QBS Kim cương đất cảng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QBSVN, 21/07/2016.

6793 người đang online, trong đó có 1074 thành viên. 14:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 187845 lượt đọc và 1953 bài trả lời
  1. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.022
    ICD - Cảng cạn - Bước đột phá trong lĩnh vực logistics của QBS
    [​IMG]
    (ĐTCK) Vốn chủ yếu đầu tư vào cảng cạn (ICD) nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính là kinh doanh phân bón, hóa chất nhưng kế hoạch xây dựng cảng cạn 26ha tại Hải Phòng lại cho thấy tham vọng lớn hơn của QBS trong lĩnh vực giao nhận - vận tải - kho bãi.
    Cơ hội đón đầu sự phát triển cơ sở hạ tầng

    Trong một báo cáo mới đây, CBRE đánh giá Hải Phòng, cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới, sẽ trở thành một trung tâm logistics quốc gia trong tương lai gần và mang tầm khu vực trong dài hạn sau khi giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính.

    Đầu tư xây dựng hạ tầng được Hải Phòng triển khai trong nhiều năm nay và sẽ mang đến làn gió mới cho thành phố cảng trong vài năm tới. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được thông xe từ tháng 10/2015. Cầu Bạch Đằng nối Hải Phòng với Quảng Ninh đang được thi công và dự kiến hoàn tất vào quý I/2017 sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội với Quảng Ninh.

    Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cây cầu vượt biển có chiều dài kỷ lục 15km, cũng dự kiến sẽ được xây dựng xong trong năm 2017 sẽ nối trung tâm Hải Phòng tới Cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện, cảng này cũng sẽ được gấp rút hoàn thiện trong năm 2018.

    Khu công nghiệp Đình Vũ có vị trí cận kế cả hai cây cầu và gần nhiều cảng biển của Hải Phòng như biển Đình Vũ, Tân Cảng, Nam Hải Đình Vũ... Bên cạnh đó, KCN này thông thương trực tiếp với tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), cách sân bay Cát Bi 3 km. Vì vậy, đây đang trở thành một KCN có lợi thế, tiềm năng vào bậc nhất cả nước. KCN Đình Vũ hiện có 55 dự án đa quốc gia đang hoạt động, thu hút gần 30% vốn FDI của thành phố Hải Phòng và là điểm trung chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp XNK và cảng biển.

    Theo thống kê của CBRE, từ năm 2008 đến năm 2014, lưu lượng trung chuyển hàng hóa thường niên qua miền Bắc Việt Nam đã tăng 88% với Hải Phòng là đơn vị đi đầu.

    Tuy nhiên, việc ùn tắc cũng thường xuyên xảy ra trong và ngoài cảng do sự gia tăng đột biến của sản lượng hàng hóa thông quan. Chiến lược đầu tư một địa điểm thông quan nội địa (Inland Clearance Depot - ICD) - điểm trung chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp XNK và cảng biển sẽ là một cách giải quyết tối ưu cho vấn đề này.

    Bước ngoặt mới trong kinh doanh logistics

    CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS-HoSE) mới đây cho biết, công ty đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án ICD Quảng Bình - Đình Vũ. Đây là Dự án đầu tư cảng cạn nằm tại Lô CN4. 4F và CN4.4G Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ– Cát Hải, Hải Phòng.

    Đây không phải là lần đầu tiên QBS đầu tư vào logistics. Từ năm 2013, QBS bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực kho bãi với việc đưa vào khai thác kho ngoại quan tại Quán Toan, Hải Phòng với diện tích 2 hecta (tính đến nay) và sau đó tiếp tục xây dựng địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa XNK rộng 4,38 ha tại khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng; Kho ngoại quan rộng 8,138.8m2 tại lô F19, Khu Công Nghiệp Đông Phố Mới, Thành Phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; bãi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và bãi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu A Pa Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

    Tuy nhiên, về quy mô lẫn lẫn tổng vốn đầu tư, Dự án ICD Quảng Bình - Đình Vũ đều vượt trội so với các công trình khác mà QBS đã đầu tư để phục vụ hoạt động Logistics.

    Theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư dự án giai đoạn đầu là 409,75 tỷ đồng và sẽ được tiếp tục mở rộng theo các giai đoạn từ nay đến năm 2020 nâng tổng mức đầu tư của dự án lên tới 1,100 tỷ đồng. Dự án sẽ được khai thác trong 50 năm. Đây sẽ là khoản đầu tư có quy mô không nhỏ đối với một doanh nghiệp vốn điều lệ hiện tại là 640 tỷ đồng.

    Việc đầu tư vào logistics để QBS chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính. Thay vì thuê ngoài, QBS tự vận chuyển, lưu kho hàng hóa, qua đó giảm chi phí kho bãi và tiến một bước dài, tiên phong trong lĩnh vực khai thác ICD trên địa bàn Hải Phòng, hoàn thiện một hệ thống các cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phục vụ một cách toàn diện cho hoạt động logistics, làm công tác hậu cần cho một hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, thu lợi nhuận cung cấp dịch vụ kho bãi và các dịch vụ giá trị gia tăng khác: bốc xếp, vận chuyển, khai thuê hải quan, ...

    Với quyết định đầu tư có tính bước ngoặt vào ICD Quảng Bình - Đình Vũ, QBS có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở việc tự phục vụ hoạt động kinh doanh của mình mà còn mở rộng cho các doanh nghiệp bên ngoài.

    Dự kiến, Dự án tư ICD Quảng Bình - Đình Vũ sẽ khởi công vào quý I/2016, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ bản vào quý III và vận hành thương mại từ quý IV/2016. Sau khi đi vào hoạt động trong giai đoạn 1, dự án cảng ICD này dự tính có công suất kho 10.000 tấn và sản lượng 100.000 tấn/năm.

    Bãi chứa container có khả năng chứa 20.000 TEU mỗi tháng. Dự án sẽ tiếp tục được mở rộng về quy mô và công suất theo lộ trình trong các giai đoạn tiếp theo (mở rộng thêm 9ha và 8ha trong giai đoạn 2 và 3).

    Theo thống kê của FPTS, khu vực miền Bắc có 5 cảng ICD trọng điểm là ICD Hải Dương, ICD Tiên Sơn (Bắc Ninh), ICD Thụy Vân (Việt Trì, Phú Thọ), ICD Mỹ Đình (Hà Nội), ICD Lào Cai. So với các cảng này, ICD Quảng Bình - Đình Vũ sau khi hoàn thiện đầu tư xây dựng sẽ là cảng có diện tích lớn nhất và vị trị đắc địa hơn hẳn.

    Với việc Hải Phòng cơ bản hoàn tất phát triển cơ sở hạ tầng trong năm 2017, dự án ICD Quảng Bình - Đình Vũ dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2016 sẽ kịp thời đón đầu sự phát triển của logitics của thành phố cảng Hải Phòng, hiên ngang và sẵn sàng cạnh tranh với các công ty Logistics của nước ngoài đang ồ ạt xâm nhập thị trường mới mẻ đày tiềm năng này.
    phonglee đã loan bài này
  2. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.022
    U HƯỚNG KẾT ĐÔI LOGISTICS - XUẤT NHẬP KHẨU [​IMG]
    Người đồng hành - 19/03/2016 9:08:40 SA
    MÃ LIÊN QUAN
    GiáThay đổi
    TMS51,50-0,96%[​IMG]
    GMD26,40-0,38%[​IMG]
    DXP77,001,32%[​IMG]
    QBS9,30-6,06%[​IMG]
    Những miếng bánh ngon được nhà nước nhả ra cũng là cơ hội để các doanh nghiệp "kết đôi", qua đó thiết lập chuỗi giá trị cho doanh nghiệp mình. Đối với các doanh nghiệp XNK, hoạt động kho bãi, hậu cần là một mắt xích quan trọng hình thành nên chuỗi cung ứng.

    Vào giữa năm 2015, CTCP Cảng Đoạn Xá (mã DXP-HNX) đã trải qua cuộc thay máu cổ đông khi cổ đông lớn nhà nước Vinalines hoàn tất thoái 51% vốn. Sắp tới đây, sau khi hai cổ đông cá nhân gồm ông Hoàng Văn Quang (Chủ tịch DXP) và ông Vũ Cảnh Toàn chuyển lại cổ phần cho công ty Tratimex P&L để tiện quản lý như đã được thông qua thì Tratimex P&L sẽ trở thành công ty mẹ, nắm 51,53% vốn của Cảng Đoạn Xá.

    Ông Hoàng Văn Quang ngoài việc ngồi ghế Chủ tịch HĐQT DXP hiện còn đang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của Tratimex, một doanh nghiệp kinh doanh nhựa đường tại Hải Phòng. Tratimex P&L và Tratimex đều đặt trụ sở tại đường Ngô Quyền, phường Máy Chai, Tp. Hải Phòng. Đây cũng là khu vực gần với vị trí của Cảng Đoạn Xá.

    Trong khi Tratimex P&L mới được thành lập vào tháng 11/2015 thì Tratimex lại là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ năm 2000. Hoạt động kinh doanh chính của Tratimex là nhập khẩu sản phẩm nhựa đường/ nhựa nóng/ nhựa Shell từ Singapore, Hàn Quốc,… sau đó cung ứng nhựa đường cho nhiều công trình, dự án giao thông. Doanh số hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, riêng lợi nhuận năm 2012 đạt gần 51.000 tỷ đồng.

    Đầu tư nắm giữ tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp cảng biển, Tratimex có lẽ không chỉ đơn thuần là việc lấn sân sang một lĩnh vực mới nhiều tiềm năng. Đây còn có thể là chiến lược thực hiện M&A ngành dọc bởi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động kho bãi, hậu cần là một mắt xích quan trọng hình thành nên chuỗi cung ứng.

    Dưới sự điều hành của “người mới”, định hướng chiến lược của DXP được chỉ ra sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh lõi hiện tại (hoạt động lưu kho bãi). Thêm vào đó, DXP còn lên kế hoạch tăng vốn để thực hiện M&A với các doanh nghiệp trong ngành khai thác và kinh doanh cảng biển, mở rộng hoạt động kinh doanh.

    Xu hướng đầu tư vào mảng logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực tế đã xuất hiện khá nhiều. Đơn cử như CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS-HoSE) hiện đang kinh doanh hai lĩnh vực chính là nhập khẩu & phân phối hóa chất và xuất khẩu phân bón. Tuy nhiên, ngoài hoạt động XNK cốt lõi, QBS còn đầu tư mảng kinh doanh bổ trợ logistics. Hiện QBS đang sở hữu các kho ngoại quan tại Hải Phòng (1,5ha), Cao Bằng (2,5ha) và kho ngoại quan tại Lào Cai. Công ty này mới đây đã công bố kế hoạch táo bạo hơn trong hoạt động đầu tư vào hoạt động kho bãi. Dự kiến, QBS sẽ thực hiện một dự án cảng cạn (ICD) lớn ngay tại Khu công nghiệp Đình Vũ với diện tích 10ha (cảng cạn lớn nhất miền Bắc hiện nay nằm tại Hải Dương – 12ha). Ban đầu, QBS xây dựng kho ngoại quan để phục vụ chính cho hoạt động kinh doanh. Nhưng vo

    Một thương vụ kết đôi "đình đám" khác phải kể tới là việc công ty con của doanh nghiệp lớn ngành tôm CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cùng góp vốn với Gemadept (GMD) để triển khai Trung tâm logistics tại KCN Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với quy mô 15ha. Vốn đầu tư khoảng 670 tỷ đồng.

    Minh Phú được biết tới là một trong các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới. Năm 2014, doanh thu của Minh Phú lên tới 700 triệu USD. Vì chủ yếu nguồn thu đến từ xuất khẩu nên khi các quốc gia xuất khẩu tôm khác đều phá giá mạnh đồng nội tệ, doanh nghiệp này gặp phen lao đao, lợi nhuận bị kéo tụt.

    Kế hoạch đầu tư thành lập doanh nghiệp cảng cùng Gemadept được Minh Phú công bố vào tháng 1/2015. Đến cuối năm 2015, Minh Phú đã rót 98 tỷ đồng vào công ty liên kết Mekong Logistics này. Tới tháng 11/2015, Minh Phú bổ sung ngành nghề kinh doanh “Vận chuyển và cho thuê đầu kéo Container”, qua đó tiếp tục có những bước sâu hơn trong lĩnh vực kho vận.

    Không chỉ riêng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới quan tâm tới lĩnh vực logistics để bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp logistics cũng không bỏ qua miếng bánh ngon là các khách hàng của mình.

    CTCP Trasimex Saigon (mã TMS-HoSE) vừa mới đây đã quyết định mua 30,328 triệu cổ phiếu, tương đương 35,02% vốn điều lệ của Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) ngay sau khi công ty thực hiện IPO. Tổng số tiền chi ra tối thiểu lên tới hơn 300 tỷ đồng. Nếu dự định nắm giữ hơn 35% vốn của TMS thành công, TMS sẽ phải nắm giữ khoản đầu tư này ít nhất 5 năm, theo ràng buộc với cổ đông chiến lược.

    Cholimex là một trong những doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu ước tính mang về 34.000 tỷ đồng trong năm 2015. Đây là nguồn thu lớn thứ hai cho công ty mẹ Cholimex, chỉ sau doanh thu từ hoạt động phân phối (hợp tác với DN sản xuất trong nước tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức lập nhà phân phối).

    Cùng với đó, Cholimex thông qua công ty con Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc đang sở hữu một loạt các dự án KCN và Khu dân cư – tái định cư tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Lợi thế quỹ đất rộng lớn của Cholimex còn có thể giúp TMS mở thêm cảng ICD hay trung tâm phân phối tại các khu công nghiệp, đồng thời cũng là để khai thác hiệu quả diện tích đất rộng lớn của Cholimex.

    Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được thúc đẩy, những miếng bánh ngon được nhà nước nhả ra cũng là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện M&A , "kết đôi" , qua đó thiết lập, củng cố chuỗi giá trị cho doanh nghiệp mình. Những thương vụ bắt tay giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kho bãi – hậu cần xuất hiện không phải là điều quá bất ngờ bởi hai ngành kinh doanh vốn có quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau.
    handsomexcelphonglee thích bài này.
    phonglee đã loan bài này
  3. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    2.651
    Việc tăng giảm của cp trong vài phiên thì chẳng lãnh đạo doanh nghiệp nào care nổi đâu bạn ạ. Chờ họ chi bằng chủ động có kế hoạch của mình thì hơn
    cophieutot đã loan bài này
  4. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.022
    Nhật Bản sắp rót vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ông Võ Kim Cự: “Sự việc ******* là đột ngột, ngoài ý muốn”

    Nhật Bản đang lên kế hoạch "rót" hơn 85 tỷ yen (tương đương 781 triệu USD) để phát triển hạ tầng đường xá, cảng biển tại Việt Nam.
    Khoản vay này tập trung chủ yếu vào các dự án cảng biển tại Việt Nam, trong đó có cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng, và một số dự án liên quan đến hạ tầng giao thông.

    Theo kế hoạch, dự án cảng Lạch Huyện sẽ được thực hiện vào tháng 5/2018, muộn 5 tháng so với dự kiến ban đầu.

    Cơ quan Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký thỏa thuận với đại diện chính phủ Việt Nam hồi tháng trước về việc hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng tại Việt Nam theo hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

    JICA cho hay, việc hợp tác với Việt Nam trong các dự án cảng biển sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa của các tàu trọng tải lớn tại các cảng nước sâu.

    Hiện JICA đang hỗ trợ vốn cho Việt Nam tại nhiều dự án, trong đó có tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2018.

    Ngoài ra, JICA có 114 dự án đang được thực hiện tại hơn 20 tỉnh và thành phố của Việt Nam./.
  5. chungvang1

    chungvang1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    1.978
  6. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.022
    itexco muốn tham gia đầu tư 4 bến cảng thuộc Cảng Lạch Huyện
    05/11/2015 14:43
    Trang chủ
    0
    Bình luận
    Fanpage Thời Báo Tài Chính
    (TBTCO) - Tập đoàn Bitexco mới có đề xuất gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xin được chỉ định là chủ đầu tư bến 3, 4, 5 và 6 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện).
    [​IMG]
    Khởi công xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
    Bitexco cho biết, thời gian qua đã cùng đơn vị tư vấn có kinh nghiệm thực hiện khảo sát, nghiên cứu kỹ Dự án Cảng Lạch Huyện đang được Bộ Giao thông vận tải đầu tư hợp phần A bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và 2 bến khởi động (bến 1 và 2), do Liên doanh nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam đang thực hiện đầu tư.

    Theo quy hoạch chi tiết khu bến cảng Lạch Huyện thuộc Cảng Hải Phòng đã được Bộ GTVT phê duyệt thì đến năm 2025 sẽ cần đầu tư 9 bến thương mại để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu khu vực phía Bắc, tạo điều kiện thu hút, hình thành các tuyến vận tải biển xa đi châu Mỹ, châu Âu...

    Đồng thời, Bộ GTVT đang kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển cảng Lạch Huyện tạo thành một khu cảng phức hợp, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Vì vậy, với kinh nghiệm và năng lực đầu tư phát triển các dự án có quy mô hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, Tập đoàn Bitexco mong muốn tham gia đầu tư các bến 3, 4, 5 và 6 thuộc dự án Cảng Lạch Huyện nhằm phát huy nội lực và tiềm năng nguồn lực của khu vực tư nhân để cùng với Chính phủ sớm hoàn thành đồng bộ khu cảng Lạch Huyện theo đúng quy hoạch được duyệt.
    phonglee đã loan bài này
  7. chungvang1

    chungvang1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    1.978
    Đông thế này không chết mới lạ. SMC giảm sàn cũng rất ít người theo dõi, vì hàng ngon người ta cất tủ, không thèm quan tâm giá nhất thời.
    kevin pham thích bài này.
  8. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.022
    Singapore muốn đầu tư lớn vào hàng hải, cảng biển Việt Nam
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bộ Tài chính: "SCIC mới chỉ là anh lính binh nhì thôi!"

    Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và Đại sứ Singapore, Ng Tech Hean nhấn mạnh về hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển.
    Chiều 8/3, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Đại sứ Singapore, Ng Tech Hean đã có buổi làm việc về hợp tác các lĩnh vực GTVT, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển.

    Đại sứ Ng Tech Hean chia sẻ: “Nhiệm kỳ của tôi đã chứng kiến quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore phát triển rõ rệt. Cách đây 3 năm, chúng tôi là nhà đầu tư lớn thứ 4, nay là nhà đầu tư thứ 3 tại Việt Nam với tổng số vốn lên tới 34,7 tỉ USD. Hai nước đã cùng hợp tác phát triển như hai người bạn, chứ không phải như hai đối thủ cạnh tranh. Do đó, có rất nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác trong thời gian tới”.

    Ngài Đại sứ cho biết, thời gian qua ông đã theo dõi rất sát các thông tin về cổ phần hóa của Việt Nam và chúc mừng Bộ GTVT dẫn đầu các Bộ về công tác này. Doanh nghiệp Singapore đến nay đã có nhiều dự án lớn đầu tư vào cảng biển ở Cái Mép – Thị Vải và cảng Sài Gòn. Hiện các đơn vị này rất muốn tìm hiểu thông tin về cổ phần hóa ở Vinalines. Về liên doanh cảng SP - PSA mà Singapore đầu tư, Đại sứ mong muốn được Bộ GTVT quan tâm tháo gỡ trong vấn đề cạnh tranh với cảng Sài Gòn. Nếu phát triển tốt, Singapore sẽ tiếp tục đầu tư thêm các cảng khác ở Việt Nam.

    Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Singapore là đất nước rất phát triển, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giao thông, đầu tư khai thác cảng biển để Việt Nam nghiên cứu, học tập.

    Về vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp Bộ GTVT, Thứ trưởng Trường cho biết, hiện tất cả các doanh nghiệp hàng hải đã tiến hành cổ phần hóa. Vinalines cũng đã trình phương án để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước đó, các cảng biển cũng đã cổ phần hóa xong, giờ đang giảm dần phần vốn của Nhà nước xuống. Thủ tướng gần đây đã yêu cầu Bộ GTVT xây dựng phương án tổng thể cho hệ thống cảng biển và rút hết vốn nhà nước tại 9 cảng biển.

    “Chúng tôi sẽ thông tin rộng rãi về vấn đề này và mong muốn các doanh nghiệp Singapore đầu tư mua lại các cổ phần tại đây. Với cảng liên doanh SP-PSA, hệ thống luồng đã nạo vét đưa vào quy chuẩn có thể đáp ứng được tàu đến 50.000 tấn. Bộ GTVT đang trình Chính phủ về mức phí để các cảng biển trong khu vực Cái Mép - Thị Vải và cảng của TP HCM có mức phí thống nhất", Thứ trưởng Trường nói.
    phonglee thích bài này.
  9. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    2.651
    Hôm nay có vẻ như bị ép margin nên mới xảy ra tình trạng mất thanh khoản. Nếu phiên chiều hnay bung sàn và đạt được vol trên 1.5tr thì mai mới có khả năng quay đầu khi chạm 8.800
    kevin pham thích bài này.
    i_like_gals đã loan bài này
  10. phonglee

    phonglee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    16.873
    ý e muốn nói là đi sàn 3 phiên đó là đủ thông tin thất thiệt đi kèm về doanh nghiệp: thua lỗ, dự phòng., cảng cạn ... vì cổ phiếu đang bị thao túng mà ko lên tiếng thì sau này phát hành huy động vốn ko ai dám vào

Chia sẻ trang này