Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3759 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 13:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43221 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. suvk

    suvk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0
    A 10 là máy bay chứ k phải tên lửa đâu [-X[-X[-X
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    nhầm chút mà.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang


    Các bác đi đâu hết rùi?
    Để nhà vắng vẻ, không người trông nom.
    Biển đông giờ mất hay còn?????????????
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Ờ nhỉ , các loại AGM mới phải , thank you
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc nói về tàu pháo đầu tiên do Việt Nam sản xuất

    (Phunutoday) - Hôm nay trên trang news.huanjiu.cn của Trung Quốc có đăng một bài viết nói về chiếc tàu pháo đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất mang tên TT400TP.
    [​IMG]Tàu pháo này được trang bị động cơ Diesel kép cánh quạt, TT400TP có chiều dài lên đến 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, tốc độ tối đa là 32 hải lý một giờ tầm họat động 2.500 hải lý trên biển, nó có thể thực hiện những chuyến hải trình lên đến 30 ngày liên tục trên biển.Tờ báo này nói: Từ mấy năm gần đây, Việt Nam có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ đóng tàu nhất là tàu chiến, hàng năm Việt Nam gửi hàng trăm chuyên gia, kĩ sư, thợ lành nghề đi đào tạo ở nước ngoài mà địa chỉ chủ yếu hướng đến là nước Nga. Loại tàu pháo mới này của Việt Nam có thiết kế rất giống với các tàu chiến lớp PS500 của Nga mà hình như cả thiết kế, trang bị vũ khí cũng đều có nguồn gốc từ Nga vậy.

    Thoạt nhìn hình dáng chiếc tàu pháo này của Việt Nam có thể thấy thiết kế của nó có nguồn gốc từ Trung tâm Công nghệ Phát triển Hải quân của Nga có trụ sở tại thành phố St Petersburg, trước đây nước Nga đã từng giúp Việt Nam một bản thiết kế tương tự để sản xuất một loại tàu tuần tra cho cảnh sát Biển Việt Nam. Nhưng đây không phải là một điều gì đó quá kì lạ, Việt Nam từ trước đến nay luôn là bạn hàng về vũ khí ở khu vực Châu Á mà Nga luôn hết sức ưu ái.
    [​IMG]Kế hoạch đóng tàu pháo của Việt Nam đã được manh nha từ cách đây khoảng 7 năm nhưng việc đóng chiếc tàu pháo này chính được bắt đầu từ khoảng cách đây 2 năm ở Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng) nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam.Vũ khí được trang bị cho tàu pháo này do Nga sản xuất bao gồm 1 ụ pháo phía trước được trang bị hệ thống AK-176 loại 76mm, và phía sau trang bị hệ thống pháo AK-630 loại 30mm, ngoài ra loại tàu pháo này còn được trang bị súng máy và tên lửa phòng không.
    [​IMG]Kĩ sư và công nhân Việt Nam đang lắp đặt vũ khí lên chiếc tàu pháo này.[​IMG]Vũ khí được trang bị cho tàu pháo này do Nga sản xuất bao gồm 1 ụ pháo phía trước được trang bị hệ thống AK-176 loại 76mm, và phía sau trang bị hệ thống pháo AK-630 loại 30mm, ngoài ra loại tàu pháo này còn được trang bị súng máy và tên lửa phòng không.Theo một nguồn tin khá tin cậy thì chiếc tàu Pháo này có giá trị khoảng 1 triệu USD rẻ hơn 1/10 so với việc mua của nước ngoài, nhưng chúng tôi nghĩ khi mua của nước ngoài giá 1 chiếc tàu pháo tương tự không dưới mức từ 15 cho đến 20 triệu USD. Rõ ràng việc mua bản thiết kế của nước ngoài và tự đóng tàu pháo bằng công nghệ trong nước đã giúp Việt Nam tiết kiệm 1 khoản chi tiêu đáng kể.

    Kế hoạch đóng tàu pháo của Việt Nam đã được manh nha từ cách đây khoảng 7 năm nhưng việc đống chiếc tàu pháo này chính được bắt đầu từ khoảng cách đây 2 năm ở Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng) nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam.

    Tàu pháo này được trang bị động cơ Diesel kép cánh quạt, TT400TP có chiều dài lên đến 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, tốc độ tối đa là 32 hải lý một giờ tầm họat động 2.500 hải lý trên biển, nó có thể thực hiện những chuyến hải trình lên đến 30 ngày liên tục trên biển.
    [​IMG]Chiếc tàu Pháo này có giá trị khoảng 1 triệu USD rẻ hơn 1/10 so với việc mua của nước ngoài, nhưng chúng tôi nghĩ khi mua của nước ngoài giá 1 chiếc tàu pháo tương tự không dưới mức từ 15 cho đến 20 triệu USDNhưng dù thế nào đi nữa đây thực sự là một tiến bộ đáng kể của Việt Nam so với các nước trong khu vực, cho dù chiếc tàu pháo này vẫn chưa cho thấy sức mạnh thật sự của mình nhưng ít nhất Việt Nam cũng cảm thấy tự tin hơn khi một ngày nào đó không phải có 1 chiếc TT400TP mà có hàng nghìn chiếc như vậy ra đời với vũ khí hiện đại hơn, tốc độ lớn hơn tầm hoạt động rộng hơn.

    • Phú nguyễn (theo Huanjiu.cn)
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Âm mưu bản đồ “đường lưỡi bò”: Khoa học phản công [​IMG] [​IMG] Read : 1241 times Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 01:14
    [​IMG]Trung Quốc hiện nay là nước có số lượng ấn phẩm khoa học đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Mĩ). Thử tưởng tượng một nước lớn như thế mà lạm dụng khoa học cho mục tiêu xâm lấn lãnh thổ và chính trị thì nguy hiểm biết dường nào cho thế giới. Tập san khoa học Nature đăng 2 bài liên quan đến vấn đề bản đồ Đường lưỡi bò. Ý nghĩa của hai bài này là gì và hàm ý gì? Trong bài này, tôi cố gắng diễn giải ý nghĩa và hàm ý của hai bài đó. Theo tôi, tác giả David Cyranoski đã dạy cho các nhà cầm quyền (và cả giới khoa học ?) Trung Quốc một bài học về mối quan hệ giữa khoa học và chính trị, và sự lạm dụng khoa học cho mục tiêu chính trị và bành trướng lãnh thổ là không chấp nhận được. Tôi xem đó như là một phản công của khoa học.

    Nhà chính trị học nổi tiếng Robert Gilpin trong tác phẩm War and Change in World Politics (chiến tranh và biến đổi chính trị thế giới) lý giải rằng sự tăng trưởng nhanh chóng ở trong nước sẽ thúc đẩy các quốc gia tái xác định và bành trướng lợi ích ở ngoài nước. Lợi ích ở đây bao gồm cả kinh tế, chính trị, và biên cương. Nhận xét này xem ra rất phù hợp với trường hợp Trung Quốc, một quốc gia đang lên và có tham vọng làm siêu cường. Người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên thế giới để gây ảnh hưởng chính trị, ráo riết thu mua khoáng sản và nông sản, và gây áp lực đến các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp biên giới là lãnh hải. Họ có khả năng làm những điều này nhờ một phần vào thành tựu kinh tế đạt được trong ba thập niên qua.
    Trung Quốc đã hoặc đang có tranh chấp về biên giới với 23 nước láng giềng. Nhưng Trung Quốc có vẻ “khôn” hơn so với trước đây. Thay vì dùng vũ lực đối với Việt Nam (để chiếm Trường Sa) và bị thế giới lên án, ngày nay Trung Quốc thường dùng đến phương tiện “mềm” hơn. Thật vậy, trong số 23 tranh chấp biên giới, Trung Quốc chỉ dùng vũ lực trong 7 trường hợp (với Ấn Độ năm 1962, Liên Xô 1969, Việt Nam 1979, v.v.), phần còn lại là qua các phương tiện khác. Các phương tiện hiện đại mà Trung Quốc có hẳn một chiến dịch sử dụng là lạm dụng khoa học và truyền thông để hợp thức hóa những vùng đất hay vùng biển còn trong vòng tranh chấp với các nước láng giềng.
    Có thể lấy những sự việc xảy ra chung quanh bản đồ “đường lưỡi bò” (ĐLB) làm một ví dụ minh chứng. Đó là một bản đồ do Chính phủ Trung Quốc vẽ ra một cách tùy tiện và lưu hành nội bộ từ những năm trong thập niên 1940s dưới thời Trung Hoa dân quốc. Bản đồ này lúc đầu là 11 đoạn và sau này giảm xuống còn 9 đoạn, và điều đó cũng phản ảnh tính tùy tiện của tác giả vẽ ra nó. Dù 9 hay 11 đoạn thì bản đồ đó bao trùm gần 90% vùng biển Đông Nam Á, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Điều quan trọng hơn là đó là một tài liệu phi pháp và phi khoa học. Phi pháp vì không một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Không một tổ chức quốc tế nào công nhận bản đồ ĐLB. Nhưng Trung Quốc dùng bản đồ ĐLB đó để ra những yêu sách về lãnh hải, với lý giải rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên vùng biển đó. Từ những tuyên bố đơn phương như thế, Trung Quốc ngang nhiên cho tàu chiến tuần tra vùng biển, và khủng bố và sát hại những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tuy nói là tàu “ngư chính” nhưng thái độ hung hãn của họ lại rất phù hợp với quân cướp biển hơn. Trung Quốc đã và đang gây ra bất ổn trong vùng biển Đông Nam Á qua cái bản đồ phi lý và phi khoa học đó.
    Dù đó là một bản đồ phi lí và phi khoa học, nhưng chính quyền Trung Quốc ra sức phổ biến nó trên các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong thời gian qua, các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài đã phát hiện gần 10 bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc có chèn bản đồ ĐLB. Những tập san khoa học mà bản đồ ĐLB này xuất hiện rất đa dạng, từ những tập san rất chuyên ngành (tức ít độc giả) đến những tập san danh tiếng bậc nhất (như NatureScience). Điều đáng chú ý là không có những liên hệ gì giữa nội dung chính của bài báo và bản đồ ĐLB mà họ lồng trong bài. Nếu không có liên quan, vậy tại sao các tác giả Trung Quốc đưa bản đồ phi pháp đó vào bài báo? Khi được hỏi, họ trả lời rằng họ làm theo luật của Trung Quốc! Đó là cách trả lời của tác giả, nhưng logic thông thường cho chúng ta biết đó là một sự lạm dụng khoa học. Lạm dụng tập san khoa học để quảng bá một bản đồ phi pháp!
    Nhưng việc quảng bá này có tổ chức và nằm trong âm mưu bành trướng lãnh hải của Trung Quốc. Tập san Climate Change là một tập san đa ngành chuyên công bố những nghiên cứu về biến đổi khí hậu, với một hệ số ảnh hưởng thuộc loại trung bình (impact factor 3.016, số liệu 2010). Bốn năm trước, Climate Change công bố một bài báo của các tác giả Trung Quốc có bản đồ ĐLB, và bản đồ này không có liên quan gì đến nội dung và kết luận bài báo. Khi các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài phát hiện và gửi thư phàn nàn đến Tổng biên tập là GS Michael Oppenheimer, ông liền báo cho tác giả Trung Quốc biết về phàn nàn đó và yêu cầu họ chỉnh sửa, theo đúng qui trình xuất bản khoa học. Các tác giả Trung Quốc trả lời rằng họ sẽ không chỉnh sửa hay rút lại bản đồ đó, vì đó là “yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc”. Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy Chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau những chiến dịch “cửa sau” để quảng bá một bản đồ phi pháp và phi khoa học.
    Climate Change không phải là tập san đầu tiên và sau cùng công bố bài báo có hình ĐLB. Trong thời gian gần đây, điều đáng lo ngại là tập san ScienceNature cũng công bố bài báo cũng của tác giả Trung Quốc có bản đồ ĐLB. ScienceNature là những tập san khoa học số 1 trên thế giới, là tập san loại “đàn anh”, là diễn đàn của các nhà khoa học tiên phong và Nobel tương lai. Chẳng những là tập san khoa học hàng đầu, ScienceNature còn là những nhà xuất bản khoa học với hàng trăm tập san dưới sự quản lý của họ. Do đó, ScienceNature còn đặt ra chuẩn mực cho các tập san khác noi theo. Ảnh hưởng của hai tập san này rất lớn trong cộng đồng khoa học quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của sự xuất hiện bản đồ ĐLB trên ScienceNature, chúng tôi và các đồng nghiệp thuộc Đại học Quốc gia TPHCM viết thư phản đối và chỉ ra những phi lý và bất tương quan giữa bản đồ và nội dung bài báo.
    Nhưng phản ứng của ScienceNature về quan tâm của chúng tôi thì rất khác biệt. Science trả lời tôi (và nhiều nhà khoa học khác) rằng bản đồ và dữ liệu công bố trên Science phản ảnh ý kiến và quan điểm của tác giả, chứ không phải của Science, và Science không đứng về phe nào trong việc tranh chấp lãnh hải! Đó là một trả lời theo tôi là khó chấp nhận được, vì chúng tôi không bàn về quan điểm của Science, chúng tôi cho rằng bản đồ đó phi pháp và phi khoa học, và vi phạm đạo đức công bố (ethics of publication), và tác giả cần phải đính chính. Cần nói thêm rằng trước đây tôi có trả lời phỏng vấn trên Science về vấn đề chất độc da cam, vậy mà có người trong Science nói rằng đó là một bài trả lời phỏng vấn chống Mỹ! Nói như thế để thấy Science hoặc một số chuyên gia bình duyệt của Science có vẻ bận tâm đến chính trị hơn là khoa học. Khác với cách làm của Science, tập san Nature hồi đáp những quan tâm của chúng tôi rất đúng chuẩn mực khoa học. Họ cử một phóng viên thường trú của Nature ở Á châu là David Cyranosky liên lạc với chúng tôi để làm rõ những quan tâm của chúng tôi. Cần nói thêm rằng David Cyranosky từng làm chung và là bạn của TS Nguyễn Văn Thuận (lúc đó còn ở bên Nhật, nhưng nay thì đã “đầu quân” cho Hàn Quốc). Sau khi phỏng vấn chúng tôi, Cyranosky viết hai bài liền về sự lạm dụng khoa học và sự mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học (bản dịch có thể đọc ở đây). Nội dung chính của hai bài viết có thể tóm lược qua 3 điểm sau đây:

    • lạm dụng tập san khoa học để tranh giành lãnh hải hay biên giới nói chung là không chấp nhận được;
    • trong tương lai, bất cứ bản đồ nào còn trong vòng tranh cãi, Nature sẽ yêu cầu tác giả hoặc là rút lại hoặc là ghi chú thêm rõ ràng là “còn tranh cãi”; nếu không, biên tập sẽ ghi chú như thế;
    • Nature còn gián tiếp phơi bày âm mưu quốc tế hóa bản đồ phi lý ĐLB của Chính phủ Trung Quốc.
    Theo tôi, Nature đã phản ảnh khá đầy đủ vấn đề. Cố nhiên, không thể đòi hỏi phóng viên Nature phải chính xác từng chi tiết trong bài báo, nhưng những điểm mà Nature nêu trong hai bài viết đã nói lên một cách đầy đủ tình hình tranh chấp trên Biển Đông, và gióng một tiếng chuông báo động về mưu đồ lạm dụng khoa học cho mục tiêu bất chính của Trung Quốc. Như nói trên, Nature là một tạp chí khoa học số 1 trên thế giới, rất uy tín, những gì Nature viết được ngầm hiểu như là những thông điệp cho các nhà khoa học và tập san nhỏ hơn.
    Hai bài báo trên Nature chắc chắn sẽ gây tác động và nhà cầm quyền cũng như giới khoa học Trung Quốc phải chú ý. Các quan chức Trung Quốc thường biện minh rằng bấy lâu nay không có ai phản đối bản đồ ĐLB, và do đó bản đồ đó được quốc tế công nhận. Chúng ta có thể phì cười trước lý luận con nít như thế, nhưng trong thực tế họ sử dụng lý giải đó trong quan hệ quốc tế. Lý giải đó còn cho thấy Trung Quốc muốn công bố bản đồ ĐLB càng nhiều càng tốt để hợp thức hóa lãnh hải. Hai bài báo trên Nature là một cảnh cáo cho Trung Quốc rằng họ không thể tiếp tục lạm dụng khoa học cho mục tiêu bành trướng lãnh hải.
    Hai bài báo còn giảng dạy cho Trung Quốc phải phân biệt khoa học và chính trị. Có lẽ trong suy nghĩ của những người lãnh đạo Trung Quốc, khoa học là một phương tiện của chính trị (theo cách hiểu chính trị là “thống soái”). Nhưng suy nghĩ đó không phù hợp với vai trò thật của khoa học, vốn đặt sự thật lên hàng đầu. Sự thật có thể hóa giải những bất đồng và tranh chấp. Như David Cyranoski viết (và tôi đồng ý) rằng “Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ ngoại giao, chứ không phải công cụ cho xâm lấn lãnh thổ. Hợp tác khoa học vẫn có thể nẩy nở ngay cả trong môi trường chính trị thiếu thân thiện”. Tôi cũng trả lời phỏng vấn của Nature rằng chúng tôi – những nhà khoa học gốc Việt Nam và Trung Quốc – là những người trưởng thành, không để chính trị làm chi phối đến tình nghĩa khoa học. Các nhà cầm quyền Trung Quốc nên nhìn lại khoa học như là một phương tiện góp phần vào việc hóa giải những tranh chấp hơn là để bành trướng lãnh thổ và lãnh hải.
    Thế thì tại sao NatureScience và các tập san khác không rút lại bản đồ ĐLB trong các bài báo đã đăng? Để trả lời câu hỏi này, cần phải hiểu qua quy trình xuất bản một bài báo khoa học. Trên nguyên tắc, tập san là phương tiện của nhà khoa học. Nhà khoa học, chứ không phải tập san, là người chịu trách nhiệm về nội dung của bài báo. Do đó, việc rút lại bài báo hay chỉnh sửa dữ liệu là phía tác giả hoặc cơ quan mà tác giả làm việc. Một khi bài báo có những dữ liệu không đúng hay có gì sai sót nghiêm trọng, thì thông thường các tác giả tình nguyện đăng đính chính, hoặc tự nguyện rút xuống. Khi có vấn đề nghiêm trọng như đạo văn hay ngụy tạo số liệu thì quy trình rút bài báo xuống phức tạp hơn. Thoạt đầu, tập san báo cho tác giả và cơ quan nơi tác giả làm việc biết để kiểm tra; sau đó nếu kết quả kiểm tra cho thấy có ngụy tạo dữ liệu thì cơ quan sẽ thông báo cho tập san; và sau cùng tập san rút bài báo xuống. Nói tóm lại, việc rút lại bài báo hay đính chính chủ yếu là xuất phát từ tác giả, chứ không phải tập san. Trong trường hợp bản đồ ĐLB, các tập san chưa rút những bản đồ phi lý đó xuống là vì các tác giả Trung Quốc không chịu nhận lỗi, và các cơ quan họ làm việc cũng không điều tra. Thật vậy, khi Nature liên lạc với các tác giả Trung Quốc để hỏi thêm về sự việc chung quanh bản đồ ĐLB thì tất cả (xin nhắc lại: tất cả) đều im lặng. Có thể diễn giải sự im lặng của họ như là một sự vô trách nhiệm, hoặc xem thường quy ước khoa học quốc tế, hoặc… bí. Nhưng dù hiểu như thế nào thì các tập san không thể rút các bản đồ ĐLB ra khỏi bài báo, vì tác giả và cơ quan tác giả làm việc không có yêu cầu. Các nhà khoa học Trung Quốc đã biết lợi dụng cái kẽ hở này để quảng bá cái bản đồ phi lý và phi khoa học.
    Do đó, vấn đề của chúng ta là phải ngăn chặn trước khi bản đồ phi lý đó xuất hiện trên các tập san khoa học. Để làm việc này thành công, tôi suy nghĩ đến vai trò của Nhà nước và giới khoa học. Đối với Nhà nước, cần có một tầm nhìn xa và hệ thống. Qua thực tế, chúng ta thấy VN ta rất ít nghiên cứu về biển đảo, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa. Đấu tranh trong khoa học cần những chứng từ khoa học, những chứng từ này phải được đúc kết từ nghiên cứu khoa học. Do đó, Nhà nước cần chủ động đầu tư cho nghiên cứu về biển. Chúng ta có nhiều dữ liệu lịch sử quý báu cần phải công bố cho quốc tế biết. Tôi nghĩ đến việc thành lập một hay hai nhóm nghiên cứu khoa học ở các đại học lớn, có tài trợ hẳn hoi như các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên. Chúng ta cần nghiên cứu định tính và định lượng, nên những trung tâm này cần quy tụ các nhà khoa học đa ngành, trong và ngoài nước. Chỉ làm việc trong một nhóm chúng ta mới có khả năng nâng cao sự hiện diện của Việt Nam trong các diễn đàn khoa học liên quan đến Hoàng Sa và trường Sa.
    Khách quan mà nói, những vấn đề như bản đồ ĐLB trên tập san khoa học là vấn đề khoa học, cần đến tiếng nói của giới khoa học hơn là của Nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là các tổ chức khoa học ở Việt Nam đều là tổ chức của Nhà nước, nên khi họ phát biểu, phía Trung Quốc không xem đó là những ý kiến độc lập, mà là quan điểm của Nhà nước. Do đó, vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần phải có tiếng nói và đóng góp của tất cả thành phần trong xã hội. Nên chăng qua những vụ việc gần đây, Nhà nước nên cho phép thành lập các nhóm xã hội dân sự độc lập để có tiếng nói độc lập liên quan đến các vấn đề quan trọng như chủ quyền quốc gia.
    Đối với các nhà khoa học, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa. Một thực tế hiển nhiên là số lượng ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các tập san quốc tế còn quá khiêm tốn. Do đó, giới khoa học xã hội cần phải chủ động công bố nghiên cứu, chủ động tranh luận với các học giả Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế bằng những dữ liệu thực. Ngoài ra, cần phải viết những bài báo bằng tiếng Anh cho các báo chí đại chúng ở nước ngoài để trình bày cho thế giới thấy âm mưu bành trướng lãnh hải qua lạm dụng khoa học của giới cầm quyền Trung Quốc.
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tương tự, chúng ta ngăn chặn sự xuất hiện của ĐLB hơn là viết thư phản đối nó trên các tập san khoa học. Một hình thức ngăn ngừa sự lây lan của ĐLB trên các diễn đàn khoa học là chúng ta chủ động viết những bài báo cho các báo chí đại chúng để cảnh báo về những hành động vi phạm đạo đức trong xuất bản khoa học của giới khoa bảng Tàu. Phải chỉ ra tính “unethical publication” của các nhà khoa học Tàu, vốn đã nổi tiếng với những hành động vô đạo đức khoa học khác như đạo văn và ngụy tạo số liệu.
    Cần phải quốc tế hóa vấn đề ĐLB trên tập san khoa học. ĐLB không chỉ ảnh hưởng đến chủ quyền nước ta, mà còn ảnh hưởng đến Phi Luật Tân và Mã Lai. Tuy nhiên, cho đến nay, theo tôi biết các nhà khoa học của Phi Luật Tân và Mã Lai vẫn chưa lên tiếng về ĐLB. Cũng có thể họ chưa chú ý hay chưa quan tâm hay chưa biết. Tôi nghĩ chúng ta cần phải vận động và mời các bạn ở hai nước này tham gia phản đối ĐLB trên các tập san khoa học. Với sự quốc tế hóa này, chúng ta sẽ có nhiều lợi thế hơn là tranh luận như hiện nay mà có thể vài người nhìn như là tranh chấp giữa ta và Tàu.
    Trung Quốc đã mạnh hơn và khôn hơn so với trước đây. Một mặt họ hung hãn đe dọa các nước láng giềng, mặt khác họ âm mưu lợi dụng và lạm dụng khoa học để bành trướng lãnh hải. Nhưng dù họ khôn hơn trước đây thì vẫn không qua khỏi cái khôn của giới khoa học quốc tế, và âm mưu đen tối của họ đã bị lật tẩy. Ý đồ xấu thường mang tính di truyền, và có thể đoán trước rằng âm mưu lợi dụng và lạm dụng khoa học cho mục tiêu chính trị của họ sẽ được lan truyền sang một địa hạt khác hoặc một hình thái khác. Và, chúng ta cần phải dùng khoa học để ngăn chặn không cho một sự lan truyền như thế xảy ra để gây tổn thất đến lãnh hải và lãnh thổ của cha ông đã để lại cho chúng ta.
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]- Tập san Waste Management đăng một bài báo khoa học của một nhóm tác giả Trung Quốc có “đường lưỡi bò” như là một phần lãnh hải của Trung Quốc. Sự kiện là một cơ hội để Việt Nam nghĩ tới chuyện thực hiện những nghiên cứu bài bản về chủ quyền Biển Đông, có những “bằng chứng khoa học” in trên các tạp chí khoa học của thế giới.

    Sai sót về sự thật

    Tập san Waste Management số 31 (2011) có công bố một bài báo khoa học của một nhóm tác giả Trung Quốc. Trong bài báo, các tác giả trình bày một bản đồ của Trung Quốc với đường lưỡi bò. Chẳng những trình bày đường lưỡi bò, họ còn vẽ những đốm đen nhỏ, hàm ý chỉ những quần đảo trong khu đó là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Một nhà khoa học gốc Việt ở Pháp phát hiện ra bản đồ trong bài báo, và cấp báo cho đồng nghiệp Việt Nam trên khắp thế giới để phản ứng. Nhiều nhà khoa học gốc Việt ở Âu châu, Mĩ, Úc và Việt Nam đã viết thư đến tổng biên tập để phản đối sai sót có thể nói là nghiêm trọng này.

    [​IMG]
    Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên tạp chí Waste Management vi phạm chủ quyền Việt Nam


    Theo tôi, đó không chỉ đơn giản là sai sót mang tính khoa học, mà còn là một sai sót về sự thật – error of fact.

    Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đó là một sự thật. Vì đường lưỡi bò không được tổ chức quốc tế nào công nhận, chưa từng công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế, nên việc làm của các nhà khoa học Trung Quốc là hoàn toàn phi khoa học (unscientific).

    Sai sót trong bài báo khoa học là điều rất... bình thường. Kinh nghiệm của người viết bài này, với tư cách là biên tập và phục vụ trong ban biên tập, tỉ lệ sai sót có khi lên đến 50%. Đại đa số là những sai sót nhỏ, như sai về con số, sai về chú thích, sai tên tác giả, sai tài liệu tham khảo... Thỉnh thoảng cũng có những sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết luận của công trình nghiên cứu.

    Dù là nhỏ hay nghiêm trọng, tất cả những sai sót đều được chỉnh sửa và thông báo rộng rãi đến đồng nghiệp. Bài báo của nhóm tác giả Trung Quốc tôi đề cập chẳng những sai sót về dữ liệu thật, mà còn sai về tiếng Anh. Ngay cả tiêu đề bản đồ họ cũng viết sai! Còn sai sót về văn phạm và ngữ vựng thì đầy rẫy trong bài báo.

    Vô ý hay cố ý?

    Câu hỏi đặt ra là tại sao nhóm tác giả Trung Quốc trình bày bản đồ đó trong bài báo của họ, và với mục đích gì?

    Nhiều giả thuyết có thể đặt ra để trả lời câu hỏi đó. Đơn giản nhất là chính nhóm tác giả Trung Quốc tưởng đường lưỡi bò là một sự thật nên họ "vô tư" trình bày bản đồ đó như là một fact – dữ liệu thật.

    Giả thuyết thứ hai là có một sự cố ý. Có thể các tác giả này lợi dụng một tập san không mấy danh tiếng để làm một chứng từ khoa học. Từ chứng từ này, họ sẽ có "cơ sở khoa học" để tuyên bố rằng bản đồ của họ đã được một hội đồng khoa học của tập san thông qua. Cố nhiên, đó chỉ là hai giả thuyết, chúng ta không có bằng chứng để khẳng định giả thuyết nào đúng.

    Tuy nhiên, dù là cố ý hay vô tình, thì đó vẫn là một error of fact cần phải chỉnh sửa. Sau khi nhận được nhiều thư phản đối, ban biên tập hứa sẽ chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất.

    [​IMG]
    Bến Đảo, thị trấn Trường Sa. Ảnh: Dương Trung Quốc


    Có người nghĩ rằng việc Waste Management công bố bài báo là một cách nói rằng hội đồng biên tập chấp nhận bản đồ của Trung Quốc. Đây là một hiểu lầm. Thông thường, một bản thảo bài báo (sau khi nộp cho tập san) được gửi cho 2 hoặc 3 chuyên gia độc lập để bình duyệt; các tác giả phản hồi; sau khi có báo cáo của các chuyên gia bình duyệt và phản hồi của tác giả, tổng biên tập sẽ dựa vào đề nghị của các chuyên gia để quyết định từ chối hay chấp nhận cho công bố.

    Các chuyên gia bình duyệt làm việc hoàn toàn tự nguyện (không nhận thù lao) và thường khách quan. Họ quan tâm đến ý tưởng, phương pháp nghiên cứu, nội dung, dữ liệu là chính, chứ ít khi nào quan tâm đến bản đồ. Dù thế, các chuyên gia bình duyệt không thể nào phát hiện tất cả các sai sót trong bài báo. Do đó, dù bản đồ được Management Waste (hay bất cứ tập san khoa học nào) công bố hoàn toàn không phản ảnh quan điểm của hội đồng biên tập.

    Việt Nam thiếu ”chứng từ khoa học”

    Công bố bài báo khoa học là một hình thức "acid test". Một khi bài báo được công bố, đồng nghiệp và công chúng khắp thế giới có quyền săm soi tất cả chi tiết trong bài báo và có quyền phản hồi. Đó là một trong những nét văn hóa khoa học. Cũng có thể nói rằng khoa học là một hoạt động dân chủ, hiểu theo nghĩa mọi người đều có tiếng nói. Trong trường hợp đề cập trên, nhiều nhà khoa học đã có tiếng nói, và tiếng nói đã đem lại hiệu ứng tích cực. Đó cũng chính là một hình thức làm sạch khoa học và giữ uy tín cho khoa học. Nói cho cùng, khoa học học từ sai sót; cho nên một sai sót như thế là một bài học quí báu cho tập san.

    Trường hợp trên không những là bài học cho tập san mà còn là bài học cho giới khoa học Việt Nam. Đó là bài học về chứng từ khoa học. Một dữ liệu sau khi công bố trên một tập san khoa học có thể xem là một chứng từ khoa học. Chứng từ khoa học có thể sử dụng trong các phiên tòa để đi đến một phán quyết.

    Trong vấn đề Biển Đông, chúng ta có nhiều dữ liệu lịch sử, có nhiều chứng cứ thực tế nhưng chúng ta chưa trình bày những dữ liệu đó cho cộng đồng khoa học thế giới thấy. Chúng ta thiếu các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính học thuật, bằng tiếng Anh trên các tập san quốc tế.

    Cách đây vài năm, tôi có làm một thống kê các bài báo khoa học của Việt Nam trên các tập san quốc tế. Tôi đã phát hiện ra một điều thú vị: Trong số 3456 bài trong 10 năm, từ 1996 đến 2005, chỉ có 69 bài, xấp xỉ 2%, liên quan đến khoa học xã hội. Tôi xem qua tất cả 69 bài này thì không có bài nào liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Có thể nói rằng mặc dù chúng ta có nhiều chứng từ, nhưng dường như chúng ta nói để chúng ta nghe, chứ chúng ta chưa có trình bày các chứng từ đó một cách có hệ thống trên các diễn đàn quốc tế. Đây là một thiệt thòi của phía Việt Nam.


    Ngược lại, Trung Quốc trong thời gian qua đã có khá nhiều bài báo khoa học về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Có một chuyên gia người nước ngoài nói với tôi, ông rất muốn trình bày bằng chứng để cho thấy là Việt Nam có tư cách chủ quyền trên hai quần đảo đó, thế nhưng khi tìm tài liệu trên các diễn đàn khoa học quốc tế, ông ấy chỉ tìm thấy tài liệu của Trung Quốc. Đó là một sự thật rất đau lòng.

    Dường như đã có một sự nhầm lẫn tai hại về chứng cứ khoa học. Nhiều người, kể cả giới nghiên cứu xã hội học, cho rằng những bài báo trên báo đại chúng hay các tạp chí của Việt Nam là chứng từ khoa học. Rất tiếc đối với cộng đồng khoa học quốc tế, đó không phải là chứng từ khoa học, vì chưa qua bình duyệt. Những công trình nghiên cứu mà chúng ta cần có là những công trình nghiên cứu mới, cho ra ý tưởng mới, hay là cách diễn giải mới. Chúng ta không có những bài như thế.

    Cơ hội cho Việt Nam

    Khi xuất hiện trên diễn đàn quốc tế, không thể dùng cảm tính được, phải dùng bằng chứng. Những yêu cầu như vậy đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm chỉnh, phải có học thuật, phải có chuyên môn. Thỉnh thoảng chúng ta lại trưng bày ra một bằng chứng từ thế kỷ 19 hay 18 rồi nói đây là bằng chứng cho thấy chúng ta có chủ quyền trên hai hòn đảo này. Đó cũng là một cách diễn giải nhưng chưa đủ. Đã là khoa học, chúng ta phải trình bày một cách diễn giải khác. Tức là đặt ra một cách diễn giải, rồi bác bỏ cách diễn giải đó, để chứng mình rằng cách diễn giải về chủ quyền của mình là đúng.

    Bất cứ một sự kiện nào cũng là một cơ hội. Cơ hội tôi nghĩ đến là hi vọng rằng qua sự kiện trên Waste Management, giới khoa học xã hội sẽ có dịp suy nghĩ đến một chương trình nghiên cứu (chứ không chỉ là một dự án) về biển Đông. Trong chương trình đó, chúng ta rất cần những nghiên cứu về lịch sử, địa lí, hải dương học, khảo cổ, khoa học tự nhiên... Chúng ta cần cả nghiên cứu định tính và định lượng. Chúng ta cần hợp tác với đồng nghiệp quốc tế và phải công bố kết quả nghiên cứu trên tập san khoa học quốc tế.

    Tôi nghĩ nếu khoa học muốn có một đóng góp gì có ý nghĩa cho nước nhà, thì một chương trình nghiên cứu về Biển Đông là một cách đóng góp thiết thực nhất trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

    Việt Nam đã thực hiện chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ 15. Các thương thuyền của phương Tây cũng từng ghi nhận điều này. Thư tịch và ấn tích từ triều Nguyễn và trước đó cũng cho thấy hai quần đảo này. Người Việt hoặc từng định cư hoặc đánh cá chung quanh hai quần đảo này hàng trăm năm. Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, hai quần đảo này đặt dưới sự quản lí của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (tỉnh Đà Nẵng). Do đó, nhìn dưới góc độ lịch sử và khoa học, Hoàng Sa và Trường Sa thật sự là lãnh thổ của Việt Nam.

    Năm 1947, chính phủ quốc gia Trung Quốc công bố một bản đồ lãnh hải, gồm có 11 đường đứt đoạn bao gồm gần như tất cả các quần đảo của Biển Đông. Đến năm 1953, bản đồ 11 đường đứt đoạn được “tiến hóa” thành 9 đường đứt đoạn, còn gọi là "đường lưỡi bò". Trên phương diện khoa học, không thể nào xác định vị trí của đường lưỡi bò trên biển. Do đó, đường lưỡi bò của Trung Quốc không có giá trị khoa học.

    Năm 2007, Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thiết lập một đơn vị hành chính trên đảo họ kiểm soát và đặt dưới sự quản trị của huyện Sansha. Ngày nay, Trung Quốc cho rằng những tuyên bố lãnh hải (chiếm 80% biển Đông) của họ phù hợp với qui định của Công ước Liên hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982.

    Thật ra, UNCLOS không đề cập đến lãnh hải trong vòng 200 dặm. Theo UNCLOS, có thể tuyên bố chủ quyền trong vòng 12 dặm cho những đảo nhỏ không có người cư ngụ và không có đời sống kinh tế. Phần lớn các đảo trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có đời sống kinh tế. Do đó, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc qua đường lưỡi bò chẳng những tùy tiện, vô lí, mà còn vi phạm qui chuẩn quốc tế. Chính vì thế mà không một tổ chức quốc tế nào công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc.
    Nguyễn Văn Tuấn
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    DOC và ý đồ chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông

    [​IMG]Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa chiến lược và giàu tài nguyên, nhất là dầu khí. Ngày nay Biển Đông càng trở nên quan trọng hơn do Châu Á – Thái Bình Dương có khả năng trở thành trung tâm kinh tế của thế kỷ 21.
    Độc chiếm Biển Đông là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á và tiến hành khai thác các nguồn lợi kinh tế từ vùng biển này. Để thực hiện tham vọng và mục tiêu trên, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp chiến lược, sách lược có tính hai mặt rất khôn khéo và tinh vi, được tính toán hết sức kỹ lưỡng.
    Một mặt, Trung Quốc luôn luôn khẳng định chủ quyền đối với khu vực Biển Đông trong vùng “lưỡi bò”, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Trung Quốc ráo riết tăng cường thực hiện việc tăng chi phí quốc phòng, sớm xác định chiến lược biển và từng bước tiến hành các biện pháp lấn chiếm trên thực địa. Trung Quốc không bỏ lỡ thời cơ khi có điều kiện thực hiện việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956, năm 1974 khi Việt Nam đang có chiến tranh và chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 khi Việt Nam gặp khó khăn về kinh tế…
    Mặt khác, Trung Quốc tìm cách phân hoá giữa các nước ASEAN với nhau nhằm phá thế “quần lang dạ hổ”, đồng thời tìm cách trung lập Hoa Kỳ và các nước lớn khác có lợi ích liên quan đến Biển Đông như Nga, Nhật… , kiên quyết chống lại việc quốc tế hoá khu vực Biển Đông.
    [​IMG]
    Các đại biểu chụp ảnh tại ARF 18. Ảnh: Internet.
    Trung Quốc luôn chủ trương chỉ giải quyết song phương tranh chấp tại Biển Đông, vì lo ngại khả năng hình thành một mặt trận thống nhất trong ASEAN chống Trung Quốc. Tuy nhiên, sau sự kiện dùng vũ lực đánh chiếm đảo, đá Vành Khăn năm 1995, Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận về tranh chấp ở Biển Đông bằng việc năm 2002, Trung Quốc chấp nhận là một bên ký kết DOC. Tuy vậy, đây chỉ có thể coi là sự thay đổi về chiến thuật chứ không phải thay đổi chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Đông.
    Mặc dù đã ký kết DOC, nhưng để tiếp tục theo đuổi chính sách độc chiếm Biển Đông của mình, Trung Quốc áp dụng chính sách lấn dần trên thực địa, tạo ra những “sự đã rồi”, khẳng định sự có mặt trên thực tế. Trung Quốc vừa lấn tới, vừa xoa dịu dư luận bằng các luận điệu và sử dụng các diễn đàn hợp tác hay đàm phán song phương với các nước để tránh bị các nước khác làm to chuyện. Có thể điểm qua một vài sự kiện từ năm 2007 đến nay để chứng tỏ Trung Quốc đang thực hiện các bước đi mới trong việc triển khai chiến lược đối với Biển Đông và chuẩn bị cho những dự tính xa hơn:
    Tháng 12/2007, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 03 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Tháng 5 hàng năm, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; Ngày 8/11/2009, Chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã quyết định thành lập Ủy ban thôn đảo "Vĩnh Hưng" và "Triệu Thuật" (tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam); 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam”, trong đó có việc thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; Ngày 5/8/2010, Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn; Ngày 24/6/2010, Ủy ban cải cách và phát triển Nhà nước Trung Quốc thông qua “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Quốc quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở; Ngày 29/4/2010, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2010 tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông….
    Tuy triển khai những hành động vi phạm các nguyên tắc của DOC, nhưng trong nhiều tuyên bố Trung Quốc đều tái khẳng định tuân thủ, tăng cường nỗ lực để thực hiện toàn diện DOC, tiến tới xây dựng một văn kiện pháp lý cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct, gọi tắt là COC). Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để tuyên bố, quảng bá với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc phát triển hoà bình. Họ ra sức thuyết phục cộng đồng quốc tế là sự phát triển của Trung Quốc không đe doạ ai, mà chỉ mang lại cơ hội phát triển cho các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực: Tháng 10/2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có điện gửi những người đồng cấp các nước ASEAN, trong đó cam kết: Trung Quốc muốn tạo dựng “một vùng biển hoà bình và hợp tác”; Trước và sau cuộc họp vòng 5 nhóm công tác liên hợp về thực hiện DOC giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tháng 12/2010, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã công khai tuyên bố với thế giới: “Trung Quốc luôn coi trọng cao độ và thực hiện nghiêm túc DOC, nhằm tăng cường lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, tạo điều kiện có lợi cho giải quyết tranh chấp, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định ở Biển Đông”.
    Tuy nhiên, một loạt các sự kiện gần đây cho thấy Trung Quốc hành động ngày càng ngang ngược, lời nói không đi đôi với việc làm và những hành động luôn nằm trong cái gọi là chiến lược chung bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, hay nói một cách chính xác là ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông, đi ngược lại với các cam kết của DOC. Từ sau vụ va chạm với tàu khảo sát Impeccable của Mỹ ngày 8/3/2009 và gửi Công hàm đến Liên Hợp quốc ngày 7/5/2009 lần đầu tiên lưu hành bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò) yêu sách 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng trắng trợn trong việc thực hiện ý đồ ngang ngược này, phản đối mọi sự hiện diện của nước ngoài cũng như những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trong Biển Đông. Trung Quốc đã đi từ chính sách "giấu mình chờ thời" sang đòi hỏi "lợi ích cốt lõi" rồi "quyết đoán nhưng không đối đầu", hô hào "giải quyết song phương" trong khi lại cho tàu xuống Biển Đông gây sức ép.
    Đỉnh điểm của các hành động là việc Trung Quốc cắt và phá cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 và Viking II, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên. Với hành động này, Trung Quốc đã trắng trợn chà đạp lên luật pháp quốc tế với mưu đồ mở rộng phạm vi chủ quyền thềm lục địa thêm hàng trăm hải lý.
    Vụ việc này đã được Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học Viện Quốc phòng Australia nhận định "Trung Quốc đã xác định một cách trơ trẽn chủ quyền của họ bằng những hành động như vậy và họ có ưu thế về đội tàu để thực hiện điều đó".
    Hãng tin Pháp AFP cũng bình luận như sau: "Những hành động táo tợn ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang làm dấy lên căng thẳng với các quốc gia khác trong khu vực". Theo nhận định của cả hãng tin Reuters và AFP, vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam càng khiến cho các nước láng giềng Đông Nam Á thêm lo ngại về thái độ ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.
    Dù lớn tiếng biện minh thế nào chăng nữa, nhưng với việc gây ra hàng loạt những hành động trắng trợn gần đây, Trung Quốc đã làm mất ổn định ở Biển Đông và khu vực, hoàn toàn đi ngược lại với cam kết cũng như nỗ lực thúc đẩy thực hiện DOC. Những hành động của Trung Quốc vừa qua đang thể hiện hình ảnh của kẻ "miệng nam mô bụng một bồ dao găm", một kẻ “nói một đằng làm một nẻo”.
    Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là nhất quán nhưng chiến thuật, bước đi của họ từng thời điểm phụ thuộc một phần rất quan trọng vào tình hình nội bộ và thái độ của các bên liên quan trong khu vực cũng như phản ứng quốc tế. Cho dù đã tham gia ký kết DOC, nhưng về cơ bản, chính sách cũng như các biện pháp chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông không hề thay đổi.
    Việt Nam và các nước ASEAN nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung cần đoàn kết, chống lại mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ­­­­­­­­­kêu gọi Trung Quốc có thái độ và cách ứng xử tại Biển Đông như những điều họ đã nói, đã cam kết.
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Xuất quân trong ngày kỷ niệm
    Lúc 13g10 ngày 22-10, tại cảng hải đoàn 129 (P.12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tàu Trường Sa 21 tiếp tục lên đường chở những viên đá mang nặng nghĩa tình, công sức đóng góp của nhân dân cả nước ra xây đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa. Đây là chuyến đi thứ hai của tàu Trường Sa 21, sau một tuần hoàn thành chuyến đầu tiên. 1.000 tấn đá cùng vật liệu xây dựng và nhu yếu phẩm đã được đưa xuống hầm gọn gàng, ngăn nắp. Chuyến đi này đặc biệt ý nghĩa khi cả nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.​
    Đại úy Lê Hồng Ký - chính trị viên tàu Trường Sa 21 - cho biết chuyến đi đầu tiên đã thành công, an toàn tuyệt đối nên tinh thần của anh em rất phấn khởi. Tâm sự trước giờ lên đường, đại úy Ký xúc động nói: “Chúng tôi tự hào hơn, ý thức trách nhiệm hơn khi chuyến đi này đúng vào dịp quân và dân cả nước đang tổ chức kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển. Chuyến tàu chở đá ra đảo đúng vào dịp này đã khẳng định sự tiếp bước truyền thống anh hùng của cha anh đi trước. Cách đây đúng 50 năm, cha anh mình chở vũ khí, đạn dược để đánh đuổi kẻ thù giành độc lập. Hôm nay chúng tôi vinh dự được chở đá của nhân dân cả nước đóng góp để xây dựng phên giậu của Tổ quốc ngày càng vững chãi nơi đầu sóng, ngọn gió”.​
    ĐÔNG HÀ​
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    [​IMG]Xây Trường Sa mùa biển độngOct 22, '11 7:57 PM
    for everyoneTT - Những viên đá đầu tiên của bạn đọc báo Tuổi Trẻ trong và ngoài nước gom góp, chung tay gửi đến Trường Sa trong chương trình "Góp đá xây Trường Sa" đã bắt đầu hình thành nên đảo nhỏ giữa trùng khơi.
    Những dải san hô chìm ở đảo Đá Tây bây giờ chính thức được nâng lên bởi những tình cảm, tấm lòng của bạn đọc. Những viên đá kết nối tình quân dân, đất liền với hải đảo, đất Mẹ với Trường Sa đã nâng cao Tổ quốc lên từ biển. Mai đây tại đảo Đá Tây này, một công trình sẽ vươn lên hiên ngang đứng giữa đất trời. Đó cũng chính là ước nguyện, là niềm tin của đồng bào cả nước hướng về Trường Sa thân yêu.
    [​IMG]
    Những con sóng bạc đầu của cơn bão số 4 ập vào đảo Đá Tây. Chiến sĩ công binh dầm mình trong sóng nước để níu những chiếc xuồng khỏi bị cuốn trôiVượt hàng trăm hải lý giữa mùa dông bão ra Trường Sa xây đảo, những chiến sĩ công binh trung đoàn 131 đang chống chọi với thời tiết khắc nghiệt nhất trong những tháng ngày này. Những con sóng hung hãn bạc đầu vỗ mặt, những đôi tay run run rướm máu, những đôi môi tím tái vì mưa lạnh..., tất cả không làm họ sờn lòng.
    Mới 20 ngày nhưng đã có bốn cơn bão liên tục quần thảo trên biển Đông. Đó chỉ là khúc dạo đầu, những người lính trẻ này còn phải miệt mài làm việc suốt một mùa đông dài để vác đá, đổ bêtông xây dựng công trình.
    Sống cùng các anh những tháng ngày này mới thấy đằng sau những công việc nặng nhọc ấy, họ vẫn rất trẻ trung, lãng mạn và thật đáng yêu.
    [​IMG]
    Những viên đá đầu tiên của bạn đọc được thả xuống Trường Sa
    [​IMG]
    Các chiến sĩ phải gồng mình khiêng những cây xà gồ rất nặng để dựng nhà tạm trên đảo chuẩn bị thi công công trình[​IMG]
    Tất cả phải đồng tâm hiệp lực giữa biển khơi và tuyệt đối nghe lệnh chỉ huy đơn vị. Trong ảnh: phút sinh hoạt và triển khai nhiệm vụ của toàn đơn vị
    [​IMG]
    Những viên đá chẻ của bạn đọc thấm đẫm mồ hôi chiến sĩ đang dựng đảo xa[​IMG]
    Nước ngọt đặc biệt quý hiếm đối với các chiến sĩ công binh lúc này. Nước ngọt giội sạch mồ hôi, hơi muối biển ban chiều[​IMG]
    Những viên đá đầu tiên của bạn đọc đã bắt đầu xây dựng thành lũy Trường Sa[​IMG]
    Chiều ở Trường Sa biển xanh màu ngọc bích, nước như pha lê. Các chiến sĩ thỏa thích nhào lộn sau một ngày lao động mệt nhọc[​IMG]
    Câu cá - phút giây thư giãn vui nhất trong ngày của chiến sĩ ở Trường Sa
    [​IMG]
    Ở Trường Sa, mọi chiến sĩ đều là thợ cắt tóc[​IMG]
    Phút hân hoan của công binh khi đảo chìm đã nổi ở đảo Đá Tây
    [​IMG]
    Sau giờ lao động, phía sau họ là gia đình và người thân. Mỗi ngày một vài giờ có sóng điện thoại, các chiến sĩ tranh thủ gọi về nhà
    TẤN VŨ thực hiện
    Xuất quân trong ngày kỷ niệm
    Lúc 13g10 ngày 22-10, tại cảng hải đoàn 129 (P.12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tàu Trường Sa 21 tiếp tục lên đường chở những viên đá mang nặng nghĩa tình, công sức đóng góp của nhân dân cả nước ra xây đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa. Đây là chuyến đi thứ hai của tàu Trường Sa 21, sau một tuần hoàn thành chuyến đầu tiên. 1.000 tấn đá cùng vật liệu xây dựng và nhu yếu phẩm đã được đưa xuống hầm gọn gàng, ngăn nắp. Chuyến đi này đặc biệt ý nghĩa khi cả nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.​
    Đại úy Lê Hồng Ký - chính trị viên tàu Trường Sa 21 - cho biết chuyến đi đầu tiên đã thành công, an toàn tuyệt đối nên tinh thần của anh em rất phấn khởi. Tâm sự trước giờ lên đường, đại úy Ký xúc động nói: “Chúng tôi tự hào hơn, ý thức trách nhiệm hơn khi chuyến đi này đúng vào dịp quân và dân cả nước đang tổ chức kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển. Chuyến tàu chở đá ra đảo đúng vào dịp này đã khẳng định sự tiếp bước truyền thống anh hùng của cha anh đi trước. Cách đây đúng 50 năm, cha anh mình chở vũ khí, đạn dược để đánh đuổi kẻ thù giành độc lập. Hôm nay chúng tôi vinh dự được chở đá của nhân dân cả nước đóng góp để xây dựng phên giậu của Tổ quốc ngày càng vững chãi nơi đầu sóng, ngọn gió”.​
    ĐÔNG HÀ​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này