Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4771 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 15:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43225 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vụ này chỉ là sai sót do cẩu thả và dốt của bộ phận kỹ thuật chứ cũng chẳng phải cố tình . Tuy không công bố nhưng tôi tin là những người có trách nhiệm buổi phát hình hôm đó thế nào cũng bị khiển trách, thậm chí bị kỉ luật .
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc tự tử, chạy trốn vì vay nặng lãi




    [​IMG]
    Tại Ôn Châu, ít nhất khoảng 90 chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi thành phố, 2 trong số họ đã tự sát. Họ phải vay với lãi suất đến 7%/tháng.
    Vài giờ sau khi một chủ nợ cùng vây cánh của ông ta làm loạn tại một tiệm cafe ở Ôn Châu, Zhong Maojin cho biết anh sẽ không thực hiện theo yêu cầu của họ.
    Họ muốn lấy của anh một trong những cửa hàng thuốc trong chuỗi cửa hàng mà anh xây dựng được bằng tiền vay của một số chủ nợ tư nhân khác. Anh Zhong nói với chủ nợ: “Nếu muốn, chẳng thà anh chặt ngón tay tôi đi còn hơn.”
    Nếu cho chủ nợ trên quyền quản lý cửa hàng, anh sẽ không thể trả nợ được cho khoảng 130 chủ nợ khác. Hiện anh đang vay tới 30 triệu nhân dân tệ tương đương khoảng 4,7 triệu USD với lãi suất lên tới 7%/tháng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Phần lớn người cho anh vay tiền đều là hàng xóm già, những người đã thế chấp nhà của họ.
    Hiện nay tại Ôn Châu, ít nhất khoảng 90 chủ doanh nghiệp khác đang trong tình trạng giống như Zhong, họ đã bỏ trốn khỏi thành phố, 2 trong số họ đã tự sát. Một trong số đó là người chuyên sản xuất giầy, anh đã nhảy từ tầng 22 xuống đất.
    400 nghìn doanh nghiệp tại thành phố Ôn Châu – Trung Quốc đang đối đầu với nhiều khó khăn về tài chính bởi chi phí tăng cao, lãi suất vay tiền trên thị trường tín dụng đen tăng chóng mặt và tín dụng thắt chặt bất ngờ.
    Tình trạng tương tự diễn ra trên khắp Trung Quốc bởi nhiều doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc phụ thuộc vào hệ thống tín dụng không chính thức chứ không phải các ngân hàng để hoạt động.
    Tình trạng khốn khổ của doanh nghiệp tại Ôn Châu đã khiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào ngày 04/10/2011 phải đến thành phố nằm cách Thượng Hải 230 dặm (370 kilomet) này và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn.
    Từ đó đến nay, ngân hàng nhà nước và địa phương tại Ôn Châu đã thông báo biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ tín dụng, hạn chế lãi suất cho vay và thẳng tay trừng trị hành vi dùng bạo lực. Dù vậy, Zhong cho biết các biện pháp mới không mang lại nhiều thay đổi.
    Ông Tao Dong, chuyên gia thuộc Credit Suisse tại Hồng Kông, nhận xét việc hệ thống tín dụng không chính thức tại Trung Quốc sụp đổ cho thấy hệ thống cấp vốn thiếu điều tiết dễ chịu tác động như thế nào khi tín dụng thắt chặt và chủ nợ mất niềm tin. Nguồn cung tiền đã thu hẹp mạnh bởi chính phủ hạn chế tín dụng, kiềm chế lạm phát.
    Minh Long
    Theo TTVN/Reuters,Bloomberg


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Đồng ý. Rất nhều người ko biết rõ cờ phát xít TQ có bao nhiêu "phên dậu" đâu.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Doanh nghiệp Trung Quốc khốn khổ vì không vay được tiền



    [​IMG]
    Nguồn ảnh: Economist

    Trung Quốc đang đối đầu với khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phá sản hàng loạt.
    Những người lái xe taxi, khác với suy nghĩ của nhiều chuyên gia kinh tế, thường làm việc trong thời gian dài đối với ngày rảnh rỗi và nghỉ sớm trong giai đoạn bận rộn. Tại thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, lái xe tại đây còn khôn ngoan hơn.
    Ở thời điểm đông khách, họ luôn để sáng đèn sẵn sàng nhận khách hoặc thậm chí ngay khi vừa đón khách xong, họ cũng vẫn để đèn này như vậy với hy vọng kiếm được một khách đi cùng chiều. Họ kiếm được gấp đôi tiền dù trên đồng hồ hệ thống chỉ hiện lên 1 khách đăng ký.
    Với sự năng động nhưng không quá vội vàng của mình, doanh nhân tại thành phố Ôn Châu đã đóng góp nhiều cho thành quả tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Có thể thấy trong quý 3/2011, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ, tốc độ này dù thấp nhất trong 2 năm nhưng rất ấn tượng với thế giới ở bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang tăng lên và Ôn Châu chính là một trong số đó.
    Hoạt động tín dụng tăng trưởng bùng nổ tại Trung Quốc sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đã dẫn đến lạm phát, giá bất động sản quá cao và chính quyền nhiều tỉnh nợ “đầm đìa”.
    Ngay khi chính phủ đang cố gắng giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trên, hai vấn đề mới lại phát sinh: xuất khẩu tăng trưởng kém, chủ yếu do khủng hoảng tại châu Âu, ngoài ra phải kể đến tình trạng phá sản của nhóm doanh nghiệp nhỏ, hiện đang tập trung chủ yếu tại thành phố như Ôn Châu.
    Ông Zhou Dewen, người đứng đầu hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Ôn Châu, cho biết đối với nhóm doanh nghiệp tư nhân vốn tập trung rất đông đảo tại Ôn Châu, năm 2011 có thể coi như năm kinh doanh khó khăn nhất từ khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu vào giai đoạn cải tổ cách đây 3 thập kỷ.
    Doanh nghiệp tại thành phố sản xuất nhiều mặt hàng, từ bật lửa, áo mưa cho đến dụng cụ dùng trong sinh đẻ. Cũng giống như bất kỳ công ty nào khác, họ tồn tại nhờ khách hàng và các chủ nợ.
    Thế nhưng khách hàng nước ngoài của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Tháng 9/2011, doanh số bán hàng sang Liên minh châu Âu giảm sâu nhất từ năm 1995. Ông Wei Jianguo, người đứng đầu trung tâm kinh tế quốc tế của Trung Quốc, dự báo năm 2012, thậm chí Trung Quốc có thể thâm hụt thương mại lần đầu tiên từ năm 1993.
    Việc thiếu khách hàng, tuy nhiên, không tồi tệ như việc không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. 20% trong số doanh nghiệp tư nhân tại Ôn Châu đã phải ngưng sản xuất hoặc giảm bớt thời gian sản xuất do thiếu tiền. Ông Li Zhongjian, doanh nhân phụ trách nhà máy chuyên sản xuất bật lửa, không muốn nhận đơn hàng lớn phòng trường hợp nguồn vốn vay bị rút về trước khi ông được khách thanh toán.
    Tình hình tài chính tại Ôn Châu cũng giống như thực trạng xe taxi tại thành phố này. Một số khoản vay được tính toán và cung cấp bởi nhóm ngân hàng chính thức cũng như công ty tài chính dưới sự kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách, thế nhưng còn nhiều khoản khác ngoài tầm kiểm soát. Nhà máy của ông Li, với lịch sử hoạt động tới 20 năm cũng như có nhiều tài sản, hoàn toàn có thể vay được tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều công ty khác phải tìm đến nhóm công ty cho vay thuộc vào thế giới của hệ thống ngân hàng không chính thức tại Ôn Châu.
    Hoạt động cho vay không chính thức tồn tại ở Trung Quốc cũng lâu như chính sách cải tổ kinh tế nước này. Thế nhưng trong 1 đến 2 năm gần đây, hoạt động tăng trưởng nhanh chóng mặt. Nhóm cho vay đã mở rộng ra ngoài các hiệu cầm đồ và doanh nhân giàu có dư tiền. Ngay cả nhóm tập đoàn nhà nước Trung Quốc, sau khi vay được tiền lãi suất thấp từ ngân hàng, cũng cho doanh nghiệp khác vay với lãi suất cao hơn.
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/Economist




    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc sẽ lại đối đầu với bong bóng đầu cơ trong năm 2012


    [​IMG]
    Nguồn ảnh: FT

    Tâm lý lạc quan thái quá về kinh tế Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt chỉ sau vài tuần.
    Hai bình luận gia kinh tế nổi tiếng thế giới đã cùng đưa ra quan điểm của mình về Trung Quốc cũng như triển vọng tăng trưởng của kinh tế nước này.
    Trong buổi hội thảo tại Helsinki trong ngày thứ Hai, chuyên gia kinh tế nổi tiếng bi quan Nouriel Roubini cho rằng khả năng hạ cánh an toàn đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới gần như không thể xảy ra; trong khi đó tại buổi hội thảo ở New York diễn ra trong cùng ngày chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ Jim Chanos khẳng định quá trình “hạ cánh khó nhọc” đã thực sự bắt đầu.
    Năm 2010, khi ông Chanos nói đến bong bóng bất động sản tại Trung Quốc lớn gấp 1.000 lần so với Dubai và khẳng định kinh tế Trung Quốc đang “trên đường xuống địa ngục”, phần lớn nhà đầu tư toàn cầu khi đó bác bỏ quan điểm này.
    Thế nhưng trong vài tháng gần đây, dường như họ đã thay đổi quan điểm của mình và nhiều chuyên gia bi quan đã thể hiện tâm lý bi quan về Trung Quốc.
    Tại Hồng Kông, nơi nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do giao dịch cổ phiếu của các công ty Trung Quốc, chỉ số China Enterprise Index hạ 25% từ ngày 01/08/2011.
    Ngay cả nếu nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của toàn cầu giảm và kinh tế Mỹ lại suy thoái, kinh tế Trung Quốc nếu tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP từ 9,7% vào quý 1/2011 xuống 9,5% trong quý 2/2011 và cuối cùng xuống 9,1% trong quý 3/2011, là kết quả trực tiếp từ các chính sách thắt chặt của chính phủ.
    Như vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn có thể đưa ra chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế nếu cần thiết chỉ bằng cách nới lỏng chính sách và giảm bớt các biện pháp hạn chế với thị trường bất động sản.
    Ở nhiều thời điểm khác nhau, thật khó để thực sự hiểu được kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn và trải dài trên nhiều lĩnh vực, ngoài ra số liệu kinh tế nơi đây được coi như bí mật cấp quốc gia.
    Chuyên gia trên toàn cầu thay đổi quan điểm về kinh tế Trung Quốc nhanh đến chóng mặt, từ rất lạc quan cho đến cực bi quan chỉ trong vài tuần mà không xét nhiều đến yếu tố căn bản.
    Phần lớn chuyên gia kinh tế có uy tín, dành nhiều thời gian nghiên cứu về Trung Quốc thường lạc quan về triển vọng ngắn hạn nhưng lại không mấy tin tưởng vào điều gì sẽ xảy ra trong dài hạn.
    Nhiều chuyên gia tin rằng chính phủ Trung Quốc có thể vực dậy nền kinh tế thêm một lần nữa bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và áp dụng biện pháp kích thích với trọng tâm vào đầu tư, tuy nhiên nhiều năm tăng trưởng cao và lạm phát thấp đang dần kết thúc.
    Nếu nhìn lại dự báo trước đây về kinh tế Trung Quốc của ông Roubini, có thể thấy ông cũng đã dự báo về một điều gì đó tương tự.
    Ông khẳng định hoạt động đầu tư quá mức thường dẫn đến kinh tế “hạ cánh khó nhọc” và điều này sẽ đến với Trung Quốc vào khoảng năm 2013 và 2014 thế nhưng chắc chắn lãnh đạo Trung Quốc sẽ làm mọi cách để giữ tăng trưởng trên mức 8% trong năm sau.
    Nếu ông đúng, nhà đầu tư nào trước đây từng quá lạc quan về triển vọng dài hạn của kinh tế Trung Quốc nay lại quá bi quan trong ngắn hạn, Trung Quốc có thể lại đối đầu với bong bóng đầu cơ vào năm 2012.
    Minh Long

    Theo TTVN/Nytimes,Bloomberg


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Sáu, 11/11/2011, 07:35 (GMT+7)


    18 trường học vùng ven Đà Nẵng cùng góp đá


    TT - Sáng 10-11, tại Trường THCS Lương Thế Vinh (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng), Phòng giáo dục - đào tạo phối hợp cùng Quận đoàn Liên Chiểu tổ chức chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Đại diện 18 trường học (12 trường tiểu học và 6 trường trung học) của Q.Liên Chiểu đã có mặt tại Trường THCS Lương Thế Vinh từ sáng sớm để tham gia chương trình.




    [​IMG]

    Học sinh ở Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) góp đá xây Trường Sa sáng 10-11- Ảnh: Đ.Cường
    Trước buổi “góp đá”, đại diện của Vùng 3 hải quân (đóng tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng) đã đến phổ biến tình hình thời sự trên biển Đông cho học sinh của Q.Liên Chiểu. Các tin tức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1 cũng như sức mạnh quân sự của Việt Nam đã được giới thiệu đến các bạn học sinh.
    Các thông tin về các trường đào tạo quân sự cũng được cán bộ Vùng 3 hải quân cập nhật để giúp các bạn học sinh có định hướng chọn trường thi sau này. Ngay sau đó, đại diện 18 trường đã tham gia “Góp đá xây Trường Sa”. Đó là những “viên đá nhỏ” do các bạn học sinh tiết kiệm từ chi tiêu, không ăn quà để dành góp đá với số tiền gần 5 triệu đồng. Không những vậy, mỗi trường còn mang đến một viên đá để gửi các chiến sĩ Trường Sa. Phòng giáo dục - đào tạo Q.Liên Chiểu cho biết chương trình “Góp đá xây Trường Sa” được phát động đến ngày 20-11. Có hơn 19.000 học sinh và 1.300 cán bộ, giáo viên tham gia với tinh thần hoàn toàn tự nguyện vì tình yêu biển đảo của Tổ quốc.
    Trước đó ngày 5-11, Đoàn Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) đã đến văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng trao hơn 3 triệu đồng do các bạn học sinh góp đá.


    ĐOÀN CƯỜNG


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 10/11/2011, 02:45 (GMT+7)


    Xây công trình trong gió bão


    TT - Hơn một tuần qua, biển Đông chịu ảnh hưởng của đợt áp thấp khiến mặt biển trở nên hung hãn. Tuy thế, công trình xây dựng “Góp đá xây Trường Sa” do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp ở đảo Đá Tây vẫn được thi công bảo đảm tiến độ.



    [​IMG]

    Anh em công binh kéo xuồng lên bãi để hàn. Những chiếc xuồng bằng thép tấm liền vẫn bị sóng gió đánh bay lên bãi san hô khiến chúng bị thủng - Ảnh: Đức Thanh
    Những cột sóng cuộn lên cao, bất ngờ đập ngang vào thân những chiếc xuồng chuyển tải bé nhỏ. Mọi hoạt động chuyển tải từ tàu Trường Sa 21 đến điểm thi công công trình có lúc tưởng như hoàn toàn tê liệt.
    Khung trưởng, trung tá Nguyễn Đức Huấn, chỉ huy công trình, cho biết thời tiết xấu không nằm ngoài dự tính. Không như ở đất liền, thời tiết biển vào mùa cuối năm diễn biến rất phức tạp và trở nên xấu bất kỳ lúc nào.
    Do đó, khi tàu Trường Sa 21 cập đảo Đá Tây, toàn bộ anh em chỉ huy khung cùng các chiến sĩ công binh đã huy động lực lượng tối đa cho công tác chuyển tải nguyên vật liệu từ tàu vào khu vực thi công để phòng ngừa khi tình huống thời tiết biển động, công tác chuyển tải sẽ bị ngưng trệ. Vào những lúc thời tiết xấu, anh em công binh thay vì làm công tác chuyển tải sẽ đổi sang công việc xây dựng duy trì tiến độ thi công nhằm đảm bảo thời gian, an toàn cho công trình và lực lượng thi công.
    Theo trung tá Huấn, mặc dù từ khi bắt đầu thi công công trình “Góp đá xây Trường Sa” ở đảo Đá Tây đến nay thời tiết không thuận lợi nhưng công việc vẫn tiến triển rất tốt. Chuyến tàu vận tải thứ nhất do tàu Trường Sa 21 chở 1.000 tấn vật liệu đến đảo Đá Tây thi công đã gặp liên tiếp hai cơn bão rất mạnh nhưng anh em chỉ huy và công binh vẫn đẩy mạnh công việc thi công.
    Chuyến tàu thứ hai do tàu 650 chở 450 tấn vật liệu ra đảo thời tiết có thuận lợi hơn. Nhưng đến chuyến tàu thứ ba này cũng do tàu Trường Sa 21 chở 1.000 tấn vật liệu xây dựng ra đảo thì vừa chuyển tải được hai ngày đã gặp áp thấp, biển nổi sóng to, gió lớn.
    “Dù vậy, tranh thủ mọi lúc biển, gió êm một chút là chúng tôi cho chuyển tải ngay. Cụ thể, chiều 6-11, tranh thủ thủy triều lên và bớt gió, công binh chúng tôi đã cố gắng chuyển được bảy chuyến xuồng với khoảng 14 tấn đá hộc. Sau đó gió và những cơn dông quét bất chợt khiến việc chuyển tải phải ngưng lại. Hiện nay, số vật liệu trên tàu Trường Sa 21 còn lại khoảng 360 tấn” - trung tá Huấn nói.
    Những lúc thủy triều lên xuống, lúc mặt biển nổi sóng gió mạnh, gương mặt các chỉ huy, chiến sĩ công binh rất căng thẳng, đắn đo: “Sóng đánh ngược, gió quét ngang. Hôm nay không làm hàng được rồi”. Tuy thế, thiếu tá Hoàng Hữu Hưng nói ông và anh em luôn hạ quyết tâm cao, họ ra khu tập kết những cây sắt xương rắn chắc để cắt và uốn chúng thẳng lại.
    Ông Hưng nói: “Thời tiết mùa này không nói trước được, rất nguy hiểm, nếu cố tình chuyển tải sẽ có thể xảy ra tai nạn chết người, chìm mất xuồng. Chỉ khi có lệnh của chỉ huy khung, bất kỳ khi nào, có nghĩa là thời tiết tốt, an toàn có thể chuyển tải được thì anh em lái xuồng máy như tôi lại lao ra biển để chuyển tải lập tức. Bốn ngày nay, đội lái xuồng chúng tôi mới chỉ chuyển tải được vài lần, mỗi lần chưa đến hai giờ”.
    Trợ lý thi công - kỹ sư Đại Quang Trung đánh giá: “Hiện nay, anh em chỉ huy khung và lực lượng công binh đang triển khai xây phần móng cho tầng hầm. Công trình đã đổ thêm được 3.800m3 đá các loại vào phần chân móng... Ảnh hưởng trực tiếp của bão, gió do áp thấp đến khâu thi công là rất lớn. Nhưng với tinh thần làm việc cao độ cùng quyết tâm của anh em công binh, công trình đang được thi công liên tục, đảm bảo chất lượng, an toàn và tiết kiệm”.


    ĐỨC THANH


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Tư, 09/11/2011, 06:20 (GMT+7)


    40.000 ĐVTN VNPT bán hàng gây quỹ “Góp đá xây Trường Sa”


    TT - Ngày 8-11, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết trong tháng 11-2011, gần 40.000 đoàn viên, thanh niên của VNPT trên khắp cả nước sẽ tổ chức hàng trăm điểm bán hàng cố định và các nhóm bán hàng lưu động để gây quỹ cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.



    [​IMG]
    Đoàn viên thuộc Đoàn khối cơ quan tỉnh Trà Vinh góp đá - Ảnh: N.Hậu

    Theo đó, đoàn viên, thanh niên tập đoàn sẽ tổ chức các đội nhóm có mặt tại 200 điểm bán hàng cố định trước các trường học, khu công nghiệp, chợ và len lỏi trong các khu dân cư giới thiệu, bán các sản phẩm, dịch vụ của VNPT như: sim, thẻ, USB, MyTV, ADSL...
    Mỗi sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng sẽ được trích 1.000 đồng đóng góp cho quỹ “Góp đá xây Trường Sa”. Ngoài ra, trong tháng 11, VNPT sẽ phát động tuần lễ cao điểm (từ ngày 14 đến 20-11-2011) tổ chức chiến dịch cho đoàn viên, thanh niên ra quân bán hàng đồng loạt để gây quỹ góp đá.
    Bí thư Đoàn thanh niên VNPT Phan Hoài Nam cho biết ngoài mục đích gây quỹ cho chương trình góp đá, thông qua chiến dịch này mỗi đoàn viên, thanh niên của tập đoàn sẽ là một tuyên truyền viên hiệu quả để chuyển tải thông điệp ý nghĩa về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tới tận mỗi người dân.
    * Ngày 8-11, hơn 700 đoàn viên thuộc Đoàn khối cơ quan tỉnh Trà Vinh đã tham gia lễ phát động “Góp đá xây Trường Sa” và bầu chọn vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Tại buổi họp mặt này, các bạn đã đóng góp hơn 17,5 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
    Anh Nguyễn Thành Đông, bí thư Đoàn khối cơ quan tỉnh Trà Vinh, cho biết lễ phát động này còn nhằm kêu gọi tất cả bạn trẻ và người thân trong gia đình tham gia đóng góp mỗi người ít nhất một viên đá để góp phần xây dựng Trường Sa ngày càng lớn mạnh, vững chắc hơn.


    LÂM HOÀI - NGỌC HẬU


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hoàng Sa - Trường Sa



    Biển, đảo là quê hương

    Cây, hoa nơi đầu sóng



    QĐND - Thứ Tư, 02/11/2011, 21:18 (GMT+7)
    QĐND - Đến công tác tại huyện đảo Trường Sa, chúng tôi càng thêm hiểu về sức sống, sức chịu đựng của con người và cỏ cây trên mảnh đất thiêng liêng này.
    [​IMG]
    Chăm sóc cây xương rồng sắp nở hoa. Nhìn từ xa, đảo chìm Đá Tây hiện ra như một “ngôi nhà nổi” giữa biển khơi mênh mông. Đặt chân lên đảo, ai cũng cảm phục khi chứng kiến cuộc sống, công tác của cán bộ, chiến sĩ trên đảo; tuy diện tích chật hẹp, nhưng đời sống bộ đội vẫn khá phong phú về vật chất và tinh thần. Trên đảo, bộ đội trồng nhiều loại rau, quả, củ và cây cảnh; chủ yếu trồng trong chậu, trong bồn. Nhờ được chăm sóc thường xuyên, các loại cây, rau vẫn phát triển tốt, đơm hoa kết trái. Đứng trước cây xương rồng nở hoa và cây bàng quả vuông cao ngang đầu người cành, lá xanh mướt, chị Vũ Thị Thu Giang-một khách ra thăm đảo tấm tắc khen: Ngoài đảo toàn nước mặn, mà cây cối vẫn đơm hoa, kết trái thì quả là một "kỳ tích".
    Các chiến sĩ trên đảo cho biết, cây xương rồng và cây bàng quả vuông được trồng và chăm sóc tại đảo đã hơn 5 năm; cây xương rồng đã cao chạm trần nhà, ra hoa nhiều lần, cho thấy sức sống mãnh liệt của con người và cây cối nơi đây.
    Đại úy Hoàng Anh Tuấn, Chính trị viên đảo Đá Tây cho biết: Được ngắm hoa nở, cán bộ, chiến sĩ trên đảo càng thấy vui và thêm gần gũi với thiên nhiên, với đất liền. Đây cũng là biểu tượng của niềm tin, ý chí vượt khó, chịu đựng gian lao của cán bộ, chiến sĩ nơi biển, đảo tiền tiêu.

    Bài và ảnh: Phạm Quang Tiến


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hoàng Sa - Trường Sa




    Mẹ với người lính Trường Sa



    QĐND - Thứ Ba, 01/03/2011, 21:10 (GMT+7)
    QĐND Online - Thi ca đã từng khắc dày công hoạ hình ảnh Mẹ: đẹp, ngọt ngào và cao qu‎‎ý: “Không có hoa hồng, không có tình yêu/ Không có Mẹ, không có anh hùng”. Mẹ vừa thiêng liêng, vừa gần gũi trong trái tim mỗi con người. Trong cuộc trò chuyện với các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn tôi càng hiểu rõ tình cảm sâu lắng của chiến sĩ nơi hải đảo với người mẹ như thế nào.
    Thượng úy chuyên nghiệp Bùi Văn Doanh, trên tàu HQ 996, cho biết, cuộc sống ở đảo Trường Sa Lớn bây giờ được cải thiện nhiều, kể cả đời sống vật chất, cũng như tinh thần. “Đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và người dân trên đất liền. Ngày càng có nhiều đoàn công tác ra thăm, mang theo câu hát, tiếng cười lên đảo. Đặc biệt, đã có những người mẹ được ra đảo thăm con. Tôi không có may mắn đó, nhưng được nghe bài hát “Mẹ” của nhạc sĩ Phan Long cũng đã rất vui, Doanh tâm sự và mạnh dạn cất tiếng hát:Cả cuộc đời cha đi bộ đội quà về cho mẹ là mái tóc pha sương, và nhưng vết thương trên ngực cha cứ trở gió lại đau nhức nhối, chiếc ba lô gió sương đã đổi gia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôi. Ngày trở về mắt đẫm lệ rơi, hai mươi năm sau ngày mẹ cưới đến hôm nay sống đời vợ chồng, hai mươi năm, hai mươi năm mẹ nuôi con một mình…”. Đôi mắt Doanh đã đỏ hoe từ lúc nào. Giọng anh trùng xuống: “Mẹ mình mất khi mình mới bốn tuổi. Tuổi thơ của mình luôn vắng bóng mẹ. Vì thế, lần nào cũng vậy, mỗi khi hát đến đây, mình không thể nào hát tiếp được vì nhớ mẹ da diết”.



    [​IMG]
    Các ca sĩ chuẩn bị tiết mục biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa

    Tâm sự của Doanh làm chúng tôi rất xúc động. Không ai trong chúng tôi dám hỏi thêm bởi sợ chạm vào nỗi đau thầm kín của người lính trẻ. Phá tan bầu không khí trầm lắng, Trung úy Nguyễn Đức Thắng chia sẻ: “Lời bài hát giống như lời tự sự về hoàn cảnh gia đình mình vậy. Ngày trước, bố mình đi bộ đội ở chiến trường miền Nam, mẹ ở nhà tần tảo nuôi 5 anh em khôn lớn. Ngày bố trở về, 5 anh em mình đã trưởng thành. Giờ mỗi anh em đi làm một nơi, ở nhà chỉ còn bố mẹ già trông nom lẫn nhau”.
    Rất tự nhiên, Thắng đọc một bài thơ viết về mẹ, mà theo anh, đã thuộc lòng bài thơ này từ khi mới đặt chân lên đảo.

    Con bị thương nằm lại một mùa mưa
    Nhớ dáng mẹ ân cần và lặng lẽ
    Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ
    Gió từng hồi trên mái lá ùa qua
    Trái chín rụng xuống mùa thu lộp độp
    Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt
    Nhãn đầu mùa chim đến bói lao xao
    Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
    Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
    Khoai nước, ngô bung, ngọt lòng đến thế
    Mỗi ban mai tỏa nắng ấm sau nhà

    Bài thơ như một lời động viên các chiến sĩ giãi bày tình cảm của mình với mẹ. Nguyễn Thế Cường, Trung úy Cụm 1, rụt rè kể: “Mẹ mình mới mất. Trước đây, mẹ bị liệt nằm ở nhà. Là con trai trong gia đình, nhưng do hoàn cảnh công tác xa nhà, mọi việc chăm sóc mẹ già đều một tay nhờ anh chị chăm sóc”. Trong ký ức của Cường, mẹ là người rất hiền, luôn yêu thương, chăm sóc các con hết mực. “Ngày trước, gia đình mình rất nghèo, mẹ phải làm việc quần quật để kiếm sống qua ngày. Mẹ thường ngồi đầu nồi xới cơm cho hai anh em và lặng lẽ nhìn anh em mình ăn. Mỗi lần nghĩ lại hình ảnh đó, mình lại ứa nước mắt”.
    Các chiến sĩ ở đảo cho biết, hiện nay, các đoàn công tác tới đảo Trường Sa Lớn thường xuyên hơn và thường có đoàn văn công đi cùng. Các anh chị ca sĩ thường hát những bài hát về tuổi trẻ, về đất nước, nhưng ít bài hát về mẹ. “Chúng em chỉ muốn nghe hát về mẹ cho nuôi nỗi nhớ nhung thôi”, Thiếu úy Đạt bày tỏ.
    Mong muốn của các chiến sĩ Trường Sa đã được đền đáp. Trong buổi giao lưu văn nghệ chuyến đi ấy, bài hát Mẹ của nhạc sĩ Phan Long đã được ca sĩ Tuấn Hiệp cất lên, làm ấm lòng những đứa con xa nhà. “Mẹ ơi, mẹ ơi dù năm tháng trôi, mẹ như vầng trăng rạng rỡ sáng soi, tảo mát đời con những khi va vấp ưu phiền, những khi hạnh phúc êm đềm, con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ bát ngát biển khơi.... Con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ bát ngát biển khơi.... Con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ..... bát ngát.... biển khơi....”.
    Bài và ảnh: Kim Oanh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này