PVX Niềm vui cho những ai đã kiên nhẫn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi RuaGo, 15/11/2017.

6445 người đang online, trong đó có 1069 thành viên. 09:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37836 lượt đọc và 252 bài trả lời
  1. RuaGo

    RuaGo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2015
    Đã được thích:
    437
    Thị trường cháy rực mà e nó vẫn xanh miên mang
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Đề xuất PVN ứng tiền thay PVC (PVX) chi trả cho dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
    • 06/02/2018 07:49
      [​IMG]Dự án NMNĐ Thái Bình 2 - Ảnh: Internet
      Hiện nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn còn hàng chục hạng mục đang thi công, triển khai dang dở. Vì vậy, để nhà máy hoàn tất giai đoạn xây lắp, chuyển sang giai đoạn chạy thử và đi vào vận hành thì cần nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó quan trọng nhất là xoay xở dòng tiền.

      Đánh giá những vấn đề nội tại của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và sự phối hợp giữa các nhà thầu về việc quản lý các phát sinh và rủi ro trong thi công tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Quản lý dự án (QLDA) Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hải - Phó trưởng ban QLDA phụ trách xây dựng cho biết Tổng thầu dự án là Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) và các nhà thầu cần phải tập trung hoàn thành xử lý các hạng mục theo đúng từng mốc công việc. Trong đó, ưu tiên thi công các hạng mục đường găng cấp thiết và xây dựng một số phương án tạm thời.

      Chỉ rõ những hạng mục công việc mà Tổng thầu phải làm trước mắt hiện nay, ông Hải cho biết PVC phải yêu cầu các nhà thầu phụ tập trung hoàn thiện hồ sơ chất lượng, khối lượng, các mốc thanh toán các hạng mục đã hoàn thành thi công đáp ứng tiến độ công việc. Trong quá trình thực hiện, nhà thầu phải hoàn thiện hồ sơ thanh toán song song với quá trình triển khai thi công. Đẩy nhanh tiến độ mua sắm đấu thầu, thường xuyên rà soát danh mục khối lượng vật tư còn lại để cung cấp kịp thời như tôn, cửa nhà nén khí thải tro xỉ, bulong móng kho than số 2-3, giàn thép hệ thống băng tải than, vật liệu bãi xỉ...

      Đặc biệt, PVC cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, rà soát chi phí, đáp ứng chất lượng và tạo hành lang pháp lý để tăng tốc độ triển khai dự án. Cụ thể, cần chấm dứt và thay thế các nhà thầu thiếu hợp tác, năng lực yếu để chuyển giao các hạng mục công việc đang làm chậm tiến độ tổng thể cho các nhà thầu mới có đủ năng lực và nhiệt huyết. Phải lập kế hoạch bù tiến độ bao gồm việc huy động nhân công cho từng hạng mục, máy móc thi công, nhân sự điều hành. Bên cạnh đó, phải đưa ra kế hoạch từng ngày, thực hiện cam kết trong kế hoạch bù tiến độ cho tất cả các hạng mục còn dang dở.

      Ngay khi các hạng mục xây dựng hoàn thành, ông Hải cho biết NMNĐ Thái Bình 2 sẽ đồng thời tiến hành công tác chạy thử từng hạng mục, chạy tĩnh các thiết bị, kiểm tra các hệ thống phụ trợ... Để công tác chạy thử của dự án giảm thiểu các yếu tố rủi ro, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ cần thiết lập, tổ chức mô hình chuẩn và lên kế hoạch, chương trình quy trình chạy thử cho dự án. PVC phải khẩn trương hoàn thành gói thầu chạy thử các thiết bị cho toàn nhà máy, thiết lập mô hình chạy thử thuộc các hệ thống trong nhà máy để sớm hoàn thiện các quy trình chạy thử tổng thể cho dự án...

      Đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho dự án này, ông Nguyễn Vĩnh Thành, Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch chỉ rõ, Tổng thầu PVC phải đẩy nhanh tiến độ mua sắm vật tư, thiết bị còn lại của dự án để kịp thời cung cấp vật tư, vật liệu phục vụ công tác lắp đặt và tránh các rủi ro phát sinh tăng chi phí do kéo dài công tác mua sắm; Xem xét và xử lý thanh toán kịp thời để PVC có tối đa nguồn thanh toán triển khai công việc. Tập trung các nguồn lực để hoàn thành các mốc quan trọng của dự án, đặc biệt là mốc đốt lửa lần đầu.

      Đặc biệt để chủ động chi phí đủ nhằm hoàn thành dự án, Ban QLDA kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) báo cáo Thủ tướng Chính phủ có cơ chế hỗ trợ chi phí thiếu hụt của PVC. Cụ thể là trước mắt cần cho phép PVN được ứng trước số tiền trên từ nguồn vốn của PVN để thay mặt PVC thanh toán cho các hạng mục công việc còn lại của dự án trong khi PVC thực hiện các giải pháp bù đắp dòng tiền; Kiểm soát việc sử dụng các khoản tiền trong các tài khoản của PVC như phân bổ lại chi phí quản lý để bù đắp cho thi công.

      Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thời gian qua được nhắc đến nhiều nhất trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" mà ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch PVN và các đồng phạm có liên quan.

      Năm 2007, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có chủ trương xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, nằm trong quy hoạch điện 6. Chính phủ từng mong muốn khởi công dự án vào tháng 2.2009. Mặc dù vậy, phải tới ngày 1.3.2011 dự án mới được khởi công với mục tiêu phát điện lần đầu vào năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay dự án vẫn đang trong quá trình thi công.

      Giá trị giải ngân cho dự án ước tính khoảng 1.912 tỉ đồng, nâng tổng số tiền giải ngân lũy kế từ khi khởi công đến hết năm 2017 là 29.452 tỉ đồng. Trong số đó lũy kế giải ngân của hợp đồng EPC (tạm ứng và thanh toán) khoảng hơn 8.000 tỉ đồng và 762,43 triệu USD.

      Trong thu xếp vốn, đối với phần vốn vay nước ngoài đến nay đã giải ngân được hơn 432 triệu USD, chiếm 46% hạn mức số tiền vay đã ký (tổng giá trị vốn vay hơn 937 triệu USD). Dự án có tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD.

      Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, bao gồm 2 tổ máy, công suất 1.200MW (2 x 600MW). Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên; sử dụng than cám 5. Khi vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỉ kWh điện mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt 81,29%, trong đó thiết kế đạt 99,51%; ký các hợp đồng mua sắm, chế tạo, vận chuyển đạt 93,23%; thi công đạt 74,24%.

      Tuyết Nhung
    vuthuanatc thích bài này.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ai muốn rút công quỹ biếu xén dịp Tết thì hãy nhìn vụ việc tại PVN & PVC (PVX)!

    Một số Bộ, ngành và địa phương đã cụ thể hóa Chỉ thị số 16-CT/TW trong đó có việc nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên.

    Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Mậu Tuất năm 2018 nêu rõ: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương.

    Đặc biệt, Chỉ thị 16 còn nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, nghiêm cấm cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…
    [​IMG]
    Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn yêu cầu các địa phương, Bộ ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo; các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành.


    Trao đổi với PV Infonet, Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng tặng quà nhau trong dịp Tết là một nét đẹp, nhưng cái gì vượt quá ngưỡng sẽ thành lợi dụng, mua bán.

    “Từ chuyện lì xì cho trẻ em chẳng hạn, với cầu mong mang lại niềm vui cho con trẻ, thế nhưng nếu vượt quá sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của phong tục này, thậm chí mang tính tiêu cực, lợi dụng nhau. Nếu lì xì cho con cái của thủ trưởng lại thành hối lộ”, ông Dương Trung Quốc nói.

    Cũng theo ông Dương Trung Quốc, trong câu chuyện cấp dưới tặng quà Tết cho cấp trên, điều đáng nói là những người có chức vụ lại rút tiền của nhà nước để thực hiện mưu đồ mua chuộc những người có chức vụ khác.

    Từ quà Tết đến…. đại án

    Hai ví dụ điển hình nhất trong việc này chính là câu chuyện đau lòng rút ra từ đại án OceanBank và đại án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân khiến một loạt những cán bộ ưu tú của ngành dầu khí phải rơi vào vòng lao lý đó chính là "Quà Tết" cho cấp trên.

    Câu chuyện gần nhất chính là vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Để có tiền chi “đối ngoại” dịp Tết năm 2012, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu TGĐ PVC) đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 4 hồ sơ thi công các hạng mục tại Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, từ đó rút ruột 13,066 tỷ đồng của PVC.

    Cũng chính hành vi này mà bộ đôi Thanh – Thuận lần lượt nhận mức án Chung thân và 13 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Bộ đôi này còn kéo theo 13 thuộc cấp của mình rơi vào cảnh tù tội vì buộc phải nghe lệnh cấp trên. Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Thuận đã thừa nhận để có tiền lo quà Tết, PVC yêu cầu các đơn vị thành viên làm ăn có lãi “nộp” tiền về cho Tổng Công ty, PVC có tới 13 công ty con vào thời điểm đó.

    Cũng tại phiên tòa này, Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch chua xót nói: “Ở PVC không một ai được phép từ chối yêu cầu của cấp trên, cho dù đó chỉ là “khẩu dụ”. Việc lập 4 hợp đồng khống để lấy tiền chuyển về cho Tổng Công ty là yêu cầu của cấp trên và bị cáo phải chấp hành.”
    [​IMG]
    Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVC.

    Một ví dụ khác là câu chuyện xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Nếu như cựu TGĐ PVN Nguyễn Xuân Sơn không nói ra câu chuyện này tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank, có lẽ công chúng sẽ chẳng bao giờ biết được. Đó là phiên tòa diễn ra chiều 30/8/2017, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong thời gian làm Phó TGĐ PVN, Nguyễn Xuân Sơn với nhiệm vụ phụ trách đối ngoại của tập đoàn, mỗi dịp Tết Nguyên đán PVN phải chi “đối ngoại” khoảng 30-50 tỷ đồng. Kể ra câu chuyện nay, cựu Phó TGĐ PVN muốn nói rằng việc PVN nhận tiền lãi ngoài từ OceanBank là bắt buộc để tập đoàn có nguồn tiền chi “đối ngoại”.

    “Vị trí của bị cáo là Phó tổng giám đốc PVN phụ trách đối ngoại, nên bị cáo đứng ra chi. Thực ra chế độ tài chính DN không cho phép, nên những khoản chi này đưa vào khoản hỗ trợ SXKD. Số lượng chi khoảng trên dưới 200 tỷ đồng trong thời gian bị cáo làm Phó TGĐ PVN.”

    Nói về mức chi vào các dịp Lễ Tết, Nguyễn Xuân Sơn hé lộ: “Mức chi tùy theo quan hệ và chức vụ, từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp, mỗi kỳ chi như thế khoảng 30-50 tỷ đồng. PVN theo quy định chỉ chi 500.000 đồng/người, nhưng mức chi thực tế gấp khoảng 200 lần như thế. Chuyên viên các Bộ, ngành có quan hệ với PVN thì phong bì 50 triệu đồng/người với số lượng rất đông. Ngoài ra, chi cho các Vụ trưởng, Thứ trưởng đến lãnh đạo cấp cao nhất là 200 triệu đồng/người.”

    Khi đó, HĐXX đặt câu hỏi vì sao lại phải đưa với số tiền lớn lên đến 200 triệu đồng. Câu trả lời của Nguyễn Xuân Sơn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: “PVN là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí eo hẹp, bây giờ HĐXX hỏi anh Thắm (bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch OceanBank), anh Danh (bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch VNCB) xem nào các anh ấy đi bao nhiêu vào mỗi dịp Lễ Tết?”.

    “Việc chi quà Lễ Tết cho lãnh đạo đã bị nền kinh tế thị trường làm méo mó, đấy cũng là nỗi khổ của DN. Chính vì thế Thủ tướng đã có Chỉ thị cấm tặng quà cho lãnh đạo cấp trên, có lẽ Thủ tướng đã nhìn thấy thực trạng và bức xúc trong DN….Bị cáo muốn trình bày để hy vọng có thể thay đổi về mặt chính sách, thực ra ai cũng biết việc này”, Nguyễn Xuân Sơn khai nhận trước HĐXX.

    Với những đại án đã xảy ra, có vẻ như không muốn bị “mất thêm cán bộ” nên mới đây, ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương (Bộ chủ quản của PVN) Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; không tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết.

    Trao đổi với PV Infonet, một vị Đại biểu Quốc hội cho rằng những câu chuyện đau lòng xảy ra tại PVN, PVC chắc chắn sẽ là bài học để cảnh tỉnh những cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp.

    “Những ai có ý định rút công quỹ để biếu xén dịp Tết, những ai nhận quà Tết từ cấp dưới, nếu nhìn vào câu chuyện tại PVN và PVC chắc chắn sẽ phải tự răn mình để tránh những hậu họa về sau. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng cũng vì thế mà hiệu quả hơn”, vị Đại biểu Quốc hội nói.

    infonet.vn

  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh mới

    Dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu, cũng như đối với từng quốc gia. Ngành dầu khí luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại, đặc biệt là để sản xuất điện và nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải. Ngành dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội. Ngành dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí. Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    GS, TS. VŨ VĂN HIỀN - PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG

    Bên cạnh những giá trị về kinh tế, ngành dầu khí còn có vai trò quan trọng đối với chính trị toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi những cuộc xung đột và chiến tranh ở Trung Đông luôn có nguyên nhân về dầu khí, tranh giành nguồn lợi dầu khí.
    [​IMG]
    Hiện tại, dầu khí vẫn là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất, đang đóng góp 64% tổng năng lượng đang sử dụng toàn cầu. Trong thế kỷ XXI, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới vẫn hết sức quan trọng, vì trong cân bằng năng lượng toàn cầu, dầu khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các nguồn năng lượng khác vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hàng năm, thế giới vẫn tiếp tục tìm kiếm được những nguồn dầu khí mới để phục vụ cho phát triển kinh tế.

    Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ở nước ta ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều.

    Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định đất nước

    Nhằm phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, ngày 3/9/1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mạng xây dựng ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như tinh thần Nghị quyết số 244/NQTW ngày 09/8/1975 của Bộ Chính trị.

    Đến nay, qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành "đầu tàu kinh tế" quốc dân.

    Ngành dầu khí đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    Ngành Dầu khí Việt Nam đã tích cực mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

    Từ năm 1987 đến nay có hơn 77 hợp đồng dầu khí đã được ký kết, trong đó 53 hợp đồng đang còn hiệu lực. Tính đến đầu năm 2010 đã khoan trên 600 giếng khoan tìm kiếm - thăm dò và khai thác dầu khí với khối lượng khoan gần 1,9 triệu m3. Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch.

    Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% - 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

    Trong giai đoạn trước đây, xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu của cả nước (bình quân khoảng 15%). Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

    Trong bối cảnh hiện nay - khi giá dầu trên thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nguồn năng lượng mới được phát triển thì ngành dầu khí thế giới nói chung và ở Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

    Ở Việt Nam, việc khai thác một số mỏ khí chậm tiến độ, nguyên nhân chính do thiếu vốn, quá trình khai thác dầu tại các mỏ ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nên không hoàn thành kế hoạch.

    Sản lượng điện của ngành Dầu khí Việt Nam năm 2016 tuy hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng đạt thấp hơn so với công suất khả dụng của các nhà máy điện và kỳ vọng.

    Tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất... có sự giảm sút. Các đơn vị dịch vụ dầu khí gặp rất nhiều khó khăn do khối lượng và giá dịch vụ giảm.

    Ở một số doanh nghiệp dầu khí, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng ở một số dự án còn thấp, không phù hợp với thời điểm đưa vào vận hành. Cá biệt có dự án không thể thực hiện được mục tiêu đầu tư, một số dự án thực hiện chậm, một số dự án tính toán sai các yếu tố đầu vào (công nghệ, nguyên liệu) dẫn tới không có hiệu quả...

    Trước những thách thức, khó khăn như trên, đòi hỏi ngành Dầu khí Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp xu hướng phát triển của ngành năng lượng trên thế giới.

    Thứ nhất: Thực hiện tốt những định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với ngành dầu khí. Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam bền vững, đồng bộ, mạnh về nhân lực, tài chính và khoa học - công nghệ, có khả năng cạnh tranh cao, chủ động hội nhập quốc tế và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Phát triển ngành dầu khí theo hướng bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

    Thứ hai: Coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, xây dựng năng lực khoa học - công nghệ và năng lực tổ chức điều hành của bộ máy quản lý của ngành. Đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ khai thác, đảm bảo khai thác hiệu quả cao; tập trung đầu tư nghiên cứu để áp dụng các giải pháp gia tăng hệ số thu hồi dầu.

    Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện việc tái cơ cấu ở một số đơn vị; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; nâng cao chất lượng hệ thống quản trị, kiểm soát của doanh nghiệp trong ngành; thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa nguồn lực, cải tiến quản lý sản xuất.

    Thứ tư: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả quản trị đầu tư; chủ động cân đối dòng tiền, kế hoạch huy động vốn để kịp ứng phó trước diễn biến giá dầu ở đang ở mức thấp; tiết kiệm tối đa phí đầu tư các dự án, công trình, rà soát lại các hoạt động đầu tư theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

    Thứ năm: Chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục thực hiện các hoạt động dầu khí gắn liền với bảo vệ chủ quyền, biển đảo. Chủ động, nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại những khu vực nước sâu, xa bờ trên biển nhằm tăng cường sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thực tế, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

    Thứ sáu: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường liên doanh khai thác dầu khí ở vùng biển nước ta cũng như ở các quốc gia khác theo hướng thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho phát triển nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Dow Jones quay đầu nhảy vọt 350 điểm

    Thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng phục hồi, trong đó Dow Jones quay đầu tăng hơn 350 điểm.

    Tính tới lúc 21h57 (giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones xóa sạch đà giảm lúc đầu phiên và tăng 350 điểm.

    S&P 500 tiến 1.2%, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh nhất. Còn Nasdaq Composite cộng 1.4% khi cổ phiếu Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet đều tăng hơn 1%.

    "Tôi nghĩ là chúng ta đã nhìn thấy đáy trong vòng 5 phút đầu của phiên giao dịch. Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta đang chứng kiến", Ed Keon, nhà quản lý danh mục tại QMA, cho biết. "Tại mức này, các cổ phiếu có giá trị khá tốt và chúng tôi đang mua vào".
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    “Thị trường chứng khoán Việt đang bị lợi dụng bởi hai yếu tố”
    19:31 06/02/2018
    BizLIVE - “Tôi cho rằng việc lợi dụng đó sẽ chấm dứt trong một vài phiên. Cho nên các nhà đầu tư cần tỉnh táo trong thời điểm này”, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC nêu quan điểm.
    [​IMG]
    VN-Index đã "bốc hơi" hơn 8,6% chỉ sau 2 phiên giao dịch.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/2/2018, VN-Index đóng cửa tại 1011,6 điểm, tức đã “bốc hơi” hơn 90 điểm, tương đương hơn 8,6% chỉ sau 2 phiên giao dịch đầu tuần.

    Nguyên nhân của sự sụt giảm lịch sử này đang được nhận định chịu tác động phần lớn bởi yếu tố nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là chứng khoán toàn cầu, trong đó có chứng khoán Mỹ giảm mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất… Theo đó, sẽ có sự rút vốn của khối ngoại khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

    Tuy nhiên, trả lời BizLIVE về sự giảm mạnh của thị trường Việt, ông Huỳnh Anh Tuấn, TGĐ CTCK SJC (SJCS) lại đưa ra quan điểm hoàn toàn khác.

    Ông Tuấn cho rằng về dài hạn thì phải quan sát thêm hai yếu tố. Một là dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có thực sự bị ảnh hưởng theo như điều mà không ít nhà đầu tư trong nước đang nghĩ hiện nay hay không. Đó là nhà đầu tư nghĩ FED tăng lãi suất, thậm chí nghĩ NĐTNN buộc phải rút vốn khỏi thị trường.Đây là vấn đề phải theo dõi trong thực tiễn.

    Hiện nay NĐTNN có rút vốn chưa? Nếu chưa rút vốn thì rõ ràng đang có một sự thao túng ngắn hạn nào đó về một giả thiết. Nói chứng khoán Mỹ rớt ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, tôi đồng ý. Ảnh hưởng gì? Nhà đầu tư phải rút tiền về do FED tăng lãi suất… nhưng câu nói cuối cùng là họ có rút vốn không? Dòng tiền NĐTNN đang mua ròng hay bán ròng. Họ đang mua ròng tức là đâu có rút vốn.

    “Không rút vốn tức câu chuyện này là đang bị thao túng bởi một thế lực trong nước, mượn gió bẻ măng. Mượn TTCK Mỹ rớt, mượn hàng loạt yếu tố khác để bẻ gãy suy nghĩ của nhà đầu tư trong cái xu hướng tăng trưởng dài hạn. Cho nên câu chuyện ở đây là NĐTNN có đang làm điều mà nhà đầu tư trong nước đang nghĩ hay không. Nếu không thì rõ ràng là chúng ta đang lo ngại NĐTNN rút vốn hay chúng ta đang lo sợ bị thao túng ngắn hạn của các tổ chức lớn”, TGĐ SJCS nhận định.

    Ông Tuấn cũng cho rằng, người ta nói Tết thì nhà đầu tư rút tiền. Ông cho rằng Tết rút tiền làm gì, đầu tư chứng khoán rút bao nhiều tiền để ăn Tết? Cho nên ông nhấn mạnh có một sự thao túng ngắn hạn bởi một xu hướng của thị trường lợi dụng hai yếu tố một là Tết thì các tổ chức, cá nhân rút tiền về ăn Tết, lợi dụng thứ hai là chứng khoán toàn cầu rớt, FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, FII. Nhưng thực tế NĐTNN đang thực hiện việc mua ròng rất mạnh trên TTCK Việt Nam.

    Cụ thể, NĐTNN đã thực hiện mua ròng trên sàn HoSE liên tiếp 5 phiên vừa qua, với tổng khối lượng mua ròng gần 96 triệu đơn vị, tương đương giá trị mua ròng gần 4.200 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2018 đến nay họ đã mua ròng gần 280 triệu đơn vị, tương đương giá trị mua ròng gần 11.700 tỷ đồng.

    “Tôi cho rằng việc lợi dụng đó sẽ chấm dứt trong một vài phiên. Cho nên các nhà đầu tư cần tỉnh táo trong thời điểm này”, ông Tuấn nêu quan điểm.

    HUYỀN TRÂM
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Hồi phục mạnh mẽ, chứng khoán Mỹ tăng tốt nhất kể từ 2016
    07-02-2018 - 06:21 AM | Tài chính quốc tế
    [​IMG]
    Sẽ mở cửa sau ít giờ nữa, chứng khoán châu Á được dự báo sẽ tiếp nối đà hồi phục của thị trường Mỹ.

    Sau 2 phiên chao đảo, sắc xanh đã quay trở lại phố Wall với phiên tăng điểm mạnh nhất trong 15 tháng. Những nhóm giảm mạnh nhất trong những ngày qua giờ đây được nhà đầu tư rót tiền nhiều nhất.

    Các cổ phiếu công nghệ, nguyên vật liệu thô và tiêu dùng dẫn dắt đà tăng 1,7% của S&P 500, trong khi DowDuPont và Home Depot dẫn đầu mức tăng 567 điểm của chỉ số công nghiệp Dow Jones. Tuy nhiên thị trường cũng đã giằng co quyết liệt với Dow Jones giảm hơn 500 điểm khi vừa mới mở cửa.

    Trước đó, chứng khoán châu Âu cũng chao đảo với chỉ số Stoxx Europe 600 giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2016 và chỉ số Nikkei của Nhật Bản rơi vào nhịp điều chỉnh.

    Từ cuối tuần trước, TTCK toàn cầu bước vào cơn bán tháo do nhà đầu tư lo sợ lạm phát đang quay trở lại và lãi suất tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp vốn đang có cổ phiếu được định giá cao.

    Sẽ mở cửa sau ít giờ nữa, chứng khoán châu Á được dự báo sẽ tiếp nối đà hồi phục của thị trường Mỹ.

  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    07/02/2018 06:32
    Đảo chiều thành công, chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất 15 tháng
    Tuy nhiên, cú đảo chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Ba của Phố Wall không hề diễn ra suôn sẻ..
    [​IMG]
    Các nhà giao dịch ở Phố Wall thể hiện tâm trạng vui mừng khi kết thúc phiên giao dịch tăng điểm ngày 6/2 - Ảnh: Reuters.

    Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trở lại sau một phiên giao dịch đầy biến động vào ngày thứ Ba. Các chỉ số chính ở Phố Wall đã kết thúc trong sắc xanh, chỉ một ngày sau khi S&P 500 giảm mạnh nhất 6 năm và Dow Jones giảm mạnh chưa từng thấy trong lịch sử.

    Theo tin từ Reuters, cú đảo chiều này của chứng khoán Mỹ không hề diễn ra suôn sẻ. Lúc mở cửa, thị trường sụt 2%, khiến các chuyên gia lo ngại về khả năng có thêm một phiên "đỏ lửa" nữa. Mức độ biến động bị đẩy lên rất cao, khi khoảng cách giữa đỉnh và đáy của chỉ số công nghiệp Dow Jones trong phiên này là hơn 1.100 điểm.

    Trước phiên phục hồi vào ngày thứ Ba, Phố Wall đã trải qua hai phiên sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư lo ngại rằng sự tăng trưởng vững vàng của kinh tế Mỹ, trong đó có thị trường việc làm, sẽ dẫn tới việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất.

    Ngoài ra, sự giảm điểm nói trên cũng không nằm ngoài dự liệu của một số nhà đầu tư, bởi thị trường đã liên tục lập những mức kỷ lục mới trong thời gian qua, trong một sự đi lên đều đặt và tương đối bình tĩnh. Những pha giảm sâu rồi tăng cao mấy ngày vừa rồi của thị trường cũng cho thấy sự biến động đã trở lại với chứng khoán Mỹ, một thị trường mà một thời gian khá dài vừa qua thiếu vắng những sự dịch chuyển lớn.

    [​IMG]
    Diễn biến giao dịch của ba chỉ số chính ở Mỹ.

    Trong bối cảnh các bảng giá chứng khoán toàn cầu "đỏ rực" trong phiên đầu tuần, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh rằng các yếu tố nền tảng của nền kinh tế thế giới vẫn đang rất vững vàng.

    "Cho dù thị trường biến động mạnh mấy ngày qua, nền tảng của nền kinh tế đang rất mạnh, không chỉ ở Mỹ mà trong toàn bộ nền kinh tế toàn cầu", bà Alicia Levine, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư toàn cầu thuộc BNY Mellon Investment Management ở New York, phát biểu với Reuters.

    Chốt phiên, Dow Jones tăng 567,02 điểm, tương đương tăng 2,33%, chốt ở 24.912,777 điểm. S&P 500 tăng 46,2 điểm, tương đương tăng 1,74%, đạt 2.659,14 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 148,36 điểm, tương đương tăng 2,13%, đạt 7.115,88 điểm.

    Cổ phiếu công nghệ, vật liệu đầu vào, và hàng tiêu dùng là những nhóm dẫn đầu sự tăng điểm của chứng khoán Mỹ phiên này. Cổ phiếu quốc phòng, điện nước, và bất động sản là những nhóm cổ phiếu hiếm hoi trong S&P 500 chứng kiến sự giảm giá.

    Trái với sự hồi phục của chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán châu Âu vẫn giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba. Chỉ số Stoxx Europe 600 mất 2,4% điểm số, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2016. Tuy nhiên, phiên giao dịch của thị trường châu Âu kết thúc sớm hơn thị trường Mỹ và còn chịu ảnh hưởng của phiên 5/2 của Phố Wall.

    Trước đó, trong phiên giao dịch tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật đã rơi vào trạng thị trường điều chỉnh (correction). Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản mất 2,5% trong ngày thứ Ba, chạm mức thấp nhất 5 tuần.

    "Thị trường đang ở mức điểm khá cao so với trung bình của lịch sử, nên có thể sẽ có thêm những phiên giảm nữa", ông David Lebovitz, chiến lược gia thị trường toàn cầu của JPM Asset Management, nhận định với hãng tin Bloomberg. "Tuy nhiên, với tăng trưởng kinh tế vững vàng, lợi nhuận các doanh nghiệp tăng lên, và các ngân hàng trung ương chỉ bình thường hóa chính sách với tốc độ từ tốn, thì chỉ vài tháng nữa, chúng ta thậm chí sẽ chẳng còn nhớ cảm giác về những phiên giảm mạnh vừa rồi".
    --- Gộp bài viết, 07/02/2018, Bài cũ: 07/02/2018 ---
    Sau 2 ngày bán tháo, Dow Jones phục hồi hơn 550 điểm

    Chứng khoán Mỹ quay đầu tăng mạnh trong phiên đầy biến động ngày thứ Ba, khi các chỉ số chính phục hồi từ phiên sụt giảm mạnh nhất trong 6 năm đối với Dow Jones và S&P 500, Reuters đưa tin.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Gửi: 09:14 Thứ tư, 07/02/2018
    Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi thị trường Mỹ phục hồi

    (NDH) Thị trường chứng khoán châu Á tăng trở lại khi cổ phiếu Mỹ tăng điểm sau đợt bán tháo 2 ngày.
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Gửi: 14:34 Thứ tư, 07/02/2018
    Chuyên gia Goldman Sachs: Giờ là lúc mua vào
    (NDH) Sau đợt bán tháo khiến hơn 1.000 tỷ USD bốc hơi khỏi sàn chứng khoán Mỹ, lãnh đạo Goldman Sachs nói rằng chỉ có một việc cần làm: Đó là mua vào.
    --- Gộp bài viết, 07/02/2018, Bài cũ: 07/02/2018 ---
    Thứ Tư, 7/2/2018 14:59
    Phiên chiều 7/2: Cổ phiếu đầu cơ đua sóng
    (ĐTCK) Sau 2 phiên lao dốc mạnh, thị trường đã hồi phục và bật cao trong phiên 7/2. Trong đó, bên cạnh đà tăng mạnh của dòng bank cùng các mã lớn, thị trường còn đón nhận sóng lớn ở nhóm cổ phiếu đầu cơ với nhiều mã như FLC, AMD, HAI, DIG... đua nhau tăng trần.

Chia sẻ trang này