- Quán âm nhạc -

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MeoCon, 13/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4569 người đang online, trong đó có 390 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55250 lượt đọc và 1011 bài trả lời
  1. MeoCon

    MeoCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Đã được thích:
    1
    Nhạc sỹ Lam Phương


    Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.

    Thiếu thời, Lam Phương theo học nhạc sĩ Hoàng Lang. Ông thầy thấy Lam Phương yêu nhạc mà lại quá nghèo nên dậy miễn phí. Lam Phương tâm sự là không sao quên được niềm ước ao của người mẹ là có được một căn nhà nhỏ. Từ sự thúc đẩy đó, ông quyết tâm dùng con đường âm nhạc làm phương tiện để làm vui lòng mẹ. Ngay từ năm 15 tuổi, Lam Phương đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề “Chiều Thu Ấy” nhưng chưa được biết đến nhiều.

    Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cảnh cơ cực, từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc của ông. Khi được hỏi có đưa một triết lý hay một quan niệm sống nào của mình vào những sáng tác, Lam Phương cho biết: “Có chứ!... Tôi bi quan hơn là nhìn cuộc đời với những cái đẹp này kia. Tôi thấy bi quan, cái đó do ảnh hưởng từ lúc nhỏ của mình. Lúc nhỏ mình sống trong cái hoàn cảnh khổ cực. Khổ từ trong gia đình khổ ra. Thành ra nó ảnh hưởng cho đến khi mình lớn. Cái hình ảnh đen tối nó theo đuổi tôi hoài à. Thành ra tư tưởng cũng như lời nói có vẻ bi quan hơn.

    Tư tưởng bi quan đó đã được Lam Phương đưa vào một nhạc phẩm rất quen thuộc của mình là “Kiếp Nghèo” được sáng tác trong thời kỳ còn theo bậc trung học, khi mà cuộc sống của gia đình ông ở vào một hoàn cảnh rất là bi đát như lời ông diễn tả: “Đi về giữa đêm mưa, mình về nhà trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ. Cái hình ảnh đó nó làm cho mình xúc động mình làm. Bài ‘Kiếp Nghèo’ đã được làm trong một hoàn cảnh thật.”. Kiếp Nghèo cũng là nhạc phẩm viết theo điệu tango đầu tiên của Lam Phương.

    Liên Khúc Kiếp Nghèo và Xin Thời Gian Qua Mau của Lam Phương với Tâm Đoan & Phương Diễm Hạnh



    Một nhạc phẩm nữa cũng được Lam Phương sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình: "Đèn Khuya", sáng tác năm 1958. Cả hai bài Kiếp Nghèo và Đèn Khuya đều được Thanh Thúy là ca sĩ ăn khách số 1 của miền Nam lúc đó trình bày và đều là top ten đầu thập niên 60.

    Những năm kế tiếp, nhạc phẩm của Lam Phương được đón nhận một cách nồng nhiệt có thể được coi là một loại nhạc phổ thông tiêu biểu của Việt Nam, với những lời lẽ mộc mạc và những âm điệu giản dị trong sáng, gần gũi với quần chúng. Chính nhờ những điểm đặc biệt không cầu kỳ đó, nhạc của ông đã in sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn một cách rất dễ dàng để trở thành một hình thức văn chương truyền khẩu đầy nhạc tính. Tính chất phổ thông đó nơi nét nhạc Lam Phương đã khiến tên tuổi ông càng gần gũi với tâm tình và cảm nghĩ của những người mến mộ như qua nhạc phẩm “Thành Phố Buồn” một thời rất nổi tiếng qua tiếng hát của Chế Linh.



    Ban đầu, Lam Phương chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Đây là những bản nhạc thịnh hành của
    Lam Phương theo điệu mambo thời đó: Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuya. Những bản nhạc của Lam Phương có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như: Con Đò Vĩ Tuyến, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư và đặc biệt là Nắng Đẹp Miền Nam. Nắng Đẹp Miền Nam do Hồ Đình Phương đặt lời. Hồ Đình Phương là một thi sĩ gốc người Huế, ông cùng với Thanh Nam là hai chuyên gia đặt lời thời đó, đã đặt lời cho nhiều nhạc phẩm của Hoàng Trọng (vua Tango), Văn Phụng (vua Blue), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ và Lam Phương.

    Nắng Đẹp Miền Nam & Khúc Ca Ngày Mùa với Hà Phương & Hương Thủy



    Nhạc Lam Phương có hai chủ đề là đất nước và trữ tình.

    Liên khúc Biết đến bao giờĐêm tiền đồn qua hai giọng ca Mạnh Quỳnh & Trường Vũ



    Những năm cuối của thập niên 60 là thời gian tên tuổi Lam Phương nổi như cồn. Cuộc sống vật chất của ông đã bớt chật vật. Tinh thần của ông đã phần nào bớt đi nỗi bi quan để vui với ánh mắt, với nụ cười của người mẹ hiền và bầy em nhỏ. Trước sự thành công của Lam Phương nhiều nhà phát hành đã liên kết để không phổ biến những sáng tác của ông. Tuy vậy nhờ sự chịu đựng vất vả, Lam Phương đã tự in và phát hành lấy để đạt được điều mong muốn. Trước sự đi lên của tên tuổi Lam Phương, nhiều nhà phát hành lớn sau đó đã thương lượng để mua những sáng tác của ông với giá thật cao. Thời gian này Lam Phương đã tậu được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia và đến năm 72, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương để thật sự giã từ kiếp nghèo đã bám lấy ông từ hàng chục năm trước và mẹ ông cũng đã được toại nguyện với niềm ao ước của mình.

    Chiều Tàn qua giọng hát Hoàng Oanh



    Với trên 200 nhạc phẩm được sáng tác và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại sau này, Lam Phương đáng được đề cao như một trong những nhạc sĩ sáng chói của Việt Nam với một năng khiếu về âm nhạc và một tâm hồn nhiều xúc cảm.

    Còn nhớ tên nhau xin gọi trong giấc mộng
    Còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm
    Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ
    Mình đã thật quên cớ sao lòng vẫn chờ.

    Từ lúc em đi trong rượu cay men nồng
    Màu trắng khăn tang quanh căn phòng cô đơn
    Bão tố triền miên ngày em về nhà đó
    Buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu

    Một chiều trên đồi em làm thơ
    Cỏ biếc tương tư vàng úa
    Mộng dệt theo đàn bên người mơ
    Mới biết mình yêu bao giờ.

    Hỡi cố nhân ơi chuyện thần tiên xa vời
    Tình đã như vôi mong chi còn chung đôi
    Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ
    Đừng níu thời gian cho thêm sầu vương mang




    [​IMG]

    Phút Cuối - Bằng Kiều



    (còn tiếp)
  2. MeoCon

    MeoCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  3. name1ess

    name1ess Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2009
    Đã được thích:
    5
    Thanks Meocon, lâu lắm mới nghe lại bài Phút cuối >:D<
  4. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Ngày 24/3 và 26/3, ban nhạc BSB có buổi biểu diễn tại TPHCM và HN. Ban nhạc này em mê tít từ khi học trung học, hồi đó mơ ước BSB đến VN rồi lên kế hoạch là sẽ đi xem như thế nào, bất kể mưa gió hay chen chúc ra sao. Bây giờ sau một thời gian dài ước mơ mới thành sự thật nhưng giờ hok còn trẻ nữa, hok đủ can đảm chen chúc, len lỏi trong sự cuồng nhiệt của fans để đi nghe ban nhạc mình yêu thích, cũng hok còn sự hâm mộ anh chàng đẹp trai Nick Carter để phải đi xem anh ta bằng xương bằng thịt và ngắm tận mắt (mặc dù mắt cận :"> :"> hihihi)

    Tiểu thư meocon cho em vô nhà nghe lại bản nhạc As long as you love me nhé :) :) :)


  5. Tigers

    Tigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    2
  6. MeoCon

    MeoCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Đã được thích:
    1
    còn nick lazycat đỡ busy thì vào đây chơi vơi mèo [:D]
  7. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Lát nữa sang trang mới, em sẽ tặng tiểu thư bản nhạc nhẹ nhàng nhé :)
    Tiểu thư cất bản nhạc đó đi, để dành nghe lúc chuẩn bị sleep nhé [};-[};-[};-[};-
  8. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Em busy nên em tạm thời nghỉ cả 2 nick luôn tiểu thư ạ :)
  9. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Tiểu thư thích nhạc không lời nhỉ.
    Lúc nảo rảnh rảnh, em sẽ post nhạc Boyzone, 911, A1, BSB lên đây nhé :)
  10. MeoCon

    MeoCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Đã được thích:
    1
    post đi [:D]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này