Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán: Quả bom chờ phát nổ…

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quytacso1, 17/04/2011.

6628 người đang online, trong đó có 836 thành viên. 12:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2181 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    [-X[-X[-X Không nói chơi, làm thật đấy.

    Năm ngoái NHNN đã dự kiến giảm tăng trưởng tín dụng rồi nhưng cuối năm vì sức ép tăng trưởng kinh tế cho đạt kế hoạch nên không làm chặt được. Năm nay tạm coi như năm bản lề, chuyển giao thành ra có thể làm chặt + dồn hết những hậu quả từ trước vào được.

    Với tổng thể tình hình các thị trường thuộc thị trường tài chính, CK cũng khó có cửa trong ngắn hạn. Chỉ có điều trong trung và dài hạn có thể thấy niềm tin trở lại và vĩ mô tốt dần lên, thế cũng là quá tốt trong thời điểm hiện tại.
  2. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    SSI lỗ 102 tỷ http://cafef.vn/20110418113143305CA36/ssi-lo-rong-102-ty-dong-trong-quy-1.chn

    VND lỗ 42.27 tỷ http://cafef.vn/20110418090028632CA36/vndirect-lo-4227-ty-dong-quy-i2011.chn

    Lỗ nhưng không đáng ngại vì số tiền mặt của 2 ông lớn này cũng ở mức cao, có thể đảm bảo sống sót được qua quý II được dự báo là tồi tệ của các công ty chứng khoán. Các công ty CK khác sẽ bị ăn mòn dần vào vốn và khó khăn trong việc huy động vốn để đảm bảo hoạt động của mình. Trước mắt sẽ có vô số kiện cáo và tranh chấp của các công ty chứng khoán và khách hàng, sau đó là kiện cáo đấu đá trong nội bộ và cuối cùng là đổ vỡ.

    Trong hoàn cảnh này tự nhiên thấy KLS của anh Nam lại hay, có khi ăn may gặp thời, bảo toàn vốn cho cổ đông, đỡ bị mang tiếng phản bội cổ đông. Gia Cát Dự nếu tình hình ở mức xấu như các kịch bản trên KLS sớm muộn cũng vượt SSI trên sàn [r2)][r2)][r2)]
  3. stocks2010

    stocks2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    mai lại múc KLS à?

    cụ dạo này quan tâm đến em KLS phết nhỉ
  4. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Cuối tuần trước mặc dù biết trước tin lợi nhuận của KLS nhưng em vẫn phải cutloss một phần. Thị trường này thì chả có gì hấp dẫn, kể cả KLS. Chỉ có điều nếu thị trường bật lại thì KLS có lợi thế là người cầm tiền, tự nhiên trong cái rủi có cái may, tự nhiên KLS lại bày trò chuyển đổi thành ra thoát đợt sóng giảm vừa rồi ;));));))

    Dù sao thì cứ phải hết cái tháng 4 này đã ^:)^^:)^^:)^
  5. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32

    Câu chuyện tiếp tục với:

    - TAS: Lỗ sau thuế quý I/2011 hơn 7,56 tỷ đồng http://cafef.vn/2011041905092318CA36/tas-lo-sau-thue-quy-i2011-hon-756-ty-dong.chn

    - SME: Q1 lỗ 16,5 tỷ đồnghttp://cafef.vn/20110419063219248CA36/sme-q1-lo-165-ty-dong.chn

    - VDS: Lỗ quý 1 lớn hơn lợi nhuận cả năm 2010 http://cafef.vn/vds-58481/vds-lo-quy-1-lon-hon-loi-nhuan-ca-nam-2010.chn

    - AVS: Công ty chứng khoán đầu tiên báo lỗ gần 13 tỷ đồng quý I/2011http://cafef.vn/avs-58358/avs-cong-ty-chung-khoan-dau-tien-bao-lo-gan-13-ty-dong-quy-i2011.chn

    - HPC: Quý 1/2011, Chứng khoán Hải Phòng lỗ hơn 6 tỷ đồng http://www.baomoi.com/Quy-12011-Chung-khoan-Hai-Phong-lo-hon-6-ty-dong/127/6066503.epi

    - ... theo số liệu của Vụ Quản lý kinh doanh, UBCKNN, có 24 công ty chứng khoán đã báo lỗ, với tổng mức lỗ 574 tỷ đồng.

    Quý II còn dài, "buôn tài không bằng dài vốn", khó khăn trước mắt đối với các công ty CK là rất lớn. Việc cần làm hiện tại:

    - Cắt giảm chi phí bằng mọi cách, đặc biệt là các chi phí cho việc mở rộng, phát triển mạng lưới. Giảm tỷ lệ các nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn, ít hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

    - Tích cực tìm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của công ty và giảm tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu vốn

    - Quản trị rủi ro chặt chẽ, tích cực thu hồi công nợ và kiên quyết cắt "những cục nợ" loanh quanh chuẩn

    - Quản lý nhân viên chặt chẽ, tránh những tiêu cực có thể xẩy ra đối với hoạt động của công ty, tránh kiện cáo, xung đột lợi ích với khách hàng

    Mong rằng quả bom từ các công ty CK sẽ được tháo an toàn, tránh gây hiệu ứng dây chuyền đối với cả thị trường :-bd:-bd:-bd:-bd

  6. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Tăng phí là một tín hiệu phát đi từ các công ty CK về việc thiếu nguồn và phải vay với lãi suất cao. Nếu thị trường còn đi ngang or sụt mạnh thì chắc chắn sẽ có hiện tượng "xử lý" và không nương tay với các khoản nợ sắp xấu. Thời điểm hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm các công ty chứng khoán phải cương quyết làm chặt việc quản trị rủi ro.


    VND đã có hướng đi giống SSI, tách biệt hẳn hoạt động tự doanh sang quỹ, đây là một trong những nỗ lực của các công ty nhằm lành mạnh hóa các chỉ số tài chính để "né" thông tư 226

  7. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Áp lực giải chấp: Nguy cơ có thực?

    ...
    Trong báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, một mục đáng được lưu ý là khoản phải thu. Dĩ nhiên mục này bao gồm rất nhiều tiểu mục, nhưng phần lớn báo cáo tài chính quý 1 cho thấy khoản phải thu lớn nhất nằm trong mục phải thu đối với các nghiệp vụ hợp tác đầu tư – nói ngắn gọn là hỗ trợ đòn bẩy. Cũng có một lượng tiền khá lớn được ghi vào mục “Phải thu khác”.

    Đa số thuyết minh báo cáo tài chính của nhiều công ty chứng khoán không giải thích rõ các khoản phải thu để có thể hiểu hết được bức tranh toàn cảnh về khả năng sử dụng đòn bẩy của khách hàng như thế nào. Thông thường các khoản phải thu khá đa dạng như thu tiền ứng trước của khách hàng, hoạt động tư vấn, phải thu nội bộ hay các khoản “linh tinh” khác như chi hộ cho hội đồng quản trị...
    Tuy nhiên cũng giống như mục “Doanh thu khác” hay “Lợi nhuận khác” của các công ty chứng khoán, thực chất việc cung cấp đòn bẩy đã góp phần không nhỏ “quăng những tảng bê tông” vào bảng quyết toán.

    Thống kê sơ bộ với 14/25 công ty chứng khoán niêm yết đã có báo cáo tài chính quý 1/2011, chỉ một số ít công ty ghi rõ khoản phải thu liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh với khách hàng. Đa số còn lại ghi vào khoản chung chung khiến việc xác định chính xác khoản phải thu liên quan đến dịch vụ đòn bẩy rất khó khăn.
    ...

    Một vấn đề nan giải của đòn bẩy là tình trạng mất thanh khoản. Việc giải chấp dù có thành công trong nhiều trường hợp cũng khiến “chủ nợ” mất đi một khoản kha khá. Tuy hiện tại thị trường chưa rơi tự do đến mức các công ty chứng khoán phải thực hiện giải chấp cưỡng bức, nhưng áp lực phải thanh lý hợp đồng vẫn hiện hữu.

    “Nguồn” để công ty chứng khoán cung cấp đòn bẩy cũng rất quan trọng vì nếu sử dụng vốn vay, công ty chứng khoán không khác gì “ôm bom” nếu thị trường suy sụp. Việc điều chỉnh lãi suất hỗ trợ vốn cũng tạo gánh nặng lên cả công ty lẫn nhà đầu tư. Hiện tại tín dụng cho chứng khoán đang bị xiết chặt, các hợp đồng đáo hạn sẽ bị thu hồi và cách duy nhất là thanh lý danh mục, nhất là khi điều kiện thị trường đủ tốt.

    http://cafef.vn/2011050509250292CA31/ap-luc-giai-chap-nguy-co-co-thuc.chn

    [​IMG]

    Nguy cơ đổ vỡ lớn là có thật và nếu có hiệu ứng dây chuyền thì chắc là đi về nơi xa lắm.

    Trước mắt vẫn thấy khó khăn siết giảm vay phi sản xuất của các NH. Các khoản vay BĐS thường khó thu hồi nhanh hơn là các khoản vay đầu tư CK... mức 22% nhiều NH vẫn còn đang phải căng sức mà đối phó ~X~X~X


  8. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Giải chấp không lo bằng giải vốn

    Ít thì hàng chục tỷ, nhiều thì hàng trăm tỷ, nhiều hơn là hàng nghìn tỷ đồng, đó là những con số trong khoản phải thu của CTCK trên báo cáo tài chính quý I/2011. Đây là khoản phải thu đối với nghiệp vụ hợp tác đầu tư hoặc là các khoản phải thu được thuyết minh chung chung, mà chủ yếu là các khoản phải thu từ dịch vụ cung cấp đòn bẩy tài chính cho NĐT.

    CTCK SME mới đây đã đưa ra nhận định rằng, áp lực nguồn cung cổ phiếu buộc phải giải chấp tại CTCK là rất lớn. Năm 2010, hàng nghìn tỷ đồng đã được CTCK sử dụng vào việc cho NĐT vay. Trong chu kỳ phục hồi ngắn cuối tháng 11, đầu tháng 12/2010, thanh khoản nhiều phiên liên tục đạt 3.000 - 5.000 tỷ đồng, nhiều NĐT lao vào vay tiền mua chứng khoán, nhưng ngay sau đó, thị trường rơi tự do, nên đa số chứng khoán rơi vào ngưỡng phải giải chấp. Đối với công ty sử dụng vốn đi vay để cho vay thì lãi suất cao trên 20%/năm sẽ là áp lực lớn khi công ty không có nguồn thu, còn khách hàng không có khả năng tài chính tiếp tục hợp đồng hợp tác đầu tư.

    Theo lập luận của SME, nếu trung bình các khoản vay từ 3 - 6 tháng thì quý II rơi vào giai đoạn thu hồi vốn từ CTCK. Số cổ phiếu kẹt “margin” sẽ buộc phải bán để thu hồi nợ. Nếu thị trường thanh khoản tốt, nguồn cổ phiếu này sẽ là áp lực với khả năng tăng điểm của Index. Còn nếu thị trường tiếp tục xấu như hiện nay thì rủi ro nguồn cung xả hàng giá thấp sớm muộn cũng sẽ xuất hiện.

    Về cơ bản, lập luận trên là có lý, nhưng điều thú vị là thị trường không quá “sợ hãi” với “khối u” hàng giải chấp này. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của giải chấp không phải ở chỗ nó tạo ra áp lực với Index, mà là ở áp lực với CTCK. Một CTCK có thị phần môi giới thuộc Top 10 đã quyết định dừng tăng trưởng thị phần môi giới năm nay, siết chặt quản lý rủi ro, đồng thời tiếp tục giảm bớt danh mục đầu tư.

    Đầu năm ngoái, CTCK có trào lưu bớt tự doanh để ưu tiên vốn cho khách hàng vay với tham vọng mở rộng thị phần môi giới và thu lợi ổn định từ giao dịch và dịch vụ cho vay. Sau 1 năm, nhiều CTCK nhận ra rằng, việc cho khách hàng vay cũng rủi ro không kém tự doanh, khi mà CTCK hầu như không kịp bán các cổ phiếu mua bằng vốn vay để thu hồi vốn do thị trường mất thanh khoản. Nhất là với những CTCK huy động khoản vốn cho vay rất lớn (từ nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng), đã không thể thu hồi vốn kịp, dù dự đoán trước được xu thế giảm sâu của thị trường.

    Trong khi đó, vì hoạt động cho vay, cung cấp đòn bẩy tài chính của CTCK là hoạt động chui, hay bán công khai dưới hình thức hợp tác đầu tư, nên NĐT chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể, NĐT sẵn sàng chấp nhận đóng tài khoản khi thị trường quá xấu, chứ không muốn nộp thêm tiền. Rủi ro mất thanh khoản và thua lỗ đang đẩy cho đối tượng cung ứng vốn (CTCK và ngân hàng) gánh chịu.

    Không thể phủ nhận, dịch vụ cho vay mua chứng khoán mà CTCK cung cấp đã từng góp phần làm thị trường sôi động. Nhưng vì quy định pháp lý chưa có, CTCK buộc phải làm dưới nhiều hình thức, nên khi thị trường mất thanh khoản, nhiều CTCK phải gánh chịu hậu quả nặng nề, hiện chưa tìm được hướng ra.

    Cửa để CTCK vừa phát triển thị phần, vừa quản lý rủi ro tốt quá hẹp. Không thể đi thuyền lớn ở ao hồ. TTCK Việt Nam bao giờ mới hết chật hẹp?

    http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CGBGEJ/giai-chap-khong-lo-bang-giai-von.html

    Càng ngày càng nóng, sau giai đoạn này khối CTCK xuống chó, CTCK nào mà sống được thì chắc chắn lên voi... vinh quang thuộc về những công ty:
    - có tỷ lệ tiền mặt cao và ít cho vay
    - sớm giải chấp + tích cực thu hồi nợ
    - có vốn đối ứng đủ để hỗ trợ khách hàng trong trường hợp thị trường giảm khoảng 30% nữa
  9. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Chủ đề này em nghĩ có ảnh hưởng nhiều đến thị trường, có tính chất quyết định xu hướng thị trường mà chán chả thấy các bác có ý kiến, toàn 1 mình em tự sướng :((:((:((
  10. muikhoanda

    muikhoanda Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/11/2009
    Đã được thích:
    0
    :))

Chia sẻ trang này