PVI Invest chào sàn 2x ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nathanmr_84, 23/06/2010.

4288 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 07:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 8481 lượt đọc và 181 bài trả lời
  1. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    em cảm ơn bác đã vào chơi!
    PVI I gắn với em từ thời sv nên cũng có nhiều duyên nợ.
    thực sự em coi chỗ này như 1 nhật kí thị trường.
    ko có ý định pr gì cả.
    em ko muốn topic loảng nên chủ ý để tên thế này cho ít người để ý ạ.[:D]
    thỉnh thoảng bác lại chơi với em.[r2)][r2)][r2)]
  2. pokemonvina

    pokemonvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Đã được thích:
    484
    chán nản...tam fnày còn PR hàng làm gì nữa..
  3. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    khổ thân em.
    1 ngày viết vài bài thì pr cái nồi gì hả bác?
    mà em cũng biết tỏng là pr trên cái f319 này tầm của em thì cũng vậy thôi.
    cơ mà nhiều bác góp ý quá có khi lập 1 cái topic nhật kí chứng trường cũng nên.:-w
  4. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Cổ phiếu vận tải biển: Của để dành

    Có thể nói ngành vận tải biển đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ cuối quý II. Chính điều này đã khiến không ít cổ phiếu vận tải biển mặc dù có giá hấp dẫn nhưng vẫn không thể tăng giá mạnh.

    Khoảng lặng BDI
    Chỉ số Baltic Dry Index (BDI), được xem là chỉ báo sức khỏe của ngành vận tải biển, từ đầu tháng Sáu đã sụt giảm khá sâu, gần 30%, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về khả năng phục hồi của ngành vận tải biển trong nửa cuối năm nay.
    Trước tiên cần phải thấy rằng, BDI chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhu cầu chuyên chở quặng sắt và than cốc (chiếm tỷ trọng chi phối đến 30%). Những quan ngại về bong bóng bất động sản Trung Quốc đã kéo giảm nhu cầu thép, do đó làm giảm nhu cầu quặng sắt và than cốc của Trung Quốc. Hơn nữa, mùa cao điểm xuất khẩu ngũ cốc của Nam Mỹ đã chấm dứt, tạo áp lực lên giá cước.
    Bên cạnh đó, BDI cũng là một công cụ chỉ báo cho nền kinh tế thế giới. Những quan ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ đến chỉ số này, vì 90% sản lượng hàng hóa giao thương trên toàn thế giới là thông qua đường hàng hải.
    Về khả năng phục hồi của BDI, các chuyên gia cho rằng nhu cầu vận chuyển hàng hải từ Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh phía tây (vốn kém phát triển hơn các tỉnh phía đông), và điều này sẽ là lực đỡ cho chỉ số BDI.
    Đối với các doanh nghiệp vận tải trong nước, đa phần đội tàu thuộc loại handysize với trọng tải từ 15.000 - 35.000DWT. Giá cước của loại tàu handysize được phản ánh thông qua chỉ số Baltic Handysize Index (BHSI).
    Thông thường, các công ty thường chốt giá vận tải trước 1,5 - 2 tháng nên mặc dù BHSI sụt giảm trong tháng Sáu cùng với BDI, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam vẫn có thể xem là khả quan, nhưng có thể gặp khó khăn từ quý III.
    Hiện tại, BHSI đang dao động trong khu vực 1.000 điểm, và theo ước tính, nếu BHSI rơi xuống khu vực 900 - 950 điểm thì các doanh nghiệp tàu biển sẽ khó làm ăn có lãi và thậm chí có thể lỗ nếu không đảm bảo nguồn hàng.
    Chọn mặt gửi vàng
    Hiện tại, mức P/E bình quân của các cổ phiếu vận tải biển đang dao động khoảng 8 - 9 lần, tương đương so với mặt bằng chung của thị trường. Chỉ số P/BV tầm 1,4 - 1,6 lần, và xét theo mặt bằng chung thì cũng không phải là quá hấp dẫn. Nhưng mấu chốt của những lo ngại nằm ở triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm.
    Nhà đầu tư ngắn hạn nếu muốn đón sóng ngành này thì ngoài việc theo dõi cung cầu của cổ phiếu còn cần phải tìm hiểu diễn biến hai chỉ số BDI và BHSI, xem khi nào có dấu hiệu đi lên trở lại.
    Đây là yếu tố quan trọng nhất, tác động đến giá cổ phiếu các công ty trong ngành. Ngoài ra, thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay được đánh giá vẫn ảm đạm, khiến nhà đầu tư chùn tay khi giải ngân. Và cổ phiếu ngành vận tải biển cũng không là ngoại lệ.
    Như vậy, để cổ phiếu vận tải biển tăng giá, cần phải giải quyết được ba cái chốt: triển vọng ngành, diễn biến của thị trường chứng khoán và tâm lý của nhà đầu tư.
    Nhưng ngoài việc trông đợi vào hoạt động kinh doanh thuần túy, các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam vẫn thường có lợi nhuận đột biến xuất phát từ việc bán tàu.
    Thời gian sắp tới, hai trong số những công ty tiêu biểu được hưởng lợi từ việc này là Vinaship (VNA) và Vitranschart (VST). Nhưng cần lựa chọn thời điểm thích hợp mua vào để tối đa hóa lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro về giá khi VN-Index diễn biến khó lường như hiện nay.
    VST có lợi thế là đội ngũ thuyền viên tương đối chuyên nghiệp nhất trong ngành và đội tàu trẻ. Về cơ bản, VST là cổ phiếu tốt nhất, thích hợp cho đầu tư trung hạn.
    Quan sát diễn biến giá cổ phiếu VST và VNA giai đoạn vừa qua có thể thấy nhà đầu tư ngắn hạn “kết” VNA hơn. Vì vốn điều lệ của VNA thấp (chỉ 200 tỷ), nên một tác động vừa phải đến lợi nhuận cũng ảnh hưởng nhiều đến EPS, đây có thể là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư ưa mạo hiểm và thích lướt sóng.

    DNSG
  5. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; }

    Vàng chốt hạ một tháng mất giá nặng nề
    Tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tháng 7 tại thị trường New York, nhưng giá vàng thế giới vẫn có một tháng trượt mạnh nhất từ cuối năm ngoái. Trong nước, giá vàng sáng cuối tuần hôm nay tăng thêm 100.000 đồng/lượng, nhưng đang thấp hơn so với thời điểm cách đây 1 tháng khoảng 800.000 đồng/lượng.

    Dữ liệu về tăng trưởng GDP quý 2 của Mỹ công bố hôm qua đã không đạt mức dự báo trước đó của giới phân tích. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,4%, thấp hơn so với mức sau điều chỉnh 3,7% của quý trước đó và mức dự báo 2,5% của giới phân tích. Cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống còn 67,8 từ mức 76 điểm tháng trước.

    Trước những thông tin kinh tế đáng quan ngại nói trên, giới đầu tư đã tăng cường mua vàng để tìm kiếm sự an toàn. Chốt phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay tăng 14,9 USD/oz (1,3%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, đạt 1.182,4 USD/oz.

    Trong tháng 7 này, vàng đã giảm giá khoảng 5%, đánh dấu tháng mất giá nặng nề nhất kể từ tháng 12/2009 tới nay. Tháng 7 chứng kiến sự sa sút mạnh trong vai trò “hầm trú ẩn” của kim loại quý cùng với sự lắng dịu của khủng hoảng nợ châu Âu. Bên cạnh đó, triển vọng lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế yếu cũng khiến vàng không thể phát huy vai trò chống lạm phát.

    Vàng nằm trong số những loại hàng hóa cơ bản mất giá nặng nề nhất trong tháng 7, dù được hỗ trợ ít nhiều bởi lực mua vào ở vùng giá thấp.

    Các quỹ đầu cơ lớn đã mạnh tay bán vàng ra trong tháng. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện chỉ còn nắm giữ 1.282,3 tấn vàng, giảm 18,5 tấn so với cách đây 3 ngày. Trong tháng 7, quỹ này đã xả tổng cộng 37,2 tấn vàng, tương đương 2,8% khối lượng nắm giữ, từ chỗ gần như chỉ có mua vào trong các tháng 5 và 6.

    Theo giới phân tích, việc SPDR Gold liên tục bán ra đang gây áp lực mất giá lớn đối với vàng. Bên cạnh đó, xét trên phương diện kỹ thuật, giá vàng còn có nguy cơ giảm sâu hơn sau khi đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.175 USD/oz hồi đầu tuần này.

    Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 đóng cửa phiên cuối tháng 7 tại New York với mức tăng 0,59 USD/thùng so với phiên trước, đạt mức 78,95 USD/thùng. Trong tháng 7, giá dầu đã tăng 3,29 USD/thùng, tương đương mức tăng 4,4%.

    Khủng hoảng nợ không còn căng thẳng ở khu vực châu Âu, cộng với mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của hàng loạt doanh nghiệp lớn đã hỗ trợ cho giá dầu trong tháng. Mùa bão bắt đầu trên khu vực sản xuất dầu chính của nước Mỹ là Vịnh Mexico cũng giúp dầu tăng giá tháng này. Tuy nhiên, giá “vàng đen” khó có những cú bứt phá mạnh trên mức 80 USD/thùng vì sự hồ nghi về triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn còn đó khi vẫn có nhiều dữ liệu kinh tế kém khả quan được công bố.

    Đồng USD đóng cửa tháng 7 tại New York với mức tỷ giá 1,30 USD/Euro, giảm 6,1% so với tháng 7. Đồng tiền chung châu Âu đã lấy lại sức mạnh trước “bạc xanh” trong tháng này khi mà tình hình ở khu vực đã dần bình ổn trở lại.

    Trong nước, giá vàng miếng các thương hiệu sáng nay phổ biến ở mức trên 27,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và xấp xỉ 27,80 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối ngày hôm qua, giá vàng đã tăng 90.000-100.000 đồng/lượng.

    Giá vàng trong nước sáng nay tăng chậm hơn giá vàng thế giới. Nếu có cùng mức tăng với giá vàng thế giới đêm qua, thì giá vàng trong nước phải tăng khoảng 360.000 đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vì thế đã co hẹp lại, còn 250.000 đồng/lượng, trong đó vàng trong nước vẫn đắt hơn.

    Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SBJ tại Sacombank-SBJ lúc 10h50 là 27,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27.78 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, chi nhánh SJC cùng thời điểm công bố giá vàng SJC ở mức 27,71 triệu đồng/lượng và 27,79 triệu đồng/lượng.

    So với thời điểm cuối tháng 6, giá vàng trong nước hiện đã giảm chừng 800.000 đồng/lượng. Mốc giá quan trọng mà giá vàng trong nước đánh mất trong tháng 7 chính là mốc 28 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng vật chất trong nước trầm lắng suốt tháng, dù giới kinh doanh vàng kỳ vọng mức giá vàng dưới 28 triệu đồng/lượng đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người dân mua vào.

    Một vấn đề đáng chú ý khác của thị trường vàng trong nước trong tháng 7 này là câu chuyện nhập khẩu vàng. Dù có chủ trương cho nhập vàng từ hồi đầu tháng, nhưng Ngân hàng Nhà nước tới thời điểm này vẫn chưa cấp phép cho đơn vị nào.

    Trong khi đó, dù giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới, nhưng một số người trong giới kinh doanh vàng cũng thừa nhận, nhập vàng về chưa chắc đã tiêu thụ mạnh vì lực cầu thấp, mà rủi ro cũng rất lớn do giá vàng thế giới đang chịu áp lực giảm mạnh.

  6. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Trái phiếu chuyển đổi: Cách mới để lách luật?
    Nhiều DN chọn cách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) để phát triển hoạt động kinh doanh mà chưa làm tăng ngay vốn chủ sở hữu.



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Thời gian gần đây, nhiều DN chọn cách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ). Điều này, nhìn ở góc độ tích cực là giúp DN tăng lượng vốn huy động để phát triển hoạt động kinh doanh mà chưa làm tăng ngay vốn chủ sở hữu.
    Nhưng ở khía cạnh khác, đây có thể là cách để một số ban lãnh đạo DN thực hiện mục tiêu riêng, khi quy định về phát hành TPCĐ đang có kẽ hở.
    Quy định pháp lý lỏng lẻo
    Theo thống kê sơ bộ của CTCP Chứng khoán Âu Việt, nửa đầu năm 2010, trên TTCK Việt Nam có gần 20 DN đã và đang có kế hoạch thực hiện huy động vốn bằng việc phát hành TPCĐ. Đa số DN lựa chọn phát hành riêng lẻ, thời gian chuyển đổi ngắn (thường dưới 2 năm) và lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay vốn ngân hàng.
    Theo giải thích của một số DN, ngoài những lợi ích, sự thuận lợi của phát hành TPCĐ, còn do DN khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, trong khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ gặp khó khăn khi quy định giới hạn thời gian chuyển nhượng tối thiểu 1 năm.
    Khi các quy định về phát hành TPCĐ quá lỏng lẻo, sẽ là điều kiện thuận lợi cho những DN thực sự có nhu cầu huy động vốn và có ban lãnh đạo công tâm. Nhưng sự lỏng lẻo cũng sẽ tạo ra cơ hội nếu ban lãnh đạo DN?muốn lạm dụng để kiếm tiền không chính đáng.
    Tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu DN, các quy định về điều kiện, phương thức phát hành TPCĐ hết sức sơ sài.
    Điều 20 quy định đối tượng được phát hành là công ty cổ phần. Điều 21, 22, 23 quy định về nguyên tắc phát hành, thời hạn chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi… nhưng theo hướng mở, trao quyền tự quyết cho DN, miễn là đảm bảo tính minh bạch.
    Thông tư số 17/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có đề cập đến việc chào bán TPCĐ ra công chúng, trong đó hồ sơ chào bán trái phiếu được liệt kê chi tiết, nhưng không có ràng buộc nào khiến DN phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn phát hành TPCĐ hay các công cụ khác.
    Để phát hành trái phiếu, DN chỉ cần có sự thông qua của ĐHCĐ, có phương án phát hành, sử dụng nguồn vốn rõ ràng, ghi rõ thời gian, tỷ lệ chuyển đổi…
    Cơ hội lách luật
    Sự kiện gây xôn xao dư luận gần đây là việc Tổng CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) thực hiện phát hành riêng lẻ 3,5 triệu TPCĐ, mệnh giá 100.000 đồng/TP, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8%/năm. Việc phát hành TPCĐ đã được ĐHCĐ KSS thông qua từ ngày 29/4/2010, với việc toàn bộ phương án phát hành, thời gian chuyển đổi… được ủy quyền cho HĐQT KSS quyết định.
    Ngày 27/7, KSS công bố kế hoạch phát hành 3,8 triệu TPCĐ vào ngày 2/8/2010, nhưng đến ngày 4/1/2011, 80% số trái phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phần theo tỷ lệ 1:10, chỉ có 20% số trái phiếu còn lại phải chờ đến khi đáo hạn mới được chuyển đổi.
    Điều này có nghĩa là, chỉ cần chờ 4 tháng, những người may mắn trở thành trái chủ sẽ được mua cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP và cũng không bị giới hạn thời gian chuyển nhượng. Trong khi đó, giá cổ phiếu KSS trên thị trường xấp xỉ 40.000 đồng/CP. Một kế hoạch mua quá hấp dẫn!
    Nhưng chỉ 1 ngày sau đó, KSS đã công bố hủy kế hoạch phát hành TPCĐ nói trên với lý do đây là lần đầu tiên KSS triển khai huy động vốn bằng TPCĐ nên không tránh khỏi bỡ ngỡ, sai sót.
    Tuy KSS đã hủy phương án phát hành trên, nhưng từ sự kiện này, dư luận không khỏi lo lắng khi không ít phương án phát hành TPCĐ đã được cổ đông thông qua và "ủy quyền cho HĐQT lựa chọn phương án phát hành".
    Nguy cơ là, kẽ hở từ quy định pháp lý có thể giúp DN phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp, nhưng trá hình bằng bước trung gian là TPCĐ. Ngay cả khi các cổ đông nhỏ lẻ không đồng ý với phương án phát hành TPCĐ của DN thì khả năng phương án phát hành được thông qua tại ĐHCĐ vẫn rất lớn.
    Câu chuyện về CTCP Dược Hà Tây vừa qua cho thấy, chỉ trong thời gian rất ngắn (1 tháng), một nhóm cổ đông có tiềm lực tài chính hoàn toàn có cơ hội mua thâu tóm một DN nếu tỷ lệ sở hữu của cổ đông bên ngoài DN lớn và tính thanh khoản của cổ phiếu cao.
    Khi đó, một kịch bản có thể xảy ra là: nhóm NĐT A hợp tác với ban lãnh đạo DN X đưa ra phương án phát hành TPCĐ cho chính nhóm NĐT A và có lợi cho A. Sau đó, nhóm NĐT này thực hiện mua vào khối lượng lớn cổ phiếu X trước ngày chốt danh sách cổ đông xin ý kiến để đảm bảo phương án phát hành trên được thông qua và sau đó bán ngay số cổ phiếu X đã mua trên thị trường.
    Những cổ đông đến sau, dù không hài lòng với quyết định của ban lãnh đạo DN, nhưng cũng khó lòng "cãi" vì họ không có quyền biểu quyết và theo quy định thì DN không phạm luật.
    Kịch bản này không phải là không có cơ sở, khi một NĐT lớn tại TP. HCM đã từng phát biểu với lãnh đạo một DN rằng: "Nếu các anh không làm theo phương án của tôi, tôi sẽ sở hữu cổ phiếu đúng vào đợt các anh xin ý kiến cổ đông để phương án phát hành của các anh không thể thành công được".
    Hiện nhiều NĐT đang mong đợi cơ quan quản lý có sự giám sát chặt chẽ hơn việc phát hành TPCĐ của DN. Trong khi việc huy động vốn bằng cổ phiếu, dù DN chọn cách phát hành đại chúng hay riêng lẻ, đều có sự giám sát chặt chẽ của các quy định pháp lý, thì hình thức phát hành TPCĐ đang có lợi thế do sự dễ dàng về pháp lý và có khoảng rộng để trực lợi nếu muốn. Trong các tình huống này, các cổ đông nhỏ lẻ luôn là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
    [​IMG]

    Theo Bùi Sưởng
    http://cafef.vn/20100731102758705CA31/trai-phieu-chuyen-doi-cach-moi-de-lach-luat.chn

    Đang chờ quản lý cho mở topic mới nên em đành ghi tạm bài báo này vào đây.
    Hi vọng đây sẽ là bài báo cuối cùng trong topic này.
    PVI I lại có môi giới hỏi mua ^ ^
  7. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Topic mới lập vẫn đang chờ kiểm duyệt.
    Sao lần này quản lý lâu vậy T T
    Thị trường hôm nay nhìn chán quá.
  8. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Kiểu này PVI Invest chào sàn đúng uptrend trong tháng 9 rồi.
    Đợt rồi có lúc PVI Invest xuống tới 13.
  9. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618

    em này trước khi mới thành lập bên SUDICO còn mua với giá 30 cơ mà, hi giá cách đấy 3 năm đã tầm 18 đến 19 là phổ biến hi lên sàn chắc ít nhất cũng đc như PVR.
    đứa con đầu đàn của PVI lên sàn không biết sẽ thế nào, chắc sẽ ngon bảo hiểm mới thu một mớ từ tăng vốn và bán cho bên chiến lược kiểu gì chẳng đẩy con nó một quãng xa mất có nhiều tiền đâu vốn bé mà bên PVI nắm gần hết còn lại đa số là tổ chức hi cá nhân cực ít giỏi đc 3 triệu cổ

    nhaque2010

    dòng P có PVFI, PVI invest và PVI F sắp tới sẽ lên sàn HNX

    Trong mấy chú đấy chỉ có PVII là dòng bất động sản được kỳ vọng lớn

    chưa nộp hồ sơ đâu
    chắc tháng 9 mới lên sàn
    nhưng cứ nắm giữ là có lời bác à

    khâu thủ tục ko là vấn đề đâu
    PSI nộp hồ sơ sau 2 tuần có QD chấp thuận niêm yết luôn
    vãi hàng
    trước mắt chén em PVFI đi đã, sau đó đến PVII


    than_y

    Vừa họp đại hội đồng cổ đông xong, chậm nhất là tháng 9 lên sàn Ha

    bimbip_chimlon

    PVI Invest đã tập trung các dự án màu nhất của PVI vào đó. Cả dự án bồi thường xe PVI services cũng là của PVI I. Có cả bài báo giới thiệu như vậy.
    NgocLuu
  10. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    PVI Invest: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng 168% so với cùng kỳ


    Thứ Ba, 17/08/2010, 17:37


    [​IMG] PVI Invest Building
    CTCP Đầu tư và Phát triển PVI (PVI Invest) thông báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 6 tháng đầu năm 2010.

    Theo đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 38,3 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ (tương đương tăng 5,44 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 11,056 tỷ đồng, tăng 168% so với cùng kỳ (tương đương tăng 6,9 tỷ đồng)

    PVI Invest đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xúc tiến nhanh chóng việc niêm yết cổ phiếu lên HNX trong năm nay. Cty đang triển khai các dự án BĐS lớn như: Khu biệt thự cao cấp tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; dự án Tòa nhà văn phòng tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và cùng Tổng CTCP Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) đầu tư vào tòa nhà văn phòng cao cấp tại Cầu Giấy, Hà Nội

    Trong năm 2010, PVI Invest sẽ tiếp tục tập trung vào 2 lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính. PVI Invest cũng tiếp tục cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm tạo tính thanh khoản cho vốn chủ sở hữu và phục vụ cho các khoản đầu tư khác hiệu quả hơn, bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn mà Công ty đã góp vào các CTCP khác trong giai đoạn 2007 - 2009.

    Được biết, PVI Invest có các cổ đông sáng lập lớn là PVI, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVF), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), CTCP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS), CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR).


    Theo PVI Invest
    http://vinacorp.vn/news/pvi-invest-loi-nhuan-6-thang-dau-nam-tang-168-so-voi-cung-ky/ct-407948

Chia sẻ trang này