PVI Invest chào sàn 2x ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nathanmr_84, 23/06/2010.

4157 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 07:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 8478 lượt đọc và 181 bài trả lời
  1. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Vốn tiếp tục bơm ròng qua OMO
    29/07/2010 12:26 (GMT+7)


    [​IMG]
    Lượng vốn bơm qua OMO những tuần gần đây theo cập nhật của một công ty chứng khoán (đơn vị: tỷ đồng, mốc xác định theo ngày kết thúc tuần).​

    Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước liên tục được bơm ròng qua thị trường mở (OMO) và có định hướng tiếp tục tăng cường

    Theo thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, để đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20% - 25%.

    Trong thời gian tới, nhà điều hành đưa ra định hướng điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần. Một trong những biện pháp được đưa ra là tăng lượng tiền cung ứng, tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý.

    Trước đó, đầu năm 2010, đặc biệt trước và sau Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Cụ thể, từ ngày 23/12/2009, cơ quan này đã tăng cường hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày, kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày (hiện có thêm kỳ hạn 14 ngày). Lãi suất qua kênh hỗ trợ này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và phổ biến còn khoảng 7% - 7,3% ổn định suốt thời gian qua.

    Cho đến nay, hoạt động của thị trường mở vẫn tiếp tục duy trì 2 phiên mỗi ngày. Khối lượng trúng thấu loạt phiên trong khoảng 2 tuần trở lại đây liên tục duy trì ở mức cao, từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trong tháng 3 trở đi phổ biến là khối lượng thấp, dưới 1.000 tỷ đồng, một số phiên đạt từ 4.000 - 6.000 tỷ đồng, cá biệt đột biến tới 12.000 tỷ đồng (phiên thứ 93, ngày 22/3).

    Bên cạnh sự duy trì khối lượng trúng thầu ở mức cao, hai tuần trở lại đây cho thấy những phiên đấu thầu cuối tuần vẫn giữ ở mức cao, thay vì phổ biến ở thấp trong những tháng trước.

    Tuy nhiên, từ trước đến nay, dữ liệu và kết quả giao dịch, lượng vốn bơm ra và hút về qua OMO tại các thời điểm cụ thể và định kỳ không được công bố rộng rãi; ngoại trừ những con số tổng kết tại một thời điểm nào đó theo phát ngôn của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, hay các tài liệu tổng kết công bố chính thức.

    Thời gian gần đây, khi đưa vào hoạt động cổng thông tin mới, thông tin về hoạt động đấu thầu và kết quả đấu thầu trên thị trường này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cập nhật khá đều, nhưng không phản ánh rõ diễn biến của nguồn vốn.

    Tuy nhiên, qua một số kênh, một số tổ chức đầu tư vẫn cập nhật khá đều những dữ liệu trên, tạo thêm thông tin tham khảo cho thị trường. Việc cập nhật này đi cùng với ràng buộc về thông tin nguồn, nên có thể hạn chế ở khả năng phổ biến rộng.

    Và theo theo cập nhật từ một số công ty chứng khoán uy tín, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì trạng thái bơm ròng vốn qua OMO trong suốt 3 tháng qua.

    Cụ thể, trong bản tin cập nhật tới nhà đầu tư đầu tuần này, một công ty chứng khoán cho biết: “Việc nới lỏng tiền tệ trong thời gian gần đây được thấy rõ hơn qua việc Ngân hàng Nhà nước đang bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua OMO. Mức bơm ròng trong tháng 5 là 19 nghìn tỷ, tháng 6 là 9 nghìn tỷ và 3 tuần đầu tháng 7 là xấp xỉ 10 nghìn tỷ”.

    Trong khi đó, bản tin hỗ trợ nhà đầu tư của một công ty chứng khoán khác lại cho biết chi tiết hơn diễn biến lượng tiền bơm qua thị trường này, kết quả qua các tuần gần đây.

    Theo nguồn tin trên, trong tuần kết thúc vào ngày 28/5, lượng vốn bơm qua OMO là -7.275 tỷ đồng; tượng tự các tuần kết thúc vào các ngày 4/6 là 5.783 tỷ đồng, ngày 11/6 là 113 tỷ đồng, ngày 18/6 là -1.556 tỷ đồng, ngày 25/6 là 5.142 tỷ đồng, ngày 2/7 là 1.554 tỷ đồng, ngày 9/7 là 1.849 tỷ đồng, ngày 16/7 là -278 tỷ đồng và tuần gần nhất kết thúc vào ngày 23/7 là 5.597 tỷ đồng.

    Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, trong đó Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người điều hành hoạt động thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

    Sau khi liên tục bơm ròng, qua những dữ liệu từ các tổ chức trên, Ngân hàng Nhà nước định hướng sẽ vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động thị trường này, tăng cường nguồn vốn hỗ trợ và xem đó là một trong những giải pháp để tiếp tục thực hiện chủ trương hạ dần lãi suất và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

    MINH ĐỨC
    tháng 5 OMO 19k tỷ rực trời hoa phượng đỏ
    tháng 6 OMO 9k tỷ xanh nhẹ
    tháng 7 OMO 10k tỷ thị trường tìm về mốc 491 1 phiên ngày 28/07, ngay trong ngày OMO 10k tỷ.
    ngày 29 tháng 07 năm 2010 thị trường bật tăng lúc đầu phiên liên tục sau đó lại giảm trở lại với trò mèo tại SSI và STB. nhiều bà con sợ bulltrap đã cutloss. cuối phiên thị trường lại đc kéo lên xanh.
    tháng 8 sẽ như thế nào ? >:)
    PTS cuối phiên lại xuất hiện lệnh nháo bài 10k. tốc độ vào lệnh chớp nhoáng.
  2. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
  3. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
  4. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Thống kê của 1 bác trên F319
    - 31.7.2009 : Vnindex 450 -----------> đỉnh 633 tháng 11
    - 31.7.2008 : VNi 447 ----------> đỉnh 568 ( ngay trong tháng 8 )
    - 31.7.2007 : VNi 905 ----------> đỉnh 1107 tháng 11
    - 31.7.006 : VNi 431 ----------> đỉnh 1178 tháng 3/2007
    - 31.7.2005 : Vni 245 ----------> đỉnh 612 tháng 4 ( năm sau)
  5. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    TTCK hay sới bạc?
    Thứ Sáu, 30.7.2010 | 09:03 (GMT + 7)
    (LĐ) - TTCK Việt Nam từ đầu năm đến nay giảm khoảng 5%, một mức tăng trưởng đáng thất vọng. NĐT theo trường phái đầu tư dài hạn, đa số không có được mức lợi nhuận bằng gửi tiết kiệm. Trong khi đó, vô số CP tăng giá không thể giải thích dựa trên những yếu tố cơ bản nhất.

    Một CTCK đã phải nhận định trong báo cáo hàng ngày rằng “một thời gian dài đầu tư theo dòng tiền đầu cơ dẫn dắt vào các CP thiếu các yếu tố cơ bản, khiến thị trường đang mất dần niềm tin và TTCK đang diễn ra giống như một sới bạc nhiều hơn là một kênh đầu tư”.
    Điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn vào hàng loạt CP được “bơm thổi” lên mức giá trên trời, nhưng hoàn toàn thoát ly khỏi giá trị cơ bản của DN. Chẳng hạn VKP từ tháng 5 đến nay có tới hai đợt tăng với tỉ lệ tăng tương ứng 36% và 30,3%. Trong khi DN này lỗ cả hai quý đầu năm với mức -8,9 tỉ đồng và -12,1 tỉ đồng. Cả năm 2009, Cty này đã lỗ 50,3 tỉ đồng. TRI trước khi ra tin lỗ quý thứ bảy liên tiếp cũng kịp tăng 67%. TLT tăng đến 90% trong tháng 5 và 6, được giải thích là nhờ kỳ vọng quý II lãi to, nhưng thực tế chỉ là 2,06 tỉ và lũy kế 6 tháng vẫn lỗ hơn 1,3 tỉ đồng. PTM tăng 68% “nhờ” 4 quý lỗ liên tục từ năm 2009...
    Hàng loạt CP có nền tảng cơ bản chẳng có gì triển vọng, nhưng nếu đầu cơ thì mức lợi nhuận lại khó tưởng tượng nhờ “yếu tố thị trường”. Thực tế do TTCK lình sình đi ngang quá lâu nên một bộ phận vốn đầu cơ chuyển sang chiến thuật “ăn quẩn” ở những con sóng nhân tạo một cách thô thiển. Tuy nhiên, điều này lại đánh trúng tâm lý “tham lam” của số đông NĐT đang “bí” cách kiếm lời trên thị trường và phong trào đầu cơ theo các “đội lái” trở nên ngày càng rầm rộ. Dòng vốn đầu cơ khi thoát khỏi một CP để tìm kiếm địa chỉ mới đều bỏ lại đằng sau một “bãi chiến trường” tan hoang và giá rơi tự do.
    Bất kỳ ai tham gia thị trường hằng ngày đều hiểu rất rõ yếu tố làm giá trong các diễn biến tăng như vậy. Làm giá là vi phạm pháp luật, nhưng khó có thể xử phạt hay hạn chế. Điều đó khiến NĐT có cảm giác cơ quan quản lý đang bất lực trước hiện tượng này. Niềm tin đang ngày càng bị xói mòn.
    Để hạn chế các hiện tượng làm giá, điều quan trọng nhất là phải khiến NĐT tự ý thức được rủi ro. Không gì tốt hơn và dễ dàng hơn là công khai tối đa thông tin liên quan đến các CP tăng giá bất thường. Hầu hết NĐT cho rằng các bản giải trình thông tin của DN khi CP tăng trần quá 5 phiên đều hời hợt và vô nghĩa.
    Đã đến lúc cơ quan quản lý phải đưa ra yêu cầu giải trình chi tiết hơn. Cụ thể, có thể yêu cầu DN điền đầy đủ các thông tin sau: DN có hợp đồng giá trị lớn nào mới ký kết trong vòng 1 tuần/tháng vừa qua (hoặc sắp tới) hay không; DN có chuẩn bị đưa vào khai thác/thực hiện dự án nào mới có khả năng đem lại lợi nhuận mà trước đó chưa có hay không; DN có triển vọng đạt được nguồn thu bất thường nào trong thời gian tới hay không (chẳng hạn định giá lại tài sản, bán tài sản, chuyển nhượng dự án, thu hồi vốn góp)...
    Tất cả các CP tăng giá bất thường đều dựa trên nguyên lý tạo kỳ vọng cho NĐT. Để tạo được kỳ vọng tăng giá, phải xuất phát từ kỳ vọng thông tin lợi nhuận và kỳ vọng giá tăng thực tế trên thị trường (làm giá lên). Tạo kỳ vọng thông tin thường bắt nguồn từ các tin đồn về DN có khả năng lợi nhuận đột biến. Do đó nếu nắm được thông tin chính thống một cách nhanh chóng, NĐT sẽ cảnh giác với các thông tin được “bơm thổi” vô tội vạ trên các diễn đàn.
    Về giải pháp kỹ thuật, đã đến lúc cả hai sàn công bố đầy đủ tất cả các mức giá chào mua chào bán đối với một CP. Hiện tượng che giá diễn ra phổ biến hằng ngày do bảng điện chỉ hiện 3 mức chào mua, 3 mức chào bán. Hạn chế này tạo điều kiện cho hiện tượng làm giá vào các phiên khớp lệnh định kỳ.
    Đối với các CP tăng trần và có khối lượng đặt mua trần nhiều phiên liên tục quá 2 phiên, kết thúc ngày giao dịch, các sở có thể công bố số lượng các tài khoản đặt mua giá trần và số lượng tài khoản chiếm trên 50% tổng khối lượng đặt mua giá trần. Thông thườn các “đội lái” liên kết với nhau qua một số tài khoản để chặn mua khối lượng lớn trong thời gian đầu. Chỉ khi giá đã tăng cao, hoạt động làm giá mới trở nên “bình thường” nhờ lôi kéo được các NĐT khác tham gia.
    Nam Nguyễn

  6. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Phần chìm đang nổi

    (TBKTSG) - 1. Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần ở TPHCM như đang ngồi trên đống lửa. Mấy tháng trước, một tập đoàn nhà nước hứa sẽ góp vốn và trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này trong đợt tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng, nhưng mới đây họ đã từ chối.

    >> Dấu hiệu tảng băng trôi
    Lý do là họ thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 5-2-2009, theo đó vốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của công ty nhà nước chỉ được một đơn vị/lĩnh vực. Bây giờ, tổng giám đốc nọ được hội đồng quản trị giao nhiệm vụ phải tìm được người mua ít nhất 25% số vốn điều lệ mới của ngân hàng. Ai mua? Mua với giá nào? Họ sẽ hỗ trợ ngân hàng ra sao?... toàn những câu hỏi “nhức đầu”!
    Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước mới là những người “đau đầu” hơn cả. Họ có hai năm kể từ ngày 25-3-2009 (là ngày Nghị định 09 có hiệu lực) để tiến hành thoái vốn, giảm bớt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, đưa chúng trở về đúng mức quy định. Từ nay đến thời điểm đó, các công ty nhà nước còn tám tháng để xử lý. Nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng, và các khoản đầu tư là vào doanh nghiệp niêm yết, thì họ còn thời gian rảnh rang. Nhưng phần lớn các khoản đầu tư ra ngoài ngành thuộc thị trường OTC, lập công ty mới, góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh, nên chuyển nhượng vốn góp không dễ dàng, nhất là ở những đơn vị mới đi vào hoạt động, chưa có lợi nhuận. Giám đốc tài chính của một tập đoàn tầm cỡ nói: “Từ năm ngoái chúng tôi đã rà soát, đã thoái dần những khoản đầu tư không nằm trong ngành nghề kinh doanh chính. Nhưng không phải cứ muốn là thoái được”. Khó nhất, theo quy định tại khoản 5, điều 12 của Nghị định 09 là “công ty nhà nước không góp vốn hoặc mua cổ phần của quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán”. Trong số hàng trăm công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đang tồn tại, có không ít đơn vị nhận được sự góp vốn của cổ đông nhà nước dưới hình thức khác nhau, kể cả sự góp vốn của công ty con của các tập đoàn.
    Phải thoái vốn những khoản đầu tư có thể chứa đựng nhiều rủi ro là việc cần làm. Song ngay cả những khoản đầu tư không có rủi ro công ty nhà nước cũng phải xem xét hạn chế. Khoản 7, điều 12 Nghị định 09 định nghĩa rất rõ các hình thức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước, trong đó có mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi. Điều này có nghĩa với các tập đoàn nhà nước có nguồn thu lớn, việc đầu tư vào trái phiếu, công trái cũng phải tính toán để làm sao toàn bộ các khoản đầu tư ngoài ngành (kể cả trái phiếu, công trái) chỉ được đến giới hạn tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư.
    Một khó khăn khác mà các công ty nhà nước có mức đầu tư ra ngoài ngành vượt quy định đang phải đối mặt là chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính “không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán” (khoản 4a, điều 16). Đối với những khoản đầu tư tại công ty niêm yết, phương thức bán được quy định là khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận, giá bán “không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán” là khả thi. Nhưng với các khoản đầu tư vào công ty chưa niêm yết, mà giá bán cũng phải tuân thủ quy định trên, thì người bán chịu chết vì không biết xác định giá thị trường tại thời điểm bán như thế nào cho phù hợp.



    window["aa_rrP1"] = new RadRotator('aa_rrP1',1);window["aa_rrP1"].AutoAdvance = 1;window["aa_rrP1"].FrameTimeout = 10000;window["aa_rrP1"].RotatorMode = 'Slideshow';window["aa_rrP1"].NumberOfFrames = 1;window["aa_rrP1"].PauseOnMouseOver = 1;window["aa_rrP1"].HasTickers = 0;window["aa_rrP1"].FrameIdArray = new Array('aa_rrP1_frame0');window["aa_rrP1"].UseRandomSlide = 0;window["aa_rrP1"].UseTransition = 1;window["aa_rrP1"].UseRandomEffect = 1;window["aa_rrP1"].TransitionStrings = new Array('progid:DXImageTransform.Microsoft.Barn( motion=out,orientation=vertical)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Blinds( Bands=10,direction=up)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Checkerboard( Direction=right,SquaresX=2,SquaresY=2)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Fade(Overlap=1.00)','progid:DXImageTransform.Microsoft.GradientWipe(GradientSize=0.25,wipestyle=0,motion=forward)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Inset()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Iris(irisstyle=PLUS,motion=out)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Pixelate(MaxSquare=50)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RadialWipe(wipestyle=CLOCK)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomBars()','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomDissolve()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Slide(slidestyle=HIDE,Bands=1)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Spiral(GridSizeX=16,GridSizeY=16)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Stretch(stretchstyle=SPIN)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Strips(motion=leftdown)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Wheel(spokes=4)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Zigzag(GridSizeX=16,GridSizeY=16)');;window["aa_rrP1"].Start();
    2. Tuần qua, Công ty Đầu tư tài chính BIDV thông báo đã bán hết 3,47 triệu trong tổng số 3,55 triệu cổ phiếu của Công ty Thuận Thảo (GTT - Hose). Sau đó BIDV chi nhánh Hải Phòng đăng ký bán 1 triệu trong tổng số 2,2 triệu cổ phiếu của Công ty Dầu khí An Pha (ASP - Hose). BIDV cũng như các ngân hàng, đang trong quá trình thực hiện Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (xem bài “Dấu hiệu tảng băng trôi”, TBKTSG số 30-2010 ra ngày 22-7-2010). Thông tư 13 vẫn tiếp tục là một trong những chủ đề “nóng” của giới ngân hàng. Có những quy định mà việc thực hiện có thể sẽ làm thay đổi hẳn cơ cấu cũng như tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, và qua đó tác động đến nền kinh tế. Khoản 5.6 điều 5 là một quy định như vậy. Cụ thể: “Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán, các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản thuộc dạng tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250%”. Trên thực tế, một khoản vay nếu có mất hoàn toàn thì cũng chỉ là 100% (không kể lãi), nhưng quy định trên đã nâng hệ số an toàn lên tới 250% là một cách chế tài: nếu ngân hàng cho vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản, thì nó sẽ “ăn” lẹm vào “room” để dành cho các khoản cho vay khác như cho vay sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xuất nhập khẩu… Với chế tài này, nói như tổng giám đốc một ngân hàng, là nên dừng cho vay chứng khoán, bất động sản hoặc hạn chế cho vay đến mức tối đa có thể.
    Quan trọng hơn, như phản ánh của một số ngân hàng, mới đây trong các buổi thảo luận, hướng dẫn về Thông tư 13 NHNN đã chỉ rõ cho vay chứng khoán phải hiểu theo Luật Chứng khoán, có nghĩa là bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, và các công cụ phái sinh. Tổng giám đốc một ngân hàng nói: “Có ba yếu tố tác động vào một khoản vay: tài sản thế chấp, nguồn trả nợ và mục đích sử dụng vốn. NHNN hướng dẫn nếu một trong ba yếu tố đó, cái nào có hệ số rủi ro cao nhất, thì lấy cái đó làm hệ số rủi ro chung cho khoản vay”. Vậy một tổ chức thế chấp trái phiếu để vay tiền kinh doanh bất động sản, nguồn trả nợ là trái phiếu, thì khoản vay đó vẫn phải xếp vào danh mục có hệ số rủi ro 250%. Một cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm vay tiền mua cổ phiếu, khoản cho vay đó cũng có hệ số rủi ro 250% cho dù ngân hàng cho vay tối đa bằng 90% giá trị sổ tiết kiệm. Mục đích sử dụng vốn vay có lẽ đang được xếp lên hàng đầu, nhưng ngân hàng liệu có kiểm soát được ý chí của người vay tiền?
    Những dấu hiệu về sự thu hẹp của dòng tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tập trung vào hoạt động kinh doanh chính, đang rõ dần. Phần chìm của tảng băng trôi trên thị trường tài chính, mà chúng tôi đã từng đề cập trong số báo trước, đang từ từ nổi lên. Để nổi hết, nó cần bao nhiêu thời gian? Chỉ có thị trường mới có thể cho câu trả lời chính xác!
  7. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Dấu hiệu tảng băng trôi

    (TBKTSG) - Tuần trước Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu Eximbank theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Vietcombank đang sở hữu hơn 77 triệu cổ phiếu Eximbank, nên con số 5 triệu cổ phiếu chỉ là phần nhỏ. Tuy nhiên, động thái thoạt nhìn chẳng có gì đáng chú ý ấy lại là dấu hiệu phần nổi của một tảng băng đang trôi trên thị trường tài chính. Vietcombank bán cổ phần ngân hàng khác
    Vietcombank vừa hoàn tất việc bán khoảng 19% cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Gia Định. Tháng trước khi trao đổi với TBKTSG, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc ngân hàng, xác nhận: “Chúng tôi chuyển nhượng để giảm tỷ lệ sở hữu một ngân hàng khác xuống 11% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Giá chuyển nhượng là theo giá thị trường”.
    Vietcombank và quỹ đầu tư của Vietcombank mua 30% cổ phiếu Ngân hàng Gia Định hơn ba năm trước với thị giá lúc bấy giờ ước 30.000 đồng/cổ phiếu. Sau nhiều lần phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn, trả cổ tức, giá vốn đầu tư của Vietcombank tụt xuống còn bằng một nửa giá mua. Bây giờ chuyển nhượng, Vietcombank vẫn có lời. Với cổ phiếu Eximbank, Vietcombank đầu tư với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Năm 2000, khi Eximbank gặp khó khăn, Vietcombank đã được chỉ định góp vốn vào Eximbank, đồng thời cử người sang lãnh đạo ngân hàng này.
    Cũng theo chỉ định của Nhà nước, thời gian đó Vietcombank còn góp vốn vào những ngân hàng khác với tư cách là cổ đông nhà nước như Quân đội, Phương Đông, Sài Gòn Công thương.
    Sau Gia Định, Vietcombank sẽ chuyển nhượng để giảm tỷ lệ sở hữu ở một số ngân hàng. Sự chuyển nhượng sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Vietcombank vì giá vốn đầu tư bằng mệnh giá, song quan trọng là tìm đối tác mua như thế nào. Hơn nữa, xác định giá bán vô cùng phức tạp. Giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC hiện đang thấp, có loại thấp hơn giá trị sổ sách.
    Liệu Vietcombank có thể căn cứ vào giá đó để mua bán? Còn nếu không thì căn cứ vào đâu? Thí dụ cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Công thương đang được chuyển nhượng trên thị trường với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng giá trị sổ sách gấp 4-5 lần mệnh giá do Sài Gòn Công thương sở hữu nhiều tài sản đất đai, nhà cửa ở TPHCM cũng như các tỉnh.
    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay không tăng trưởng, cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa ngừng giảm giá, nhà đầu tư nào sẽ đứng ra mua lại cổ phiếu của những đơn vị do Vietcombank bán? Người mua sẽ phải tính chuyện đầu tư dài hạn, ít cũng 3-5 năm, và góp sức vào việc quản trị ngân hàng. Với những khó khăn trước mắt như thế, người mua cần được ưu đãi. Vietcombank có đủ ưu đãi dành cho họ?
    Không chỉ đơn giản là từ 8% lên 9%
    Vì sao Vietcombank bán cổ phiếu các ngân hàng khác ở thời điểm hiện tại?
    Ngày 20-5-2010, Phó thống đốc thường trực NHNN Trần Minh Tuấn ký ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó thay đổi lớn nhất là từ 1-10-2010 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng được nâng từ 8% lên 9%. Giới ngân hàng “tặc lưỡi”: không có vấn đề gì, tăng thêm 1% là chuyện có thể giải quyết được. Hơn nữa, với các ngân hàng cổ phần lớn, tỷ lệ an toàn vốn đang trên 10%.
    Nhưng Vietcombank không thể “thở phào nhẹ nhõm” như thế. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng này chưa đạt 8% mặc dù đã nhiều lần được phép tăng vốn từ lợi nhuận để lại và bổ sung vốn bằng trái phiếu từ nguồn ngân sách trước khi tiến hành cổ phần hóa. Việc phát hành tăng vốn điều lệ thêm 9,8% cách đây vài tháng chính là để Vietcombank nâng tỷ lệ an toàn vốn.
    Chìa khóa của vấn đề là ở cách tính tỷ lệ 9% kia. Theo Thông tư 13, tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. Những thành phần cấu thành nên tổng tài sản có rủi ro được tính theo quy định mới nhằm tránh rủi ro tối đa cho các ngân hàng. Còn trong vốn tự có phải trừ ra nhiều khoản. Nói ngắn gọn là tử số được bóc tách để giảm đi, còn mẫu số thì tăng lên.
    Cụ thể, điều 5 khoản 2.2 quy định các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2) gồm: “Các khoản góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác; các khoản góp vốn mua cổ phần của công ty con; các khoản góp vốn mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10%”.
    Tổng số tiền Vietcombank đầu tư vào các ngân hàng khác hiện lên tới hàng ngàn tỉ đồng (chỉ riêng ở Eximbank là 771 tỉ đồng), chưa kể vốn góp vào công ty con, dự án. Tất cả những khoản này từ đầu tháng 10 tới phải trừ ra khỏi vốn tự có. Việc này sẽ làm vốn tự có của Vietcombank tụt giảm mạnh. Cho nên Vietcombank không còn cách nào khác là phải bán bớt đi và hạch toán các khoản thu về vào vốn tự có.
    Không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đang ráo riết rà soát lại vốn tự có và các khoản phải loại trừ ra. Điều 5 của Thông tư 13 dài tới 5 trang, quy định chi tiết từng khoản phải loại trừ. Khoản 2.1d của điều 5 thậm chí còn quy định rõ tới mức tiền mua cổ phiếu quỹ của ngân hàng lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần cũng phải loại trừ khỏi vốn cấp 1. Việc loại trừ sẽ làm cho vốn tự có của một số ngân hàng giảm xuống và tỷ lệ an toàn vốn cũng giảm theo. Để đảm bảo tỷ lệ 9%, các ngân hàng chưa đạt mức này, sẽ phải hoặc tiếp tục tăng vốn hoặc giảm dư nợ cho vay và những khoản khác.
    Suy cho cùng, cái đích của Thông tư 13 là sự “lập lại trật tự” trong hệ số an toàn vốn, giúp các ngân hàng có một tỷ lệ an toàn vốn đích thực. Từ đây, NHNN có thể sử dụng tỷ lệ này và tỷ lệ khả năng chi trả để kiểm soát cơ cấu dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng. Thông tư 13 yêu cầu các ngân hàng “xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản có và kỳ hạn phải trả của tài khoản nợ của từng ngày” (điều 13, khoản 1).
    Còn hơn hai tháng để các ngân hàng tính toán, điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn của mình theo quy định mới. Thời gian còn lại không dài để xử lý những khoản góp vốn, đầu tư. Việc xử lý là cần thiết. Thị trường tài chính sẽ phản ứng ra sao trước hiện tượng “tảng băng trôi” này mà trên đó những động thái của Vietcombank đang nổi rõ hơn cả?
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/chungkhoan/37935/
  8. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    var currentTime = new Date(); var strTime = ""; switch(currentTime.getDay()) { case 0: strTime += "Chủ Nhật, "; break; case 1: strTime += "Thứ Hai, "; break; case 2: strTime += "Thứ Ba, "; break; case 3: strTime += "Thứ Tư, "; break; case 4: strTime += "Thứ Năm, "; break; case 5: strTime += "Thứ Sáu, "; break; case 6: strTime += "Thứ Bảy, "; break; } var hour = currentTime.getHours(); if(hour .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; } Giá mua USD lại sắp san bằng giá bán


    Sáng 31/7, một số ngân hàng thương mại đã đẩy giá mua vào USD san bằng giá bán ra - một diễn biến thường chỉ có ở những thời điểm căng thẳng cung - cầu.
    Những ngày cuối tuần này, thị trường ngoại hối ghi nhận những biến động khá mạnh của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD mua vào - bán ra theo niêm yết cũng đã chính thức kịch trần phổ biến.
    Nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội trong ngày 29/7 đã báo giá USD bán ra ở mức 19.260 - 19.270 VND, tăng tới 30 - 40 VND/USD so với một ngày trước; giá mua vào cũng được nâng lên mức 19.240 - 19.250 VND.

    Đặc biệt, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đầu mối có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn, giá mua vào USD cũng đã kịch trần 19.100 VND theo biên độ +/-3% với tỷ giá bình quân liên ngân hàng; giá mua vào cũng đã được đẩy sát trần với 19.098 VND. Đây là chuyển động mới, khi phổ biến trong tháng 7 ngân hàng này chỉ yết giá mua vào “mềm”, và giá bán ra thường thấp hơn trần từ 5 - 10 VND.
    Trong khi đó, tại một số ngân hàng thương mại cổ phần, giá USD mua vào theo biểu niêm yết sáng 31/7 đã chính thức san bằng giá bán ra, cùng kịch trần biên độ ở mức 19.100 VND. Sau một thời gian dài, sự san bằng này đã chính thức trở lại, dù chưa mở rộng trong hệ thống.
    Thông thường, khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra phản ánh một phần trạng thái và nhu cầu ngoại tệ của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cần tiếp tục chờ kiểm chứng trong những ngày tới, bởi mới đây lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước đã phát đi những thông điệp và dữ liệu lạc quan về sự ổn định của thị trường ngoại hối…
    Còn trên thực tế, cũng như diễn biến trên thị trường tự do có thể giải thích từ sự quan ngại chung khi nhập siêu trong tháng 7 đã tăng trở lại khá mạnh. Nếu như trong tháng 5 và 6 trước đó, nhập siêu lùi dần 0,87 tỷ USD và 0,74 tỷ USD, thì trong tháng 7 này ước đã lên mức 1,15 tỷ USD.
    Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới cũng đang có xu hướng giảm: từ khoảng 1,5 tỷ USD trong tháng 5, xuống còn trên 800 triệu USD trong tháng 6 và tiếp tục xuống còn khoảng 508 triệu USD trong tháng 7.
    Và như đã thể hiện thời gian gần đây, các khoản vay bằng ngoại tệ “bùng nổ” (qua tăng trưởng tín dụng đột biến) những tháng đầu năm, chủ yếu là ngắn hạn, cũng đang dần đáo hạn, làm tăng thêm cầu ngoại tệ trên thị trường.
    Ở một diễn biến khác được giới đầu tư tham khảo là giá giao dịch kỳ hạn USD/VND 12 tháng hiện đã lên mức 21.357 VND, tăng hơn 500 VND so với mức cuối tháng 6 vừa qua.
    http://vneconomy.vn/2010073111413419P0C6/gia-mua-usd-lai-sap-san-bang-gia-ban.htm

  9. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    http://www.sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan/2010/6/227350/
    (SGGP ĐT-TC).- Theo quy định của NHNN, các NH chỉ được sử dụng 20%/tổng vốn điều lệ để cho vay đầu tư chứng khoán. Nhưng thông tư 13 mới đây NHNN bổ sung một số quy định: không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán; NH không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Điều này cho thấy NHNN đã tỏ rõ quan điểm hạn chế vốn đổ vào lĩnh vực này.
    Hiện nay các NH cho vay chứng khoán đều yêu cầu khách hàng cầm cố chứng khoán hoặc sổ tiết kiệm, nhưng đối với những khách hàng VIP, nhiều công ty chứng khoán và NH đã dễ dãi hơn trong vấn đề tài sản bảo đảm khi cho vay.
    Theo phó tổng giám đốc một NH, được cho vay lãi suất thỏa thuận các NH cũng muốn phát triển tín dụng kinh doanh chứng khoán. Vì trong các đối tượng khách hàng, nhà đầu tư chứng khoán là khách hàng dễ tính về vấn đề lãi suất, họ chấp nhận vay lãi suất 16-17%/năm nếu có cơ hội đầu tư lãi 5-6% chỉ trong vài ngày.
    Đặc biệt, đối với các NH có mặt bằng huy động vốn giá cao, cửa tiêu vốn cho vay chứng khoán hấp dẫn, giúp NH xoay vòng vốn nhanh vì vốn vay chứng khoán cũng có tính thanh khoản cao. Với những NH này, hạn mức cho vay thoáng hơn và điều kiện thế chấp cũng dễ dàng hơn.
    [​IMG]
    Nhiều NH đã ngưng bơm vốn cho vay đầu tư chứng khoán. Ảnh: Chí Lâm
    Tuy nhiên các NH cổ phần có vốn lớn như ACB, Eximbank, Sacombank… cho biết vẫn khá thận trọng đối với cho vay kinh doanh chứng khoán.
    Theo ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc ACB, bản thân NHTM không mở rộng dịch vụ cho vay chứng khoán và room cho vay của NH vẫn còn khá nhiều. Danh mục cổ phiếu nhà đầu tư được cầm cố để vay vốn kinh doanh cổ phiếu phải nằm trong danh mục được ACB lựa chọn, với các mã chứng khoán thanh khoản cao. Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán được ACB áp dụng như lãi suất tín dụng khách hàng cá nhân.
    Một lãnh đạo của Eximbank cho biết lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán của NH hiện khoảng 14-15%/năm, bằng lãi suất cho vay tiêu dùng. Nhưng NH kiểm soát chặt chất lượng cầm cố, cho vay hạn mức không quá 3 lần mệnh giá. Do vậy, tín dụng cho vay cầm cố tại NH không cao.
    Nhiều NH khác như OCB, DongABank… cho biết vẫn hạn chế cho vay ở lĩnh vực này. Các NH có công ty chứng khoán trực thuộc trước nay có thể bơm vốn để triển khai cho vay. Tuy nhiên, với quy định mới này các NH sẽ chỉ cho vay trực tiếp dưới sự giám sát chặt chẽ về quy trình thẩm định, điều kiện cho vay.
    Đến nay nhiều NH đã ngưng bơm vốn cho vay đầu tư chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán phải sử dụng vốn tự có để cho vay nên hạn mức cho vay đối với nhà đầu tư cũng hạn chế hơn.
    Lãnh đạo của công ty chứng khoán HSC cho biết hiện nay công ty cho khách hàng vay cầm cố, ứng tiền mua chứng khoán, repo… cũng chỉ bằng vốn tự có nên hạn mức cho vay cũng có hạn chế. Hiện công ty đang tìm nguồn vốn từ các NH quốc doanh có “room” cho vay lớn để hợp tác. Tuy nhiên, điều này cũng không dễ dàng bởi những NH có vốn lớn như BIDV, Vietcombank… luôn thận trọng đối với tín dụng chứng khoán.
    Nhiều nguồn tin cho rằng sắp tới NHNN sẽ có thêm những quy định mới về cho vay chứng khoán, trong đó liên quan đến vốn đối ứng tham gia của nhà đầu tư cũng như thời hạn vay cho vay của NH.
    Tuy nhiên, thị trường vốn nước ta còn non trẻ, trong khi nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế. Việc có những quy định chặt chẽ hơn đối với cho vay chứng khoán là cần thiết nhưng cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.
    Dịu Ngân

    Nâng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng lên 9%

    Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại lên 9%.
    Ngày 20/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tư này thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và một số văn bản liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

    Một điểm đáng chú ý trong thông tư trên là quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Cụ thể, Điều 4 của Thông tư quy định: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

    Cũng theo Điều 4 của Thông tư, tổ chức tín dụng phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

    Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn nói trên đã được nâng lên 9% thay cho mức 8% như quy định trước đó. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh này nhằm phù hợp với thực tế hiện nay, khi nhiều ngân hàng thương mại hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel.

    Để thực hiện quy định mới, Ngân hàng Nhà nước xác định một thời hạn nhất định để các tổ chức tín dụng đáp ứng. Cụ thể, thời điểm thông tư trên có hiệu lực là từ ngày 1/10/2010.

    Hiện tại, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn nói trên phổ biến từ 8% - 11%.

    Cá biệt, trong thời gian qua có trường hợp khó khăn khi thực hiện việc đảm bảo tỷ lệ này như tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), do những trở ngại trong việc tăng vốn điều lệ. Hiện khó khăn này của Vietcombank đã được tháo gỡ, và ngân hàng này đã chính thức triển khai kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ, ngày chốt danh sách cổ đông đã được xác định vào 8/6 tới.

    InfoTV
    (Theo Vneconomy)

    Những cái tin kiểu như thế này được ra cuối tháng 6 và đã phản ánh hết vào giá. tháng 7 thị trường đỏ lửa. 6 tháng đầu năm cái tin này đã tác động cơ bản làm VNI chỉ loanh quanh mốc 500. Dòng tiền chảy vào ck vẫn có từ kiều hối, tín dụng lãi suất cao ngắn ngày, tiền tươi kiểu lương công chức, tiền bán đất, bán vàng nhưng chỉ đủ duy trì cho VNI không giảm sâu.



    Vậy mà nhiều chim lợn vẫn cứ vin vào đây để mong VNI giảm sâu.
    :))
    Cơ mà sẽ khối gừ rụng hàng trong những đợt rung lắc tới một phần vì đọc mấy cái thứ như thế này.
    Ngay từ hồi tháng 3 em đã nhận định việc tăng vốn của một loạt các NHTM sẽ là lực cản mạnh của thị trường. Chứng tỏ các bác ở trển ấy biết từ lâu rồi.^:)^
    Còn tăng cung cp niêm yết chỉ là phụ thôi.
    Phải nói thêm rằng nước cờ này của NHNN là Đoàn Chuẩn. Nên nhớ rằng NHTM tăng vốn để làm gì? để đó à? nó sẽ nhân số tiền đó lên với vai trò trung gian trong quá trình đẩy vào thị trường. Thằng nào vượt qua ngưỡng 3000 tỷ trong năm 2010 thì sang 2011 sẽ lồi mồm theo đà tăng trưởng mạnh của chu kì kinh tế. Thằng nào ko tăng đc thì chịu bị thôn tính, sát nhập_cơ mà cái này là rất khó (đây cũng là cái khó thành công trong ý định ban đầu của nhà quản lý)
  10. khiemton_hochoi

    khiemton_hochoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    127


    Bác có cái nhìn tinh tế đấy, thời bây giờ dân đầu cơ usd chợ đen đã hết đất dụng võ rồi, việc điều tiết để ổn định cung - cầu ngoại tệ đ/v NHNN không còn là vấn đề nan giải nữa đâu, đợt xử lý bình ổn vừa rồi là 1 minh chứng.

    Topic này nên nghiên cứu đổi thành 1 tiêu đề gì phù hợp 1 chút đi để có đông thành viên vào truy cập , đừng để mọi người lại nghĩ là chuyện riêng của PVI invest thì chít.

Chia sẻ trang này