Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3214 người đang online, trong đó có 102 thành viên. 01:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43605 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Quả bom bất động sản TQ sắp vở tung

    Trung Quốc: Phát hành trái phiếu không giải quyết được vấn đề nợ địa phương

    Theo giới phân tích kinh tế, việc Chính phủ Trung Quốc cho phép một số địa phương phát hành trái phiếu sẽ không thể giải quyết được vấn đề nợ quá mức của chính quyền địa phương.



    [​IMG]
    Để giải quyết vấn đề đó cần có sự cứu trợ của chính quyền trung ương hoặc các nguồn thu mới như thuế bất động sản.

    Bộ Tài chính Trung Quốc mới đây thông báo các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ được phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 và 5 năm. Động thái này được đưa ra khi nợ của chính quyền địa phương tăng mạnh sau những nỗ lực kích thích kinh tế trong cuộc khủng hoảng 2008-2009. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng nhiều khoản nợ này sẽ "bay hơi" cùng với các dự án hoang phí và có thể trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái làm hạn chế khả năng tăng nguồn thu của các địa phương thông qua việc bán đất và làm giảm giá trị các tài sản ký quỹ của họ.

    Quyết định này cũng chính thức chấm dứt lệnh cấm chính quyền địa phương phát hành trái phiếu trong gần 18 năm qua. Về mặt tích cực, sự thay đổi này có thể khuyến khích sự minh bạch về tài chính. Nếu chính quyền địa phương có thể vay thông qua các thị trường trái phiếu, họ sẽ đỡ phải thông qua hệ thống ngân hàng hay thành lập các phương tiện đầu tư có mục đích đặc biệt. Và điều này có thể giúp đưa các khoản chi tiêu ngoài ngân sách vào trong ngân sách chính thức. Một tác động tích cực nữa là việc chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu sẽ giúp kích khích sự phát triển của thị trường tài chính.

    Tuy vậy, dù có một số ảnh hưởng tích cực, động thái trên vẫn không có mấy tác dụng trong việc làm thế nào để giải tỏa gánh nặng nợ nần đang tăng lên đối với chính quyền các địa phương. Phạm vi vay theo chương trình thử nghiệm này là khá hạn chế: từ nay đến hết năm 2011 chỉ vào khoảng 20 - 30 tỷ nhân dân tệ (3,1-4,7 tỷ USD). Hơn nữa việc vay từ thị trường tài chính có giúp giải tỏa cho chính quyền các địa phương đang kẹt tiền hay không vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Chi phí vay từ các thị trường có thể thấp hơn so với vay ngân hàng, nhưng sự khác biệt có thể là không lớn vì những điều kiện mà các ngân hàng áp dụng để cho chính quyền các địa phương vay là rất dễ dãi.

    Hiện tại, khó có thể đánh giá tác động và tính hiệu quả của chương trình thử nghiệm này. Chương trình này còn phụ thuộc nhiều vào các chi tiết kỹ thuật cụ thể chưa được đưa ra một cách rõ ràng.

    Liệu thị trường có đánh giá rủi ro một cách đúng đắn? Liệu vỡ nợ có thể xảy ra và nếu xảy ra thì xử lý như thế nào? Ai sẽ quản lý, điều chỉnh thị trường nợ của các địa phương?

    Tuy nhiên, điều rõ ràng là trái phiếu địa phương không thể giải quyết được vấn đề nợ quá mức của chính quyền địa phương. Trái phiếu cung cấp cho chính quyền địa phương một công cụ hữu hiệu để quản lý tính thanh khoản, nhưng trong nhiều trường hợp, vấn đề thực sự chính là khả năng thanh toán nợ của chính quyền. Nói cách khác, thu ngân sách của một số địa phương không đủ để hỗ trợ các khoản vay ngân hàng. Do việc phát hành trái phiếu thường không phải là cách tốt để giải quyết một vấn đề nợ nần, nên cái cần là sự cứu trợ từ chính phủ hoặc các nguồn thu mới.

    Trong dài hạn, tình hình đó có thể xảy ra đối với cả các địa phương giàu có như Thượng Hải và Chiết Giang. Vì lý do này, quyết định cho phép chính quyền địa phương phát hành trái phiếu dường như không phù hợp với những thay đổi chính sách đáng kể trong thời gian gần đây nhằm nâng cao nguồn thu, như chương trình thử nghiệm thu thuế bất động sản tại Trùng Khánh hồi đầu năm nay.


    Lê Chân (theo Economist)
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Những “quả bom hẹn giờ” ở Trung Quốc

    Tuy vẫn tăng trưởng ở mức trên 9%, nhưng nợ xấu, giá nhà cao ngất ngưởng và cho vay phi pháp... đang trở thành “những quả bom hẹn giờ” đối với kinh tế-xã hội Trung Quốc.



    [​IMG]
    Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại quý thứ ba liên tiếp, giữa lúc Bắc Kinh thắt chặt các hoạt động cho vay và tăng lãi suất do lo ngại lạm phát ngày một gia tăng

    Theo các số liệu vừa công bố ngày 18/10 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 9,1% trong quý III/2011, thấp hơn mức tăng 9,5% của quý II và là mức tăng thấp nhất trong hai năm qua

    Khi Trung Quốc công bố gói giải cứu gần 600 tỷ USD để chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách của nước này đã hào hứng lao vào các dự án cơ sở hạ tầng, mà cho đến nay vấn đề hiệu quả của một số dự án vẫn còn gây tranh cãi. Kết quả là họ đã tạo ra một núi nợ lên tới 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (CNY) tính đến cuối năm 2010. Chính phủ Trung Quốc dự đoán 2,5 nghìn tỷ đến 3 nghìn tỷ CNY trong đó sẽ trở thành nợ xấu, trong khi Standard & Poor's cảnh báo khoảng 8 nghìn tỷ đến 9 nghìn tỷ NDT, tương đương khoảng 1,2 nghìn đến 1,4 nghìn tỷ USD, không thể thu hồi được. Hay nói cách khác, nguy cơ vỡ nợ tiềm ẩn thậm chí còn lớn hơn chương trình giải cứu 700 tỷ USD của Mỹ trong cuộc khủng hoảng 2008.

    Giá nhà cao có thể tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội lớn hơn là về tài chính. Điều này giải thích tại sao hơn 18 tháng qua, Trung Quốc đã mạnh tay xử lý những nhà đầu cơ bất động sản để cố gắng hạ nhiệt giá nhà. Hồi tháng 7, Trung Quốc đã mở rộng danh sách các thành phố bị hạn chế số căn hộ mà một gia đình có thể mua, lên khoảng 40 thành phố, trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải. Trước đó, trong tháng 1/2011, Trung Quốc đã nâng tỷ lệ nộp tiền mặt tối thiểu khi mua căn nhà thứ hai từ 50% lên 60% giá trị ngôi nhà. Ngoài ra, Trung Quốc còn yêu cầu các ngân hàng quốc doanh cắt giảm cho vay. Nếu tiếp tục tiến trình đó, Trung Quốc có thể trở thành một trong số vài nước làm bong bóng bất động sản "xì hơi" thành công. Song nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, những vấn đề nhà đất của Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn.

    Khảo sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC – Ngân hàng Trung ương) hồi giữa tháng 9 cho thấy 76% cư dân đô thị cho rằng giá bất động sản quá cao và 38% dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, cả hai tỷ lệ này đều cao hơn so với kết quả thăm dò giữa tháng 6. Theo số liệu của IMF, một căn hộ 70 m2 ở Bắc Kinh có giá gấp khoảng 20 lần thu nhập khả dụng trung bình hàng năm của một hộ gia đình, gấp bốn lần tỷ lệ này của cả nước và cao hơn 7 lần so với Mỹ. Ở Trung Quốc, người dân có xu hướng đầu tư vào bất động sản vì họ chỉ có một số ít lựa chọn khi thị trường chứng khoán biến động mạnh, thị trường vốn chưa phát triển còn lãi suất tiền gửi ngân hàng lại quá thấp không bù nổi mức lạm phát đang gia tăng.

    Ngành bất động sản chiếm khoảng 12% GDP của Trung Quốc, nhưng nó lại có ảnh hưởng rất rộng. Xây dựng nhà ở tạo ra nguồn nhu cầu quan trọng về thép, xi măng, đồng và các hàng hóa khác. Điều này có nghĩa giá nhà sụt giảm 10% có thể cắt giảm 1,2 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bất động sản - cả thế chấp và vốn vay cho các nhà phát triển - chiếm khoảng 18% hồ sơ tín dụng của các ngân hàng. Nhiều nhà kinh tế đã đưa viễn cảnh thị trường nhà đất ảm đạm vào những dự báo năm 2012 của họ, những dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng Trung Quốc sẽ giảm từ mức 9,5% hiện tại xuống khoảng 8,5%. Nhà kinh tế Jian Chang của Barclays Capital dự đoán đến cuối năm nay, giá bất động sản ở Trung Quốc có thể giảm 10% so với mức đỉnh 2011

    Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hồi tháng 9 nhận định nếu giá nhà ở Trung Quốc giảm 30% sẽ là một điểm chuyển ngoặt đối với nhiều nhà phát triển bất động sản. Điều này sẽ trở thành nguy cơ lớn đối với các chủ nợ, cả ngân hàng và những nhà cho vay không chính thức. Các nhà phát triển bất động sản sẽ chần chừ trong việc mua đất của chính quyền địa phương vì tốc độ bán nhà mới chậm lại. Nhưng cho dù tốc độ xây dựng nhà ở thương mại có giảm thì Trung Quốc vẫn tăng cường phát triển "nhà ở xã hội" cho những hộ gia đình thu nhập thấp, với mục tiêu xây 10 triệu căn hộ trong năm nay và 36 triệu căn vào năm 2015.

    Còn theo Credit Suisse, sự tăng trưởng mạnh các khoản cho vay không chính thức là "quả bom hẹn giờ", tạo ra nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc hơn cả việc nợ của các chính quyền địa phương gia tăng. Credit Suisse ước tính đến nay quy mô cho vay không chính thức của Trung Quốc lên tới 4 nghìn tỷ NDT, tương đương khoảng 8% cho vay ngân hàng. Lãi suất đối với những khoản cho vay này cao tới 70% và những khoản vay này tăng với tốc độ 50% mỗi năm. Năm nay, các ngân hàng "đen" - các nhà cho vay ngầm và các công ty tín thác mở rộng tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để vay tiền - đã cho các nhà phát triển bất động sản vay 208 tỷ NDT, gần bằng mức cho vay ngân hàng chính thức 211 tỷ NDT. Theo các nhà phân tích, nguy cơ là ngay cả các nhà phát triển bất động sản lành mạnh cũng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng về thanh khoản, trong bối cảnh lãi suất của những khoản vay này cao trong khi kỳ hạn lại ngắn

    Barclays cho rằng suy giảm kinh tế toàn cầu có thể đẩy tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống 7%, mức được coi là "hạ cánh cứng" vì nó quá yếu để tạo ra đủ việc làm theo kịp với tốc độ di dân đô thị. Sự sụt giảm mạnh như vậy có thể tạo ra vòng tác động tiêu cực, khuyến khích các nhà đầu tư bán mọi thứ - kể cả bất động sản. Tình trạng bán tháo có thể đẩy giá nhà tụt giảm hơn, và tác động sâu rộng hơn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và nguy cơ mất ổn định tài chính sẽ lớn hơn nếu hàng trăm nghìn doanh nghiệp phát triển bất động sản phá sản, các ngân hàng ngần ngại cho vay, có thể tạo ra vòng xoáy đi xuống

    Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng Trung Quốc sẽ tránh để cho các “quả bom hẹn giờ” nói trên phát nổ. Bắc Kinh có thể nới lỏng một số hạn chế về mua nhà được ban hành trước đây hoặc cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, hiện ở mức cao kỷ lục 21,5% đối với các ngân hàng lớn. Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu sẽ phát đi tín hiệu mạnh mẽ đối với Bắc Kinh trong việc nới lỏng các điều kiện tín dụng đối với toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ trong lĩnh vực nhà đất. Hồi đầu năm, IMF đã đưa ra những đề xuất về chính sách nhà ở đối với Bắc Kinh. Đó là tăng lãi suất, phát triển các thị trường tài chính và áp dụng thuế bất động sản trên quy mô lớn


    Hải Yến (tổng hợp)
  3. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0



    Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo


    [​IMG] Tháng Tám năm 2011, báo chí của nhà nước Trung Quốc tự nhiên đánh phá lung tung, đả kích các nước Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
    Bắc Kinh làm ồn ào để phản đối việc Công ty Ấn Độ ONGC Videsh Limited’s (OVL) định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khu vực (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Tháng trước, Bắc Kinh đã từng cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi chiếc tàu Ấn Độ này mới rời hải cảng Việt Nam. Chắc cũng vì lúc đó họ biết Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán chuyện khai thác dầu cho nên gây hấn thử coi có ai sợ không. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức phản đối vụ dọa nạt đó, nhân danh quyền lưu thông tự do trên mặt biển thuộc một nước Việt Nam có chủ quyền.
    OVL đã từng hợp tác với Petro Việt Nam từ năm 1988 và khám phá thấy dầu ở hai blocks 127 và 128 thuộc vũng Phú Khánh từ những năm 1992, 1993. OVL cùng với BP tìm dầu ở vùng Lan Do và Lan Tây từ năm 2006; gồm cả hai blocks trên nhưng 127 không có đủ dầu và khí để khai thác. Từ năm 2010, Trung Quốc chuyển hướng ngoại giao với một thái độ mới, coi vùng Biển Đông nước ta thuộc “quyền lợi cốt lõi” của họ cho nên nay họ tỏ phản đối một cách dữ dội.
    Ngày 16 tháng Chín 2011, trong lúc Ngoại trưởng Ấn Độ sang Hà Nội họp, Tân Hoa xã viết, “Trung Quốc cảnh cáo các công ty Ấn Độ hãy tránh xa vùng Nam Hải… trong vùng mà Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được, làm nhiễm độc mối bang giao hai nước vốn đã căng thẳng”. Những dòng cuối cùng cứng rắn hơn: “Các nước muốn thử thách nên biết rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ một tấc nào trước áp lực khi đụng tới chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Ấn Độ hãy suy nghĩ kỹ và nên tránh đừng làm gì để họ chỉ được lợi rất ít mà mất mát rất nhiều!”. Giữa tháng Mười, nhật báo Nhân dân ở Bắc Kinh lại cảnh cáo Ấn Độ thêm: “Thách thức ‘quyền lợi cốt lõi’ của một cường quốc đang lên để tìm những mỏ dầu chưa biết có hay không dưới đáy biển, sẽ gây tai hại cho cả sự an toàn về năng lượng của Ấn Độ”. Lời cảnh cáo này cũng nhắm vào ông Nguyễn Phú Trọng, lúc đó đang thăm Bắc Kinh.
    Một bài quan điểm trên tạp chí Hoàn Cầu thời báo ngày 14 tháng Mười viết với giọng hăm dọa: “Trung Quốc đang tính sẽ có hành động chứng tỏ lập trường của mình và ngăn chặn những mưu đồ khiêu khích trong vùng này... Ấn Độ cố ý thừa nước đục thả câu ở Nam Hải để lấy thế mặc cả với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp khác... Có âm mưu chính trị hiển nhiên đằng sau các dự án thăm dò dầu khí... Khi Ấn Độ và Việt Nam khởi sự việc thăm dò, Trung Quốc có thể đưa tới đó những lực lượng phi quân sự để quấy nhiễu công tác của họ, sẽ gây ra tranh cãi và chia rẽ để công việc thăm dò của hai nước đó phải chấm dứt. Nói cách khác, Trung Quốc phải cho họ biết rằng những lợi lộc kinh tế trong việc hợp tác của họ sẽ không thể nào bù lại được với những rủi ro”.
    Nhiều công ty dầu khí quốc tế của Mỹ, Anh, Hòa Lan, trước đây đã lập tức rút lui khỏi vùng biển Việt Nam khi bị Bắc Kinh đe dọa. Các Công ty Chevron và BP đều có những vụ hợp tác làm ăn lớn ở bên Tàu cho nên sợ mất con cá sộp bèn bỏ Việt Nam ngay; thái độ này khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ, Chính phủ Ấn Độ dứt khoát không chịu thua, tuyên bố việc cộng tác tìm và khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam là một quyền được luật lệ quốc tế bảo vệ. Đụng với ONGC Videsh, Trung Quốc mới thấy không phải ai cũng sợ.
    Trước thái độ cương quyết này, Bắc Kinh cho các báo, đài công kích Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu. Không những thế, báo chí ở Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào coi như đồng lõa. Đó là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”; cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc đó là thái độ một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình, ai làm trái ý mình là làm phản!
    Việc Ấn Độ dự định bán cả hỏa tiễn Brahmos cho Việt Nam, càng chọc tức hơn nữa! Việc bán loại tên lửa chưa bao giờ xuất cảng này cho Việt Nam, cùng sản xuất với Nga, ghép tên hai con sông Brahmaputra và Moskva, đã được Nga đồng ý.
    Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả tâm trạng giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali 马嘉丽) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng vụ đi tìm dầu lửa khiến ông cảm thấy Ấn Độ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Không hiểu ông ta quen nhìn Việt Nam như một nước phụ thuộc hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Trung Hoa mà thôi? Mã Gia Lệ nói: “Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. Nếu Ấn Độ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Cuộc “đối thoại tay ba” đang mở ra giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ có vẻ phần nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc”.
    Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên nhật báo Japan Times vào tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải “ngăn chặn” Trung Quốc, như chiến lược “ngăn chặn” mà Mỹ đã theo trong thời chiến tranh lạnh nhắm vào Nga Xô. Bà Koike vạch ra rằng “Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Độ hay Nga và quá thấp so với ba nước trên cộng lại. Một nửa trong số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo”, cho nên Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử 小池百合子) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ chỉ thúc đẩy các nước Á châu khác phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì để họ bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một trong chính sách ngoại giao. Trong tháng Mười 2011, Ngoại trưởng Nhật đã sang Jakarta cùng với Ngoại trưởng Indonesia bàn việc giải quyết các tranh chấp trong vùng biển Đông Nam Á trong một diễn đàn quốc tế, trước kỳ họp của ASEAN ở Jakarta mà Indonesia đang đóng vai chủ tọa.
    Trong thực tế, các nước Á Đông và Đông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ XX là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, giữ một tình trạng cân bằng về an ninh trong khu vực. Cho tới nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều vẫn muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng. Đúng như bà Koike nói, không nước nào coi việc ngăn chặn Trung Quốc là cần thiết, bởi vì Trung Quốc không giống Liên Xô đời xưa. Nhưng không ai muốn bị áp đảo.
    Nguyên nhân chính cũng vì trong mươi năm gần đây Bắc Kinh đã bỏ không theo chiến lược Đặng Tiểu Bình, là hãy lo phát triển kinh tế cho bằng người ta, còn về ngoại giao phải “thao quang dưỡng hối” (稻光养晦,Tao guang yang hui), tức là che bớt cái hay cái giỏi của mình và cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, lúc đầu nói sẽ sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài; rồi một ngày đem làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Chưa có gì mà đã khoe khoang rồi. Một hàng không mẫu hạm mà không có đoàn tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận thì chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích. Như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có một lý do là họ cần phô trương để kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân Trung Hoa. Họ cần đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và thiếu tự do; tất cả hãy chịu đựng ủng hộ nhà nước! Chính nỗi sợ ngọn núi lửa bất mãn trong lòng dân sẵn sàng bùng nổ khiến cho giới lãnh đạo Bắc Kinh phải tỏ ra hung hăng đối với bên ngoài.
    Nhưng khi tỏ ra lo sợ những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, Bắc Kinh cho thấy là họ đang sợ, vì tự nhìn bản thân bên trong còn yếu quá.
    Vụ Công ty Ấn Độ ONGC Videsh cứ tiếp tục tìm dầu, không sợ dọa nạt, đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tai sao các Công ty Chevron, BP nhượng bộ ngay mà OVL không sợ? Chỉ vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Cũng vì quyền lợi kinh tế, Chính phủ Mỹ hùa theo Chevron, tuyên bố không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Khác với Chevron, công ty OVL không có quyền lợi nào đáng kể ở Trung Quốc mà lo bị mất. Vì thế Chính phủ Ấn Độ mới làm cứng.
    Bắc Kinh hoảng hốt khi miếng võ đe dọa mất hiệu lực. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp Hợp tác Chiến lược kinh tế đầu tiên với Ấn Độ. Và ngay sau cuộc gặp mặt giữa hai Thủ tướng Manmohan Singh và Ôn Gia Bảo, họ quyết định trong 6 tháng sẽ họp lần nữa, không đợi tới một năm như dự trù. Năm 2009, hai nước đã đứng trên cùng một lập trường khi đối diện với các nước Tây phương trong hội nghị Copenhagen về bảo vệ khí quyển, vì cả hai đều là những quốc gia đang phát triển. Trong mấy năm gần đây, Ấn Độ đang cải thiện bang giao với những nước Á Châu khác, từ Afghanistan, Iran, Bangladesh, đặt chân lên cả những nơi mà Trung Quốc từng coi là phiên thuộc như Mông Cổ và Việt Nam.
    Một lần nữa, chúng ta lại thấy trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Trung Quốc không chỉ lo ngại một công ty Ấn Độ dám chống họ, mà họ còn lo xa hơn. Mai mốt, nếu công ty OVL thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam và có lợi, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ của họ mà làm theo! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không có quyền lợi nào ở Trung Quốc để bị ràng buộc; ngăn cản họ làm sao được? Theo quyền lợi của Bắc Kinh thì tốt nhất Việt Nam chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi! Trong quá khứ, năm 2008 Trung Quốc đã đe dọa Công ty ExxonMobil không được tìm dầu trong vùng biển Đông nước ta. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố ở Singapore rằng Chính phủ Mỹ phản đối những lời đe dọa đối với các công ty năng lượng của nước họ. Năm nay 2011, vào tháng Tư ExxonMobil đã bắt đầu khoan đáy biển trong Block số 119 ngoài khơi Đà Nẵng, chưa thấy Trung Quốc phản đối!
    Nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty OVL bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ xảy ra chiến tranh với Ấn Độ. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới từ những năm 1962; cho tới nay vẫn không bên nào chịu thỏa hiệp ký một hiệp ước chia đôi nhanh chóng như vụ chia đôi vùng tranh chấp ở biên giới Việt-Trung. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một, tạm gác các tranh chấp khác một bên. Hiện nay nước mua bán với Ấn Độ nhiều nhất là Trung Quốc. Trung Quốc càng muốn giữ một bộ mặt hòa bình trong khi cần đi làm ăn nơi khác nữa! Trung Quốc mới khai trương một hàng không mẫu hạm còn Ấn Độ đã có một chiếc mẫu hạm từ lâu rồi, và đang làm thêm 3 mẫu hạm khác trong mười năm tới. Hải quân Ấn Độ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, cho nên chiến tranh khó xảy ra chỉ vì Biển Đông.
    Nỗi sợ của Trung Quốc chính vì họ lo Ấn Độ và Việt Nam phải hợp lực chống lại nếu đem tàu hải giám tới phá công việc tìm dầu của OVL tại một vùng ngoài khơi Quy Nhơn. Súng không thể nổ, nhưng bang giao Ấn – Trung – Việt sẽ căng thẳng, các nước ven biển vùng Đông Nam Á sẽ báo động, cả thế giới sẽ nhảy vào can gián.
    Khi can gián, người ta phải đặt một câu hỏi căn bản, là Quần đảo Hoàng Sa thực sự thuộc nước nào? Các nước Đông Nam Á đều muốn đặt câu hỏi đó, đối với tất cả các hòn đảo đang tranh chấp. Nếu chưa thể quyết định chủ quyền trên mỗi đảo, người ta vẫn có thể đặt vấn đề giới hạn vùng lãnh hải đối với mỗi hòn đảo; nhờ một tòa án quốc tế hay một hội nghị quốc tế phân xử; các bằng chứng lịch sử và pháp lý phải được trưng bày. Ngay cả khi Trung Quốc muốn tỏ ra hòa hoãn, yêu cầu chỉ bàn việc cộng tác khai thác và chia sẻ lợi ích, thì vấn đề ai là chủ của những hòn đảo nào vẫn phải được đem ra giải quyết trước mặt thế giới.
    Đây sẽ là một cơ hội cho Việt Nam quốc tế hóa vấn đề nước nào nắm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa năm 1974, mới hơn một phần tư thế kỷ. Một hành động xâm lăng rất khó xóa bỏ. Tại sao anh phải đem quân tới giết người để chiếm những hòn đảo này, nếu đó là đất nước của anh? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng quân trú phòng Việt Nam bị bắn, giết, họ bị bắt rồi được trả về như tù binh. Cuối cùng, thế giới sẽ thấy chỉ có một giải pháp là mọi tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa cần được đưa ra cho một hội đồng hay một phiên tòa quốc tế phân giải. Khi đó, các bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa sẽ hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được! Việt Nam có thể chứng minh chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách dễ dàng. Giữa thế kỷ trước, trong một hội nghị quốc tế ở San Francisco, chính phủ Bảo Đại đã công bố các quần đảo đó thuộc quyền nước Việt Nam; phái đoàn Nga đề nghị Nhật Bản trao trả vùng đó cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch nhưng không ai được ủng hộ.
    Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao khác, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Đài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc hội lẫn ông Tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để kiếm lá phiếu của dân! Đúng lúc đó thì một công ty dầu khí và chính quyền Ấn Độ lại gây thêm chuyện mới, không ngoan ngoãn làm “láng giềng hữu nghị” với Trung Quốc! Trung Quốc là nước đứng hàng đầu trong nền ngoại thương của Ấn Độ; quyền lợi đó không dễ bỏ qua chỉ vì một vụ tranh chấp nhỏ của công ty OVL. Thay vì gây thêm căng thẳng, cách tốt nhất cho Trung Quốc là bắt nạt được ai thì cứ bắt nạt nhưng cứ tham dự để chia phần, trong khi vẫn lớn tiếng để làm áp lực. Một tạp chí của Quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Nam Hải thì chẳng khác gì một người tự bắn vào chân mình!
    Vì vậy trong cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, bản thông cáo chung đã nói đến việc hai nước sẽ hợp tác nhiều hơn trong việc tìm và khai thác dầu, khí ngoài khơi. Trong cuộc hợp tác này, làm sao để không bị lép vế khi chia phần, người Việt Nam có thể lấy những bản hợp đồng ký với các nước khác làm thí dụ để tự bảo vệ quyền lợi.
  4. tocgiahanquoc

    tocgiahanquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    1
    Lãnh thổ, lãnh hải VN hiện nay còn bao nhiêu nhiêu km2 vậy mọi người ?
  5. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    TQ càng hung hăng, Hoa Kỳ-VN-Ấn Độ càng gắn bó



    Theo nhiều chuyên gia thì sự trỗi dậy ngày càng hung hăng của Trung Quốc xem chừng như tạo nên nhiều biến chuyển trong mối quan hệ giữa các nước liên quan, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ, VN và Ấn Độ gắn bó nhau hơn.
    [​IMG]
    Photo courtesy of Paul Cohn/State Dept. Ngoại trưởng Hillary Clinton nói về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ tại Thư viện Centenary Anna ở Chennai, Ấn Độ hôm 20 tháng 7 năm 2011.
    Mỹ từ hòa bình
    Hồi tháng rồi, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện của Hoa lục, có viết bài bình luận tựa đề “TQ chọn con đường hòa bình”, mở đầu rằng Bạch thư mà chính phủ TQ phổ biến mới đây chủ đề “Phát triển hòa bình của TQ” đã tuyên bố với thế giới rằng phát triển hòa bình là sự lựa chọn chiến lược của TQ; Bắc Kinh sẽ hợp tác với các nước khác để xây dựng một thế giới hài hòa hưởng hòa bình dài lâu và cùng phát triển.
    Lời lẽ hoa mỹ mà TQ đưa ra là hòa bình và sống hòa hợp hiện chủ yếu vẫn chỉ là mỹ từ công khai mà thôi, nhưng trên thực tế, phải nói chính sách mà Bắc Kinh theo đuổi lại gây hậu quả đáng ngại cho những nước khác.
    GS Nick Bisley
    Rồi quan chức họ Đới nêu lên câu hỏi rằng có phải tuyên bố phát triển hòa bình của TQ chỉ là lời nói suông không? Và ông tự trả lời rằng “không”, vì theo ông, phát triển hòa bình là cam kết mạnh mẽ của Đảng CS, Nhà nước và nhân dân TQ. Ông Đới Bỉnh Quốc cũng không quên bày tỏ hy vọng rằng thế giới sẽ hoan nghênh chủ trương phát triển hòa bình của TQ thay vì gây trở ngại.
    Nhưng GS Nick Bisley dạy môn Bang giao quốc tế tại Đại học La Trope ở Úc nhận xét:
    “Rằng lời lẽ hoa mỹ mà TQ đưa ra là hòa bình và sống hòa hợp hiện chủ yếu vẫn chỉ là mỹ từ công khai mà thôi, nhưng trên thực tế, phải nói chính sách mà Bắc Kinh theo đuổi lại gây hậu quả đáng ngại cho những nước khác”.
    Giấc mộng bá chủ
    [​IMG]
    Trung Quốc đưa các loại tàu ngầm tối tân ra biểu diễn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa. AFP photo
    Qua bài tựa đề “Biển Nam Trung Hoa – tức Biển Đông: Đó không phải là ao nhà của Bắc Kinh”, TS Kim R. Holmes, từng là Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và hiện là Phó Chủ tịch Sáng hội Heritage trụ sở tại thủ đô Washington, nêu lên câu hỏi rằng điều đáng phàn nàn là gì? Theo TS Holmes thì câu trả lời quả thực chỉ đơn giản thôi, đó là việc TQ khẳng định có chủ quyền gần trọn biển Đông. Dù đây không phải là chuyện mới, nhưng vấn đề là Bắc Kinh ngày càng có hành động gây hấn, hung hăng hơn, nhất là đối với VN và Philippines, với mục tiêu hiện giờ của Hoa lục là muốn làm chủ những vùng biển từ các đảo nhà của Nhật Bản tới Đài Loan, Philippines, Eo biển Malacca, kể cả Biển Đông.
    GS Renato Cruz de Castro thuộc Đại học De La Salle ở Philippines cho biết:
    “Rằng Trung Quốc muốn chứng tỏ là một cường quốc đang lên và các nước phải tôn trọng điều gọi là quyền cũng như sức mạnh trên biển của họ. Bắc Kinh đang nhắm vào 2 nước VN và Philippines”.
    Trung Quốc muốn chứng tỏ là một cường quốc đang lên và các nước phải tôn trọng điều gọi là quyền cũng như sức mạnh trên biển của họ.
    GS Renato Cruz de Castro
    Theo phân tích của TS Kim Holmes thì để toại nguyện giấc mộng bá chủ vùng lãnh hải bao la như vậy, TQ canh chừng hải quân Hoa Kỳ, ngăn chặn tàu Mỹ tới hải phận quốc tế ở Biển Đông. Và nếu đạt được tham vọng đó, Bắc Kinh sẽ gây khó khăn cho hải quân Mỹ và những lực lượng khác tiếp cứu Đài Loan cùng những đồng minh Nhật Bản và Philippines một khi bị TQ tấn công.
    Nhưng, TS Kim Holmes nhấn mạnh, Hoa Kỳ không để cho hành động của TQ gây phương hại những cam kết của Washington với những đồng minh của Mỹ, hay Hoa Kỳ sẽ can thiệp để thực hiện quyền di chuyển trong hải phận quốc tế. TS Holmes lưu ý rằng TQ không có quyền tự cho là sở hữu Biển Đông, và Bắc Kinh nên nhớ rằng mọi mưu toan thay đổi luật lệ và biến vùng Biển Đông thành “ao nhà” sẽ gặp phải sự kháng cự của Hoa Kỳ.
    Thế kỷ Á Châu của Hoa Kỳ
    [​IMG]
    NT Hillary Clinton bắt tay BT ngoại giao Phạm Gia Khiêm trong chuyến viếng thăm Indonesia ngày 21-24 tháng 7 năm 2011 để thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Photo courtesy of State Dept.
    Qua bài tạm hiểu là “Nguyên nhân rắc rối ở biển Đông: TQ tiếp tục ngăn chặn nỗ lực đa phương giải quyết tranh chấp ở biển Đông”, được tạp chí Asia Wall Street phổ biến, tác giả Barry Wain thuộc Viện nghiên cứu ĐNÁ tại Singapore khẳng định rằng nhân tố thực sự kiềm chế được TQ là sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ, cùng nhu cầu ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung.
    Ký giả Barry Wain cho biết Hoa Kỳ đã can thiệp trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông theo yêu cầu của các nước ASEAN. Hồi năm ngoái, sau khi có sự thôi thúc của VN và những nước khác ở ĐNÁ, các viên chức Mỹ bắt đầu lên tiếng khiến TQ bực tức; chẳng hạn như việc Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố thẳng tại diễn Đàn ASEAN cấp vùng rằng tự do đi lại ở Biển Đông là “quyền lợi quốc gia” của Mỹ, và bà khuyến khích các nước tranh chấp lãnh hải trong khu vực hãy thỏa thuận về quy tắc hành xử ở Biển Đông.
    Cách đây chưa đầy 2 tuần, Ngoại trưởng Clinton viết bài tựa đề tạm hiểu là “Thế Kỷ hướng về Thái Bình Dương của Mỹ” [http://www.boxitvn.net/bai/29843] được tạp chí Chính sách ngoại giao ở Washington phổ biến, qua đó, bà tuyên bố rằng “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Á Châu, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq, mà qua đó, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò trọng tâm”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ không quên đặc biệt lưu ý rằng “TQ hiện là một trong những mối quan hệ song phương nhiều thách thức nhất mà Hoa Kỳ phải ứng phó”. Nhưng, theo bà Clinton, vấn đề tùy thuộc hai nước thực sự chuyển lời nói thành hành động hợp tác thiết thực, và nhất là đáp ứng trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế.
    Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ đang hướng tới việc hợp tác trọn vẹn với các tổ chức trong khu vực, từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Á Châu-TBD APEC, cho tới Thượng đỉnh Đông Á.
    Qua bài tựa đề “Lừa bịp khiến dẫn tới khủng hoảng”, Giáo sư Hugh White thuộc Đại Học Quốc Gia Úc cảnh báo rằng vấn đề Biển Đông hiện giờ đã vượt khỏi phạm vi những hòn đảo tranh chấp hay thậm chí nguồn dầu khí có thể phong phú ở đó, để đi tới nguy cơ là sự kình chống nhau ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và TQ về ai ở thế bá chủ tại Á Châu.
    Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Á Châu, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq, mà qua đó, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò trọng tâm.
    NT Hillary Clinton
    Giáo sư Hugh White quan ngại rằng trừ phi 2 cường quốc Mỹ-Trung hết sức kiềm chế, nếu không thì chỉ cần một vụ va chạm nhỏ tại vùng Hoàng Sa cũng có thể phương hại tới mối quan hệ song phương, và đưa cả Á Châu vào cuộc khủng hoảng.
    GS Hugh White nhân tiện nêu lên câu hỏi rằng tại sao TQ có hành động gây hấn như vậy? Và ông tự trả lời rằng rủi thay, câu trả lời hữu lý nhất – cũng gây quan ngại nhất – là Bắc Kinh hiện cảm thấy đủ mạnh để hành động, mà việc khẳng định chủ quyền gần trọn Biển Đông chỉ là một phần của nhiều hành động táo bạo hơn từ Hoa lục xem chừng như trực tiếp và cố ý thách thức vị thế của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
    Kể từ năm ngoái, Washington đã áp dụng những biện pháp cụ thể để ứng phó với sự thách thức đó của Bắc Kinh, kể cả việc ủng hộ VN và Philippines – 2 tiểu quốc đang bị TQ chiếu cố nhiều nhất.
    Qua bài tựa đề “VN đón nhận cựu thù” được tờ New York Times phổ biến hồi cuối tháng Tám vừa rồi, bình luận gia Albert R. Hunt cho biết những nhà hoạch định chính sách Mỹ, vốn lo ngại về sự hung hăng gây hấn của một nước TQ ngày càng tự tin, muốn liên minh nhiều hơn với VN, giữa lúc VN, dù trải qua nỗi đau chiến tranh nhiều hơn Mỹ, hiện đã dang tay chào đón cựu thù Hoa Kỳ.
    Hồi năm ngoái, nhân khi VN giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, Hà Nội ra sức vận động ngoại giao nhằm ứng phó hành động lấn lướt từ phương Bắc, và được Hoa Kỳ hậu thuẫn đáng kể. Chính mối quan ngại chiến lược đã thôi thúc VN vượt qua những dè dặt trước đó để mở rộng vòng tay hơn “ôm lấy” cựu thù Hoa Kỳ.
    Một viên chức Ngũ Giác Đài, Trung tá Leslie Hull-Ryde, cũng nhận thấy như vậy khi nói rằng Hoa Kỳ và VN tiếp tục phát triển đáng kể mối quan hệ quốc phòng.
    Trục VN-Hoa Kỳ-Ấn Độ
    [​IMG]
    Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011. AFP photo.
    Qua bài “Quyền lợi chiến lược tại Vịnh Cam Ranh”, cây bút Robert Karniol chuyên về các vấn đề quốc phòng nhận định rằng VN, với lịch sử nhiều bất hạnh, đã từng theo đuổi sách lược “3 không”: không chấp nhận cho ngoại quốc đặt căn cứ, không liên minh chính thức với nước nào và không cho nước này dùng VN để tấn công nước kia. Nhưng, vẫn theo tác giả, hiện giờ, hành động của TQ tại Biển Đông có thể làm cho VN đổi ý.
    Trong chiều hướng đó, ngoài việc xúc tiến hợp tác quốc phòng với Mỹ, VN trong thời gian gần đây xem chừng như cũng gia tăng hợp tác với Ấn Độ, thể hiện qua diễn biến mới nhất là chuyến du Ấn của ************* Trương Tấn Sang.
    Bài “Trục Ấn Độ-VN” của GS Harsh V. Pant chuyên về quốc phòng, thuộc đại học King’s College ở Luân Đôn mở đầu rằng New Đề Li xem Hà Nội có thể đối trọng với Bắc Kinh cũng như Bắc Kinh xem Islamabad đối trọng với New Đề Li.
    GS Harsh Pant nhắc lại thời điểm Ấn Độ hình thành chính sách “Hướng Đông” hồi đầu năm 1991 để khai thác sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, nhưng sự trỗi dậy của TQ khiến mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ hướng tới tầm mức chiến lược mạnh mẽ - nếu không muốn nói là khẩn cấp.
    Theo GS Harsh Pant thì mối quan tâm kiên định của New Đề Li đối với VN là trong lãnh vực quốc phòng, và Ấn muốn xây dựng mối quan hệ với những nước như VN để có thể đối trọng với TQ. Với ý định đó, Ấn Độ đang giúp Hà Nội tăng cường khả năng hải và không quân.
    GS Harsh Pant nhận thấy hai nước Việt-Ấn có thể chia sẻ một nước bạn chung – là Hoa Kỳ. New Đề Li đã xây dựng dần mối giao hảo với Mỹ trong một thập niên nay trong khi VN cũng đang “ve vãn” Hoa Kỳ trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng.
    GS Harsh Pant cho rằng giữa lúc VN, Ấn Độ, Hoa Kỳ đang nghĩ cách ứng phó sự trỗi dậy của TQ, thì 3 nước này hẳn sẽ gắn bó nhau hơn.
  6. fanmatic33

    fanmatic33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    0
    10 tội ác rùng mình của sự vô cảm - Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc đương đại :p
    Cơn sóng thần mang hình hài cô bé chưa đầy 3 tuổi Tiểu Duyệt đã đánh sụp những tường rào sĩ diện, để vỡ òa ra bao nhiêu nỗi uất hận, bức xúc của người Trung Quốc về những gì đang xảy ra trong xã hội của chính họ - xã hội đang bị kim tiền hóa, với lối sống ngày càng ích kỉ và tàn nhẫn.

    1.
    [​IMG]

    Vụ bé gái Tiểu Duyệt 3 tuổi bị hai lần xe cán ở thành phồ Phật Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) vào lúc 5h30 ngày 13/10/2011, trong 7 phút ngắn ngủi, có tới 18 người qua đường mà không một chút động lòng cứu giúp bé gái đang nằm trên vũng máu
    2.

    [​IMG]
    Tháng 8/2010, một cụ già ở thành phố Tế Nam, Sơn Động (Trung Quốc) muốn nhảy lầu tự tử từ ở độ cao 6m, trong khi cảnh sát địa phương đến hiện trường khuyên ngăn, thì các phóng viên của đài truyền hình Tế Nam không chút thương xót, họ ngồi ăn uống, cười nói rất khoái chí, chỉ đợi săn tin tức.
    3.
    [​IMG]


    Trong khi hơn 30 cảnh sát ra sức khuyên ngăn một bé gái sắp nhảy lầu tự tử, thì một người đàn ông qua đường luôn miệng hô: “Mau nhảy đi, nhảy đi!”…
    4.
    [​IMG]



    Những ngư dân thấy chết không cứu, mặc cho một người bị trói lôi đi dưới nước
    5.
    [​IMG]


    Tháng 12/2010, một cụ già bị ngã trên vỉa hè ở Phúc Châu (Trung Quốc). Có tới 5,6 người qua đường mà không ai chịu giúp đỡ.

    Khi hai cô gái trẻ cố gắng dìu cụ dậy, những người qua đường liền buông lời cảnh báo: “Đừng có rước họa vào thân”. Họ liền buông tay mặc cho ông cụ nằm đó đơn độc và chết vì lạnh.
    6.
    [​IMG]


    Tháng 3/2009, một chiếc xe của quan chức chính phủ đã đâm vào hai nữ công nhân ở Phúc Châu (Trung Quốc), một người chết ngay tại chỗ, một người bị thương nặng.

    Tuy nhiên, chiếc xe công này đã không dừng đưa họ đi cấp cứu mà vẫn đi tiếp. Sau 20 phút, người phụ nữ đã chết được đưa tới nhà xác, còn người bị thương nặng phải tự lê đến bệnh viện.
    7.
    [​IMG]



    Tháng 4/2010, một cụ già 78 tuổi ngã trên đường, những người qua đường không ai chịu giúp cụ, cho tới khi cảnh sát tuần tra xuất hiện và cứu cụ
    8.
    [​IMG]


    Một cô gái Mông Cổ bị bạn trai lừa đến Phúc Châu rồi bạc tình đã quyết định nhảy sông tự tử.

    Khi cô gái chuẩn bị nhảy xuống dòng sông giá lạnh, những người đứng trên cầu không một chút khuyên ngăn, họ chỉ đứng nhìn và dùng điện thoại chụp ảnh như một thú vui qua đường.
    9.
    [​IMG]


    Tháng 1/2010, một cụ già ở Thâm Quyến ngã xuống đường, cảnh sát và người qua đường không ai chịu ra tay cứu giúp. Hơn 20 phút sau, một bé trai đã nhìn thấy ông cụ nằm bất động trên đường, đầu chảy nhiều máu, ông cụ đã tắc thở.
    10.
    [​IMG]


    Chiều ngày 30/10, một nữ sinh trên xe bus phát bệnh động kinh, trong cơn bệnh vô thức cô đã cởi đồ.

    Hơn 10 hành khách nam trên xe và tài xế đã không thương xót, cứu giúp cô, còn lấy đó làm trò vui, liên tiếp chụp ảnh.
    11.
    [​IMG]



    Bé gái 14 tuổi bị nhiều bạn trai cùng lớp cưỡng hiếp, những bạn khác đứng xem và cổ vũ, không hề báo cảnh sát hay cứu giúp cô bé.
  7. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Bỏ thời gian đọc 10tập. Nhưng ko thấy một bài viết nào ra hồn !

    Tốt nhất nên đóng topic này luôn. Còn nếu muốn cho topic này ra hồn thì phải có một sự tranh luận đi từ gốc đến ngọn...và tránh hiện tượng chụp mũ !
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ: ưu tiên nguồn lực cho chính sách châu Á – Thái Bình Dương

    Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 10:42


    SGTT.VN - Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ, bài viết công bố trên tạp chí Foreign Policy của ngoại trưởng Hillary Clinton, theo TS Nguyễn Ngọc Trường, hàm chứa học thuyết mới của Mỹ về châu Á – Thái Bình Dương.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Hillary còn khẳng định Mỹ đang tìm cách tăng cường tiếp cận chiến thuật tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Ảnh: Foreign Policy
    Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Panetta cũng có quan điểm đồng điệu: “Châu Á là khu vực lợi ích an ninh và kinh tế chủ yếu của Mỹ trong thế kỷ 21”. Đây là lần thứ hai trong 60 năm qua, Mỹ thực hiện bước điều chỉnh lớn chính sách châu Á – Thái Bình Dương.
    Lần điều chỉnh thứ hai
    Lần đầu tiên, vào giai đoạn cuối chiến tranh Việt Nam, học thuyết Nixon, tuyên bố tại Guam ngày 25.7.1969, nhấn mạnh việc Mỹ cam kết có chọn lọc. Nó mở đầu quá trình giảm cam kết, giảm can dự vào châu Á. Vào tháng 7.2009, khi ngoại trưởng Hillary Clinton ký hiệp ước Hợp tác hữu nghị Đông Nam Á, Mỹ khởi động quá trình mới tái can dự vào khu vực. Nếu chậm một hai năm nữa, Mỹ có thể đã bị loại ra khỏi các tổ chức kinh tế và an ninh Đông Á, khi chủ nghĩa khu vực dưới ảnh hưởng của Trung Quốc ăn sâu bám rễ vào đời sống kinh tế, chính trị châu Á. Vào lúc Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược và mục tiêu của quá trình can dự mới, hơn hai năm qua, những hành động được cho là đầy tính gây hấn của cường quốc mới nổi này tại các vùng biển Đông Á đã tạo thuận lợi cho Mỹ đẩy nhanh thực hiện mục tiêu của mình.
    Bài viết của ngoại trưởng Hillary Clinton dưới nhan đề Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chiến lược cam kết lâu dài và can dự tích cực vào châu Á, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, an ninh, cùng với nền ngoại giao mang tính “tiến công”. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, trong mười năm qua, Mỹ đã đầu tư nguồn lực to lớn cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq. Nhưng trong thập kỷ tới, không phải các nơi này mà chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là trung tâm trong chính sách của Washington.
    Từ liên kết kinh tế
    Mục tiêu học thuyết mới là hội nhập và phát huy ảnh hưởng hiệu quả hơn trong tiến trình liên kết kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, nơi kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt tới 320 tỉ USD, tạo ra 850.000 việc làm. Bà Hillary khẳng định: “Năm 2011 sẽ là năm then chốt của vấn đề thương mại, bắt đầu từ hiệp định Thương mại tự do Mỹ – Hàn, tiếp theo là đàm phán hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cuối cùng là hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hawaii hội tụ các thành công”.
    TPP là một hoạt động chiến lược lớn nhất của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, bước đầu sẽ được ký kết giữa chín nước. TPP là cơ chế mới, vũ đài để Mỹ đối trọng lại các cơ chế do Trung Quốc chủ đạo. Bước tiếp theo là kết nạp thêm Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia. Đến năm 2015, TPP sẽ thành tổ chức hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương, với các tiêu chí cao “phù hợp với thế kỷ 21”.
    Về chính trị ngoại giao, Mỹ tiến hành can dự đầy đủ các thể chế khu vực ASEAN, APEC, sắp tới là thượng đỉnh Đông Á (EAS), và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự của các diễn đàn này.
    Đến chủ nghĩa trung lập tích cực
    Về an ninh, Mỹ tăng cường điều chỉnh bố trí chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương, phân phối lại nguồn lực quân sự theo kiểu “nhà giàu thiếu tiền”. Bên cạnh việc củng cố quan hệ với các đồng minh làm trụ cột, Mỹ đã bỏ ra 12,6 tỉ USD để xây dựng Guam thành căn cứ tiền tiêu án ngữ tuyến phòng ngự thứ hai kéo dài tới Hawaii. Tuyến một gồm khu vực Đông Á với ba vùng biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản và biển Đông Nam Á – hiện là trọng điểm giành giật giữa Trung Quốc với Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ.
    [THEOLOI]Hải quân Mỹ sẽ phải tìm “các biện pháp mới” để duy trì các cam kết của mình, một phần thông qua việc triển khai các tàu chiến ở các vị trí gần các “điểm yết hầu” chiến lược thay vì ở Mỹ. Trong hàng loạt cuộc tập trận vừa qua, khu vực giả tưởng của Mỹ không còn là eo biển Đài Loan mà là Biển Đông. Nó cho thấy Mỹ đã tiến từ quan điểm không can dự sang “chủ nghĩa trung lập tích cực” và từ năm 2010 sang “can dự tích cực”. Ngoại trưởng Hillary còn khẳng định Mỹ đang tìm cách tăng cường tiếp cận chiến thuật tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. [/THEOLOI] Sức trỗi dậy của Trung Quốc và quá trình tái can dự tích cực của Mỹ đã kích hoạt hàng loạt cơ chế do các nước lớn đóng vai trò chủ đạo. Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng, vừa rồi làm sống lại giấc mơ liên kết lục địa Á – Âu. Cơ chế Mỹ – Ấn – Nhật, Mỹ – Ấn – Úc từng bước hình thành. Ấn Độ thực hiện “ba mũi giáp công”: củng cố quan hệ láng giềng trực tiếp, mở rộng biên độ hiện diện sang Trung Á và tiếp tục hướng Đông. Tại thời kỳ chiến quốc tranh hùng này, mọi quốc gia cần thực hiện tư duy “mở”, thì mới tránh được các cạm bẫy chính trị nước lớn.
    Bà Hillary Clinton trong bài viết của mình cho rằng chính quyền Obama đang tiến hành những bước đi mở đường cho việc hướng tới chính sách can dự tại châu Á – Thái Bình Dương trong sáu thập niên tới. Có vẻ như những điều chỉnh chiến lược hiện nay khớp với thời gian nước Mỹ phục hồi sức mạnh kinh tế được dự báo kéo dài khoảng mười năm.
    TS Nguyễn Ngọc Trường
    theo SGTT
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nghiên cứu khoa học về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

    Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 11:46
    Những năm gần đây Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng trong tư duy, chính sách cũng như các biện pháp cụ thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ ổn định tình hình trên Biển Đông. Thỏa thuận Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển mới đây được lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc ký kết càng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.


    [​IMG]
    Thăm cụm dịch vụ kinh tế - khoa học-kỹ thuật trên thềm lục địa Việt Nam

    Việt Nam xác định đây là cuộc đấu tranh kiên trì, lâu dài, trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều phương thức, nhiều phương tiện để tiến tới mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng và tranh thủ được sự hiểu biết, sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân các nước trong khu vực tranh chấp cũng như của cộng đồng quốc tế. Trong đó, cơ sở pháp lý dựa trên các công pháp quốc tế về luật biển và các chứng cứ lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc là một trong những lĩnh vực quan trọng cần được nghiên cứu có hệ thống để có thể trở thành những luận cứ chủ lực cho cuộc đấu tranh lâu dài bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTuy nhiên, có một thực tế mà nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, trong vấn đề Biển Đông chúng ta có nhiều dữ liệu lịch sử, có nhiều chứng cứ thực tế phù hợp với công pháp quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể về xác lập chủ quyền lãnh thổ trên biển. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có những tổ chức nghiên cứu thật đầy đủ để có thể trình bày cho cộng đồng thế giới nhận thấy điều này. Chúng ta hãy còn thiếu rất nhiều những công trình nghiên cứu mang tính khoa học, các bài viết có tính học thuật bằng nhiều thứ tiếng phổ biến trên các tập san khoa học quốc tế để chia sẻ và tranh thủ sự ủng hộ của giới chuyên môn trên thế giới.
    Các nhà khoa học cũng đã từng cảnh báo về sự nhầm lẫn giữa các bài báo mang tính chất truyền thông đại chúng với những công trình nghiên cứu mang tính học thuật, được giới khoa học thừa nhận và xem đó là những chứng từ khoa học. Điều này hiện nay diễn ra khá phổ biến trong giới học giả Trung Quốc khi họ phát biểu về "đường lưỡi bò” hoặc "chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này bao chiếm gần trọn Biển Đông. Đó là những phát biểu hết sức cảm tính, với những luận điệu mà khi đọc nó chúng ta không biết họ thuộc giới học thuật hay chỉ là những người chỉ biết nói lấy được. Do đó, bản đồ "đường lưỡi bò” của Trung Quốc mặc dù bằng rất nhiều cách thức đã được một số tạp chí trên thế giới đăng tải, được một số trang mạng về bản đồ sử dụng, được phổ biến tại nhiều hội thảo quốc tế... nhưng cho đến nay "đường lưỡi bò” không hề được bất cứ nhà khoa học, tổ chức hay quốc gia nào thừa nhận, trừ một số học giả Trung Quốc. Thậm chí, không ít nhà khoa học của Trung Quốc cũng cho biết họ không thể chứng minh được tính pháp lý của "đường lưỡi bò” cũng như không thể định vị được nó trên thực tế. Do vậy, dễ hiểu vì sao mới đây một học giả Trung Quốc đã công khai phủ nhận Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông. Khi mà, trước đó chỉ vài ngày một trong những nguyên tắc mà lãnh đạo cấp cao của hai nước Việt Nam – Trung Quốc vừa ký kết lại xem UNCLOS như là một trong những cơ sở pháp lý quốc tế cơ bản để xử lý các vấn đề tranh chấp trên biển. Có học giả cho rằng, Trung Quốc có thể bày tỏ thiện chí và sự tôn trọng UNCLOS bằng việc làm đầu tiên là rút lại yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý, điều này chắc chắn sẽ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
    Một nguyên tắc bất di bất dịch với những nhà khoa học, khi xuất hiện hay phát biểu trên các diễn đàn quốc tế là các luận cứ đưa ra đều phải có bằng chứng khách quan chứ không thể nói theo kiểu cảm tính hay suy diễn chủ quan. Những yêu cầu khắt khe đó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu nghiêm chỉnh, phải có học thuật, có chuyên môn và trên hết là tôn trọng tính khách quan xuất phát từ tinh thần khoa học nghiêm túc. Rút kinh nghiệm về giới học giả Trung Quốc, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên bắt đầu các chương trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông phải khác họ, phải chứng minh được khả năng học thuật của chúng ta thì mới có thể thuyết phục cũng như nhận được sự đồng tình của cộng đồng khoa học quốc tế.
    Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt: "Cho đến nay, tại những viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam hay các trường đại học lớn có chưa nhiều các công trình nghiên cứu sâu về Biển Đông. Cho nên việc đưa các thông tin lên các diễn đàn khoa học quốc tế gần như bị bỏ trống. Vì thế, giới khoa học quốc tế ít biết đến các bằng chứng của ta là điều dễ hiểu”. Ông Việt cũng cho rằng, chúng ta cần phải có chương trình nghiên cứu về Biển Đông một cách dài hơi và nghiêm túc. Tranh chấp Biển Đông có lẽ phải kéo dài nhiều năm nữa, cho nên các nghiên cứu khoa học và khách quan sẽ đảm bảo cho chúng ta biết được vị trí của chúng ta trong tranh chấp như thế nào. Vấn đề khó hiện nay là phải có những người giỏi chuyên môn và tâm huyết. Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển lực lượng nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc nhận xét: "Người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều người yêu nước, có trí tuệ, có nhiều tư liệu hay về Hoàng Sa, Trường Sa. Dường như chúng ta vẫn chưa tận dụng được nguồn nhân lực này”. LS Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề nghị: "Chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là giải quyết tranh chấp về biển đảo. Hiện chúng ta không chỉ thiếu người mà còn thiếu cả những hình thức huy động, tập hợp đối tượng có chất xám này”.


    Cần phải thấy là những sự kiện xảy ra thời gian gần đây trên Biển Đông có thể trở thành cơ hội để người Việt Nam dù ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài dễ dàng tìm được sự đồng thuận. TS Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung, cho rằng đã là người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù theo quan điểm nào cũng sẽ dễ dàng đồng tâm hiệp lực vì lợi ích của dân tộc. Vấn đề là phải có chủ trương đúng và hành động tích cực từ những người có trách nhiệm.

    theo DDK
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ 'xem châu Á là ưu tiên'


    Cập nhật: 09:22 GMT - thứ hai, 24 tháng 10, 2011

    [​IMG] Ông Leon Panetta lần đầu thăm châu Á trong tư cách bộ trưởng quốc phòng Mỹ


    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có mặt ở Nhật Bản hôm nay với hy vọng thuyết phục Tokyo cho di dời một căn cứ quân sự Mỹ.
    Đây là chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông trong tư cách người đứng đầu Lầu Năm Góc sau khi từng làm Giám đốc Cơ quan Tình báo CIA.
    Cam kết châu Á
    Hôm Chủ nhật, tại Bali, ông nói với các bộ trưởng quốc phòng của Asean rằng Washington vẫn sẽ duy trì sự hiện diện ở châu Á.
    "Tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi sẽ không giảm sự hiện diện ở châu Á," ông nói.
    Ông Panetta cũng khen Trung Quốc cho điều mà ông xem là phản ứng kiềm chế sau vụ bán vũ khí 5.85 tỉ đôla cho Đài Loan.
    "Tôi nghĩ tôi sẽ khen ngợi họ vì cách họ phản ứng về thương vụ đó cho Đài Loan."
    Giới chức quốc phòng Mỹ nói một khi quân Mỹ đã rút khỏi Iraq năm nay và khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014, Mỹ sẽ có thể gia tăng ảnh hưởng quân sự ở châu Á.
    Ông Panetta nói với các phóng viên: "Mục đích chuyến thăm của tôi là nói rất rõ với khu vực và các đồng minh ở Thái Bình Dương là...Thái Bình Dương sẽ vẫn là ưu tiên cho Mỹ."
    Bộ trưởng Mỹ nói Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy "thương mại cởi mở và tự do" và "quyền đi lại" ở Biển Đông và các vùng biển khác.
    "Tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi sẽ không giảm sự hiện diện ở châu Á"
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta






    Đề cập thái độ của Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông, ông nói: "Rõ ràng có lo ngại. Nhưng nơi tốt nhất để biểu lộ lo ngại là việc có thể có thảo luận tự do và cởi mở với Trung Quốc."
    Tại Tokyo, khi ông gặp Thủ tướng Yoshihiko Noda hôm thứ Ba, ông Panetta sẽ thúc giục về kế hoạch chuyển căn cứ không quân Futenma từ Okinawa sang một địa điểm gần biển.
    Người dân địa phương phản đối kế hoạch này, khiến kế hoạch bị tạm hoãn.
    Trong đầu ngày hôm nay, ông Panetta đã gặp Tổng thống Indonesia và hứa giúp nâng cấp thiết bị quân sự cho Jakarta.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này