QBS Thời hoàng kim đã đến, mục tiêu trung hạn 3x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hptazran, 11/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4427 người đang online, trong đó có 407 thành viên. 23:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 342193 lượt đọc và 4033 bài trả lời
  1. phonglee

    phonglee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    16.873
    con BVH e tởn đến già bác ạ, khi vào 55 nó tụt về 45 call ầm ầm luôn. đúng đoạn hưng phấn nhật là đoạn lĩnh đủ nhất.chẹp
  2. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    2.651
    Được thế thì còn gì bằng. Mai bác cứ đặt mua 100k ato đi, mình sẽ táng thẳng vào đó 50k
    hoatuluphonglee thích bài này.
  3. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.247
    Vậy thì bác phải xem lại khả năng của bác đi, em nói mấy bác múc từ 59 đấy, tùy từng thời điểm chứ không phải thích mua lúc nào cũng được đâu.
    --- Gộp bài viết, 18/07/2016, Bài cũ: 18/07/2016 ---
    Chờ lấy lãi từ STB về đã, vụ STB sẽ mua được 200k QBS, Vụ HAR cũng khoảng 200K nửa đó.

    Tiền mua QBS chính đả mua xong rồi, giờ lướt ờ ngoài về gom QBS
    phonglee thích bài này.
  4. phonglee

    phonglee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    16.873
    vâng, giai đoạn oil và gas lên xuống bất thường, BVH đang chảt đẹp đi lên, e nghĩ nó làm trụ đỡ nên nhảy vào, vừa nhảy cái T+2 đã sập :((
  5. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    2.651
    Hnay đúng là chưa bán. Mình treo 3 lệnh 19.900 ce cả ngày
  6. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.247
    Bác cũng vất vả với QBS nhỉ

    Quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng :-@:-@:-@

    Quan điểm của em đã yêu là em để cho nó bình yên, cầy quốc chỗ khác về đắp vào QBS thôi, thi thoảng cũng rung cây rọa khỉ chút cho QBS có thanh khoản :)):)):)):))
    i_like_gals thích bài này.
  7. QBSVN

    QBSVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    236
    Mời các bác xem tổng quan video của QBS

  8. QBSVN

    QBSVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    236
    Doanh nghiệp Việt trước nguy cơ bị thôn tính

    Với việc bên mua quyết liệt, mua bằng mọi giá trong giao dịch của QBS thời gian gần đây và việc xuất hiện những lô chào mua số lượng lớn phần nào cho thấy QBS đang phòng vệ trước dòng vốn ngoại thông minh đang đổ vào VN.

    Từ khi Việt Nam mới gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường ngạc nhiên bởi thái độ " phòng thủ" có chuẩn bị từ các doanh nghiệp nội địa.

    Thời gian gần đây, giới kinh doanh trên thị trường bia quốc tế xôn xao quanh câu chuyện Heineken (Hà Lan) mua lại hãng bia châu Á - Thái Bình Dương (APB); trong đó, có nhãn hàng Tiger bia vốn rất được ưa chuộng tại thị trường châu Á.

    Các doanh nghiệp cảm thấy “lo lắng” khi Uni-President Việt Nam sở hữu 100% vốn nước ngoài đã thản nhiên "đứng nhìn" để Tribeco Sài Gòn phá sản, sau đó triển khai kế hoạch mua lại Tribeco.

    Điều tương tự cũng xảy ra khi Tập đoàn Lotte Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, khiến thị trường bánh kẹo, hệ thống bán lẻ... của các doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam "chao đảo"; trong đó có cả doanh nghiệp hàng đầu như Bibica.

    *Những cảnh báo đáng lo ngại
    Từ khi Việt Nam mới gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường ngạc nhiên bởi thái độ " phòng thủ" có chuẩn bị từ các doanh nghiệp nội địa.

    Những dự báo về thời cơ và thách thức theo kiểu “con dao hai lưỡi” khi bước vào WTO khiến các doanh nghiệp Việt ra sức liên kết, chuẩn bị tư thế lẫn sức mạnh "sân nhà" để đối mặt và dè chừng với các doanh nghiệp ngoại.

    [​IMG]

    Doanh nghiệp Việt trước nguy cơ bị thôn tính. Ảnh minh họa: TTXVN
    Thêm vào đó, lộ trình hội nhập WTO giai đoạn đầu còn khá thuận lợi cho doanh nghiệp Việt khi chính sách thuế, hải quan... chưa được nới lỏng hết mức.

    Bên cạnh đó, sự dè dặt của doanh nghiệp ngoại do chính sách thu hút đầu tư của nhà nước chưa hấp dẫn, hạ tầng chưa phát triển cùng sự giao thoa chưa mạnh của văn hóa doanh nghiệp... đã tạo nên những lợi thế rõ rệt cho doanh nghiệp Việt.

    Cụ thể, năm 2007 cộng đồng doanh nghiệp chứng kiến Lotte Hàn Quốc lâm vào thế bí khi tham vọng mua lại Bibica Việt Nam không thành công do sự gắn kết chiều dọc lẫn chiều ngang của doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

    Tuy nhiên, giai đoạn 2010 đến nay, cùng với những "dư chấn" của khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn từ trong nước, các doanh nghiệp Việt đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều.

    Những doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế nguồn vốn mạnh, sự thấu hiểu và quen thuộc môi trường kinh doanh Việt Nam, cộng với những nghiên cứu định lượng đầy bài bản nhằm đo lường sức mạnh các doanh nghiệp Việt đã giúp họ như "hổ thêm cánh".

    Đây là một dấu hiệu cảnh báo về làn sóng mua lại doanh nghiệp Việt ngày càng trở nên rõ ràng và đáng lo ngại.

    Một thực tế rất phũ phàng cho thấy sự bám chặt nhằm thực hiện bằng được ý đồ là trường hợp của Lotte Hàn Quốc. Ngay khi có cơ hội "bá chủ" thị trường bánh kẹo thì các đối tác Lotte Hàn Quốc đã rất quyết liệt đề xuất đổi tên công ty cổ phần (CP) Bibica thành công ty CP Lotte - Bibica.

    Tháng 4/2013, khách sạn 5 sao nằm đối diện sông Sài Gòn (TP.HCM) đã chính thức được đổi tên thành Lotte Legend Saigon. Đây là kết quả của việcLotte (Hàn Quốc) mua lại 70% cổ phần của Tập đoàn Kotobuki. Giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng cái tên Lotte đã thực sự “bành trướng” ở thị trường Việt Nam.

    Cũng cần phải nhắc lại rằng, vào giai đoạn đầu Việt Nam thu hút FDI, cũng đã có những trường hợp thâu tóm tương tự. Ban đầu, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, Chính phủ chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết doanh nghiệp trong nước. Nhưng cuối cùng, khá nhiều doanh nghiệp nội đã bị hạ “knock-out”, buộc phải ra khỏi liên doanh.

    Câu chuyện của Coca-Cola có thể coi là một minh chứng khá rõ nét. Ban đầu, khi vào Việt Nam, công ty này đã phải liên doanh với một số công ty trong nước, nhưng sau một thời gian hoạt động, liên tục thua lỗ, khiến các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh.

    Coca-Cola trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Một số liên doanh khác như Lever - Viso, Lever-Haso hay P&G với bột giặt Phương Đông... cũng đều kết thúc theo hướng thôn tính và doanh nghiệp Việt Nam đều phải chấp nhận sự thua thiệt.

    Ở một dẫn chứng khác, thay vì hỗ trợ tài chính nằm tái cấu trúc sản xuất cho đối tác Việt Nam trong giai đoạn khó khăn thì Uni-President chấp nhận “đứng nhìn” cho đối tác phá sản, sau đó đường đường chính chính đề xuất mua lại Tribeco mà không thèm đến tất cả hệ lụy sau thương vụ M&A của họ như: vốn tái cơ cấu, tái đầu tư, chi phí sa thải công nhân để làm nhẹ bộ máy sản xuất cho công ty cũ.

    Câu chuyện về công ty bảo hiểm nhân thọ của Bảo Minh CMG bị mua lại bởi công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi của Nhật Bản khá lâu trước đây cũng có thể được coi là một “bài học kinh điển” mà doanh nghiệp Việt nên lấy đó làm điển hình nghiên cứu và tham khảo.

    *Sức hút thâu tóm doanh nghiệp Việt
    Chúng ta có thể thấy lý do đầu tiên khiến những thương hiệu Việt có nguy cơ bị thôn tính là, khi doanh nghiệp Việt lâm vào thế yếu kém và khó có khả năng chóng chọi với kinh tế thị trường hoặc doanh nghiệp tuyên bố phá sản sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cùng ngành mạnh vốn mua lại để khai thác tiếp những tiềm năng mà doanh nghiệp cũ không có khả năng chạm tới. Hay mạnh tay hơn là triệt tiêu tên tuổi để bắt đầu cho một thương hiệu mới.

    Lý do thứ hai chính là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cùng khu vực châu Âu khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường khu vực châu Á; trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng leo thang và chưa có dấu hiệu phục hồi, các nhà đầu tư thông minh sẽ "chuyển hướng" sang các nước thuộc thế giới thứ 3 nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

    Vấn đề rất đáng quan tâm là trên thực tế tại sao nhiều doanh nghiệp ngoại chọn Việt Nam làm điểm đến? Chúng ta có thể thấy có những nguyên nhân cơ bản như Việt Nam so với nhiều nước khác trong khối Asean, rộng hơn là khu vực châu Á có tiềm năng kinh tế cao, chưa được khai thác.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nhìn chung còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thị trường hội nhập. Sau một thời gian không quá ngắn sau gia nhập WTO, hiện cấu trúc hệ thống kinh doanh, các chính sách chiến lược phát triển công ty, định hướng tầm nhìn của doanh nghiệp Việt bắt đầu bước vào giai đoạn tiền khủng hoảng.

    Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn và bước vào giai đoạn tái cơ cấu để thoát khỏi khó khăn. Thế nhưng, rất nhiều các doanh nghiệp trong số hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp hàng tiêu dùng và các ngân hàng thương mại, đang có tỷ lệ nợ rất cao.

    Điều đó đồng nghĩa các doanh nghiệp cần tiền không chỉ để thanh toán nợ mà còn cho cả khâu tái cơ cấu đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn khá cao so với các nước khu vực khác.

    Một khi lạm phát tăng nhanh, giá cả đắt đỏ sẽ là liều thuốc độc giết chết sự chịu đựng của các doanh nghiệp. Trong khi đó, những "đại gia" nước ngoài có tiền, có chiến lược và tầm nhìn phát triển dài hạn, có kinh nghiệm trong việc xử lý những khó khăn khủng hoảng...

    Ước tính, chỉ cần 5 đến 10 triệu USD thì doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào phân khúc thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Thế nên, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt và dần tháo gỡ những vấn đề như: tiền tệ, tín dụng, bất động sản, chứng khoán... thì trái lại, thị trường mua bán, sát nhập giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra sôi nổi.

    Thêm nữa, nguồn lực lao động trẻ và chính sách nhà nước trong việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các nghị định hướng dẫn đầu tư... đang là những điều kiện thuận lợi và hoàn chỉnh nhất đối với hoạt động của lĩnh vực M&A. Việt Nam là “điểm đến lý tưởng” hơn cả Malaysia, Indonesia để doanh nghiệp nước ngoài triển khai hoạt động M&A.

    Cộng với ưu điểm "huy động vốn" hiệu quả, M&A trở nên sôi động và tỏ ra thịnh vượng bất chấp những khó khăn khác của nền kinh tế.

    Nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ cho việc mua lại và sát nhập công ty, bởi đó là cứu cánh cho doanh nghiệp thời khủng hoảng mà trước hết là giải quyết 3 vấn đề lớn: vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý khủng hoảng. Tuy nhiên, đằng sau đó là những hạn chế mà xét về lâu dài, Việt Nam nhất thiết không được bỏ qua.

    Thực tế thời gian qua có những thương vụ mua bán sáp nhập khá đình đám nhưng hiệu quả như thế nào chưa ai biết được. Tất cả dường như còn quá mới mẻ và phải chờ xem hiệu quả ra sao, điều này đặt ra sự so sánh giữa "làm" và "hiệu quả". Chưa có những phân xét, mổ xẻ cụ thể lợi hại phía sau những vụ mua bán doanh nghiệp để từ đó định hướng phát triển chung cho nền kinh tế.

    Với cổ phần đa số hoặc tuyệt đối, các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lấn lướt và ảnh hưởng mạnh đến các công ty nội địa; trong đó có cả những yếu tố mang tính văn hóa công ty. Trong dài hạn, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài khó có thể tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp, trái lại phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp ngoại.

    Chính vì những quy định pháp lý về mua bán doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện, vẫn còn nhiều khe hở, nên những hoạt động mua bán không minh bạch cùng tâm lý "cả tin" của nhiều doanh nhân Việt sẽ khiến nhiều doanh nghiệp Việt mất trắng.

    hoatuluvan123 thích bài này.
    hoatulu đã loan bài này
  9. QBSVN

    QBSVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    236

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI


    Trên 10,7 tỷ USD vốn đầu tư vào Hải Phòng

    [​IMG]
    Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND Hải Phòng phát biểu tại Hội thảo
    Sáng nay, UBND thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng với các công trình hạ tầng trọng điểm - cửa ngõ khu vực phía Bắc Việt Nam” tại Hà Nội.

    Buổi hội thảo được diễn ra với sự tham gia của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Văn phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), cùng hơn 100 đại biểu tham dự là đại diện của các đơn vị quản lý dự án cơ sở hạ tầng, đại diện các đại sứ quán, phòng thương mại, các tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành của thành phố Hải Phòng.

    Theo thông tin được công bố tại hội thảo, tính đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng đã thu hút được 450 dự án, với tổng vốn thu hút đạt trên 10,7 tỷ USD. Trong thời gian gần đây, Hải Phòng luôn đứng trong vị trí top đầu của cả nước về thu hút FDI. Đặc biệt, nhiều dự án lớn, có hàm lượng công nghệ cao của những nhà đầu tư uy tín hàng đầu thế giới đã chọn Hải Phòng là điểm đến như: Công ty TNHH LG Electronic (Hàn Quốc), Dự án Nhà máy sản xuất lốp cao su của Tập đoàn Bridgestone và Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế của Tập đoàn NiproPharma (Nhật Bản)...

    “Những dự án này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Chính phủ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng”. Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng khẳng định.

    Vẫn theo ông Sơn, làn sóng đầu tư vào Hải Phòng sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khi những dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn có quy mô cấp quốc gia đang được gấp rút triển khai và hoàn thiện. Cùng với đó, môi trường đầu tư của Hải Phòng cũng được cải thiện một cách mạnh mẽ, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính, rút gắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép, hải quan, kê khai thuế….

    Trong những lợi thế để Hải Phòng trở thành địa điểm đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư, thì yếu tố hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông là lợi thế lớn nhất mà Hải Phòng đang có được. Các dự án giao thông lớn, mang tính chiến lược trong quá trình hội nhập của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, đang được triển khai tại Hải Phòng, bao gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Sân bay quốc tế Cát Bi, Cầu Tân Vũ - Lach Huyện và tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, với tổng kinh phí đầu tư hơn 4,1 tỷ USD.

    Kết nối thuận tiện với các dự án hạ tầng trọng điểm này, Hải Phòng đã khẳng định vị trí quan trọng của mình trong lĩnh vực đầu tư - khi nằm tại trung tâm đầu mối giao thông. Đó là liền kề cảng biển sâu nhất của miền Bắc Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT, kết nối sân bay quốc tế Cát Bi đáp ứng các nhu cầu bay quốc tế và trong nước và chỉ mất 1 tiếng 15 phút để vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ đến Hà Nội.

    Theo thông được đại diện chủ đầu tư của các dự án chia sẻ tại hội thảo về tiến độ thực hiện, thì dự án Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng nước sâu Lạch Huyện) dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017 và trở thành cảng biển nước sâu lớn nhất ở miền Bắc có khả năng đáp ứng lượng hàng qua cảng lên tới 30 triệu tấn/năm. Cảng này được kết nối với thành phố Hải Phòng thông qua tuyến cầu đường Tân Vũ - Lạch Huyện. Đến thời điểm hiện tại, dự án đường và cầu Tân Vũ - Lach Huyện đã hoàn thành được hơn 40%, vượt tiến độ đề ra.

    Còn đối với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, được xây dựng theo chuẩn quốc tế với 6 làn đường xe chạy, hai làn đường dừng khẩn cấp, 54 cầu vượt và trạm thu phí 18 làn dự kiến được thông toàn tuyến vào cuối năm nay.

    Dự án nâng cấp Sân bay quốc tế Cát Bi bao gồm hạng mục mở rộng thêm sân đỗ cho 8 máy bay (dự kiến hoàn thành cuối 2015) và nhà ga hai tầng (dự kiến hoàn thành vào quý 3 năm 2016), phục vụ 6 triệu lượt khách mỗi năm và có khả năng phục vụ 1.000 lượt khách vào giờ cao điểm. Các chuyến bay thẳng vận chuyển hành khách từ Hải Phòng đi Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc được quy hoạch trong giai đoạn 1 của dự án.

    “Có vị trí tại trung tâm của các dự án hạ tầng trọng điểm này, KCN Đình Vũ đang tận dụng và phát huy các lợi thế, để đưa nơi đây trở thành điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư”. Ông Frank Wouters, Tổng Giám đốc của Công ty CP Khu công nghiệp Đình Vũ bày tỏ mong muốn. Trên thực tế, thì đây là KCN duy nhất kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Tân Vũ - Lạch Huyện và cũng là KCN có vị trí gần Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng nhất.

    “Đến nay, KCN Đình Vũ đã thu hút được 3 tỷ USD vốn đầu tư, với hơn 55 dự án đầu tư trong nước và quốc tế, như: Knauf, C.Steinweg, Shin-etsu, Chevron, Dongnam, Bridgestone, IHI, Dongbu, Yusen, Nippon Express, PVTEX, Petrolimex, ….”, ông Frank Wouters cho biết.

    Được biết, hiện công ty này cũng đang có kế hoạch triển khai dự án mở rộng, phát triển hơn 1.000 ha đất công nghiệp và hệ thống tiện ích. Theo chia sẻ của đại diện công ty, kế hoạch sẽ được thực hiện để công ty có thể đón nhận tốt nhất các cơ hội đến từ những lợi thế cạnh tranh riêng có của KCN Đình Vũ – nằm tại nơi đặt điểm đầu hoặc điểm cuối của các dự án giao thông trọng điểm đang được thực hiện. Và cả từ việc các hiệp định thương mai tự do lớn mà Việt Nam tham gia đang trong tiến trịnh hiện thực hóa như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP), và cộng đồng kinh tế chung ASEAN được hình thành vào cuối năm nay.
    hoatuluvan123 thích bài này.
    hoatulu đã loan bài này
  10. QBSVN

    QBSVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    236
    Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI

    Với việc lợi thế về cảng biển, quỹ đất lớn, trong những năm tiếp theo HP cần hàng 100ha kho bãi cảng cạn mới đáp ứng được như cầu lưu hàng và thông quan, nhận biết được điều này QBS đi trước một bước đón đầu cơ hội và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới

    5 tháng đầu năm 2016, thành phố Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

    [​IMG]

    5 tháng đầu năm 2016, Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI. Ảnh: TTXVN.
    Hải Phỏng có 18 dự án FDI được cấp mới, với tổng mức đầu tư 1.610,77 triệu USD; 13 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn 127,72 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2016.

    Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ…đã lựa chọn Hải Phòng là điểm đến đầu tư, chứng tỏ sức hấp dẫn về địa lý, tiềm năng, lợi thế vượt trội của thành phố này. Hải Phòng hiện có hơn 450 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD.

    Những dự án FDI lớn được khởi công trong tháng 5 như: dự án LG Displaycủa Tập đoàn LG Display (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương với quy mô 40,2 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 triệu USD.

    Đây là nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới. LG Display dự kiến bắt đầu sản xuất chính thức từ quý III/ 2017 và sẽ tuyển dụng khoảng 6.000 công nhân vào làm việc. LG Display có kế hoạch thuê đất để xây dựng và cung cấp đủ chỗ ở tiện nghi cho người lao động…

    Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh, những dự án được khánh thành, khởi công trong tháng 5 như Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, dự án Cảng Container quốc tế Hải Phòng (hợp phần B), cùng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo cho Hải Phòng một ưu thế vượt trội, đột phá trong thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế khu vực Duyên hải Bắc bộ trong thời gian tới./.

    hoatuluvan123 thích bài này.
    hoatulu đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này