Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4678 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 21:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43600 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vì sao Obama dành thời gian cho châu Á?


    Kim Ghattas
    BBC News, Washington





    Cập nhật: 09:47 GMT - thứ bảy, 12 tháng 11, 2011

    [​IMG] Mỹ và Nam Hàn hoàn tất thỏa thuận mậu dịch tự do hồi tháng 10


    Tổng thống Barack Obama tạm gác lại tiến trình hòa bình Trung Đông đang thụt lùi, quan hệ khó chịu với Pakistan, sự bực bội từ cuộc chiến Afghanistan và khủng hoảng khối euro để tìm kiếm một số tường thuật tích cực cùng cơ hội ở châu Á và Thái Bình Dương.
    Bắt đầu từ tiểu bang quê nhà Hawaii hôm thứ Bảy, ông sẽ khoản đãi 21 lãnh đạo diễm đàn Apec, với mục đích củng cố sự dịch chuyển chậm mà chắc về châu Á và Thái Bình Dương. Sau Hawaii, ông Obama sẽ bay đến Úc, nơi hợp tác quân sự sẽ được đặt lên nghị trình.

    Tại Bali, ông sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - cuộc gặp tập hợp các nước Đông và Nam Á cùng với Mỹ, Úc, New Zealand và Nga.

    Mặc dù chính quyền trước đây của Tổng thống George W Bush đã tăng cường quan hệ với châu Á, họ không hứng thú mấy với các cuộc gặp bày vẽ kiểu cách như vậy. Nhưng một khi sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực gia tăng mạnh mẽ trong hai thập niên, chính quyền Obama từ đầu đã nói Hoa Kỳ không chỉ mạnh ở Đại Tây Dương mà còn cả ở Thái Bình Dương.
    Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có tuyên bố thắng thừng khi bà chọn vùng này làm chuyến công du đầu tiên của mình tháng Hai 2009. Ông Dean Rusk năm 1961 là lần cuối cùng một ngoại trưởng Mỹ chọn châu Á làm chuyến hành trình mở màn.
    Kể từ đó, Washington đã nỗ lực gắn Mỹ vào bên trong kiến trúc khu vực khi ký các hiệp định, dự hội nghị, mở màn hoặc tham gia những sáng kiến khu vực nhỏ hơn.
    Washington hy vọng thu hoạch sẽ không chỉ mang tính ngoại giao mà cả quân sự, kinh tế và chiến lược. Giữa tiếng ầm ĩ về sự suy thoái của Mỹ, chính phủ Obama xem đây là cách trở thành đối tác chủ chốt ở ngay trung tâm hành động những thập niên sắp tới.
    Trong bài tiểu luận gần đây trên tạp chí Foreign Policy với tựa Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ, bà Hillary Clinton nói châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu của chính trị toàn cầu và đại diện cơ hội thế kỷ 21 cho nước Mỹ.
    Bà Clinton viết rằng trong 10 năm nữa, Mỹ phải thông minh quanh câu hỏi đầu tư thời gian và năng lượng ở đâu để có thể duy trì sự lãnh đạo, bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy các giá trị của mình. Cho dù Mỹ sẽ không quay lưng lại với các đồng minh liên Đại Tây Dương, điều này đòi hỏi chọn điểm then chốt là châu Á.
    Mặc dù ít được báo chí nhắc đến, nhưng người ta dường như thống nhất rằng chính sách châu Á của Obama là thông minh và đã thành công. Nhưng nó đòi hỏi một sự chỉnh sửa phong cách, theo lời Andrew Small, chuyên gia châu Á tại Quỹ Marshall Đức ở Washington, vì Mỹ có vẻ quá mềm mỏng với Trung Quốc ngay từ đầu.
    Ông nói: "Nó tạo ấn tượng với Trung Quốc rằng Mỹ đang suy thoái nhanh và nó khuyến khích thái độ lấn tới của Trung Quốc."
    Nhưng hai năm qua, chính quyền Obama đã xốc tới, vẽ ra lằn ranh giới hạn "chỉnh sửa quan niệm sai lạc về sự dịch chuyển quyền lực mà khủng hoảng tài chính đã gây ra" ở Bắc Kinh.
    Mỹ cũng sử dụng thái độ lấn tới của Trung Quốc trong vùng để củng cố liên minh với các nước như Nhật, Nam Hàn. Mỹ cũng đang xây dựng quan hệ đối tác mới với các nước như Việt Nam, một trong các nước lo ngại về lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Không viên chức Mỹ nào lại mô tả nỗ lực này là ngăn cản đà tiến của Trung Quốc, nhưng rõ ràng có cố gắng xây dựng liên minh trong vùng theo dạng mà Trung Quốc chưa có. Dĩ nhiên như thế việc này sẽ cân bằng lại quyền lực của Bắc Kinh.
    Douglas Paal, từ tổ chức Carnegie Endowment, nói ông Obama sẽ loan báo một thỏa thuận với Úc để tiếp cận các vùng trống ở Úc cho các đợt tập trận.
    Ông nói: "Không thể nói là không liên quan đến một Trung Quốc đang lên, nhưng thực sự thì nó liên quan nhiều hơn cho sự quản lý và tổ chức tốt hơn cho cấu trúc liên minh trong vùng."
    'Chia sẻ gánh nặng'
    [​IMG] Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ quân sự với các láng giềng của Trung Quốc


    Nhưng Justin Logan, thuộc viện Cato ở Washington, lại cảnh báo Mỹ có thể đang lặp lại mô thức phụ thuộc vốn phát triển cùng châu Âu hậu Thế chiến Hai, mà nay Washington không còn đủ sức làm vậy nữa.
    Như nhiều nước châu Âu, các nước Á châu không đầu tư nhiều cho quốc phòng - ví dụ Nhật chỉ bỏ ra 1% GDP cho quốc phòng và Nam Hàn 3%.
    "Thay vì cố trấn an đối tác châu Á, Mỹ cần gieo rắc nghi ngờ quanh cam kết bảo vệ an ninh cho họ," ông Logan nói.
    "Như thế, các nước mới bắt buộc phải nhận thêm gánh nặng của việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Bằng không, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ có thể sớm than về các đối tác châu Á, giống như châu Âu trước đây."
    Nhưng có một lĩnh vực mà Mỹ sẽ không thể làm gì nhiều để "chỉnh sửa" quan điểm ở châu Á, đó là kinh tế. Washington không đủ sức, hay không đủ nhanh, để có thể cạnh tranh với Trung Quốc như một đối tác kinh tế.
    Mặc dù ông Obama sẽ nêu bật tầm quan trọng của các thỏa thuận thương mại với các nước như Nam Hàn, Mỹ không thể tự bước ra khủng hoảng kinh tế của chính mình.
    Vì thế, nếu ông Obama không quay về nước với thêm việc làm cho người Mỹ, thì ông sẽ mang về cái gì sau 10 ngày hưởng nắng châu Á - Thái Bình Dương? Có lẽ không có gì thực sự cụ thể - sẽ không có văn bản hay thỏa thuận mà ông có thể gọi là thành công ngoại giao.
    Nhưng ông Small từ GMF cho rằng chuyến thăm của tổng thống Mỹ đến khu vực tự nó đã là thành công.
    Nếu Mỹ muốn một thế kỷ Thái Bình Dương mở ra thành thế kỷ Mỹ, nước này sẽ cần sẵn sàng đầu tư cho kiến trúc đa phương trong vùng và chứng tỏ họ hiểu rằng hình ảnh là điều quan trọng cho châu Á.
    "Lợi ích mà các nước có được và cơ hội [mà chuyến thăm của Obama] đem lại cho công tác hậu trường lâu dài sẽ vô cùng to lớn," theo lời ông Small.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chủ tịch VN cảm ơn Mỹ quan tâm Biển Đông


    Cập nhật: 12:43 GMT - thứ bảy, 12 tháng 11, 2011


    [​IMG] Chủ tịch Việt Nam đang tham dự hội nghị Apec ở Hawaii


    ************* Việt Nam ngỏ lời cảm ơn Hoa Kỳ vì quan tâm đến tranh chấp trên Biển Đông.
    Ông Trương Tấn Sang có bài phát biểu tại Trung tâm Đông - Tây ở Honolulu nhân dịp ông đến Hawaii dự hội nghị thường niên Apec.

    Tường thuật chính thức của trung tâm này cho biết ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc và Asean đã từng giải quyết được những tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ.

    Theo ông, Việt Nam tin rằng cần duy trì tự do đi lại trên Biển Đông để tàu bè của bất kỳ nước nào cũng có thể đi qua.
    'Đối tác quan trọng'
    Phát biểu qua phiên dịch, ************* Việt Nam cho biết các viên chức Mỹ và Việt Nam nhân dịp này sẽ gặp nhau để bàn cách thức đưa quan hệ song phương "lên tầm mức mới".
    "Chúng tôi hợp tác rất tốt về quốc phòng và an ninh. Việt Nam xem Hoa Kỳ là đối tác rất quan trọng."
    "Nếu chúng ta hợp tác, nó đáp ứng được quyền lợi của cả hai nước và đem lại hòa bình [cho khu vực]."
    Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng cải thiện quan hệ ngoại giao, tuy vẫn bất đồng quanh vấn đề nhân quyền.
    Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 30 của Mỹ, với giao thương hai chiều đạt 18.6 tỉ đôla trong năm 2010.
    Ông Sang dự đoán: "Thương mại sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới."
    Ông nói thêm rằng hiện có 60.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ và mỗi năm có khoảng 400.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Iran nổ lớn tại thủ đô

    Tin nóng: Nổ cháy kinh hoàng tại căn cứ quân sự của Iran

    Thứ bảy 12/11/2011 22:58
    (GDVN) - Ít nhất 15 người thiệt mạng và nhiều người khác đã bị thương trong khi xảy ra một vụ nổ kinh hoàng tại một căn cứ quân sự ở thủ đô Tehran của Iran.


    [​IMG]Thủ đô Tehran, Iran (minh hoạ: ảnh Ria)
    Theo những thông tin ban đầu do truyền thông Nga trích dẫn từ các phương tiện thông tin đại chúng ở Iran, vụ nổ xảy ra tại một căn cứ ở phía tây thủ phủ Tehran.

    Theo truyền thông Iran, vụ việc xảy ra tại một căn cứ của Lực lượng Vệ binh cách mạng, đội quân tinh nhuệ và ưu tú nhất của Tehran.

    Một quan chức của quân đội Iran đã lên tiếng xác nhận vụ việc, đồng thời khẳng định đây không phải là hậu quả của hành động tấn công khủng bố.

    Nhiều khả năng đây là tại nạn đáng tiếc trong lúc một đơn vị đang vận chuyển đạn dược.

    Đình Phương (theo lenta)


    TAG
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Năm 2007 tôi được theo đoàn ra Trường Sa.
    Tại các đảo lớn thấy toàn trồng cây Phong Ba, cây Bàng... nói chung lá nhiều nhưng thân cây không phát triển.
    Không biết cây Tre có sống được ở đây không ???
    Nếu được thì khả năng phòng thủ sẽ được nâng lên tuyệt vời !
    Một hàng rào Tre dày 3-4 m . Khi quân địch đổ bộ lên đảo gặp hàng Tre sẽ rất khó lọt qua , chấp luôn các loại súng bộ binh, lựu đạn . Mẽo dùng lưới thép để chống B-40. Còn cây Tre thừa khả năng đó.
    Hơn nữa cây Tre cũng là 1 biểu tượng của Việt Nam, cho ý chí quật cường chống ngoại xâm của ông cha ta !
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nghệ nhân huyện đảo

    Chủ Nhật, 13/11/2011 00:05
    Đã bước sang tuổi 80 nhưng ông vẫn ngày ngày tái hiện và phục chế những hiện vật của cha ông ngày trước, nổi bật là mô hình chiếc thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa

    Tiếp chúng tôi khi đang cùng 2 học trò cặm cụi vót lại mớ nan tre để tái hiện mô hình thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa theo đơn đặt hàng của một thương gia, ông Võ Hiển Đạt, một nghệ nhân 80 tuổi ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, tự hào: “Tổ tiên tôi vốn là người từ đất liền ra đảo và đã gắn bó với Lý Sơn hàng mấy trăm năm nay, là những người khai phá vùng đất này. Hơn 10 tuổi, tôi đã được gia đình cho học chữ Nho nhưng lớn lên, tôi lại bị cuốn theo nghiệp chài lưới để thỏa chí nam nhi nơi biển cả”.
    Ông Đạt cho biết trong những năm lăn lộn với sóng gió biển khơi, ông luôn đau đáu một điều: Tổ tiên mình năm xưa ra Hoàng Sa, Trường Sa bằng phương tiện gì và chúng được làm bằng chất liệu nào? “Điều đó ám ảnh tôi hàng chục năm trời. Đến khi nghỉ đi biển chuyển sang đóng thuyền buồm, tôi mới vỡ lẽ rằng cha ông ta ngày xưa đóng thuyền theo mô hình của ngư dân vùng biển Trung Bộ, chất liệu chủ yếu vẫn là gỗ và tre” - ông Đạt cho biết.
    [​IMG]
    Ông Võ Hiển Đạt bên mô hình chiếc thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa
    Tiếp tục mày mò, ông Đạt tìm tòi tài liệu ghi chép về cách đóng thuyền câu của ngư dân Trung Bộ trong thế kỷ XVI. Năm 1984, khi được mời vẽ lại đôi liễn đối tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã An Hải – huyện Lý Sơn, tình cờ ông phát hiện mô hình chiếc thuyền của đội hùng binh vẽ trên giấy bản khổ lớn đã ố màu thời gian được tộc họ này cất giữ lâu năm, trong đó ghi chép tỉ mỉ hình dáng, kích thước, chất liệu để làm nên chiếc thuyền cho đội hùng binh Hoàng Sa. Có mô hình trong tay, ông liền tiến hành tái hiện, phục chế lại con thuyền năm xưa. Hơn 2 tháng sau, mô hình chiếc thuyền của đội hùng binh mới hoàn thành, kích thước chỉ bằng 1/8.
    Trong các lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của những tộc họ ở Lý Sơn vào các năm 1990, năm nào ông Đạt cũng tái hiện hàng chục mô hình tàu thuyền để phục vụ lễ tế. Riêng lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2008 được tổ chức rầm rộ bởi 13 họ tộc, ông được giao trọng trách phục dựng và tái hiện nguyên bản đến từng chi tiết nhỏ nhất của 2 chiếc thuyền cùng vật dụng sinh hoạt, hình nhân thế mạng của đội hùng binh năm xưa. “Tôi đã thức trắng nhiều đêm để chế tác các phiên bản sao cho thuyết phục các nhà nghiên cứu. Sau nhiều tháng miệt mài chỉnh sửa, việc tái hiện và phục chế con thuyền và những hiện vật đã hoàn thành, được các nhà chuyên môn đánh giá cao”- ông nói.
    Không để mai một công việc làm sống lại lịch sử của bao lớp cha ông, hiện ông Đạt nhận kèm cặp và truyền nghề cho 2 thanh niên. Họ cũng là những người thích tìm hiểu và khám phá những hình ảnh hào hùng của tiền nhân.
    Dịch nhiều tài liệu quý
    Là người duy nhất trên đảo Lý Sơn thông hiểu chữ Hán Nôm, những lúc rảnh rỗi, ông Đạt lại giúp viết những câu liễn, đối ở các đền thờ. Mỗi dịp Tết, nhiều người dân địa phương lại đến xin ông chữ để cầu phúc, cầu may cho gia đình mình.
    Ông Đạt đã có nhiều công lao trong việc tái hiện và phục dựng những hiện vật liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn; đồng thời cũng là người phát hiện và dịch không ít trang tài liệu quý tại các dòng họ trên đảo để phục vụ công việc nghiên cứu.
    “Hiện chúng tôi đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận ông Võ Hiển Đạt là một trong hai nghệ nhân của tỉnh Quảng Ngãi” - ông Tạ Quy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết.

    Bài và ảnh: VĂN MỊNH
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh

    bán cho thằng khựa này là nó ăn cắp công nghệ ngay. và quay lại cắn chính những ai giúp đỡ nó...





    Bài đăng : Thứ bảy 12 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 12 Tháng Mười Một 2011

    Giúp khối euro: Châu Âu bác bỏ điều kiện của Trung Quốc

    [​IMG]

    Thanh Hà
    Hãng Reuters, ngày hôm qua, 11/11/2011 đưa tin: Châu Âu bác bỏ các điều kiện của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính đối với khu vực đồng euro. Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh.


    Thông tín viên Joris Zylberman từ Bắc Kinh gửi về bài tường trình :
    « Kể từ khi châu Âu cầu cứu cộng đồng quốc tế tài trợ khoản nợ công của các thành viên khối euro, Trung Quốc làm cao. Đó là điều rõ ràng ngay từ đầu. Bắc Kinh chỉ ra tay cứu châu Âu với một số điều kiện. Vấn đề là những đòi hỏi của Trung Quốc đã đi quá xa. Theo một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc thì trước mắt phía châu Âu bác bỏ toàn bộ những yêu sách của Bắc Kinh.

    Dường như là Liên Hiệp Châu Âu không chấp nhận xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt này đã được ban hành từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bruxelles cũng không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Cuối cùng thì trước mắt châu Âu cũng chưa đồng ý để đơn vị tiền tệ Trung Quốc tham gia vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với lý do là châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Trung Quốc thì sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la và qua đó làm giảm ảnh hưởng của cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ trên bàn cờ tài chính quốc tế.

    Theo Reuters, một nhà ngoại giao châu Âu xin được giấu tên, đã rất bực mình về những mặc cả của Trung Quốc và quan chức này tuyên bố rằng khối euro không bắt buộc phải năn nỉ Bắc Kinh tài trợ. Chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị là khu vực đồng euro có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.

    Nhìn từ Bắc Kinh, thất bại trong các cuộc thương thuyết với phía châu Âu có thể khiến Trung Quốc nản chí. Chính quyền không muốn dư luận Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh mền yếu trước áp lực của phương Tây ».






    .
  7. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Một ý kiến hay...


    ài đăng : Thứ bảy 12 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 12 Tháng Mười Một 2011
    Việt - Trung nên tổ chức hội thảo song phương về lịch sử chủ quyền Biển Đông

    [​IMG]Quang cảnh Hội nghị Biển Đông tại Hà Nội, ngày 04/11/2011 Reuters




    Thanh Phương
    Cuối tuần trước, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề « Biển Đông : Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực ».


    Là một trong những diễn giả tham gia hội thảo lần này, tiến sĩ Nguyễn Nhã nêu lên một số điểm đáng chú ý trong hội thảo.
    Đặc biệt, ông cho rằng hai nước Trung Quốc và Việt Nam nên có hội thảo về lịch sử chủ quyền Biển Đông để đối chọi các lập luận nhằm phân định rạch ròi chủ quyền của mỗi bên trước khi nói đến chuyện hợp tác cùng khai thác.






    .
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh

    bán cho thằng khựa này là nó ăn cắp công nghệ ngay. và quay lại cắn chính những ai giúp đỡ nó...
    =============
    Vài năm nữa >khi Khựa bẩn chia thành 5 nước thì mới tính !!! :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam nhận đỡ đầu cho " Cộng hòa Choang sạch " :)):)):)):))
    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Ấn Độ tăng tốc làm ăn với Việt Nam










    Đoàn 30 doanh nghiệp xúc tiến thương mại vào Việt Nam lần này đưa ra nhiều yêu cầu hợp tác trực tiếp.
    Với 44 tỉ đôla Mỹ đầu tư ra nước ngoài trong năm tài khoá 2011, Ấn Độ đang tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong chính sách đầu tư hướng Đông, trong đó Việt Nam được xem là trung tâm để đến các nước ASEAN. Tại diễn đàn thương mại India Calling 2011 diễn ra tại TP.HCM ngày 9.11, ông Yogendra Godbole, đại diện Tata International, cho biết cần liên doanh với đối tác Việt Nam trong các ngành như khoáng sản, nông nghiệp, phân phối xe hơi, nhập khẩu sắt thép, thiết bị, máy móc nông nghiệp… Nhà sản xuất thép hàng đầu của Ấn này cũng đang chờ giấy phép đầu tư nhà máy thép 5 tỉ đôla Mỹ tại Vũng Áng, Hà Tĩnh từ bốn năm nay. Nếu dự án này được cấp phép thì đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.
    Đoàn 30 doanh nghiệp xúc tiến thương mại vào Việt Nam lần này đưa ra nhiều yêu cầu hợp tác trực tiếp. Đa số trong đó quan tâm đến các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin… Nhóm công ty về nông nghiệp, sinh học, chế biến và các dịch vụ cung ứng nông nghiệp như Packam Controls, Brightland, Sylvestor, Biostadt India, Shrijee… cho biết muốn tìm đối tác phát triển kênh phân phối tại chỗ và tìm nguồn hàng Việt Nam nhập khẩu sang Ấn Độ. Đi cùng họ là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm, hỗ trợ pháp lý cho việc làm ăn của doanh nghiệp Ấn. Bà Bhavna Doshi, thành viên ban tư vấn liên đoàn kế toán quốc tế, viện Kế toán Ấn Độ, cho biết các thành viên của mình cần các đối tác địa phương am hiểu về pháp lý, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, tư vấn đầu tư nước ngoài…
    Theo ông Abhay Thakur, tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Ấn Độ xem Việt Nam là trung tâm để hướng đến ASEAN, một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam tính cả dòng vốn đầu tư qua quốc gia thứ ba, hiện đạt hơn 500 triệu đôla Mỹ.
    Các doanh nghiệp Ấn muốn vào Việt Nam thông qua các liên doanh hoặc mua lại doanh nghiệp để rút ngắn quy trình đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ ở những thương vụ lớn gần đây như Fortis mua lại tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, Marico mua ICP, Philip Carbon Black liên doanh sản xuất bột than đen, Venky sản xuất thức ăn gia súc, KCP sản xuất đường… “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động thương mại và đầu tư song phương sẽ tăng tốc khi đường bay trực tiếp TP.HCM – Mumbai khai trương vào tháng 3.2012”, ông Abhay nói.
    Theo Tuyết Ân
    SGTT
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này