QBS Thời hoàng kim đã đến, mục tiêu trung hạn 3x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hptazran, 11/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5292 người đang online, trong đó có 564 thành viên. 21:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 342186 lượt đọc và 4033 bài trả lời
  1. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    Ối giời ôi Qbs thế này thì quá vô đối rồi. Chúc mừng các bác đang cầm Qbs và chuẩn bị mua Qbs
    chutchit820hptazran thích bài này.
    cophieutot đã loan bài này
  2. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.247
    Kết luận, thứ 2 em múc thêm 150K giá từ 12 đến 12.2, Các bác kiểm chứng lệnh mua của em.
    Mỗi lệnh 50K ở ba bước giá, sau khi chiến xong STB em về gom tiếp QBS giá nào cũng mua.

    @cophieutot kiểm chứng lệnh mua nhé.
    cophieutothoatulu đã loan bài này
  3. ThanhCurrency

    ThanhCurrency Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2015
    Đã được thích:
    228
  4. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    Vâng bác. Chúc mừng bác mua được cổ phiếu kim cương Qbs. A em cùng mua Qbs sẽ thắng rất lơn ở Qbs.
    chutchit820 thích bài này.
    cophieutot đã loan bài này
  5. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.247
    @Bentley-68 Bác xây nhà xưởng xong chưa? kế hoạch mua 1 triệu QBS của bác còn chua xong đấy.
    --- Gộp bài viết, 16/07/2016, Bài cũ: 16/07/2016 ---
    Trước hay chơi lung tung, giờ còn STB nữa là rút thẳng vào QBS luôn.
    van123 thích bài này.
  6. venus987

    venus987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    908
    Cứ có bác định hướng là mọi người kê cao gối ngủ ngon rồi. Tính ra đến ngày hôm nay thì em đã ôm qbs hơn 1 năm rồi với giá 9.3, được 2 lần cổ tức nên giá vốn xuống còn 8.3 (không viết em tính giá vỗn vậy đúng khong vì 10% cash và 15% cp). Chắc chỉ có mình em trong topic này là nguời ôm lâu nhất vì em nhìn thất tương lai và sự phát triển cua DN trong long-term
    Phuoc_Loc_Tho, van123hptazran thích bài này.
  7. hptazran

    hptazran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    792
    Chưa chắc, nếu tính từ trước thì bác lâu nhất nhưng tính từ tháng 6 năm nay có thể bác sẽ thua nhiều người đấy.

    Cảng biển, cảng cạn cứ nhộn nhịp như ngày hội thế này thì chẳng ai nhả ra đâu bác.

    Thởi gian qua QBS XD cảng, nhà đâu tư và các quỹ chưa biết đến đâu, khi cảng vào hoạt động thì nhiều điều phải suy nghĩ đấy bác.
    van123 thích bài này.
  8. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    Rót vốn cho cảng biển để “đón sóng”
    Hàng hóa thông qua các cảng biển có thể cầu vượt cung trong những năm tới từ tác động của TPP và các hiệp định thương mại tự do. Đây là thời cơ để doanh nghiệp (DN) Việt Nam có tiềm lực mạnh rót vốn đầu tư vào khai thác cảng biển và logistics.
    http://image.*********.vn/2016/05/10/cang.jpg
    Hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8 - 9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 tại các cảng ở khu vực phía Bắc. Ảnh Internet
    Tối ưu hạ tầng logistics

    Ông Nestor Sherbey, chuyên gia tư vấn của Liên minh Tạo thuận lợi thương mại Việt Nam (VTFA) cho biết, hoạt động của logistics đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thuận lợi hoá thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, do chi phí logictics ở Việt Nam đang ở mức cao nhất trên thế giới, bằng 35% GDP, nên tính cạnh tranh về chi phí của các DN hoạt động trong lĩnh vực bị giảm đi đáng kể. Tỷ lệ này ở Mỹ, châu Âu và phần còn lại của thế giới chỉ lần lượt tương ứng là 9%, 13% và 15%.

    Thống kê năm 2015 cho thấy, tổng chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, thủ tục hải quan và các công việc giấy tờ khác ở Việt Nam lên tới 37 - 40 tỷ USD. Con số này vượt quá cả tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2014.

    Chính vì vậy, theo ông Nestor Sherbey, việc xác định các đầu tư tối ưu về hạ tầng logistics là rất cần thiết để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế đối với cả hàng hoá xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Các chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và đòi hỏi hàng hoá luôn “sẵn sàng trong kho”. Điều này mang đến cơ hội mới để ưu tiên đầu tư vào các trung tâm logistics tích hợp.

    Theo báo cáo vĩ mô của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), ngành logistics và dịch vụ cảng biển được dự đoán là sẽ hưởng lợi từ TPP nhờ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ khi TPP được thông qua.

    Báo cáo này cho biết, hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8 - 9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 tại các cảng ở khu vực phía Bắc.

    Đầu tư đón đầu cơ hội

    Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG), hiện đang chiếm 50% thị phần khai thác cảng container trong nước, cho biết, đang có những sự đầu tư cần thiết thời gian gần đây để đón đầu cơ hội mà TPP mang lại.

    Ngành logistics và dịch vụ cảng biển được dự đoán là sẽ hưởng lợi từ TPP nhờ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ khi TPP được thông qua.

    Theo ông Trần Khánh Hoàng, Phó Tổng giám đốc TCSG, trong tháng 5/2016, TCSG sẽ khởi công xây dựng Dự án xây dựng Cảng container quốc tế Hải Phòng. Đây là dự án cảng container nước sâu đầu tiên tại khu vực miền Bắc nhằm phục vụ tối ưu cho hoạt động xuất nhập khẩu.

    Còn tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, dù không phải là DN chuyên về khai thác cảng biển, nhưng mới đây Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) và các đối tác đã quyết định rót số vốn lớn để đầu tư mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải (tỉnh Quảng Nam). Mục đích chính là nhằm lập tuyến vận tải biển trực tiếp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc về Chu Lai để Thaco giảm giá thành vận chuyển, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực logistics cho miền Trung.

    Theo giới chuyên gia, khu vực miền Trung đã được định hướng sẽ phát triển thành một trung tâm kinh tế biển mạnh và là cầu nối quan trọng để trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây.

    Vào tháng 3/2016 vừa qua, cũng chính TCSG đã đầu tư, hoàn thành giai đoạn 1 Cảng nước sâu Tân Cảng - Petro Cam Ranh và đưa vào hoạt động nhằm kết nối chặt chẽ với chuỗi cung ứng dịch vụ cảng biển, logistics và vận tải biển nội địa ở khu vực Nam Trung Bộ.

    Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gần đây, phía TCSG đã tiên phong phát triển hệ thống 8 cảng trực thuộc và liên kết trong khu vực. Các cảng này đều nằm ở các vị trí kế cận các khu công nghiệp trọng điểm và tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong quá trình xuất, nhập hàng hóa.

    Ông Trần Khánh Hoàng nhận định, cốt lõi của logistics là vấn đề tối ưu hóa để kết nối đầu cuối với chi phí thấp nhất. Vì vậy, phía TCSG đang triển khai các phương án kết nối hệ thống 16 cảng, 6 ICD và depot với gần 5.000m cầu tàu, 190 ha bãi container và 550.000m2 kho hàng trên khắp các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Thông qua đó tạo dựng những gói giải pháp logistics nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tận dụng được những lợi ích mà TPP mang lại.
    hptazran thích bài này.
    cophieutot đã loan bài này
  9. hptazran

    hptazran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    792
    Thứ 2 kiểm chứng xem có thật không đã, đừng có chém gió ảo trên này.
    Phuoc_Loc_Thohoangcuong2009 thích bài này.
  10. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    5.109
    5 lĩnh vực thu hút giới đầu tư trong 2016

    Công nghệ thông tin, cảng biển, bất động sản là những "ngôi sao sáng" thu hút được giới đầu tư trong bối cảnh nhiều thách thức vẫn bủa vây kinh tế năm 2016.

    Các phân tích của các công ty chứng khoán có chung nhận định ngành ngân hàng sẽ không tăng trưởng nóng trong năm nay. Thay vào đó, công nghệ, bất động sản, xây dựng, sữa, cảng biển, dệt may, điện… có nhiều triển vọng do bối cảnh hội nhập mang lại.

    Công nghệ

    Năm 2016 – 2017 là năm trọng điểm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với áp dụng công nghệ trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

    Mục tiêu đến hết năm 2016, 100% dịch vụ công phải áp dụng công nghệ thông tin. Lực cầu tăng từ khối tư nhân và tài chính cũng sẽ mang lại tăng trưởng mạnh cho ngành công nghệ và viễn thông trong năm 2016.

    Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) cho rằng ngành công nghệ được hưởng lợi đặc biệt từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

    Hội nhập mang lại làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam, lĩnh vực tích hợp hệ thống và cung cấp dịch vụ viễn thông internet cho khối khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi. Theo đó, lĩnh vực giao thông thông minh xuất hiện.

    Tỷ giá sẽ có tác động hai chiều đến ngành công nghệ, tích cực với lĩnh vực xuất khẩu phần mềm do có doanh thu ngoại tệ. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ tác động tiêu cực tới lĩnh vực tích hợp phần cứng do phải nhập khẩu thiết bị.

    Cảng biển

    Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng dự báo tăng nhanh trong năm 2016. Dự báo thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng nhờ các FTA đã ký kết như TPP, Việt Nam - EU, RCEP, Việt Nam - Hàn Quốc, AEC…và thu hút mạnh nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu.

    Xuất nhập khẩu hàng hóa dự báo tăng trưởng nhanh nhờ các nền kinh tế Mỹ, EU hồi phục, tăng sức mua các hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam như quần áo, may mặc, giày dép hay thủy sản.

    Dự báo Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp, xây mới cảng và giao thông phụ trợ giúp cơ sở hạ tầng cầu, đường, cảng đáp ứng được sự tăng trưởng cao của lưu lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam.

    Đáng chú ý, nhiều chính sách sẽ kích thích ngành này tăng tốc. Thứ nhất, cho phép thành lập chính quyền cảng trong bộ luật hàng hải sửa đổi, hiệu lực vào đầu năm 2017.

    Chính quyền cảng là tổ chức có chức năng đầu tư xây dựng và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giúp đầu tư cảng biển đồng bộ, tăng hiệu quả khai thác.

    Thứ hai, thành lập sàn giao dịch vận tải, tạo kết nối giữa chủ hàng và nhà cung cấp, tăng hiệu quả logistics. Thứ ba, tư nhân hóa cảng biển với việc Nhà nước rút vốn tại nhiều cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn.


    Ngành sữa

    Hai công ty là Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) và BSC đều cho rằng năm 2016, các doanh nghiệp sữa nội địa sẽ được hưởng lợi nhờ giá sữa đầu ra ổn định trong khi đó chi phí nguyên liệu đầu vào có xu hướng giữ ở mức thấp và các hiệp định thương mại tự do chưa tác động nhiều đến cạnh tranh trong nước.

    Cụ thể, giá sữa nguyên liệu trên thế giới được dự báo sẽ giữ ở mức thấp trong năm 2016. Trong nước, giá sữa được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định. Việc giá sữa nguyên liệu thấp không ảnh hưởng quá lớn đến giá sữa thành phẩm trong nước.

    Sữa nguyên liệu chỉ chiếm từ 20 - 25% chi phí sản xuất, trong khi đó, các chi phí khác có thể tăng trong năm 2016 như tỷ giá, bảo hiểm, tăng lương tối thiểu vùng.

    Trong ngắn hạn, BSC khẳng định các FTA không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp sữa nội địa. Theo lộ trình, phần lớn hiệu lực giảm thuế của các FTA cho mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ bắt đầu từ năm 2018, tùy từng loại sản phẩm.

    Phân khúc sữa nước, vốn là mảng doanh thu chính của doanh nghiệp nội sẽ ít bị ảnh hưởng và cạnh tranh ngay cả khi thuế về 0%. Cạnh tranh trong phân khúc sữa bột sẽ tăng dần nhưng chủ yếu là giữa các sản phẩm nhập khẩu do đó doanh nghiệp nước ngoài chịu ảnh hưởng là chủ yếu.

    Bất động sản

    Cả BSC và VCBS đều nhận định thị trường địa ốc đang bước vào chu kỳ tăng trưởng nhanh, chưa xuất hiện bong bóng dù lượng giao dịch tăng mạnh nhưng chủ yếu thị trường đang hấp thụ lại lượng hàng tồn kho của các năm trước, giá bán chỉ tăng nhẹ 3 - 5% tại một số dự án. So sánh với đỉnh chu kỳ năm 2008, thì giá nhà trung bình đang thấp hơn khoảng 30%.

    Lượng cung tăng mạnh nhưng nhu cầu dự báo vẫn duy trì ở mức cao. Từ quý IV/2015 đến cuối năm 2016, nguồn cung căn hộ ở TP HCM sẽ tăng thêm 57.000 căn trong khi ở Hà Nội là 24.000 căn, tăng 60 - 80% so với hiện tại.

    Lượng cầu được dự báo sẽ tăng lên do nhu cầu nhà ở cấp bách cộng với thu nhập bình quân đầu người gia tăng đáng kể.

    BSC cho biết, giá nhà ở Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực ở hầu hết các phân khúc trong khi tỷ lệ lợi tức cho thuê lại cao hơn và cao hơn lãi suất tiết kiệm trong nước, điều này khiến nhu cầu mua để đầu tư sẽ tiếp tục tăng.

    Cở sở hạ tầng tại TP HCM và Hà Nội đang được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để hoàn thiện.

    Bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ công cuộc hội nhập. Việc các nhà sản xuất trên thế giới đang có xu hướng chuyển nhà máy và đầu tư vào Việt Nam giúp tăng nhu cầu về việc thuê đất tại các khu công nghiệp.

    Bất động sản nghỉ dưỡng với cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất tại Phú Quốc, Quảng Ninh, Nha Trang…

    Ngoài ra, các hoạt động cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán cũng thu hút thêm vốn vào bất động sản. Giai đoạn 2016 - 2017 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh doanh thu do độ trễ trong việc ghi nhận doanh thu.

    Dệt may

    VCBS cho rằng trong thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, ngành dệt may đang nhận được khá nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về triển vọng phát triển do tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngành còn nhiều triển vọng và dư địa để phát triển. Trong năm 2016, dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu ở mức 31 tỷ USD.

    Dệt mang đang đứng trước rất nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do. Tuy vậy, bức tranh này không sáng như năm 2015 do những trở ngại về tỷ giá, nhân công không còn rẻ, doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ.
    cophieutot đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này