PVX - Nơi ươm mầm tình yêu Việt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Luotsong71, 20/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3785 người đang online, trong đó có 404 thành viên. 20:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 133255 lượt đọc và 1847 bài trả lời
  1. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Bởi vậy những thằng đã đứt dây thần kinh xấu hổ thì cứ tưởng người ta như mày, mày đi ỉa từ tối hôm qua tới sáng nay à? mày bị tiêu chảy phải vô trại à?
    --- Gộp bài viết, 06/02/2018, Bài cũ: 06/02/2018 ---
    Tao chỉ tội cho những thằng mù quáng nghe theo mày đu đòn bẩy, không biết đám đó tết này chui ở gầm cầu nào nữa? còn mày thì còn kiếm được công việc hô thuê hay chim lợn thuê sống qua ngày. nhưng tối thì mày cũng chui vô gầm cầu với đám đó thôi.
    --- Gộp bài viết, 06/02/2018 ---
    Tết này mày có cần kiếm thêm chân bảo vệ kiếm tiền tết gấp mấy lần ngày thường không? tao giới thiệu cho mày cũng được, nhưng không được lên cơn bậy bạ nha.
    --- Gộp bài viết, 06/02/2018 ---
    Thật đúng là thằng không biết xấu hổ, mày coi lại pic tối hôm qua, mày chỉ dám chửi người khác lúc tao đang nói mày, còn tao thì mày tối hôm qua còn sợ tao hơn gặp ma, mày tưởng mày xóa được chứng cứ à?
    Luotsong71, Tigerheart88hoangminhktvn thích bài này.
  2. VnIndex2020

    VnIndex2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    4.858
    Thôi 2 cụ Jean và cụ Go, Lỗ thì cũng lỗ cả rồi, ai đánh chứng chẳng có lúc lỗ, giờ mong thị trường hồi phục thôi.
    Luotsong71Tigerheart88 thích bài này.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Thằng không có đòn bẩy thì chả sao cả, vài ngày nữa là lên lại. còn thằng cháy tài khoản thì còn hồi gì nữa?
    --- Gộp bài viết, 06/02/2018, Bài cũ: 06/02/2018 ---
    Nó chỉ dám ăn hiếp những người hiền lành thôi, còn GO thì chỉ 1 mình qua mấy cái pic của nó.
    Luotsong71Tigerheart88 thích bài này.
  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Một loạt chỉ số tương lai Mỹ hồi phục, niềm tin trở lại trên Phố Wall
    06-02-2018 - 16:14 PM | Tài chính quốc tế
    [​IMG]
    Trong suốt những giờ đầu phiên giao dịch sáng ngày hôm nay theo giờ Mỹ, các chỉ số tương lai đã hồi phục.
    Trong khi đà bán tháo gần 1.200 điểm trên phố Wall đang lan đến châu Á, các chỉ số tương lai ở Mỹ đã bắt đầu hồi phục dần.

    Hôm qua, chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức 24.345,75 điểm, giảm 1.175,21 điểm và có lúc giảm đến 1.500 điểm trong phiên. Bên cạnh đó, S&P 500 và Nasdaq cũng hứng chịu mức sụt giảm mạnh.

    Cơn bán tháo bắt đầu xuất hiện từ thứ 6 tuần tước, sau khi báo cáo việc làm tháng vừa cho phát đi tín hiệu tích cực, cho thấy nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản sớm hơn và cao hơn kỳ vọng.

    Mặc dù thị trường không có bất kỳ một tin xấu nào, các chỉ số chính của Mỹ vẫn đỏ lửa trong ngày thứ 2.

    Những biến động gần đây trên thị trường trái phiếu càng làm tăng thêm nỗi lo lắng cho nhà đầu tư và đẩy chứng khoán giảm sâu. Việc lợi suất trái phiếu gia tăng trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các nhà đầu tư chứng khoán.

    Vào cuối ngày giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones tương lai giảm 826 điểm, trong khi S&P 500 tương lai giảm 76,5 điểm. Điều đó cho thấy khả năng một đà giảm lên tới 1203,75 điểm sẽ xảy ra cho Dow Jones vào lúc thị trường mở cửa sáng nay.

    Tuy nhiên, trong suốt những giờ đầu phiên giao dịch sáng ngày hôm nay theo giờ Mỹ, các chỉ số tương lai đã hồi phục.

    Vào lúc 3:20 sáng nay theo giờ châu Âu, tức chiều nay theo giờ VIệt Nam, chỉ số Dow Jones tương lai giảm khoảng 100 điểm, trong khi Nasdaq và S&P 500 tương lai cũng có động thái tương tự.

    Bên cạnh đó, đà bán tháo có thể sẽ được hạn chế trong ngày hôm nay khi mà một loạt báo cáo và con số được tung ra khiến nhà đầu tư bận rộn hơn.

    Số liệu về thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ dự kiến sẽ được công bố vào lúc 8:30 sáng theo giờ châu Âu. Tiếp theo đó là kết quả cuộc khảo sát về việc làm và thu nhập người lao động vào lúc 10 giờ sáng theo giờ châu Âu.


    Ngoài ra, một loạt công ty lớn sẽ phát hành báo cáo tài chính trong ngày hôm nay. Một số cái tên lớn có General Motors, Archer Daniels Midland, Tapestry, Disney và Dunkin' Brands.

    Ở một diễn biến khác, giá dầu và giá hợp đồng tương lai bitcoin cũng đang phải chịu áp lực mạnh mẽ do làn sóng bán tháo toàn cầu.

    Chốt phiên giao dịch ngày 6/2, chỉ số Nikkei giảm 4,21% - mạnh hơn ngày hôm qua gần 1%. Tuy nhiên trên sàn giao dịch tương lai, Nikkei Futre đã tăng 0,93%. Chỉ số Hang Seng đóng cửa ở mức 30,595.42 – giảm 5,12%. Kospi Hàn Quốc giảm 1,54%. Chứng khoán châu Á đã mất sạch số điểm tăng được kể từ đầu năm đến nay.

    Nasdaq sắp phát hành hợp đồng tương lai bitcoin, thị trường sẽ xanh trở lại?



    Luotsong71, VnIndex2020Tigerheart88 thích bài này.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Gửi: 13:54 Thứ ba, 06/02/2018
    Ông Nguyễn Duy Hưng: Không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này

    (NDH) Thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những cổ phiếu có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào.

    Thị trường chúng khoán Việt Nam đã có 2 phiên giảm sâu, VN-Index mất hơn 12%, vốn hoá thị trường "bay" mất khoảng 20 tỷ USD.

    Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã chỉ ra các lý do thị trường giảm điểm mạnh trong 2 phiên gần đây là do (i) ảnh hưởng từ thị trường thế giới, (ii) thị trường Việt Nam thời gian qua cũng tăng điểm mạnh, giá các cổ phiếu “Big Cap” lên nhanh hơn so với hiệu quả kinh doanh.

    Cùng với đó, PE tăng cao, hàng loạt các công ty lớn nhà nước thoái vốn, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá sắp đến ngày nộp tiền..., việc sắp nghỉ Tết khiến nhà đầu tư muốn thoát danh mục để giảm chi phí margin... cũng là những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường. Việc giảm giá đã làm nhà đầu tư thiệt hại đáng kể và nhiều người suy nghĩ lo ngại khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.

    ''Là một người trong cuộc, quan điểm cá nhân của tôi là không lo ngại và trong một chừng mực nào đó đợt giảm giá cũng có tác động tích cực, giúp nhà đầu tư thận trọng tỉnh táo hơn khi tham gia thị trường, qua đấy thị trường sẽ sớm ổn định trở lại và tăng trưởng có chọn lọc phù hợp với tăng trưởng bền vững của nền kinh tế'' – ông Hưng cho biết.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

    Ông Hưng cho biết thêm, tuần trước Ngân hàng UBS - ngân hàng nhiều năm được nhận giải Ngân hàng có đội ngũ nghiên cứu phân tích uy tín đứng đầu thế giới - đã ra báo cáo “Việt Nam quá lôi cuốn để có thể bỏ qua” dự báo Việt Nam có thể đạt được kịch bản GDP tăng trung bình 7,2%/năm trong nửa thập kỷ tiếp theo, và khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng bền vững chứ không quá nóng.

    Lý do họ đưa ra nhận định trên là Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn kiểm soát tốt lạm phát, đây là yếu tố khác biệt so với những thời kỳ tăng trưởng mạnh trong quá khứ luôn đi kèm với lạm phát ở mức rất cao.

    Sau một thời gian tăng nhanh, khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên ông Hưng cho rằng giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những cổ phiếu có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào. "Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh và bền vững thì chắc chắn không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 là năm phát triển tốt!", ông Hưng nhận định.
    Luotsong71, VnIndex2020Tigerheart88 thích bài này.
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Thị trường “đỏ lửa”, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 4.300 tỷ đồng trong phiên 6/2
    06-02-2018 - 16:12 PM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    VRE là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 4.191 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VRE đã giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp xuống 47.750 đồng.
    Phiên giao dịch 6/2 tiếp tục là một ngày "đổ máu" với TTCK Việt Nam khi có thời điểm chỉ số VnIndex mất hơn 60 điểm, tương ứng hơn 6%. Đây là mức giảm kỷ lục của TTCK Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

    Về cuối phiên giao dịch, nỗ lực bắt đáy đã giúp các chỉ số thu hẹp đà giảm, tuy nhiên mức giảm vẫn còn rất lớn. Theo đó, chỉ số VnIndex giảm 37,11 điểm (3,54%) xuống 1.011,6 điểm; Hnx-Index giảm 3,31 điểm (2,78%) xuống 115,64 điểm và Upcom-Index giảm 1,98 điểm (3,48%) xuống 54,95 điểm.

    Trên HSX, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 95,17 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 4.157 tỷ đồng và đây cũng là phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp.

    [​IMG]
    VRE là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 4.191 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VRE đã giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp xuống 47.750 đồng.

    Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất còn có CII (87,43 tỷ đồng), STB (54,24 tỷ đồng), E1VFVN30 (47,23 tỷ đồng), HBC (31,68 tỷ đồng).

    Phía bán ròng, VIC đứng đầu danh sách với 117,09 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VJC (110,59 tỷ đồng), DXG (24,36 tỷ đồng), BVH (17,62 tỷ đồng), KBC (14,78 tỷ đồng). Trong phiên hôm nay, VIC dừng tại mốc tham chiếu 81.100 đồng và là một trong những cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất tới thị trường.

    Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với 6,76 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 96,05 tỷ đồng.

    [​IMG]
    SHB là cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất phiên với 50,91 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VGC (22,46 tỷ đồng), VCG (18,56 tỷ đồng), SHS (3,81 tỷ đồng), NTP (2,42 tỷ đồng). Trong đó, VGC là cổ phiếu giao dịch tích cực nhất khi ngược dòng thị trường tăng 900 đồng (4%) lên 23.400 đồng.

    Ở chiều ngược lại, INN là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với 1,65 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại không bán ròng cổ phiếu nào quá 1 tỷ đồng trên HNX phiên hôm nay.


    Trên Upcom, khối ngoại cũng tiến hành mua ròng 289 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 23,26 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

    [​IMG]
    ACV là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với 9,78 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là QNS (4,02 tỷ đồng), SCS (3,43 tỷ đồng), MCH (3,06 tỷ đồng), SDI (1,3 tỷ đồng). Trong đó, ngoại trừ MCH tăng 4.600 đồng (6,1%) lên 80.000 đồng thì các cổ phiếu khác trong top mua ròng đều giảm khá mạnh.

    Ngược lại, khối ngoại không bán ròng cổ phiếu nào quá 1 tỷ đồng trên Upcom. Cổ phiếu bị bán mạnh nhất là SAS cũng chỉ 0,79 tỷ đồng.

    Minh Anh

    Theo Trí thức trẻ

    Luotsong71, VnIndex2020Tigerheart88 thích bài này.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Đề xuất PVN ứng tiền thay PVC (PVX) chi trả cho dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
    • 06/02/2018 07:49
      [​IMG]Dự án NMNĐ Thái Bình 2 - Ảnh: Internet
      Hiện nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn còn hàng chục hạng mục đang thi công, triển khai dang dở. Vì vậy, để nhà máy hoàn tất giai đoạn xây lắp, chuyển sang giai đoạn chạy thử và đi vào vận hành thì cần nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó quan trọng nhất là xoay xở dòng tiền.

      Đánh giá những vấn đề nội tại của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và sự phối hợp giữa các nhà thầu về việc quản lý các phát sinh và rủi ro trong thi công tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Quản lý dự án (QLDA) Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hải - Phó trưởng ban QLDA phụ trách xây dựng cho biết Tổng thầu dự án là Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) và các nhà thầu cần phải tập trung hoàn thành xử lý các hạng mục theo đúng từng mốc công việc. Trong đó, ưu tiên thi công các hạng mục đường găng cấp thiết và xây dựng một số phương án tạm thời.

      Chỉ rõ những hạng mục công việc mà Tổng thầu phải làm trước mắt hiện nay, ông Hải cho biết PVC phải yêu cầu các nhà thầu phụ tập trung hoàn thiện hồ sơ chất lượng, khối lượng, các mốc thanh toán các hạng mục đã hoàn thành thi công đáp ứng tiến độ công việc. Trong quá trình thực hiện, nhà thầu phải hoàn thiện hồ sơ thanh toán song song với quá trình triển khai thi công. Đẩy nhanh tiến độ mua sắm đấu thầu, thường xuyên rà soát danh mục khối lượng vật tư còn lại để cung cấp kịp thời như tôn, cửa nhà nén khí thải tro xỉ, bulong móng kho than số 2-3, giàn thép hệ thống băng tải than, vật liệu bãi xỉ...

      Đặc biệt, PVC cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, rà soát chi phí, đáp ứng chất lượng và tạo hành lang pháp lý để tăng tốc độ triển khai dự án. Cụ thể, cần chấm dứt và thay thế các nhà thầu thiếu hợp tác, năng lực yếu để chuyển giao các hạng mục công việc đang làm chậm tiến độ tổng thể cho các nhà thầu mới có đủ năng lực và nhiệt huyết. Phải lập kế hoạch bù tiến độ bao gồm việc huy động nhân công cho từng hạng mục, máy móc thi công, nhân sự điều hành. Bên cạnh đó, phải đưa ra kế hoạch từng ngày, thực hiện cam kết trong kế hoạch bù tiến độ cho tất cả các hạng mục còn dang dở.

      Ngay khi các hạng mục xây dựng hoàn thành, ông Hải cho biết NMNĐ Thái Bình 2 sẽ đồng thời tiến hành công tác chạy thử từng hạng mục, chạy tĩnh các thiết bị, kiểm tra các hệ thống phụ trợ... Để công tác chạy thử của dự án giảm thiểu các yếu tố rủi ro, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ cần thiết lập, tổ chức mô hình chuẩn và lên kế hoạch, chương trình quy trình chạy thử cho dự án. PVC phải khẩn trương hoàn thành gói thầu chạy thử các thiết bị cho toàn nhà máy, thiết lập mô hình chạy thử thuộc các hệ thống trong nhà máy để sớm hoàn thiện các quy trình chạy thử tổng thể cho dự án...

      Đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho dự án này, ông Nguyễn Vĩnh Thành, Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch chỉ rõ, Tổng thầu PVC phải đẩy nhanh tiến độ mua sắm vật tư, thiết bị còn lại của dự án để kịp thời cung cấp vật tư, vật liệu phục vụ công tác lắp đặt và tránh các rủi ro phát sinh tăng chi phí do kéo dài công tác mua sắm; Xem xét và xử lý thanh toán kịp thời để PVC có tối đa nguồn thanh toán triển khai công việc. Tập trung các nguồn lực để hoàn thành các mốc quan trọng của dự án, đặc biệt là mốc đốt lửa lần đầu.

      Đặc biệt để chủ động chi phí đủ nhằm hoàn thành dự án, Ban QLDA kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) báo cáo Thủ tướng Chính phủ có cơ chế hỗ trợ chi phí thiếu hụt của PVC. Cụ thể là trước mắt cần cho phép PVN được ứng trước số tiền trên từ nguồn vốn của PVN để thay mặt PVC thanh toán cho các hạng mục công việc còn lại của dự án trong khi PVC thực hiện các giải pháp bù đắp dòng tiền; Kiểm soát việc sử dụng các khoản tiền trong các tài khoản của PVC như phân bổ lại chi phí quản lý để bù đắp cho thi công.

      Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thời gian qua được nhắc đến nhiều nhất trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" mà ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch PVN và các đồng phạm có liên quan.

      Năm 2007, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có chủ trương xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, nằm trong quy hoạch điện 6. Chính phủ từng mong muốn khởi công dự án vào tháng 2.2009. Mặc dù vậy, phải tới ngày 1.3.2011 dự án mới được khởi công với mục tiêu phát điện lần đầu vào năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay dự án vẫn đang trong quá trình thi công.

      Giá trị giải ngân cho dự án ước tính khoảng 1.912 tỉ đồng, nâng tổng số tiền giải ngân lũy kế từ khi khởi công đến hết năm 2017 là 29.452 tỉ đồng. Trong số đó lũy kế giải ngân của hợp đồng EPC (tạm ứng và thanh toán) khoảng hơn 8.000 tỉ đồng và 762,43 triệu USD.

      Trong thu xếp vốn, đối với phần vốn vay nước ngoài đến nay đã giải ngân được hơn 432 triệu USD, chiếm 46% hạn mức số tiền vay đã ký (tổng giá trị vốn vay hơn 937 triệu USD). Dự án có tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD.

      Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, bao gồm 2 tổ máy, công suất 1.200MW (2 x 600MW). Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên; sử dụng than cám 5. Khi vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỉ kWh điện mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt 81,29%, trong đó thiết kế đạt 99,51%; ký các hợp đồng mua sắm, chế tạo, vận chuyển đạt 93,23%; thi công đạt 74,24%.

      Tuyết Nhung
    Luotsong71, VnIndex2020Tigerheart88 thích bài này.
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ai muốn rút công quỹ biếu xén dịp Tết thì hãy nhìn vụ việc tại PVN & PVC (PVX)!

    Một số Bộ, ngành và địa phương đã cụ thể hóa Chỉ thị số 16-CT/TW trong đó có việc nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên.

    Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Mậu Tuất năm 2018 nêu rõ: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương.

    Đặc biệt, Chỉ thị 16 còn nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, nghiêm cấm cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…
    [​IMG]
    Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn yêu cầu các địa phương, Bộ ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo; các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành.

    Trao đổi với PV Infonet, Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng tặng quà nhau trong dịp Tết là một nét đẹp, nhưng cái gì vượt quá ngưỡng sẽ thành lợi dụng, mua bán.

    “Từ chuyện lì xì cho trẻ em chẳng hạn, với cầu mong mang lại niềm vui cho con trẻ, thế nhưng nếu vượt quá sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của phong tục này, thậm chí mang tính tiêu cực, lợi dụng nhau. Nếu lì xì cho con cái của thủ trưởng lại thành hối lộ”, ông Dương Trung Quốc nói.

    Cũng theo ông Dương Trung Quốc, trong câu chuyện cấp dưới tặng quà Tết cho cấp trên, điều đáng nói là những người có chức vụ lại rút tiền của nhà nước để thực hiện mưu đồ mua chuộc những người có chức vụ khác.

    Từ quà Tết đến…. đại án

    Hai ví dụ điển hình nhất trong việc này chính là câu chuyện đau lòng rút ra từ đại án OceanBank và đại án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân khiến một loạt những cán bộ ưu tú của ngành dầu khí phải rơi vào vòng lao lý đó chính là "Quà Tết" cho cấp trên.

    Câu chuyện gần nhất chính là vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Để có tiền chi “đối ngoại” dịp Tết năm 2012, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu TGĐ PVC) đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 4 hồ sơ thi công các hạng mục tại Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, từ đó rút ruột 13,066 tỷ đồng của PVC.

    Cũng chính hành vi này mà bộ đôi Thanh – Thuận lần lượt nhận mức án Chung thân và 13 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Bộ đôi này còn kéo theo 13 thuộc cấp của mình rơi vào cảnh tù tội vì buộc phải nghe lệnh cấp trên. Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Thuận đã thừa nhận để có tiền lo quà Tết, PVC yêu cầu các đơn vị thành viên làm ăn có lãi “nộp” tiền về cho Tổng Công ty, PVC có tới 13 công ty con vào thời điểm đó.

    Cũng tại phiên tòa này, Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch chua xót nói: “Ở PVC không một ai được phép từ chối yêu cầu của cấp trên, cho dù đó chỉ là “khẩu dụ”. Việc lập 4 hợp đồng khống để lấy tiền chuyển về cho Tổng Công ty là yêu cầu của cấp trên và bị cáo phải chấp hành.”
    [​IMG]
    Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVC.
    Một ví dụ khác là câu chuyện xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Nếu như cựu TGĐ PVN Nguyễn Xuân Sơn không nói ra câu chuyện này tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank, có lẽ công chúng sẽ chẳng bao giờ biết được. Đó là phiên tòa diễn ra chiều 30/8/2017, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong thời gian làm Phó TGĐ PVN, Nguyễn Xuân Sơn với nhiệm vụ phụ trách đối ngoại của tập đoàn, mỗi dịp Tết Nguyên đán PVN phải chi “đối ngoại” khoảng 30-50 tỷ đồng. Kể ra câu chuyện nay, cựu Phó TGĐ PVN muốn nói rằng việc PVN nhận tiền lãi ngoài từ OceanBank là bắt buộc để tập đoàn có nguồn tiền chi “đối ngoại”.

    “Vị trí của bị cáo là Phó tổng giám đốc PVN phụ trách đối ngoại, nên bị cáo đứng ra chi. Thực ra chế độ tài chính DN không cho phép, nên những khoản chi này đưa vào khoản hỗ trợ SXKD. Số lượng chi khoảng trên dưới 200 tỷ đồng trong thời gian bị cáo làm Phó TGĐ PVN.”

    Nói về mức chi vào các dịp Lễ Tết, Nguyễn Xuân Sơn hé lộ: “Mức chi tùy theo quan hệ và chức vụ, từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp, mỗi kỳ chi như thế khoảng 30-50 tỷ đồng. PVN theo quy định chỉ chi 500.000 đồng/người, nhưng mức chi thực tế gấp khoảng 200 lần như thế. Chuyên viên các Bộ, ngành có quan hệ với PVN thì phong bì 50 triệu đồng/người với số lượng rất đông. Ngoài ra, chi cho các Vụ trưởng, Thứ trưởng đến lãnh đạo cấp cao nhất là 200 triệu đồng/người.”

    Khi đó, HĐXX đặt câu hỏi vì sao lại phải đưa với số tiền lớn lên đến 200 triệu đồng. Câu trả lời của Nguyễn Xuân Sơn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: “PVN là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí eo hẹp, bây giờ HĐXX hỏi anh Thắm (bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch OceanBank), anh Danh (bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch VNCB) xem nào các anh ấy đi bao nhiêu vào mỗi dịp Lễ Tết?”.

    “Việc chi quà Lễ Tết cho lãnh đạo đã bị nền kinh tế thị trường làm méo mó, đấy cũng là nỗi khổ của DN. Chính vì thế Thủ tướng đã có Chỉ thị cấm tặng quà cho lãnh đạo cấp trên, có lẽ Thủ tướng đã nhìn thấy thực trạng và bức xúc trong DN….Bị cáo muốn trình bày để hy vọng có thể thay đổi về mặt chính sách, thực ra ai cũng biết việc này”, Nguyễn Xuân Sơn khai nhận trước HĐXX.

    Với những đại án đã xảy ra, có vẻ như không muốn bị “mất thêm cán bộ” nên mới đây, ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương (Bộ chủ quản của PVN) Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; không tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết.

    Trao đổi với PV Infonet, một vị Đại biểu Quốc hội cho rằng những câu chuyện đau lòng xảy ra tại PVN, PVC chắc chắn sẽ là bài học để cảnh tỉnh những cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp.

    “Những ai có ý định rút công quỹ để biếu xén dịp Tết, những ai nhận quà Tết từ cấp dưới, nếu nhìn vào câu chuyện tại PVN và PVC chắc chắn sẽ phải tự răn mình để tránh những hậu họa về sau. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng cũng vì thế mà hiệu quả hơn”, vị Đại biểu Quốc hội nói.

    infonet.vn
    Luotsong71VnIndex2020 thích bài này.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh mới

    Dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu, cũng như đối với từng quốc gia. Ngành dầu khí luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại, đặc biệt là để sản xuất điện và nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải. Ngành dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội. Ngành dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí. Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    GS, TS. VŨ VĂN HIỀN - PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG

    Bên cạnh những giá trị về kinh tế, ngành dầu khí còn có vai trò quan trọng đối với chính trị toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi những cuộc xung đột và chiến tranh ở Trung Đông luôn có nguyên nhân về dầu khí, tranh giành nguồn lợi dầu khí.
    [​IMG]
    Hiện tại, dầu khí vẫn là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất, đang đóng góp 64% tổng năng lượng đang sử dụng toàn cầu. Trong thế kỷ XXI, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới vẫn hết sức quan trọng, vì trong cân bằng năng lượng toàn cầu, dầu khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các nguồn năng lượng khác vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hàng năm, thế giới vẫn tiếp tục tìm kiếm được những nguồn dầu khí mới để phục vụ cho phát triển kinh tế.

    Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ở nước ta ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều.

    Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định đất nước

    Nhằm phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, ngày 3/9/1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mạng xây dựng ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như tinh thần Nghị quyết số 244/NQTW ngày 09/8/1975 của Bộ Chính trị.

    Đến nay, qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành "đầu tàu kinh tế" quốc dân.

    Ngành dầu khí đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    Ngành Dầu khí Việt Nam đã tích cực mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

    Từ năm 1987 đến nay có hơn 77 hợp đồng dầu khí đã được ký kết, trong đó 53 hợp đồng đang còn hiệu lực. Tính đến đầu năm 2010 đã khoan trên 600 giếng khoan tìm kiếm - thăm dò và khai thác dầu khí với khối lượng khoan gần 1,9 triệu m3. Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch.

    Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% - 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

    Trong giai đoạn trước đây, xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu của cả nước (bình quân khoảng 15%). Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

    Trong bối cảnh hiện nay - khi giá dầu trên thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nguồn năng lượng mới được phát triển thì ngành dầu khí thế giới nói chung và ở Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

    Ở Việt Nam, việc khai thác một số mỏ khí chậm tiến độ, nguyên nhân chính do thiếu vốn, quá trình khai thác dầu tại các mỏ ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nên không hoàn thành kế hoạch.

    Sản lượng điện của ngành Dầu khí Việt Nam năm 2016 tuy hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng đạt thấp hơn so với công suất khả dụng của các nhà máy điện và kỳ vọng.

    Tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất... có sự giảm sút. Các đơn vị dịch vụ dầu khí gặp rất nhiều khó khăn do khối lượng và giá dịch vụ giảm.

    Ở một số doanh nghiệp dầu khí, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng ở một số dự án còn thấp, không phù hợp với thời điểm đưa vào vận hành. Cá biệt có dự án không thể thực hiện được mục tiêu đầu tư, một số dự án thực hiện chậm, một số dự án tính toán sai các yếu tố đầu vào (công nghệ, nguyên liệu) dẫn tới không có hiệu quả...

    Trước những thách thức, khó khăn như trên, đòi hỏi ngành Dầu khí Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp xu hướng phát triển của ngành năng lượng trên thế giới.

    Thứ nhất: Thực hiện tốt những định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với ngành dầu khí. Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam bền vững, đồng bộ, mạnh về nhân lực, tài chính và khoa học - công nghệ, có khả năng cạnh tranh cao, chủ động hội nhập quốc tế và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Phát triển ngành dầu khí theo hướng bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

    Thứ hai: Coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, xây dựng năng lực khoa học - công nghệ và năng lực tổ chức điều hành của bộ máy quản lý của ngành. Đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ khai thác, đảm bảo khai thác hiệu quả cao; tập trung đầu tư nghiên cứu để áp dụng các giải pháp gia tăng hệ số thu hồi dầu.

    Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện việc tái cơ cấu ở một số đơn vị; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; nâng cao chất lượng hệ thống quản trị, kiểm soát của doanh nghiệp trong ngành; thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa nguồn lực, cải tiến quản lý sản xuất.

    Thứ tư: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả quản trị đầu tư; chủ động cân đối dòng tiền, kế hoạch huy động vốn để kịp ứng phó trước diễn biến giá dầu ở đang ở mức thấp; tiết kiệm tối đa phí đầu tư các dự án, công trình, rà soát lại các hoạt động đầu tư theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

    Thứ năm: Chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục thực hiện các hoạt động dầu khí gắn liền với bảo vệ chủ quyền, biển đảo. Chủ động, nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại những khu vực nước sâu, xa bờ trên biển nhằm tăng cường sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thực tế, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

    Thứ sáu: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường liên doanh khai thác dầu khí ở vùng biển nước ta cũng như ở các quốc gia khác theo hướng thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho phát triển nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

    Luotsong71VnIndex2020 thích bài này.
  10. hieunn

    hieunn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/11/2015
    Đã được thích:
    4.811
    Hôm nay PIV làm vãi chứng sĩ trong khi thị trường đỏ lửa thì em nó hồi từ sàn về CE...Hàng lái đánh vãi thật!!!
    Luotsong71 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này