Quả bom nguyên tử STB (Sacombank) sẽ kích hoạt bất cứ lúc nào...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tinnoibo, 09/12/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2899 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 04:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2312292 lượt đọc và 12079 bài trả lời
  1. skayabe

    skayabe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    1.401
    Haizz. Sấm từ cái hồi stb 29
  2. VINH84

    VINH84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2020
    Đã được thích:
    1.365
    Ck đoạn này khó kiếm ăn quá bác, con giảm thì ko biết đâu là đáy, các con tăng thì 3 phiên tăng ko bằng 1 phiên giảm, tt giai đoạn này khó lường thật, tôi thì đứng ngoài quan sát rồi, ko ham đua nữa :(
  3. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.253
    Tui thấy chả có ai đè cả, bà con cắt lỗ tháo chạy thôi. Tui oánh chứng ko bao giờ theo thuyết âm mưu hay game nọ kia gì cả. Cứ theo xu hướng dòng tiền mà chiến. Bảng điện ko biết nói dối. Đoạn rồi chả có ai đè bank cả đâu, đè để làm gì, để gom à, gom hết hàng về rồi tự quay tay kéo giá tự sướng ư. Chỉ là do dòng bank hết vị nên bà con cắt qua múc dòng khác, thế thôi. Cứ lớp vào sau đổ vỏ cho lớp vào trước cho đến khi giá giảm về mức hấp dẫn và triển vọng ngành sáng hơn thì dòng tiền thông minh sẽ lao vào múc húc xúc nhé.
  4. ngothoituva

    ngothoituva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Đã được thích:
    161
    He he he, có mùi xác thối là kền kền lại bay.
    Đọc báo giải trí, thông não nhé.
    Cái tên đứng sau Saigon NIC - cổ đông lớn nhất của VietCapital Bank
    Công ty cổ phần Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC) hiện là cổ đông lớn nhất và duy nhất của Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank), với tỷ lệ sở hữu 13,6%.
    Cổ đông lớn nhất của VietCapital Bank và nỗ lực xử lý nợ xấu của Sacombank
    Nắm giữ lượng cổ phần lớn và có vị thế hàng đầu tại VietCapital Bank nhưng Saigon NIC lại thế chấp hàng loạt tài sản vào Sacombank và ít nhiều liên quan đến những khoản nợ xấu nhiều nghìn tỷ đồng tại nhà băng này.

    Nó làm dấy lên những câu hỏi về năng lực tài chính của Saigon NIC và cũng là những băn khoăn về tính “tươi, thật” của khoản vốn mà cổ đông lớn này đã góp vào ngân hàng Bản Việt. Nhất là trong quá khứ, Saigon NIC đã từng “cắm” toàn bộ lô cổ phần GDB này vào Sacombank.

    Vậy Saigon NIC là công ty như thế nào?

    [​IMG]
    Saigon NIC là cổ đông lớn nhất và duy nhất của VietCapital Bank.

    Saigon NIC

    Theo tìm hiểu của VietTimes, Saigon NIC được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411031000001, cấp lần đầu ngày 20/4/2007 của Ủy ban Nhân dân TP. HCM, nhằm thực hiện dự án đầu tư có tên là: “Dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông”, tọa lạc trên diện tích đất dự kiến sử dụng là 47,3 ha tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM.

    Nhưng phải nhấn mạnh rằng, không phải khi Saigon NIC ra đời thì mới có dự án địa ốc trên.

    Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. HCM, tiểu khu 3 nằm trong quy hoạch khu dân cư Bình Trị Đông (diện tích 99ha) được Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt năm 2000 và UBND TP.HCM giao CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh thực hiện. Tiểu khu 3 có diện tích 47,3ha với chức năng là công viên cây xanh, thể dục thể thao và công trình công cộng phục vụ tiểu khu 1, 2 và địa bàn quận Bình Tân.

    Năm 2001, TP. HCM chấp thuận chủ trương phân bổ quy mô đầu tư cho các chủ đầu tư thứ cấp. Trong đó, tiểu khu 3 được giao cho Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong thực hiện. Lúc này, quy hoạch tiểu khu 3 được bổ sung chức năng nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp với diện tích 20,7ha.

    Có nghĩa, dự án địa ốc tại Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông đã hình thành từ trước ngày Saigon NIC được thành lập một quãng thời gian dài, với chủ đầu tư ban đầu là Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong (nay đã được sáp nhập vào Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP (Besco)).

    [​IMG]
    Sacombank đã rao bán toàn bộ Dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông để xử lý nợ xấu.

    Vậy tại sao dự án này về sau lại được cấp cho Saigon NIC?

    Một số tờ báo từng viết như sau: “Sau đó, Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong thành lập CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic) và chuyển giao dự án về doanh nghiệp này”.

    Cách viết này có lẽ "đúng một phần". Bởi rằng, Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong (Cinco) đúng là cổ đông sáng lập nên Saigon NIC. Nhưng bất chấp vị thế nắm giữ dự án, nó lại chỉ giữ lượng cổ phần thứ yếu ở Saigon NIC.

    Cụ thể, theo giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (ký cấp bởi Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín), danh sách cổ đông sáng lập Saigon NIC (vốn điều lệ 200 tỷ đồng) gồm 5 cái tên (2 pháp nhân và 3 thể nhân), là: Cinco (góp 40 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20%); Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hợp Thành Hưng (20%); ông Nguyễn Hữu Thịnh (20%); ông Lê Hữu Tài (30%), ông Trần Phú Lữ (10%).

    Trong số này, cổ đông lớn nhất của Saigon NIC – ông Lê Hữu Tài – là một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1970.

    Còn cổ đông nhỏ nhất - ông Trần Phú Lữ (SN 1977) - cũng là một nhân vật rất đáng chú ý. Theo Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, ông Lữ chính là người đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc – kiêm người đại diện theo pháp luật của Saigon NIC.

    Không phải ngẫu nhiên mà ông Trần Phú Lữ - dù nắm lượng cổ phần hạn chế nhất – vẫn có được trọng trách lớn ở Saigon NIC.

    Dữ liệu của VietTimes cho thấy, ông Lữ là một yếu nhân ở Cinco, cũng như Lực lượng Thanh niên Xung phong TP. HCM. Mà Cinco, như đã biết, là doanh nghiệp nhà nước trước đó đã được chọn để thực hiện Dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông.

    [​IMG]
    Không chỉ là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật đầu tiên của Saigon NIC, cá nhân ông Trần Phú Lữ còn là cổ đông sáng lập, sở hữu 2 triệu cổ phần công ty.

    Bắt đầu vào công tác ở Cinco từ tháng 8/2000 với vai trò nhân viên phòng Kế hoạch – Đầu tư, ông Trần Phú Lữ phát triển nhanh chóng trong hệ thống chức vụ ở công ty.

    Tháng 5/2002, được bổ nhiệm làm Phó phòng Kế hoạch – Đầu tư;

    Tháng 11/2003, làm Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính;

    Tháng 02/2004, làm Trưởng Ban Quản lý Dự án Cinco (Nhiệm vụ: Tham mưu và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức quản lý các dự án đầu tư: Dự án tiểu khu 1 (23 ha), tiểu khu 2 (22,5 ha), dự án khu nhà ở cao tầng – vui chơi TDTT – tiểu khu 3 (47ha) – Khu dân cư Bình Trị Đông, quận Bình Tân; dự án khu nhà ở Nam Hòa (3,5 ha), quận 9; Dự án khu dân cư – công viên Phước Thiện (300 ha), quận 9);

    Tháng 12/2004, ở tuổi 27, ông Lữ làm Phó Giám đốc Cinco (Nhiệm vụ: Phụ trách chỉ đạo trực tiếp mảng kế hoạch, mảng đầu tư (dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, dự án phát triển sản xuất kinh doanh). Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý phòng Đầu tư, phòng Kế hoạch, Ban QLDA Cinco, BQLDA Thạnh Mỹ Lợi (174 ha, quận 2); Trung tâm Thương mại và căn hộ Cinco (quản lý dự án Trung tâm giao dịch thương mại, siêu thị ngành vải sợi, dệt may và căn hộ - 0,6 ha, Quận 5).

    Từ tháng 01/2006 đến tháng 04/2007, ông Lữ thôi nhiệm vụ để học ngoại ngữ tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ, Trung tâm ngoại ngữ ILA Việt Nam và học MBA tại Đại học RMIT. Sau tốt nghiệp, ở tuổi 30, ông Lữ trở lại với nghiệp doanh nhân, giữ chức vụ Tổng Giám đốc Saigon NIC như đã nói.

    Tuy nhiên, ông Lữ chỉ giữ ghế ở Saigon NIC trong một thời gian rất ngắn. Đầu năm 2008, ông Trần Phú Lữ trở lại Cinco làm Phó Giám đốc. Ít tháng sau (08/2008), lại lên làm Giám đốc Cinco.

    Sau khi Cinco cùng với các công ty cùng hệ thống TNXP như Công ty Khai thác chế biến Lâm - Nông sản cung ứng xuất khẩu (VYFACO), Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu TNXP được sáp nhập vào Công ty Dịch vụ Công ích TNXP, rồi đổi thành thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích TNXP vào tháng 4/2009, ông Trần Phú Lữ trở thành Giám đốc của công ty hậu sáp nhập này.

    Ít lâu sau, tháng 8/2010, ông trở thành Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. HCM. Rồi 4 năm sau, tháng 4/2014 - ở tuổi 37, ông Lữ trở thành Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP Tp. HCM, thay cho người tiền nhiệm Lê Tấn Hùng.

    Đầu năm 2017, ở tuổi 40, ông Trần Phú Lữ được phê chuẩn giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh – là một trong những chủ tịch quận/huyện trẻ của TP. HCM.


    Đổi chủ

    Việc ông Trần Phú Lữ rút khỏi vị trí Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Saigon NIC chính thức được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất của công ty, vào ngày 24/9/2009.

    Tài liệu này cũng ghi nhận những thay đổi đầu tiên trong cơ cấu sở hữu Saigon NIC. Theo đó, hai cổ đông lớn nhất và nhỏ nhất – là ông Lê Hữu Tài và ông Trần Phú Lữ - đã chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ trong Saigon NIC cho các nhà đầu tư mới. Cả 2 hợp đồng chuyển nhượng đều được ký vào ngày 25/12/2008 - tức là rất nhanh sau ngày góp vốn sáng lập công ty.

    Trong đó, ông Lê Hữu Tài chuyển nhượng 6 triệu cổ phần Saigon NIC (60 tỷ đồng theo mệnh giá) sang cho ông Dương Văn Út (SN 1968), còn ông Trần Phú Lữ chuyển nhượng 2 triệu cổ phần Saigon NIC (20 tỷ đồng theo mệnh giá) sang cho bà Dương Thị Đẹt (SN 1966 ở Trà Vinh).

    [​IMG]
    Việc Saigon NIC phát hành thêm 42 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ lên mức 620 tỷ đồng đã khiến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sáng lập giảm đáng đáng kể.

    Số lượng cổ phần của các cổ đông sáng lập còn lại như Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong (tiền thân là Cinco), Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hợp Thành Hưng và ông Nguyễn Hữu Thịnh thì vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sáng lập sẽ bị giảm đi đáng kể (về lần lượt còn 6,45%; 6,45% và 9,68%), bởi tại Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất này, UBND TP. HCM đã cho phép Saigon NIC điều chỉnh vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 620 tỷ đồng, thông qua việc chào bán 42 triệu cổ phần phổ thông.

    Tài liệu không cho biết đâu là bên nhận phát hành. Tuy nhiên, sự thay đổi trong vị trí Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Saigon NIC sẽ đem đến những gợi ý.

    Ông Trần Phú Lữ dù vẫn giữ vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong (Besco) nhưng với tỷ lệ sở hữu hạn chế của Besco ở Saigon NIC, cộng với phần sở hữu cá nhân đã chuyển nhượng cho bà Dương Thị Đẹt, cũng như định hướng bố trí nhân sự của Lực lượng TNXP, sớm rút khỏi vai trò Tổng Giám đốc người đại diện theo pháp luật của Saigon NIC. Người tiếp quản vị trí mà ông Lữ để lại là ông Trần Văn Lân (SN 1955).

    Ông Lân, theo tìm hiểu của VietTimes, là một trợ lý thân cận của ông Trầm Bê. Và thực ra, ông Dương Văn Út hay bà Dương Thị Đẹt cũng là những nhân sự gần gũi một thời với vị doanh nhân từng tạo ra cuộc soán ngôi ngoạn mục của nhóm ông Đặng Văn Thành ở Sacombank.

    Sẽ là không bất ngờ nếu nhóm ông Trầm Bê chính là bên tham gia nhận phát hành 42 triệu cổ phiếu Saigon NIC để công ty này nâng vốn điều lệ từ mức 200 tỷ đồng lên 620 tỷ đồng, như Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất mà Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. HCM Nguyễn Thành Tài đã ký cho Saigon NIC vào ngày 24/9/2009.

    Thực tế, ghi nhận mới nhất từ cơ quan thuế, hiện tại vị trí Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Saigon NIC vẫn là một cái tên quen của ông Trầm Bê, là bà Viên Tú Anh – chị vợ của vị đại gia gốc Hoa, sinh ra ở Trà Vinh này.

    Báo cáo tài chính các năm sau này của Besco không còn thấy hạch toán khoản đầu tư vào Saigon NIC, còn Công ty Sản xuất Thương mại Hợp Thành Hưng đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế từ ngày 14/07/2011. Nên có thể hiểu, các cổ đông sáng lập nên Saigon NIC đã cơ bản rút khỏi công ty này để nhường chỗ cho những người chủ mới.

    Việc đổi chủ và các thương vụ chuyển nhượng vốn tại Saigon NIC mang nhiều ý nghĩa, bởi nó còn gắn liền với số phận của những dự án địa ốc khủng mà Saigon NIC chi phối (không chỉ là Dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông). Xoay quanh đó, còn là những câu hỏi và những câu chuyện thú vị.

    Nguồn : viettimes
  5. ngothoituva

    ngothoituva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Đã được thích:
    161
    Cổ đông lớn nhất của VietCapital Bank và nỗ lực xử lý nợ xấu của Sacombank
    Theo cáo bạch mới nhất của VietCapital Bank, chốt đến ngày 30/09/2018, Saigon NIC là cổ đông lớn nhất ngân hàng này.

    Nắm giữ 40.866.775 cổ phần, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 13,6%, Saigon NIC cũng là cổ đông lớn duy nhất (sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên), trong tổng số 920 cổ đông của VietCapital Bank.

    [​IMG]
    Saigon NIC hiện là cổ đông lớn duy nhất của VietCapital Bank.

    Cái tên Công ty cổ phần Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn bắt đầu được đề cập trong hệ thống báo cáo thường niên của ngân hàng Bản Việt từ năm 2012. Và theo dữ liệu của VietTimes, lô 40.866.775 cổ phần VietCapital Bank (mã cổ phiếu: GDB) của Saigon NIC có sổ chứng nhận sở hữu cổ phần số 0000064 ngày 09/01/2012.

    Thực tế, tính tới cuối năm 2012, cơ cấu sở hữu của VietCapital Bank, ngoài Saigon NIC, còn có 2 cổ đông lớn khác, gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Tấn Phát (36.600.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 12,2%) và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hoa Lâm (24.465.167 cổ phần, chiếm tỷ lệ 8,15%).

    Tuy nhiên, sau này 2 cổ đông lớn vừa kể lần lượt thoái vốn, và tính đến 30/9/2018, Saigon NIC là cổ đông lớn duy nhất của VietCapital Bank, với quy mô và tỷ lệ sở hữu ổn định suốt quãng thời gian.

    [​IMG]
    Trích Cáo bạch mới nhất của VietCapital Bank.

    Mối quan hệ với Sacombank

    Lô cổ phần VietCapital Bank của Saigon NIC từng được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Trần Hưng Đạo định giá ở mức ngót 515 tỷ đồng (12.600 đồng/cổ phần), khi nhận làm tài sản bảo đảm vào cuối năm 2012. Nhưng đến cuối năm 2015, Sacombank CN Trần Hưng Đạo chỉ định giá lô cổ phần này ở mức ngót 450 tỷ đồng (11.000 đồng/cổ phần).

    Năm 2012, nên nhớ, chính là năm đã diễn ra cuộc “đảo chính” kinh điển của nhóm Trầm Bê đối với nhóm Đặng Văn Thành ở Sacombank. Quan hệ tín dụng giữa Trầm gia với Sacombank sau đó cũng được đẩy mạnh.

    Không chỉ thế chấp toàn bộ số cổ phần VietCapital Bank đang nắm giữ, Saigon NIC cũng chấp nhận “cắm” tài sản lớn nhất của mình vào Sacombank. Đó là quyền tài sản phát sinh từ dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông theo Quyết định số 7862/QĐ-UBND của UBND quận Bình Tân cấp ngày 03/06/2011. Tài sản bảo đảm này được Sacombank định giá ở mức hơn 5.927 tỷ đồng (không bao gồm quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất), vào quý III/2012.

    [​IMG]
    Cơ cấu sáng lập ban đầu của Saigon NIC.

    Chưa bàn tới tính chuẩn mực về mặt pháp lý của dự án mà Saigon NIC đã thế chấp vào Sacombank, song nên biết, theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất mà UBND TP. HCM cấp cho Saigon NIC vào ngày 24/09/2009, tổng mức đầu tư của dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông mới là 911 tỷ đồng. Dĩ nhiên, số liệu này chỉ có ý nghĩa tham khảo. Bởi việc điều chỉnh quy mô đầu tư – nhất là đối với dự án địa ốc – là điều vẫn thường thấy, và quy mô dự án đầu tư cũng không đồng nhất với giá trị tài sản đảm bảo.

    Nhưng có một thực tế, rằng giá trị tài sản bảo đảm càng lớn thì quy mô khoản vay được giải ngân sẽ càng cao.

    Chưa rõ, Saigon NIC chấp nhận thế chấp quyền tài sản phát sinh từ dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông vào Sacombank để bảo đảm cho khoản vay của chính mình hay là để bảo đảm cho bên thứ ba và cũng chưa rõ quy mô khoản vay mà nó tham gia bảo đảm là bao nhiêu.


    Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tài sản bảo đảm trên đã “lưu cữu” ở Sacombank suốt một thời gian dài. Và trong nỗ lực dọn dẹp các khoản nợ xấu từ triều đại cũ, mới đây, Sacombank đã mang toàn bộ dự án khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông ra rao bán.

    Xử lý nợ xấu

    Chính xác hơn thì nó được gộp chung với “một phần thửa đất số 122, tờ bản đồ số 107, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM” trong một thông báo bán đấu giá, do Sacombank phát hành vào cuối năm 2018.

    [​IMG]
    Thông báo bán đấu giá tài sản của Sacombank.

    Với giá khởi điểm 6.029 tỷ đồng, đây là một trong những tài sản lớn nhất mà Sacombank đang rao bán – rất có thể, nó liên quan đến khoản nợ xấu khủng tại ngân hàng này.

    Thông báo bán miêu tả dự án Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông có diện tích 473.164 m2. “Bất động sản tọa lạc tại 4 mặt tiền đường gồm: đường số 7, đường số 34, đường số 17A, phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp. HCM; Tài sản cách đường Tên Lửa 300m, cách quốc lộ 1A 1km, liền kề công ty Pouyen Việt Nam và hệ thống siêu thiệu Aeon Mall Bình Tân, cách bến xe Miền Tây 1,5 km, khu dân cư đông đúc” – Sacombank chào mời.

    Còn một phần thửa đất số 122, tờ bản đồ số 107, phường Bình Trị Đông B được miêu tả có diện tích 60.960 m2, thời gian sử dụng là lâu dài, mục đích sử dụng là xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng. “Bất động sản tọa lạc tại mặt tiền Quốc lộ 1A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Tp. HCM, bất động sản cách đường Hồ Ngọc Lãm khoảng 800m, cách đường số 7 khoảng 1km” – thông báo viết.

    Nên biết rằng, Tiểu khu 3 – Khu dân cư Bình Trị Đông là một trong số ít những dự án bất động sản có quy mô lớn như vậy còn xót lại tại khu vực TP. HCM. Mà lưu ý, nó cũng không phải là dự án địa ốc “khủng” duy nhất có liên quan đến Saigon NIC mà Sacombank đang rao bán (có thể kể đến như dự án KCN Phong Phú, huyện Bình Chánh).

    Câu hỏi đặt ra là Saigon NIC hiện thuộc sở hữu của ai, bản chất quan hệ giữa Saigon NIC, Sacombank và phần nào là VietCapital Bank là như thế nào?...

    Nguồn :https://viettimes.vn/co-dong-lon-nh...luc-xu-ly-no-xau-cua-sacombank-post99075.html
    MaTuoc thích bài này.
  6. anhtucoihn

    anhtucoihn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2020
    Đã được thích:
    704
    Quả này mà xử lý đc thì sacombank lại kiếm một mớ
  7. nmc84

    nmc84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2020
    Đã được thích:
    713
    Đồng quan điểm với bác dòng Bank nhất Stb có dấu hiệu đè gom cứ Atc mấy hôm nay táng mạnh để gom hàng giá rẻ
  8. Qtuan184

    Qtuan184 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2018
    Đã được thích:
    191
    vô mục vốn chủ sở hữu mà kiếm, để nằm đó mốt nó mua lại cp Quỹ hay chia gấy tăng vốn cho mấy bác
  9. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.253
    Thế cho nó đè thoải mái đi, khi nào nó kéo mình chui vô kiếm ăn, giờ chui vô làm gì cho chôn vốn chứ
  10. Tomauto

    Tomauto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2019
    Đã được thích:
    203
    Nó đạp về 20 thì mấy tin này có gt gì
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này