PVT/GSP - Cước vận tải lỏng sẽ cao nhất mọi thời đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 14/04/2022.

3504 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 20:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 366664 lượt đọc và 1889 bài trả lời
  1. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    Chính xác, giá dầu tăng thì giá cước lỏng tăng, nhưng mới chỉ là theo tỷ lệ, cùng tăng, còn sự thiếu hụt tàu mới là nguyên nhân chính, quyết định đến việc giá cước tăng bằng lần, nó không khác gì cước vận tải cont năm 2021.
    DUNG096960 thích bài này.
  2. tiennam

    tiennam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Đã được thích:
    892
    PVT đang điều chỉnh đẹp. Mức hỗ trợ kỹ thuật khoảng 21
    DUNG096960, thuyquai29trungken18 thích bài này.
  3. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
  4. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    Ngày mới, tuần mới chúc ace cổ đông pvt/gsp tốt lành!
  5. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.673
    Hàng vẫn ngon mà, có ai bảo lởm đâu.:-h:drm3
    --- Gộp bài viết, 13/06/2022, Bài cũ: 13/06/2022 ---
    Đang cầm một mớ PVP đây. Lo giề:D
    trungken18 thích bài này.
  6. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    PVP chuyên vận chuyển dầu thô, vừa rồi kém chút do dính cái nhà máy Nghi Sơn hoạt động cầm chừng, tháng 06 này nó hoạt động full lại rồi, giá pvp cũng chiết khấu quá sâu lo gì đâu.
    Còn PVT thì ngoài nội địa (dầu thô thì pvp phụ trách, khí, hóa chất một số thằng con khác phụ trách như gsp ...) thì nó còn mảng quốc tế, với hơn 80% đội tàu phục vụ quốc tế, giá cước tăng bằng lần, nên mảng quốc tế quý 2 này tăng trưởng rất mạnh
  7. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    Chỉ số giá cước vận tải sản phẩm tinh chế dầu, khí, hóa chất tiếp tục tăng thêm 4,82% lên 1586 là phiên tăng mạnh liên tiếp thứ 5, tăng hơn 2 lần so với đầu năm 2022 và tăng ba lần so với trung bình năm 2021. Chỉ số giá cước đã cao hơn hẳn mức trung bình của thời hoàng kim ngành vận tải lỏng giai đoạn 2007-2009, và đang hướng tới mức đỉnh lịch sử giai đoạn đó.
    Chúc ace ngày mới tốt lành
    [​IMG]
    Yesterday68, DUNG096960nguyenductri20 thích bài này.
  8. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    Dịch vụ dầu khí vươn tầm quốc tế
    Dịch vụ vận tải biển

    Góp phần đưa thương hiệu Petrovietnam vươn ra thế giới, chắc chắn không thể không nhắc đến Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) - tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực vận tải dầu khí. Ra đời với trọng trách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự kỳ vọng của Petrovietnam, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, PVTrans đã vượt qua những giai đoạn khó khăn khốc liệt nhất để hiện thực hóa ước mơ trở thành một thương hiệu tầm cỡ quốc tế.

    [​IMG]
    Tàu APOLLO vận tải dầu thô cỡ Aframax thuộc đội tàu PVTrans
    Từ xuất phát điểm ban đầu là một công ty vận tải biển với một tàu chở dầu thô và khoảng gần 100 cán bộ, công nhân viên (CBCNV), đến nay PVTrans đã vươn lên trở thành đơn vị vận tải hàng lỏng số 1 Việt Nam với đội tàu hùng hậu gồm 36 chiếc đủ mọi phân khúc, từ tàu vận chuyển dầu thô VLCC, Aframax, tàu vận chuyển hóa chất, xăng dầu, LPG, khí hóa lỏng cỡ VLGC, cho đến các tàu vận chuyển hàng rời cỡ Supramax, tổng trọng tải trên 1,05 triệu DWT. Bên cạnh chiếm lĩnh vững chắc 100% thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước, 30% thị phần vận tải xăng dầu tại thị trường nội địa, PVTrans ngày càng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế với khoảng 80% đội tàu hoạt động thường xuyên ở các khu vực Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương, châu Úc, Tây Phi,… và đang dần xâm nhập vào các thị trường vận tải có tiêu chuẩn cao hơn như châu Âu, Bắc Mỹ.

    [​IMG]
    Tàu NV Aquamarine - tàu chở khí hóa lỏng lạnh loại VLGC đầu tiên của PVTrans.
    Hiện nay, đội tàu dầu hóa chất của PVTrans đang hoạt động hoàn toàn trên các tuyến quốc tế như châu Úc, châu Âu, châu Mỹ… theo hình thức cho thuê định hạn. Đối với đội tàu LPG, PVTrans cũng đang tăng cường gây dựng thương hiệu, từng bước tạo dựng những mối quan hệ với các chủ hàng lớn của khu vực châu Á như PTT, Apex, Itochu, Petronas… và các ship brokers (môi giới hàng hải) có uy tín trên thế giới.

    Trong chiến lược phát triển dài hạn, PVTrans đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế Tổng công ty vận tải và dịch vụ hàng hải dầu khí đa sở hữu lớn nhất Việt Nam trên cơ sở củng cố, phát triển trở thành thương hiệu vận tải mạnh, uy tín, tiếp tục mở rộng hoạt động khai thác các tuyến quốc tế và từng bước đưa thương hiệu vận tải dầu khí của PVTrans/Petrovietnam tham gia chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu.

    Giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ dầu khí đạt 895 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 55,1 nghìn tỷ đồng; Tăng trưởng dịch vụ lên đến 9%, chiếm 30 - 40% tổng doanh thu của Petrovietnam. Trong đó, giá trị các hợp đồng cung cấp cho nước ngoài chiếm trên 60% doanh thu dịch vụ toàn Tập đoàn. Hầu hết các đơn vị trong ngành đều có đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu dịch vụ dầu khí chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà thầu lớn trong khu vực và trên thế giới./.
    https://petrovietnam.petrotimes.vn/dich-vu-dau-khi-vuon-tam-quoc-te-652690.html
  9. Newton6789

    Newton6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2020
    Đã được thích:
    68
    Giá cước hàng lỏng quốc tế đang tăng kinh khủng, 1 tuần rồi hơn 10% rồi.
    trungken18 thích bài này.
  10. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.985
    Chuyện tồn tại và phát triển thần kỳ ở PVTrans
    Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans) là doanh nghiệp của ngành dầu khí 11 năm nay chỉ biết đến... tăng trưởng. Từ một đơn vị sắp phá sản, PVTrans đã vươn lên trở thành doanh nghiệp vận tải biển hàng lỏng hàng đầu Việt Nam.
    PVTrans - bí quyết để thoát "chìm tàu"
    Bước chuyển mình của PVTrans
    Từ một "con tàu sắp đắm"

    Vào khoảng năm 2010-2011, PVTrans đúng nghĩa là một “con tàu sắp đắm”: Nợ nần chồng chất, có 16 đơn vị thì 7 đơn vị làm ăn thua lỗ, 3 đơn vị phá sản, có đơn vị vốn pháp định là 362 tỷ đồng thì lỗ hơn 300 tỷ đồng. “Tàu sắp đắm” thì ai có “phao” là tìm đường “bơi” đi ngay. Năm tháng ấy, một bầu không khí ảm đạm bao trùm.

    Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm "con tàu PVTrans" nghiêng ngả là giá thuê tàu trên thế giới thời điểm đó giảm xuống đáy. Nếu so với giá thuê tàu hiện nay thì giá thuê tàu ngày ấy giảm đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi. Ví dụ, năm 2010, giá thuê những con tàu như Athena, Hercules còn là 35.000-40.000USD/ngày, thì vào thời điểm đầu năm 2011 chỉ còn 3.000USD/ngày. Trong khi đó, chi phí nuôi tàu nằm bờ đã là 15.000USD/ngày. Không những vậy, PVTrans còn phải cõng gánh nặng nợ nần từ Vinashin chuyển sang. Thấy “con tàu” Vinashin sắp “đắm”, các ngân hàng cũng ngần ngại không muốn cho vay nữa.

    Đồng chí Phạm Việt Anh, khi đó là Tổng giám đốc PVGas, được điều về làm Tổng giám đốc PVTrans trong bối cảnh như vậy. Khi anh được điều về vào cuối năm 2010, “con tàu” PVTrans đã “chìm”, chỉ còn ngóc được mũi tàu lên.

    [​IMG]
    Một tàu vận tải của PVTrans.
    Từ đầu năm 2011, tập thể lãnh đạo đã nhận thấy mô hình tổ chức, quản lý của PVTrans có nhiều điều không ổn. Chính vì vậy, việc đầu tiên phải thực hiện là tập trung chuyển từ quản lý toàn diện đến quản lý chung và xé nhỏ các đơn vị tàu. Cách làm này là để tránh rủi ro, bởi có những tàu của PVTrans bị bắt siết nợ. Khi một con tàu bị như vậy thì cả công ty “chết theo”. Do đó, phải phân tán nhỏ lẻ và gắn trách nhiệm cho giám đốc các công ty. Việc gì cũng phải có một người chịu trách nhiệm đến cùng và dứt khoát phải tuyên chiến với kiểu “chịu trách nhiệm tập thể”, chấm dứt tình trạng “cha chung không ai khóc”.

    Thêm vào đó, làm việc gì cũng phải có kiểm tra chéo. Tất cả phải hết sức minh bạch, đặc biệt là về mặt tài chính. Một việc nữa là kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những ai có “thực hưởng” mà không “thực làm”. Nhờ vậy mà có những đơn vị như PVTrans Pacific, bộ máy công ty chỉ có 22 người, nhưng sau đó doanh thu năm 2015 đã vọt lên đạt mức gần 900 tỷ đồng. Chính những cải tổ mạnh mẽ, quyết liệt và rất hợp lý đó đã tạo nên sức bật mới cho toàn tổng công ty.

    Đến doanh nghiệp vận tải biển hàng lỏng hàng đầu Việt Nam

    Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để kiếm được việc làm cho anh em, bởi lẽ nếu không có việc thì nói gì cũng vô ích. Trong tình cảnh bị dồn vào “bãi cạn”, lãnh đạo PVTrans đã tìm được con đường hướng ra biển, đó là vươn sang cung cấp dịch vụ ở Trung Đông. PVTrans đã nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao và đặc biệt là sự hỗ trợ đến mức tối đa của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Sự hỗ trợ ở đây không có nghĩa là về tài chính, mà là sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách và sự ủng hộ cho những cách làm mới, tư duy mới của PVTrans. PVTrans đã đưa được 3 tàu sang Trung Đông chở thuê.

    Vào thời điểm đó, tình hình Trung Đông bất ổn, cùng với nạn cướp biển hoành hành nên nhiều hãng vận chuyển dầu thô lớn không dám chạy. Thế là đội tàu của PVTrans bất chấp hiểm nguy, lao vào thị trường Trung Đông. Giá cước vận tải cao gấp rưỡi, việc thì nhiều nhưng anh em luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm rình rập mỗi khi tàu chở dầu chạy qua vùng “sừng” Nam Phi và eo biển Madagascar. Mỗi khi báo về rằng tàu sẽ hành trình qua khu vực đó, lãnh đạo PVTrans ở nhà ăn không ngon, ngủ không yên. Hàng loạt biện pháp chống cướp biển được thực hiện cực kỳ cẩn trọng, chu đáo. Thật may mắn, suốt một thời gian dài, tàu của PVTrans chạy như con thoi qua các khu vực nguy hiểm, nhưng không để xảy ra một vụ việc đáng tiếc nào.

    Thấy PVTrans có được những hợp đồng lớn ở nước ngoài, các ngân hàng lại niềm nở mời gọi cho vay tiền và đồng ý cho giãn một số khoản nợ trước đây. Có tiền, có công việc, tư tưởng anh em dần dần ổn định. Với mô hình mới, cách quản lý mới, từ cuối năm 2013, PVTrans từng bước đi lên vững chắc. Nói một cách văn hoa, thì cuối năm 2012, PVTrans như người đi biển đã nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng.

    Năm 2012, PVTrans đã xử lý sạch các món nợ trước đây. Năm 2013, đã có 300 tỷ đồng tiền lãi. Năm 2014, lãi 400 tỷ đồng... Và để sau 20 năm, PVTrans đã có 11 đơn vị thành viên, hơn 2.000 cán bộ, công nhân viên, đội tàu 36 chiếc với tổng trọng hơn 1 triệu DWT. Doanh thu của PVTrans đạt 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận bình quân hằng năm đạt 15% và trở thành doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu Việt Nam.

    Tổng doanh thu hợp nhất giai đoạn 2011-2021 của PVTrans đạt 70.200 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 6.830 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng hằng năm trung bình đạt 15%. Vốn hóa thị trường của PVTrans năm 2022 cao gấp 35 lần so với năm 2011. Đội tàu được mở rộng về quy mô và ngày càng trẻ hóa với 36 chiếc có tổng trọng tải đạt hơn 1,05 triệu DWT.

    Với kết quả kinh doanh tốt và năng lực tài chính lành mạnh, vị thế và uy tín của PVTrans trong ngành dầu khí và vận tải biển được củng cố khi PVTrans tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 trong tốp 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2021 của Việt Nam. Đặc biệt, đây là năm thứ hai liên tiếp PVTrans được Vietnam Report xếp hạng cao nhất và không những thế, 3 đơn vị thành viên khác thuộc PVTrans cũng được vinh danh trong tốp 10 này. Cổ phiếu PVTrans có tính thanh khoản cao, thu hút sự quan tâm và nhận được sự đánh giá cao của nhà đầu tư nhờ kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực và triển vọng tăng trưởng hấp dẫn.

    Thành công của PVTrans ấn tượng đến mức một doanh nghiệp vận chuyển xăng dầu có tiếng là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà đã giao 3 con tàu lớn nhất của mình, với tổng trọng tải hơn 100.000 tấn cho PVTrans vận hành, khai thác, lãi kiếm được thì chia đôi. Đây là việc chưa từng có bởi doanh nghiệp tư nhân lại giao tài sản của mình cho doanh nghiệp nhà nước quản lý.
    https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/phong-su/chuyen-ton-tai-va-phat-trien-than-ky-o-pvtrans-697166

Chia sẻ trang này