Quan điểm: Giữ cổ chờ thời vì những lý do sau

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ohlalavn, 08/02/2011.

7653 người đang online, trong đó có 1098 thành viên. 15:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4046 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. ohlalavn

    ohlalavn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Vẫn 100% cổ, chờ thời thôi.
  2. tuanpvn

    tuanpvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    369
  3. ohlalavn

    ohlalavn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Cũng chỉ lên được 21.5 thôi. Không ăn thua đâu, sắp trở về điểm cân bằng rồi, lên là do đầu cơ, đồn thổi mà.
  4. ohlalavn

    ohlalavn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Năm 2011: Chứng khoán vẫn lên ngôi


    Không ai phủ nhận thực tế vàng luôn là "món ăn" ưa thích của người dân dù họ không có ý định đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng với mức giá "nóng" như hiện nay, thời gian tới, kiếm lợi nhiều từ vàng sẽ không dễ. Với USD thì càng không nên đầu tư, găm giữ vì rủi ro cao. Vì vậy, chứng khoán sẽ vẫn lên ngôi trong năm 2011.

    Trong thời gian qua, diễn biến về lãi suất, tỷ giá đã trở thành vấn đề nóng được các nhà đầu tư quan tâm. Đằng sau các chuyển động này là những tính toán với các mục tiêu khác nhau về chính sách mà cái đích sau cùng là nhằm ổn định các cân đối vĩ mô. Tuy nhiên, việc các đánh giá, nhìn nhận về triển vọng của kinh tế thế giới trong năm 2011 đã trở nên bi quan hơn so với những nhận định trước đây của các tổ chức kinh tế lớn như IMF, WB, Citi Group, Paribas… đã khiến nhiều người quan ngại.
    [​IMG]

    Điểm mặt cơ hội đầu tư
    Theo Ts. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương, khi tranh cãi giữa Mỹ và EU về chi tiêu công chưa có hồi kết. Các quốc gia trong đó có Mỹ và Trung Quốc đều muốn sử dụng chính sách tiền tệ như một biện pháp để kích thích xuất khẩu bằng cách làm suy yếu đồng tiền của mình, các nhà đầu tư vẫn sẽ tập trung vào 3 kênh đầu tư lớn: hàng hóa cơ bản, tiền tệ và chứng khoán.
    Khi thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, Mỹ hy vọng dòng tiền sẽ chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng với mức tăng trưởng thấp của nền kinh tế, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào những hàng hóa cơ bản từ các nguồn tài nguyên, khoáng sản như sắt thép, lương thực, dầu mỏ… dẫn đến giá cả của nhưng loại này tăng cao, ảnh hưởng đến các chính sách cân đối vĩ mô. "Những hàng hóa cơ bản ngoài vàng khó tăng trưởng mạnh, có độ dao động rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư những hàng hóa cơ bản là một "trò chơi" đầy tính may rủi. Cụ thể, việc găm giữ vàng chỉ nên là nơi "trú ẩn" khi nhà đầu tư chưa biết chọn kênh nào. Nhưng với thói quen tích trữ vàng của người Việt Nam khiến cho một lượng lớn tiền "nằm chết", không sinh lời được.", Ts. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng, nhận xét
    Kênh đầu tư thứ hai theo Ts. Võ Trí Thành là tiền tệ, bởi hiện nay các quốc gia đều cố giữ đồng nội tệ của mình ở mức yếu hay còn gọi là "cùng chạy về đáy". Tuy nhiên, quá trình "chạy về đáy" không đồng đều do sự chênh lệch khác nhau về lãi suất và tỷ giá nên người ta lợi dụng tỷ giá chênh lệch giữa 3 đồng tiền để chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác.
    Kênh đầu tư thứ ba là chứng khoán và bất động sản. Xét về chứng khoán, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam và Trung Quốc đều đang giảm điểm so với đầu năm. Nguyên nhân giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam nằm ở vấn đề vĩ mô, còn tại Trung Quốc, đó là hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ và đẩy dòng vốn ra bên ngoài.
    Ông Phạm Linh, Giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế, lại cho rằng chứng khoán vẫn có nhiều lợi thế. Ở thời điểm cuối tháng 11/2010, thị trường chứng khoán có hơn 50 cổ phiếu có P/E ở mức dưới 5 lần, 279 cổ phiếu có P/E từ 5 - 10 lần. Đây là mức hấp dẫn hơn cả lãi suất ngân hàng nên nhà đầu tư không có lý do gì không chọn cổ phiếu. Hiện tại, dù giá cổ phiếu đã tăng gần 10 phiên, song đang có dấu hiệu điều chỉnh nên vẫn còn là cơ hội hấp dẫn.
    Trong khi đó, nếu chọn bất động sản, nhà đầu tư không chỉ cần vốn lớn mà phải chú ý ba vấn đề quan trọng đó là vị trí bất động sản, thương hiệu nhà cung cấp và phân khúc thị trường phù hợp. Vì nếu không sẽ rơi vào tình trạng rủi ro chính sách, bởi nhiều cơ chế hiện nay không thuận lợi cho đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, lợi thế lớn của bất động sản đó là dễ dàng kiểm soát và cũng là điểm đến của những nhà đầu tư chứng khoán khi họ đã chốt lời.
    Dòng vốn ngoại vẫn chọn chứng khoán?
    Do các nước hiện nay đều có một chính sách tiền tệ khá giống nhau là thắt chặt tiền tệ kết hợp với việc kiểm soát vốn do lo ngại về lạm phát khi phải tập trung đồng nội tệ để mua lượng ngoại tệ từ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam có thể là điểm dừng chân của các dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, liệu vốn ngoại có chảy vào thị trường chứng khoán thông qua kênh đầu tư gián tiếp hay không thì lại không đơn giản.
    Theo đánh giá của Ts. Võ Trí Thành, khả năng này rất khó xảy ra bởi thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thứ nhất là dung lượng thị trường quá nhỏ kể cả thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Việc tỷ giá của VND cho đến nay không được cập nhật ở các thị trường lớn. Thứ hai, rủi ro về bất ổn về vĩ mô cũng như thông điệp chính sách là vẫn còn bởi việc nới lỏng tiền tệ vì mục tiêu tăng trưởng đã gây nên những khó khăn vào thời điểm hiện tại.
    "Tăng trưởng của Việt Nam luôn phụ thuộc vào lượng tiền cung ứng, như vậy đây là một rủi ro cho sự ổn định kinh tế. Hơn nữa, chúng ta chưa có một chính sách tốt trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trong một nền kinh tế thị trường nhưng chúng ta lại quá nhấn mạnh đến cách biện pháp kiểm soát giá từng mặt hàng hơn là chú trọng đến chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, hai chính sách cơ bản nhất để bình ổn giá.", Ts. Võ Trí Thành nói. Thứ ba, trong khoảng 6 tháng trở lại đây, dòng vốn ngoại đổ vào bất động sản đã lạc quan trở lại nhưng theo kênh đầu tư trực tiếp. Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ dòng vốn ngoại của thị trường này tốt hơn so với chứng khoán.
    Tuy nhiên, nếu nhìn vào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2010, có thể thấy dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam cũng không phải là ít, khoảng 1,5 tỷ USD theo đánh giá của Citi Group.
  5. damlongphi

    damlongphi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2010
    Đã được thích:
    0
    đồng quan điểm ,ta cứ kệ cho con tạo nó soay, khi nào có thể ta sẽ cho vợ con biết thế nào là chơi chứng
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765

    nói luôn cho nó nhanh nhé -> năm 2011 sẽ rất khó khăn đó -> không được hỗ trợ mạnh như 2010 mà con thêm nhiều yếu tố bất ổn từ bên ngoài nhé :D

    cẩn trọng :))
  7. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.991
    Dầu giảm liên tục, giờ còn hơn 86 $/ thùng

    VALUECHANGE% CHANGE
    Oil86.64-0.84-0.96
    Gold1,354.005.800.43
    Natural Gas4.09-0.01-0.32
  8. ohlalavn

    ohlalavn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Tình hình Trung Đông ổn định. Vàng rơi phải biết.
  9. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    Uả.. năm 2010 được hỗ trợ mạnh hả bác, hỗ trợ cái gì vậy ~X
  10. ohlalavn

    ohlalavn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Có nhiều chứ, cung tiền mạnh thì lạm phát nó mới thế. Năm nay thì cũng nhiều yếu tố bất ổn nhưng không tác động trực tiếp đến thị trường như năm ngoái. Nói chung là năm sáng sủa hơn.

Chia sẻ trang này