PVT - Vùng mua dài hạn được thiết lập cùng LN Q1/24 tăng 32%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi livermore888, 16/04/2024.

6748 người đang online, trong đó có 871 thành viên. 12:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 375813 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. Panpan11

    Panpan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2021
    Đã được thích:
    1.096
    Kéo ri vni lên 2k còn ít
  2. Luoc2020

    Luoc2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2020
    Đã được thích:
    11.188
    Thôi cha những ngày vni yếu nó mạnh ếu nói :))
  3. livermore888

    livermore888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    3.876
    Test tí thôi mà đội YSL đã như kiểu trời sập tới nơi :))

    Nay vol bằng nửa phiên gần 9tr cổ về vậy là OK, hàng bắt bắt đầu quy dần về các đầu mối chất lượng hơn.
    - CPI mẽo giảm hơn kỳ vọng thì LS sớm hạ, tức là tỷ giá sẽ hạ nhiệt time tới. Hiện PVT đang lõm tỷ giá ~25 tỷ/ quý
    ==> Tỷ giá hạ nhiệt PVT lõm tỷ giá ko còn thậm trí lãi tỷ giá các quý tới.
    - NMLD Dung Quất sau bảo trì đang hoạt động với cs lên tới 114%.
    - Khi các cổ vt đều lên cao với pe tb hiện tại 15 thì cổ đầu ngành vt như PVT với pe 10.x càng trở lên rẻ hơn.

    - Nhìn đội tầu này mới thấy PVT khủng ntn:
    • Tàu chở dầu thô: Số lượng 3 tàu; Tổng trọng tải hơn 300.000 DWT
    • Tàu chở dầu/hóa chất: Số lượng 22 tàu; Tổng trọng tải gần 500.000 DWT
    • Tàu chở khí hóa lỏng: Số lượng 17 tàu; Tổng trọng tải gần 200.000 DWT
    • Tàu chở hàng rời: Số lượng 9 tàu; Tổng trọng tải gần 400.000 DWT
    • Tàu FSO/FPSO: Số lượng 1 tàu; Tổng trọng tải khoảng 100.000 DWT
    ==> Và đội tầu khủng này đc tài trợ với nợ ròng chỉ 1.2k tỷ so với mấy a bđs nợ chúa chổm pe trên giờ mới thấy PVT rẻ đến mức nào. kaka

    P/s: Cụ nào YSL thì mời mua cổ khác nhé, qua đây lải nhải chả khác j đàn bà bao giờ khá nổi :))
    Last edited: 12/06/2024
    mtam137 đã loan bài này
  4. livermore888

    livermore888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    3.876
    Cụ copy paste hồi nào mà vẫn ghi pe 8, pe chính xác bây giờ của PVT là 10.8
    Năm nay LN ròng dự 1250 tỷ EPS 3.5K
    => Lấy pe tb ngành 12-13 định giá PVT năm 2024 khoảng: 42-45k/ cp
    --- Gộp bài viết, 12/06/2024, Bài cũ: 12/06/2024 ---
    Dự tháng 8.24 PVT sẽ tiếp tục chia cổ tức cụ thể:
    + ct năm 2022 10% bằng cp
    + ct năm 2023 3% bằng tiền
    Tới năm 2025 dự chia tiếp 30% bằng cp để nâng vốn lên ngang bằng pvs và pvd
    => Theo kế hoạch Toàn bộ LN giữ lại sẽ được tái đầu tư để nâng công suất đội tầu lên cỡ 80% so với hiện tại tức gần 100 tầu.
  5. Panpan11

    Panpan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2021
    Đã được thích:
    1.096
    Toàn tin khủng ko đánh nổi 1 cây
    nhanmap2004 thích bài này.
  6. livermore888

    livermore888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    3.876
    Kaka. Đàn bà lắm mồm vãi :))
    Cứ để mấy con gà bán đi. Haha
    Biển đỏ sắp tắc cứng đến nơi rồi, hạm đội gần 40 chiếc chạy tuyến QT của PVT chạy mệt nghỉ ;)
    nhanmap2004mtam137 thích bài này.
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.597
    PiPaPiPoVn thích bài này.
  8. livermore888

    livermore888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    3.876
    Cước tầu sẽ còn neo cao dài.
    Khi mà TT lên tầm cao mới thì PE các cp và TT chung được đẩy lên các mức cao mới. Thì cp đầu ngành như PVT với pe chỉ quanh 10 sẽ trở lên cực kỳ rẻ:
    - So sánh trong cùng hệ sinh thái PVN thì hầu hết đều có PE 15-30 như: PVS 22, PVD 27 PVB 22…
    - So sánh cùng ngành vận tải thì PE cũng từ 15-20 như: HAH 15, MVN 30, VTO 13, VOS 17…
    - PE hiện tại TT chung cũng đang quanh 13.5
    ==> Do đó sau gđ tích nền hiện tại PVT với pe10 bây giờ, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến và sẽ có những cú bật tăng mạnh để đưa PE lên theo TT chung. ;)
    --- Gộp bài viết, 13/06/2024, Bài cũ: 13/06/2024 ---
    Anh em tham khảo đại ý dự đường đi nc bước sẽ là kiểu kiểu như vầy ;):
    [​IMG]
    nhanmap2004 thích bài này.
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.597
    Sóng vận tải biển còn dài!
    https://thanhnien.vn/con-sot-cuoc-tau-bien-mo-rong-sang-nhieu-tuyen-chau-a-185240613221619541.htm


    14/06/2024 06:20 GMT+7
    'Cơn sốt' cước tàu biển mở rộng sang nhiều tuyến châu Á
    Chí Nhân

    Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu "kêu trời" vì tình trạng cước tàu biển tăng đang có nguy cơ mở rộng sang nhiều tuyến châu Á.

    Tuyến châu Á cũng tăng
    Bà Nguyễn Thị Kim Huyền, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Global Maritime Services, cho biết: Cơn sốt giá cước tàu biển hiện nay do Mỹ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng 8. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu Trung Quốc và cả nhà nhập khẩu của Mỹ muốn đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu trước thời hạn trên nhằm tránh bị đánh thuế. Phía các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã trả giá cao hơn để lấy chỗ trên tàu. Thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẵn sàng trả giá đến 1.000 USD cho 1 chỗ trên tàu, trong khi VN chỉ trả 600 USD.

    Để tránh thiệt hại khi cước tăng cao, một số nhà xuất khẩu đã thương thảo với đối tác hoãn thời gian giao hàng với hy vọng sắp tới cước sẽ giảm. Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, có thể cước sẽ tăng mạnh vào giữa cuối tháng 6. Nguyên nhân là các hãng tàu ưu tiên xử lý các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có nguy cơ bị áp thuế cao khi xuất khẩu vào Mỹ; sau đó mới xử lý đến lượng hàng đang tồn đọng ở Singapore và Dubai.

    "Dù cho anh có đặt trước, thậm chí có hạ hàng trước, nhưng anh không chấp nhận trả giá ngang bằng hoặc cao hơn thì phải chấp nhận bị trì hoãn hoặc hủy đặt tàu", bà Kim Huyền nói.

    Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp (DN) ngành logistics, hầu hết chuyến tàu từ châu Á đến châu Âu vẫn đi vòng qua mũi Hảo Vọng (châu Phi) khiến hành trình kéo dài thêm từ 9 - 14 ngày, để tránh xung đột ở Biển Đỏ. Đồng thời việc gây nên tình trạng ùn tắc ở một số cảng biển như Tangier (Ma Rốc) hay Algeciras (Tây Ban Nha) vì những nơi này đột nhiên trở thành điểm trung chuyển hàng hóa giữa các tàu. Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trên tuyến đường biển Á - Âu ngày càng gia tăng. Không chỉ các tuyến đi Mỹ và EU mà nhiều tuyến trong khu vực châu Á cũng đang lên cơn "sốt". Cụ thể như cước tàu từ Trung Quốc về VN tăng lên 800 - 900 USD/container 40 feet, tăng gấp 5 lần so với trước. Điều này khiến chi phí đầu vào của DN VN tăng đáng kể.

    Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN, thông tin: Cước tàu lên "cơn sốt" khoảng gần một tháng nay, bắt đầu từ các tuyến đi Mỹ, EU và bây giờ mở rộng sang tới tuyến đi Ấn Độ. Trong đó, cước tàu biển đi Mỹ tăng gần gấp đôi, còn các tuyến còn lại tăng gấp rưỡi. Ngoài nhu cầu vận chuyển tăng đột biến vì căng thẳng kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, thì các hãng tàu cũng tận dụng cơ hội để tăng lợi nhuận.

    "Việc tăng giá hiện nay tạo áp lực rất lớn lên cộng đồng DN về chi phí logistics. Chúng tôi đã có báo cáo tình hình đến các cơ quan chức năng như Cục Hàng hải (Bộ GTVT), Bộ Công thương để theo dõi và có biện pháp điều hành phù hợp. Tuy nhiên, việc cước tàu biển quốc tế tăng là một khó khăn lớn và rất khó khắc phục vì chúng ta phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài. Chúng tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho DN như giảm các loại phí liên quan trong chuỗi chi phí logistics như cảng biển, phí bốc dỡ hàng hóa...", ông Hiệp chia sẻ.


    Doanh nghiệp xuất khẩu "kêu trời"
    Trước tình hình trên, Cục Hàng hải VN có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường giám sát giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển. Giá vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển đi các nước châu Âu và Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh, chỉ số container thế giới tăng 12% đến 4.716 USD đối với container 40 feet trong tuần qua. Kèm theo đó là tình hình tắc nghẽn cảng biển tại một số cảng tại châu Á và mất cân bằng vỏ container phục vụ hàng xuất nhập khẩu.


    Đáng nói, cước tàu biển tăng trong bối cảnh những tháng đầu năm 2024, nhiều ngành xuất khẩu thế mạnh của VN đã tăng trưởng trở lại với tốc độ đạt tới 2 con số. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 6 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

    Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), thừa nhận dù kim ngạch tăng trưởng và tín hiệu khởi sắc xuất hiện, nhưng tình hình khó khăn vẫn chưa hết. Hiện các DN không có đơn hàng số lượng lớn mà chỉ nhỏ giọt. Có trường hợp, cùng số lượng hàng hóa đó, trước đây người mua chỉ đặt một đối tác, nay họ chia cho nhiều nhà cung cấp hơn. Do đó giá cả của các nhà cung cấp phải rất cạnh tranh. Vì vậy, DN chỉ nhận đơn hàng để duy trì hoạt động chứ rất khó kiếm lợi nhuận như trước. Đã thế, giá cước vận tải tăng, đặt được tàu cũng là việc rất khó khăn. Có thể nói là khó chồng khó.

    "Quý 3 hằng năm là thời gian quan trọng khi các nhà mua hàng Âu - Mỹ chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Việc cước tàu tăng, nếu kéo dài sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng và kế hoạch mua hàng của các nhà nhập khẩu. Trong thời gian qua, chúng tôi đã tính toán và tiết giảm chi phí đến mức tối đa để hạ giá thành sản phẩm; nhưng việc cước tàu biển tăng nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng tôi, nên tác động là rất khó lường", ông Trần Quốc Mạnh lo lắng.

    Tương tự ngành gỗ, các DN ngành may mặc và da giày còn chịu tác động kép của cước tàu biển tăng khi phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu để sản xuất. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3, than: "Cước tàu tăng ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận chuyển hàng hóa và là một yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay thị trường khởi sắc nhưng giá bán sản phẩm không tăng, mà khách hàng lại đòi hỏi cao hơn. Ngoài vấn đề chất lượng thì họ yêu cầu mẫu mã mới, đẹp và số lượng ít… Chính vì vậy, dù bán được hàng nhưng lợi nhuận thật sự của DN không có. Việc cước tàu tăng mạnh có thể làm đội giá sản phẩm khiến sức mua không đạt như kỳ vọng".

    Cước tàu biển VN đi Trung Quốc 0 đồng có "dễ ăn" ?
    Trong khi cước tàu biển đang tăng ở nhiều tuyến thì một số DN logistics cho biết cước tàu biển từ VN đi Trung Quốc có giá 0 đồng. Hiện tượng này là do phía Trung Quốc đang hút container rỗng về để DN của họ chủ động trong việc xuất khẩu.

    Giải thích về hiện tượng này, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN, nói: Cước tàu biển thường gồm 2 phần là cước đường biển cơ bản và phụ phí. Trong đó phụ phí bao gồm rất nhiều thứ như: cước phí bốc dỡ hàng hóa tại cảng (THC), phí tỷ giá chuyển đổi… gọi chung là phụ phí địa phương (local charges). Người ta thường phân chia ra đến 6 - 7 loại phí để thấy giá có vẻ thấp. Có bên nào báo cước cơ bản 0 đồng thì phụ phí địa phương sẽ rất cao.

    Một DN ở TP.HCM khẳng định: "Nếu bên nào báo cước 0 đồng thì đó chỉ là cước cơ bản, tổng các loại phí khác có liên quan còn cao hơn giá bình thường mà chúng tôi đang có. Đây không phải là chuyện mới trong ngành vận tải biển".
  10. livermore888

    livermore888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    3.876
    Kaka. 3 cổ này ăn đủ này HAH VOS PVT
    --- Gộp bài viết, 14/06/2024, Bài cũ: 14/06/2024 ---
    - HAH cước hàng công tăng mạnh nhất
    - VOS có cả tầu công và tầu dầu lẫn hàng rời + LN đột biến
    - PVT thì có đội tầu 80% chạy tuyến QT với cước định hạn ký mới cho các tầu dầu và tầu rời đều mức nền cao vút.
    CunBiBen, PiPaPiPoVn, huylam122 người khác thích bài này.
    mtam137 đã loan bài này

Chia sẻ trang này