-------------Qua lễ, HNX bùng nổ------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangpd, 27/04/2012.

8303 người đang online, trong đó có 1119 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 33029 lượt đọc và 1131 bài trả lời
  1. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    NHNN chấn chỉnh hoạt động huy động, giữ hộ vàng

    Thứ sáu, 04/05/2012 14:51

    Theo chỉ thị của NHNN, với dịch vụ giữ hộ vàng hay dịch vụ bảo quản tài sản khác, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng.

    Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 05/CT-NHNN về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD).

    Theo chỉ thị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận, công thời gian qua một số TCTD đã trả lãi, lợi tức, phi cho khách hàng khi thực hiện giữ hộ vàng. Một số TCTD cũng đã sử dụng vàng dưới các hình thức như cầm cố vàng tại TCTD khác để vay VND và ngoại tệ, cho vay và gửi vàng tại TCTD khác, bán vàng có kỳ hạn không phù hợp với quy định.

    Theo NHNN, các việc làm trên tiềm ẩn nguy cơ gây rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Vì vậy, Thống đốc yêu cầu TCTD thực hiện đúng nguyên tắc về quản lý, bảo quản, giữ hộ tài sản cho khách hàng, bao gồm cả giữ hộ vàng, theo đó, khách hàng phải trả phí cho TCTD thực hiện dịch vụ.

    TCTD phải niêm yết công khai phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của NHNN.

    Cũng theo chỉ thị, TCTD thực hiện đúng các quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, không sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại TCTD khác.

    Đối với các sản phẩm phái sinh về vàng như các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi..., TCTD phải đảm bảo tuân thủ quy định về việc chỉ kinh doanh, cung ứng các sản phẩm này khi được NHNN cho phép.
  2. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    245 cổ phiếu tăng trần, HNX-Index lên cao nhất 11 tháng

    Thứ sáu, 04/05/2012 15:09

    VN-Index vượt 476 điểm. Cổ phiếu dầu khí trên 2 sàn tăng mạnh. Khối ngoại mua thỏa thuận 5 triệu cổ phiếu REE.



    Đóng cửa tuần giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 1,6% lên 476,3 điểm. Giá trị giao dịch 1.711 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch 108 triệu cổ phiếu.

    Khối ngoại mua thỏa thuận 5 triệu cổ phiếu REE giá 16.700 đồng, giá trị 83,5 tỷ đồng. Trước đó, REE đã đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu quỹ. Khối lượng khớp lệnh của REE gần 2 triệu đơn vị, cuối phiên không còn dư bán.

    SBT và VSH không còn dư bán. Khối lượng giao dịch VSH 3,7 triệu đơn vị, trong đó riêng 15 phút khớp lệnh cuối phiên giao dịch hơn 500 nghìn đơn vị.

    VIC được giao dịch thỏa thuận 570 nghìn cổ phiếu, giá trị 57 tỷ đồng. Cuối phiên, mã này tăng 2%. MSN đóng cửa còn dư mua giá trần. Trong khi BVH và VNM đứng giá tham chiếu.

    STB đóng cửa giá thấp nhất trong phiên, giảm hơn 2% so với tham chiếu. Các mã ngân hàng khác tăng khoảng 1%.

    Nhóm khoáng sản có BGM, KSH và KSS dư bán giá sàn cuối phiên. KSS khớp lệnh 2,5 triệu đơn vị, BGM khớp lệnh 1,7 triệu đơn vị. KTB và KSA cũng đã có lúc giảm sàn nhưng KTB đóng cửa giá tham chiếu trong khi KSA tăng gần 3%. BMC và KSB vẫn tăng trần.

    NVT, VNE, HT1, KMR và HQC dư mua giá trần hàng triệu cổ phiếu nhưng chỉ có HQC khớp lệnh khối lượng lớn, hơn 2,5 triệu đơn vị.

    Cổ phiếu chứng khoán AGR, SBS, BSI, cổ phiếu ngành thép HLA, POM, VIS, TLH, các mã cao su CSM, DRC, SRC, TNC, PHR và nhóm dầu khí PTL, PVT, PXL, PXS đều đóng cửa cuối phiên tại giá trần.

    HNX-Index tăng gần 2%, lên 81,3 điểm, vượt đỉnh ngày 17/4 và lên cao nhất 11 tháng qua. Khối lượng giao dịch 101 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch 1.063 tỷ đồng.

    VND tăng hơn 5%, KLS và BVS tăng hơn 1%. Nhóm cổ phiếu thị giá thấp hơn như SHS, PHS, ORS, HPC, APS đồng loạt tăng trần.

    CMI và KHB gần như không biến động so với buổi sáng. CMI dư mua 3,8 triệu cổ phiếu giá trần, KHB dư bán 2,3 triệu cổ phiếu giá sàn.

    Nhóm các mã dầu khí, PGS khớp lệnh 3 triệu cổ phiếu, dư mua gần 800 nghìn đơn vị giá trần. PCT, PHH, PLC, PV2, PVC, PVG, PVV, PXA, PFL, PDC đều dư mua giá trần cuối phiên. VSP khớp lệnh 1,4 triệu đơn vị, dư bán giá sàn.

    BCC, IDJ, POT, THV, VGS, VTV cùng đóng cửa cuối phiên tại giá trần. SHN khớp lệnh 1,5 triệu cổ phiếu, dư bán giá sàn.
  3. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    Gia hạn huy động vàng bằng chứng chỉ đến 25/11/2012

    Thứ sáu, 04/05/2012 14:29

    Ngân hàng Nhà nước cấm tổ chức tín dụng dùng vàng huy động để thế chấp, ký quỹ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.



    Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 12 sửa đổi một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN về huy động và cho vay vàng.

    Theo Thông tư 12, việc huy động vàng bằng chứng chỉ ngắn hạn của tổ chức tín dụng sẽ chấm dứt vào 25/11/2012 thay vì ngày 1/5/2012 như quy định tại Thông tư 11/2011/TT-NHNN.

    Cũng theo Thông tư 12, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vôn huy động bằng vàng dưới mọi hình thức thành VND hoặc các hình thức bằng tiền khác, không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.

    Tổ chức tín dụng phải xây dựng lộ trình, phương án chấm dứt việc huy động vàng vào ngày 25/11/2012, gửi Vụ Quản lý ngoại hối, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước để giám sát thực hiện.

    Thông tư 12/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 30/4/2012.
  4. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    Tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn vay




    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, tiếp tục thực hiện lộ trình hạ lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Trong hai ngày 3-4/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ ***************, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 4/2012 nhằm thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
    Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, Thủ tướng *************** và các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực bước đầu, đúng hướng, đặc biệt là các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả.
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ tháng 7/2011 đã bắt đầu giảm dần cho đến nay có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16% và tháng 4 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2011, CPI tháng 4/2012 tăng 2,6% (thấp nhất trong 3 năm qua, cùng kỳ năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%).
    Về tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhờ đó, trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm giảm xuống còn 12%/năm; lãi suất tín dụng đã giảm khoảng 1-1,5% so với đầu năm. Thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…
    Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước 4 tháng đầu năm 2012 đạt trên 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2012 ước khoảng 33,6 tỷ USD, tăng 4,4%. Nhập siêu 4 tháng đầu năm khoảng 176 triệu USD, bằng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm qua (cùng kỳ năm 2011, nhập siêu hơn 4,5 tỷ USD), có tác động tích cực trong cân đối và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
    Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2012 mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;… sản xuất công nghiệp tháng 3 và tháng 4 đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ nét so với hai tháng đầu năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định.
    Trong những tháng đầu năm 2012, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập của người nông dân. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch trong những tháng đầu năm diễn ra sôi động, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
    Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế như: Lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Dư nợ tín dụng giảm mạnh. Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp hơn nhiều so với 4 tháng đầu năm 2011. Số doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc giải thể cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn…
    Đề cập tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các thành viên Chính phủ cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2012 ước đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước, nhưng là mức tăng hợp lý trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời khẳng định, những kết quả bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển sản xuất nông nghiệp… trong những tháng đầu năm 2012 đã tạo các điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đưa tốc độ tăng trưởng của các quý sau đạt mức cao hơn.
    Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, các áp lực tăng giá đầu vào nhất là giá điện, xăng dầu, sức mua giảm, cùng với đó là nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức… Vì vậy, để duy trì được mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6%) trong năm 2012, sức ép về tăng trưởng trong những quý còn lại của năm nay là rất lớn, cần sự nỗ lực cao độ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2012.
    Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tập trung mạnh vào các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hành triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; có các giải pháp hỗ trợ sản xuất công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; đổi mới kênh thu mua, phân phối, phát triển các hình thức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian từ nhà sản xuất cho tới người tiêu thụ cuối cùng.
    Đồng tình với quan điểm cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền bày tỏ quan điểm, năm 2012 nên duy trì CPI ở mức khoảng 9%, không nên để CPI tụt xuống sâu quá. Nếu CPI để tụt xuống quá sâu sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, cũng như gây sốc cho nền kinh tế; việc kiềm chế lạm phát phải đi đôi với chống suy giảm kinh tế, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình… đề xuất việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phân bổ vốn cho các công trình đầu tư công; chú trọng các giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nhất là đối với lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành chức năng trong phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phòng, chống cháy rừng cũng như kiểm soát việc sử dụng các chất cấm trong thực phẩm.
    Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các chính sách lãi suất và lượng tiền cung ứng.
    Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cụ thể hơn nữa về vấn đề nợ xấu ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của ngân hàng; điều hành linh hoạt hơn cơ cấu tín dụng; trong thực hiện gia hạn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cần phân loại doanh nghiệp, có thái độ rõ ràng với những doanh nghiệp chây ì, nợ thuế; đồng thời lưu ý các Bộ, ngành chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người; kiềm chế tại nạn giao thông; phòng, chống bão lụt khi mùa mưa bão đang đến gần; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh…
    Các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh, cần tập trung triển khai tốt hơn nữa công tác bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
    Tại phiên họp, Chính phủ cũng dành một phần lớn thời gian để thảo luận, đề ra các giải pháp xóa bỏ những rào cản chủ yếu làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó tập trung vào 4 nhóm rào cản chủ yếu là: nhóm rào cản xuất phát từ cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức hệ thống kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ các yếu tố đầu vào của nền sản xuất và nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư.
    Kết luận Phiên họp, Thủ tướng *************** cho rằng, căn cứ vào các mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2012, qua 4 tháng đầu năm 2012 cho thấy tình hình kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; ở từng lĩnh vực cụ thể, những kết quả đạt được là khá toàn diện. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn, trong đó nổi lên là sản xuất kinh doanh khó khăn; doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất tăng nhiều hơn so với cùng kỳ; hàng tồn kho lớn…
    Khẳng định kiên định mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện lộ trình hạ lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều hành tín dụng ở mức hợp lý đối với tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay sản xuất hàng xuất khẩu…Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu; khoanh nợ.
    Về chính sách tài khóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm cân đối ngân sách, giữ bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 ở mức 4,8% GDP như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và khuyến khích đầu tư xã hội, thúc đẩy đầu tư FDI qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vốn tín dụng của nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về điện, giao thông… Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực có lợi thế về thị trường như nông nghiệp; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Có chính sách giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng quản lý, kiểm soát tốt giá cả thị trường, đặc biệt là đối với những sản phẩm hàng hóa thiết yếu đối với cuộc sống. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm, trong đó hết sức lưu ý nắm bắt, xử lý kịp thời các bức xúc xã hội nổi lên như việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp phải giải thể, hoặc ngừng hoạt động; giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa; cứu đói cho đồng bào…
    Thủ tướng cũng lưu ý, trong giải quyết các công việc tổng thể, các Bộ, ngành địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kiềm chế tai nạn giao thông; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống thiên tai, bão lụt; đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, các cơ quan thông tin đại chúng cần đề cao trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân, thông tin trung thực, khách quan trên các mặt, cả thuận lợi, cả khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội, cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
    Tại Phiên họp, Chính phủ cũng nghe, thảo luận về dự thảo Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 ; Báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012 và một số biện pháp tháo gỡ khó khăn./.
  5. ptdhung

    ptdhung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Đã được thích:
    73
    Em cảm giác được mà. VGS gì mà khớp hơn 1.7tr cp mà nó vẫn tham chiếu. Phiên sau thì hơn 1.3tr thì lên tí tẹo. Phiên này thêm 1.3tr nữa thì em nó phải trần truồng, hihi. Hàng nguyên soái chất lượng quá. [r2)] [r2)]
  6. linh1311

    linh1311 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)] Bác còn tiền thì hôm sau múc ít PVA nhé. ít thôi [:D]. mục tiêu 17. Khi mọi người ruồng rẫy, bỏ rơi em nó thì anh em mình xxx em nó
  7. available

    available Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Đã được thích:
    5
    Đơn giản lái chưa cho lên.
    Mấy lần thị trường phi mà em nó chỉ loanh quanh tham chiếu và giảm, nhưng 1, 2 phiên sau thì ....
    Cả PVL nữa
  8. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    Dành 29.000 tỷ ‘cứu’ doanh nghiệp

    Thông qua giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên, Chính phủ hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
    > Áp trần lãi suất cho vay 15% một năm
    > Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ


    Chủ trương “giải cứu” doanh nghiệp được đại diện Chính phủ thể hiện rõ trong phiên họp báo thường kỳ chiều 4/5. Cụ thể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong ít ngày tới, Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề xung quanh vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy không phải là một gói kích cầu, nhưng theo người phát ngôn của Chính phủ, đây sẽ là một hệ thống các giải pháp vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, cải cách hành chính… nhưng trọng tâm là hỗ trợ tài chính, thuế cho doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Chính phủ khẳng định gói giải pháp không chỉ hướng tới các doanh nghiệp "còn khỏe". Ảnh: AP Mặc dù chi tiết còn phải chờ sự ra đời của văn bản nhưng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nội dung cơ bản của các giải pháp sẽ nhắm tới việc giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), lui thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với một số đối tượng ưu tiên, đồng thời miễn một số sắc thuế, phí khác.
    Đại diện cơ quan đề xuất (Bộ Tài chính) - Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định các biện pháp hỗ trợ lần này không chỉ hướng đến các đối tượng doanh nghiệp “còn khỏe” mà sẽ mở rộng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế.
    Cụ thể, việc xác định các giải pháp hỗ trợ được xây dựng theo 5 nguyên tắc là đảm bảo ổn định vĩ mô, đúng đối tượng, phối hợp với chính sách tiền tệ, gắn với tái cơ cấu và tính đến khả năng cân đối của ngân sách. Theo đó, đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép…
    Các đối tượng này (trừ doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, xổ số, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập đặc biệt) sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuê VAT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…
    Để kích thích sản xuất, Bộ Tài chính dự kiến sẽ đẩy nhanh việc phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tốc giải ngân để tiêu thụ các mặt hàng xi măng, sắt thép… Cơ quan chức năng cũng sẽ sớm thông qua việc bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, nuôi trồng thủy sản… Theo Thứ trưởng Mai, các biện pháp này sẽ có tác dụng kích thích tiêu thụ hàng tồn kho, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
    Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng giá trị gói kích thích đối với doanh nghiệp là 29.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ phải “chịu thiệt” khoảng 9.000 tỷ do số thuế giãn sẽ thu được vào cuối năm và đầu 2012 cũng như được bù đắp do tăng thu từ dầu thô. Trao đổi tại phiên làm việc chiều 4/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ cũng nhận định gói hỗ trợ doanh nghiệp lần này được xây dựng với tinh thần “tiền ít nhưng tác động nhiều”, chủ yếu giúp tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp.
    Gói giải pháp này cũng được đưa ra dựa trên các kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các bộ, ngành tiến hành nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, mặc dù có những khởi sắc về mặt vĩ mô nhưng kết quả sản xuất, kinh doanh vẫn tương đối u ám do tác động bên ngoài cũng như việc thắt chặt tài khóa tiền tệ. GDP quý I/2012 chi tăng 4% so với cùng kỳ trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ, tồn kho tăng. Theo VCCI, trong năm 2011 và đầu năm 2012, có đến 8,4% doanh nghiệp giải thể, phá sản.
    Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách thuế cũng từng được áp dụng vào năm 2009 khi Việt Nam tiến hành kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT. Ngoài ra, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng.
    Kết quả kiểm toán cho thấy giá trị gói hỗ trợ bằng thuế đạt 32.935 (tăng so với mức 28.000 tỷ dự kiến). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, riêng số giảm thuế thủ nhập doanh nghiệp chỉ trên 5.000 tỷ và thu ngân sách vẫn vượt dự kiến. Theo đánh giá giám sát của Thường vụ Quốc hội sau này, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc hỗ trợ thuế năm 2009 còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi. Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.
  9. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.308
    @butchep2011 dạo này ko thấy bác ghé chơi nhỉ ? :-w
  10. linh1311

    linh1311 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Gọi bác ấy còn ko trả lời =((

Chia sẻ trang này