đối thủ khác bằng nhiều cách đã tìm được nguồn hàng cho riêng mình. Sau đó đợi các “đội lái” tân binh say máu đánh CP tăng hỗn được vài phiên sẽ tiến hành xả hàng thật lực.
    Với nguồn vốn tự có khá mỏng, các “đội lái” tân binh đã không thể chịu nổi cơn lũ xả hàng của các đối thủ. Trong nhiều trường hợp, “đội lái” cũng là tác nhân khiến CP không thể tăng giá được. Nhiều NĐT hễ xem thấy cơ cấu của DN nào có tên của một CTCK là lập tức tránh xa, vì chỉ cần có một “đội lái” khác nhảy vào đánh lên sẽ bị CTCK này đem hàng xả ra hàng loạt.
    bài này hay quá
  11. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Chiều thứ 6 nhận được tin ACB nâng lãi suất tiết kiệm mình đã cảm thấy có chuyện.
    Y như rằng thứ 7 cn, cafef chim lợn.
    Một loạt các nhận định bi quan được đưa ra từ bọn môi giới CTCK. Đáng chú ý mấy phiên gần đây có FPTS.
    Sáng thứ 2, cầm đầu bên đánh xuống, SSI đã thọc sâu vào dư mua.
    VNI mất mốc 500.
    Cá ăn kiến? kiến ăn cá?

Chia sẻ trang này