PVX - Mr.Chen chính thức tham gia bắt đáy giá 6.100đ phiên hôm nay. Đôi điều chia sẽ thông tin về PV

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mr.Chen, 06/09/2012.

4616 người đang online, trong đó có 296 thành viên. 00:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26227 lượt đọc và 350 bài trả lời
  1. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    Thứ năm, 6/9/2012, 08:15 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Việt Nam lại rớt hạng năng lực cạnh tranh

    Sau 2 năm, Việt Nam đã lùi tổng cộng 16 bậc trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện xếp áp chót trong 8 nước ASEAN được khảo sát, chỉ cao hơn duy nhất Campuchia.
    >Xếp hạng năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2011 / 2010
    >Hà Nội và TP HCM nằm cuối bảng năng lực cạnh tranh


    Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam để Philippines vượt qua và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát.
    [​IMG]Năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Nguồn: WEFTrong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100.
    Nếu như ở báo cáo năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô (tiến 20 bậc), thì đến 2012, hạng mục này lại bị hạ tới 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó. “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn”, báo cáo nhận định.
    Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân (xếp hạng 113), bản quyền (hạng 123).
    Trong số ít những điểm tích cực WEF chỉ ra, Việt Nam được đánh giá cao bởi chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đỏi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững.
    [​IMG]Khoảng cách thu nhập của người Việt với trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.Một lưu ý khác cũng được ẩn dụ khi WEF công bố GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD. Tuy nhiên, biểu đồ của báo cáo lại cho thấy khoảng cách giữa thu nhập của người Việt so với mức trung bình của các quốc gia châu Á đang phát triển ngày càng bị nới rộng.
    Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện dựa trên khảo sát tại 144 quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên hơn 100 chỉ tiêu, được chia làm 12 nhóm: Thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục cơ bản, giáo dục & đào tạo nâng cáo, thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, mức độ sẵn sàng đón nhận công nghệ, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh doanh và tính tiên phong.
    So với xếp hạng 2011, 2 vị trí dẫn đầu danh sách không thay đổi là Thụy Sĩ và Singapore. Phần Lan và Thụy Điển “đổi chỗ” ở vị trí thứ 3 và 4, trong khi Hà Lan và Mỹ thực hiện động tác tương tự ở vị trí thứ 5 và 7. Đức tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong khi 3 đại diện cuối cùng của Top 10 là Anh, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật.

    Nhật Minh
  2. thanh-huyen

    thanh-huyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    0
    cái thằng DOG mở miệng ra là ngặm ku Khựa đây mừ
  3. Mr.Chen

    Mr.Chen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    1.400
    Nhớ rồi. Chú này mua KSA đúng đỉnh và bị anh ép KSA về đến gần 11. Lõm tài khoản hơn 50% =))=))=))=))=))
  4. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    Doanh nghiệp
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 5, 06/09/2012, 11:15

    Vinaconex ồ ạt thoái vốn: Khi 'cá mập' nguy khốn










    [​IMG]
    Việc bán vốn tại các doanh nghiệp thành viên của Vinaconex làm nảy sinh câu hỏi: Phải chăng tình hình tài chính của con "cá mập" này đang hồi nguy cấp?
    Liên tục từ tháng 4 trở lại đây, Vinaconex (VCG) thông báo bán vốn tại các doanh nghiệp thành viên với số lượng lớn. Nếu như trước đây chỉ có những công ty kinh doanh kém hiệu quả mới nằm trong danh sách bán vốn thì gần đây cả những doanh nghiệp được đánh giá làm ăn khá, thậm chí có những doanh nghiệp mà vừa năm ngoái Vinaconex còn tham gia tăng vốn, cũng được đem ra rao bán.
    Tài chính căng như dây đàn
    Tháng 5 vừa qua, VCG đã phải chi tới gần 2.400 tỷ đồng để trả gốc và lãi cho 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2010. Trước đó, năm 2011 Tổng công ty (TCT) đã phải chi gần 300 tỷ đồng trả lãi cho khoản phát hành này. Đặc biệt, gánh nặng lớn nhất hiện nay của TCT này là Xi măng Cẩm Phả, tổng vốn đầu tư lên tới con số nghìn tỷ đồng, tuy đã đi vào hoạt động được 2-3 năm, nhưng mỗi năm doanh nghiệp này lỗ hàng trăm tỷ đồng. Việc đầu tư vào dự án xi măng này được thực hiện từ năm 2002, khi Vinaconex còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

    Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thua lỗ là mất cân đối cung và cầu, sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào trong khi giá xi măng không tăng, chi phí tài chính lớn khi nhà máy đi vào hoạt động đúng thời điểm kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Thua lỗ lớn tại Xi măng Cẩm Phả, Vinaconex đã phải thay đổi nhân sự cấp cao, cử Tổng giám đốc TCT sang quản lý vốn và làm Chủ tịch HĐQT Xi măng Cẩm Phả.

    Kế hoạch kinh doanh vẫn luôn được HĐQT rà soát, cắt giảm các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm để giảm lỗ, tiến tới hòa vốn. Tuy nhiên, kết quả chưa có gì đáng khích lệ. Trong năm 2012, TCT này dự kiến trích lập dự phòng vào Xi măng Cẩm Phả là 959,9 tỷ đồng. Hiện việc đàm phán bán cổ phần của VCG tại nhà máy Xi măng Cẩm Phả cho TCT Xi măng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do đối tác cũng đang là "chúa chổm".
    Với các công ty thành viên, VCG đưa ra mức dự toán cho việc trích lập dự phòng cả năm 2012 là 57 tỷ đồng, song đến thời điểm này có thể thấy, con số thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều vì giá chứng khoán đang tuột dốc mạnh. Trong khi đó, VCG đang rất cần vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các dự án do mình làm chủ đầu tư như: dự án đầu tư mới xây dựng công trình cụm nhà ở hỗn hợp khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý (thành phố Đà Nẵng), khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ, dự án khu nhà thu nhập thấp Bắc An Khánh (Hà Nội). Những dự án này, dự án nào sơ sơ cũng ngốn vài trăm tỷ đồng vốn đầu tư. Nhìn vào sức khỏe tài chính hiện nay của VCG có thể thấy, xuất hiện sự chênh lệch lớn giữa khối lượng công việc, dự án đang triển khai và khả năng tài chính. Tình hình căng đến nỗi ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch VCG phải phân bua với cổ đông: "Thường trực HĐQT phải thực hiện họp định kỳ hàng tuần để giải quyết công việc".
    Bán vốn không dễ
    Lãi vay, lỗ kinh doanh đang khiến Vinaconex phải trích lập dự phòng cực lớn, làm bao nhiêu không đủ chi lãi. Trước tình thế đó, dù thị trường vốn đang cực kỳ ảm đạm, VCG vẫn liên tục đưa ra thông báo bán vốn. Tháng 4, VCG thông báo bán đấu giá 550.000 cổ phần tại CTCP Xi măng Vinaconex Lương Sơn Hòa Bình (vốn điều lệ 10 tỷ đồng).

    Sau đó TCT này thông báo bán đấu giá 2,19 triệu cổ phiếu (chiếm 44,51% vốn thực góp) tại CTCP Vinaconex Dung Quất (doanh nghiệp chuyên lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khai thác nước, có vốn điều lệ 49,2 tỷ đồng). VCG cũng thông báo dự kiến bán hết 11 triệu cổ phần, tương đương 55% vốn điều lệ, tại CTCP Phát triển thương mại Vinaconex có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
    Hồi tháng 6, VCG công bố bán cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành, doanh nghiệp có vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Số lượng cổ phần bán đấu giá là 3.750.000 cổ phiếu, chiếm 25% vốn thực góp. Mới đây, trong tháng 8 VCG tiếp tục đưa ra danh sách: CTCP Vinaconex 3, CTCP Vinaconex- VCN và Công ty cổ phần Vinaconex 6. Trong đó, bán 1,2 triệu cổ phần của VC6; bán toàn bộ 4,08 triệu cổ phần tại VC3 và 1,45 triệu cổ phần tại Vinaconex - VCN. Ngoài thoái vốn tại các công ty thành viên, VCG đang dồn lực để đẩy nhanh "cục nợ" Xi măng Cẩm Phả cho TCT Xi măng.
    Hai điều khó hiểu trong phương án thoái vốn
    Hoạt động thoái vốn của doanh nghiệp là rất bình thường, nhưng với Vinaconex lại trở nên không bình thường vì có 2 điều rất khó hiểu trong phương án thoái vốn của VCG.
    Thứ nhất, định hướng tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thành viên của VCG đã được xây dựng và thống nhất từ cuối năm 2010. Theo đó, TCT dự kiến giữ lại 22/66 doanh nghiệp, tập trung vào 2 lĩnh vực chính là xây lắp và kinh doanh bất động sản.
    Năm 2011, VCG đã tái cấu trúc vốn tại 5 đơn vị, trong đó có Vicostone với số tiền thu về đạt 370,3 tỷ đồng, lợi nhuận thu về là 153,8 tỷ đồng, thu hồi công nợ đạt 279 tỷ đồng. Vậy nhưng, trong năm 2011, VCG lại góp vốn tăng thêm tại 5 đơn vị là CTCP Xây dựng số 9, số 6, số 2, Vinaconex Sài Gòn và Nedi 2, đồng thời góp vốn thêm vào một công ty mới là Vinaconex Xuân Mai Đà Nẵng, tổng vốn góp đạt 147 tỷ đồng. Năm 2011, VCG còn bỏ vốn đầu tư mua thêm cổ phần trong đợt tăng vốn của VC6 với giá 10.000 đồng/CP. Vậy tại sao chưa đầy 1 năm sau, VCG lại thông báo bán vốn tại VC6 khi mà thị giá của cổ phiếu VC6 chỉ còn khoảng 50% mệnh giá?
    Điểm khó hiểu thứ hai là trong khi thị trường đang ê chề cổ phiếu, thậm chí nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, giá thấp chỉ ở mức xấp xỉ mệnh giá thì VCG lại đưa ra những giá "trên trời" khi rao bán cổ phần của doanh nghiệp thành viên. Trong khi những doanh nghiệp này hoạt động không có gì quá nổi trội, thậm chí là thua lỗ. Phương thức bán của VCG được thực hiện như sau: Chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.

    VCG có văn bản chào bán gửi 11 CTCK hàng đầu Việt Nam và chào bán cho cán bộ công nhân viên của các công ty con, cổ đông lớn, các công ty con của tổng công ty, chào bán trên sàn… Năm 2011, TCT này đã từng tái cấu trúc vốn tại 5 đơn vị với phương thức tương tự như trên với số tiền thu về đạt 370,3 tỷ đồng, lợi nhuận thu về được báo cáo là 153,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, không loại trừ trường hợp TCT thoái vốn theo kiểu khoán cho doanh nghiệp thành viên khác. Tức là bắt họ ôm cổ phiếu giá cao của một công ty khác trong họ Vinaconex, mặc dù bản thân doanh nghiệp đó không muốn. Nhiều đợt chào bán đã được tiến hành, chưa thấy VCG thông báo kết quả, nhưng dễ thấy trong năm 2012 đầy khó khăn này, kiểu ép mua như trên sẽ khó thành hiện thực.
    Tăng vốn, ai mua?
    Ngoài ngược xuôi lo đòi nợ theo như lời kể của một cán bộ của TCT thì VCG đang tính chuyện phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Theo phương án đã được ĐHCĐ thông qua hồi đầu năm, chậm nhất tới quý I/2013, VCG sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng. VCG sẽ phát hành 58,28 triệu cổ phiếu bằng cách chào bán riêng lẻ với giá tối thiểu bằng mệnh giá. Để chắc ăn, HĐQT VCG còn xin cổ đông ủy quyền cho họ thực hiện bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, tăng vốn thời điểm này không dễ. Hiện thị giá VCG chỉ đạt 8.000 đồng/CP, chừng nào cổ phiếu chưa vượt được mệnh giá sẽ không thể tính đến chuyện phát hành. Chưa kể, cả 2 đợt phát hành tăng vốn trước đây của VCG đều có sự hậu thuẫn và tham gia của 2 cổ đông lớn là Viettel và SCIC.
    Chưa hết, năm 2011, VCG đạt doanh thu 14.456 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 387 tỷ đồng, song không chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2012, kế hoạch doanh thu toàn tổng công ty là 6.897 tỷ đồng, lợi nhuận 72 tỷ đồng. Nhiều khả năng kế hoạch trên còn khó hoàn thành, vậy thì cổ đông khó hy vọng vào cổ tức 2012. Nhà đầu tư bỏ vốn ra mà 2 năm liên tiếp không được chia cổ tức, trước đó thì toàn tỷ lệ thấp chưa bằng lãi tiền gửi tiết kiệm. Vì thế, chắc chắn việc bán vốn của VCG tới đây sẽ không hề dễ dàng.
    Theo Minh An
    Minh họa: Hà Phạm
    Nguồn Doanh Nhân/ DĐ
  5. thanh-huyen

    thanh-huyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Đầu đất
  6. quangnd_1984

    quangnd_1984 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    0
    Chúc bác tóm được cái váy của em ấy, tôi thì phải đợi bác mò đến cạp váy mới nhẩy vào.
    :)>-:)>-:)>-
  7. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    Pvx hồi đầu tháng 6 tự nhiên giao dịch Thanh khoản đọt biến cả chục triệu cổ phiếu Liên tiếp nhiều phiên, sau đó từ từ đi xuống thì con hàng này vô đáy rồi...
  8. uyen186

    uyen186 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Đã rẻ còn có thể rẻ hơn,thôi đợi bao giờ có sóng vào hàng đắt hơn chút còn hơn dò đáy.
  9. villy

    villy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    10.060
    Một thằng không có đồng nào làm sao so sánh với thằng có 4K tỷ, sợ cũng chết mà không sợ cũng chết, chỉ có biết mới sống
  10. Mr.Chen

    Mr.Chen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    1.400
    Vừa rồi PVX "lừa" được 4 tổ chức bán được giá 10k và thu về được 1.375 tỷ. Vậy giá 6.1 hôm nay nó ngon hơn giá đáy hồi đầu năm. Dù sao hiện nay tình hình tài chính của PVX vẩn khả quan. Tiền hiện còn hơn 1.500 tỷ, trong đó tiền tại công ty mẹ là 1.120 tỷ. Vốn hóa của PVX hiện tại chỉ có 2.363 tỷ

    Tại sao nhiều bác so sánh PVX với VCG nhỉ. Xem mức giá con nào an toàn hơn. Xem tình hình tài chính con nào ổn hơn
  11. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Nỗi lo cho PVX và PET

    BCTC quý II-2012 của PVX cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm chỉ đạt doanh thu 2.400 tỷ đồng (giảm 48%), lỗ 536,6 tỷ đồng (giảm 4,3 lần so với cùng kỳ 2011). Kết quả này bắt nguồn từ những yếu kém đang dần được lộ ra trong hoạt động của DN. Theo thống kê, tổng giá trị đầu tư các dự án lớn của PVX trong năm 2012 lên đến 15.500 tỷ đồng.

    Đây đều là những dự án lớn, thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư cao, nhưng tại thời điểm ngày 30-6 PVX chỉ có tiền và tương đương tiền 1.503 tỷ đồng.

    Con số này quá nhỏ so với tổng giá trị đầu tư cần có, nên hiện tại PVX rất thiếu vốn để đầu tư và thi công. Thực tế khó khăn này cộng với một bộ máy quá cồng kềnh và tốn kém, nên việc PVX hoạt động không hiệu quả là đương nhiên. Tính đến cuối tháng 6, PVX có 13 công ty con và 10 công ty liên doanh và liên kết, 15 công ty góp vốn.

    Trong số này, chỉ một số DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp còn phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

    PET đang hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: thương mại, dịch vụ dầu khí, dịch vụ quản lý và khai thác bất động sản. Năm 2011, mảng thương mại chiếm 90% tỷ trọng doanh thu. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của PET, DN này đạt 5.206 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 11%), nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 38% (tương đương 105 tỷ đồng).

    Nguyên nhân do chi phí giá vốn thường xuyên chiếm trên 90% tỷ trọng tổng doanh doanh thu tăng nhiều hơn mức tăng doanh thu, đã khiến PET và các nhà sản xuất phải áp dụng những chính sách khuyến khích tiêu dùng, dẫn đến các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn tăng mạnh. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý DN cũng tăng lần lượt 19 và 12% do Smartcom (công ty con mới thành lập của PET từ cuối quý II-2011) đi vào hoạt động. Đầu tháng 7, Nokia đã có thông báo tạm dừng hợp tác với PET và và tập trung vào 2 nhà phân phối còn lại là FPT và Lucky.

    PET bắt đầu phân phối điện thoại Nokia từ năm 2007. Năm 2011, PET thông qua công ty con là PSD đã phân phối ra thị trường 5,91 triệu chiếc điện thoại Nokia (chiếm 50% thị phần tại Việt Nam), đạt doanh thu 5.261 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 134 tỷ đồng. Tuy nhiên, thay vì chiếm lĩnh thị trường di động như trước kia, các sản phẩm Nokia đang đi xuống ở nhóm smartphone và chỉ có điện thoại giá rẻ bán chạy, khiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm.

    Theo báo cáo mới nhất từ CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), kết quả kinh doanh quý II-2012 của doanh nghiệp (DN) thuộc họ dầu khí có sự phân hóa rõ rệt. Bên cạnh một số DN có kết quả vượt trội so với cùng kỳ 2011 và hoàn thành vượt mức kế hoạch quý trong 2012, nhiều DN có kết quả yếu kém, giảm sút hẳn.

    Trong phạm vi 9 DN lớn họ dầu khí tiêu biểu đang được niêm yết trên TTCK, VCBS chia làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 là các DN có kết quả kinh doanh tốt, vượt trội: TCTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), TCTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS), TCTCP Khí Việt Nam (GAS) và CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí (PGD).

    Nhóm 2 gồm DN có kết quả kinh doanh không khả quan: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PGS) và TCTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC).

    Nhóm cuối cùng là DN có kết quả kinh doanh kém, sụt giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG), TCTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và TCTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (PET).

    Trong cả 3 nhóm trên, nhóm 1 và 2 là những DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như dịch vụ và thiết bị dầu khí, phân phối dầu khí. Tuy nhiên, chỉ có DN trong nhóm 1 ngoài lợi thế về đặc thù ngành còn có yếu tố cơ bản tốt, tăng trưởng đều đặn, có lượng tiền mặt dồi dào, chiến lược kinh doanh và quản trị nguồn vốn - tài sản hợp lý. Ngược lại, nhóm 3 có nhiều DN hoạt động ngoài ngành dầu khí và nằm trong kế hoạch thoái vốn của PVN.

    Đây là những DN gặp bất lợi với kết quả kinh doanh không tốt trong thời gian gần đây, đang khiến cổ đông và NĐT luôn ở trong tình trạng lo lắng về tương lai của DN. Điển hình là PET và PVX có kết quả sút kém chủ yếu do chi phí giá vốn cao, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm và việc quản trị các loại chi phí khác chưa thực sự hiệu quả. Riêng đối với trường hợp PVX, kết quả thua lỗ rất nhiều còn do chịu ảnh hưởng lớn của thị trường bất động sản và ngành xây lắp ảm đạm.



Chia sẻ trang này