Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4723 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43225 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bắc kinh lo ngại là thừa vì cả hai nước đều có lợi ích cốt lõi với TQ



    Bắc Kinh không nên lo ngại về quan hệ Việt-Ấn


    Cập nhật: 16:27 GMT - thứ hai, 24 tháng 10, 2011


    [​IMG] Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ thân cận nhiều thế kỷ nay


    Mối quan hệ tay ba Việt Nam-Trung Quốc-Ấn Độ trong thời gian gần đây đã làm tốn khá nhiều giấy mực của giới bình luận, nhất là sau khi Việt Nam có các động thái xích lại gần quốc gia Nam Á.
    Bắc Kinh đã không ít lần lên tiếng cảnh báo Hà Nội về các kế hoạch làm ăn với Delhi có thể gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt-Trung, thí dụ dự án thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.
    Tuần báo The Economist số mới nhất có bài trong chuyên mục Banyan, chuyên bình luận các chủ đề Á châu, nói về quan hệ Việt-Trung-Ấn.
    Bài báo nhắc tới dự án mà PetroVietnam đã ký với tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC để thăm dò ở ngoài khơi biển Việt Nam, mà tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã bình luận là "đẩy Trung Quốc tới giới hạn".
    Điều đáng chú ý là thỏa thuận về hợp tác năng lượng Việt-Ấn được ký chỉ có một ngày sau khi quan chức Việt Nam và Trung Quốc thống nhất các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh.
    Hoàn Cầu Thời báo đã phản ứng giận dữ: “Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc hành động để cho thấy lập trường của mình, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực đối đầu Trung Quốc một cách bất cẩn".
    Một báo khác, tờ Tin năng lượng Trung Quốc, trực thuộc Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì cảnh tỉnh Ấn Độ rằng “chính sách năng lượng của nước này đang rơi vào vòng xoáy ngầm cực kỳ nguy hiểm".
    Theo Banyan, ở đây Trung Quốc có hai nỗi sợ.
    Thứ nhất, là hiện diện của Ấn Độ có thể cản trở Trung Quốc giành thế thượng phong trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
    Thứ hai là Ấn Độ và Việt Nam đang xích lại gần nhau theo một chiến lược do Hoa Kỳ vạch ra nhằm kiềm chế Trung Quốc.
    Tờ tuần báo có uy tín của Anh nhận định rằng cho dù quan ngại thứ nhất có đôi chút cơ sở, Trung Quốc đang tỏ ralo lắng thái quá.
    Quan hệ đối tác chiến lược


    Banyan phân tích rằng những người Trung Quốc theo dân tộc chủ nghĩa khi chứng kiến cảnh Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mà cảm thấy quan ngại thì đây là điều có thể hiểu được.
    Ngoại trừ các xung đột biên giới với Liên Xô hồi năm 1969, hai cuộc chiến gần đây nhất của Trung Quốc chính là với Ấn Độ (năm 1962) và với Việt Nam (1979).
    Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam còn đang căng thẳng vì các tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lại bị thổi bùng lên sau sự kiện Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí PetroVietnam.
    Bởi vậy, Việt Nam tìm đến không chỉ Ấn Độ mà cả các quốc gia khác trong khu vực để có thêm đồng minh trong việc đối trọng lại các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
    Về phần mình, Ấn Độ nhìn thấy cơ hội sử dụng Việt Nam để gây áp lực với Trung Quốc một cách gián tiếp, giống như Trung Quốc sử dụng Pakistan để gây áp lực lên Ấn Độ. Harsh Pant, giáo sư môn nghiên cứu quốc phòng tại King’s College ở London cho rằng Việt Nam có thể giúp Ấn Độ "thâm nhập ngoại biên của Trung Quốc".
    Ấn Độ cũng muốn đáp trả lại điều mà nhiều người Ấn cho là khiêu khích từ phía Trung Quốc. Không có gì khó hiểu nếu như một số nhân vật diều hâu trên chính trường Ấn Độ cảm thấy cần thiết phải ủng hộ Việt Nam trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
    [​IMG] Tổng Bí thư Đảng CSVN đã thăm Trung Quốc hồi đầu tháng 10


    Trung Quốc quan ngại về bất cứ điều gì có thể ngăn cản sự trỗi dậy của nước này với tư cách cường quốc.
    Tuy nhiên, sự lo lắng của Trung Quốc về mối liên hệ Việt-Ấn còn bắt nguồn từ suy đoán rằng đằng sau tất cả các diễn biến mới rồi là hình bóng của Hoa Kỳ, đối thủ số một của Trung Quốc.
    Hồi tháng Bảy năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng kêu gọi Ấn Độ tăng quan tâm và hành động 'hướng về phía Đông'.
    Banyan của tờ The Economist phân tích rằng quan ngại nói trên của Trung Quốc thực ra không có nhiều cơ sở.
    Với bản chất kiên quyết độc lập, "Việt Nam chắc chắn không bao giờ trở thành Pakistan của Ấn Độ cả", và Việt Nam sẽ vẫn là Việt Nam.
    Vả lại, quan hệ thân cận giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ nhiều thế kỷ và có hay không có Trung Quốc thì quan hệ này vẫn phát triển.
    Cựu phát ngôn viên của thủ tướng Ấn Độ Sanjaya Baru nói quan hệ Việt-Ấn có lẽ là quan hệ song phương "tốt đẹp nhất" mà Ấn Độ từng có với bất cứ quốc gia nào.
    Một đặc điểm nữa, theo nhận định của Banyan, cả Việt Nam và Ấn Độ đều coi trọng hữu hảo với Trung Quốc.
    Điều đó có nghĩa, quan hệ ngày càng phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam không nhất thiết phải bị xem như đe dọa đối với Bắc kinh.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bài viết về kinh tế ta từ nước ngoài từ tháng 5

    Cập nhật: 14:01 GMT - chủ nhật, 22 tháng 5, 2011


    Cuộc chiến 'giả tạo' trong nền kinh tế VN


    [​IMG] Lạm phát ở Việt Nam tăng cao trong suốt quý đầu năm 2011.



    Kinh tế, tài chính Việt Nam bước sang quý hai của năm 2011 vẫn hàm chứa nhiều yếu tố bất ổn về điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khả năng vận dụng các chính sách điều tiết lớn về giá cả, thị trường, tiền tệ và mậu dịch, theo bài viết ra ngày 20/05 của cây bút chuyên về Việt Nam của Financial Time, Ben Bland mà BBC giới thiệu sau đây.

    Đối mặt với lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và lo ngại về vấn đề tài chính tại các doanh nghiệp, công ty nhà nước nặng gánh nợ nần, Việt Nam vào tháng Hai đã công bố một gói thắt chặt tài chính, tiền tệ đối phó với khủng hoảng.

    Các nhà đầu tư hoan nghênh sự thay đổi trong chính sách - vốn được biết đến là Nghị quyết 11 (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội)
    Tuy nhiên sau ba tháng với ít tác động theo dự kiến, một số trong các nhà đầu họ đã nghi ngờ và coi đây là một "cuộc chiến giả tạo".

    Kể từ tháng 11, ngân hàng trung ương tăng gấp đôi lãi suất cho vay liên ngân hàng lên 15% nhằm ngăn chặn dòng tín dụng tăng gấp đôi từ mức 60% lên đến 120% của GDP trong năm năm qua.

    Cho đến khi họ thấy bằng chứng vững chắc hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công, thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.
    Ben Bland, Financial Time


    Thế nhưng bất chấp các động thái về thắt chặt chính sách tiền tệ, cắt giảm chi tiêu và các hạn chế đối với buôn bán vàng và đồng đôla trên thị trường tự do trong tháng Hai, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính chủ chốt của Việt Nam, nói rằng họ vẫn chưa nhận thấy một sự suy giảm đáng kể nào.

    Santitarn Sathirathai, một nhà phân tích tại Credit Suisse, tin rằng lãi suất sẽ phải tăng cao hơn nữa nếu Việt Nam muốn chế ngự lạm phát, vốn ở mức 17,5 % so với cùng kỳ năm trước vào tháng Tư, một trong những mức lạm phát cao nhất ở châu Á.

    "Mặc dù các dấu hiệu cho thấy khách hàng đi vay đang chịu chi phí lãi suất cao hơn, chúng ta chưa thấy có một sự suy giảm đáng kể nào về nhu cầu, như được thể hiện qua các số liệu về doanh số bán lẻ và thương mại của tháng Tư," ông Sathirathai cho hay trong một thông báo gần đây tới khách hàng.

    Mặc dù có những tin đồn rằng một số nhà phát triển bất động sản đang tranh đấu để có được tín dụng và cố gắng để trả tiền nhà thầu bằng các căn hộ thay vì bằng tiền mặt, báo chí trong nước bị chính phủ kiểm soát đăng tải rất ít về nguy cơ suy kiệt tài chính, dù đó là các dự án bị hủy bỏ hoặc tình trạng mất việc làm.

    Chưa phá sản ngay

    [​IMG] Nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang chật vật với thiếu vốn và các khoản nợ xấu



    Có một số lý giải về việc chưa hiển thị một cuộc khủng hoảng rõ ràng, theo các nhà quan sát thị trường.
    Thứ nhất, người ta có thể đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn cho các biện pháp thắt chặt có kết quả, đặc biệt là trong trường hợp của tín dụng, với lãi suất cho vay ngân hàng thường được tái lập trên cơ sở sáu tháng một lần.

    "Đến cuối quý III, chúng ta sẽ biết điều gì thực sự xảy ra", một chủ ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh dự đoán.

    Thứ hai, có một mối quan ngại rằng các công ty nhà nước, vốn từ lâu được thụ hưởng sự hào phóng của nhà nước dưới các hình thức tiếp cận đất đai, giấy phép và tín dụng giá rẻ, hiện đang tiếp tục được vay vốn từ các ngân hàng nhà nước với những mức triết khấu đáng kể so với mức lãi suất 25% mà một số công ty ở khu vực tư nhân buộc phải chi trả ngay bây giờ.

    Cuối cùng, với một luật phá sản mà phần lớn là chưa được thử nghiệm trên thực tế và tình trạng nhiều công ty lớn của Việt Nam đa dạng hóa nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm cả ngân hàng, các phân tích gia nói rằng hoàn toàn có khả năng các công ty này có thể kéo dài tình trạng mà thông thường được coi là phá sản ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn.

    Giới đầu tư nói chính phủ Cộng sản Việt Nam có thành tích đáng kể về việc ban hành các nghị định mà hiệu quả thực hiện các nghị định là kém cỏi.
    Cho đến khi họ thấy bằng chứng rõ ràng hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.

    Thua lỗ
    Chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đamg có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng
    Matt Hildebrandt, JP Morgan



    Hôm thứ Sáu 20/05, thị trường chứng khoán chính yếu của Việt Nam, vốn chỉ giao dịch vào buổi sáng, phải chịu đựng ngày thứ bảy liên tiếp bị thua lỗ, với chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 2,7%, ở mức 432,87 điểm, tức là mất 10.4 % kể từ mức từ thứ Tư tuần trước.

    Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan tại Singapore, viết trong một thông báo cho các khách hàng hồi tuần này rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng dưới tiềm năng của nó trong năm này, ở mức 5,2%, nhằm giúp cho Việt Nam "đạt được sự ổn định mà không làm sụp đổ nền kinh tế."

    Nhưng ông cảnh báo rằng chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đang có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.
    [​IMG] Thị trường chứng khoán của Việt Nam tiếp tục chứng kiến các biến động không thuận lợi của nền kinh tế.



    Một số chiều hướng như củng cố công nghiệp và/hoặc tái cấp vốn của ngân hàng có thể là cần thiết trong những năm tới, nhưng tính thiếu minh bạch có thể gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

    Chính phủ Việt Nam đang ở trong một vị trí khá khó xử, theo giải thích của kinh tế gia. Nếu chính phủ kháng lại áp lực từ các công ty, từ cả khu vực nhà nước và tư nhân, để giảm lãi suất cho vay vào cuối năm nay, sự gia tăng rủi ro với các công ty sẽ bị kéo theo và một số ngân hàng nhỏ ít vốn có thể sẽ phá sản.

    Nhưng nếu chính phủ theo hướng gia tăng lãi suất cho vay quá sớm, thì áp lực lên giá cả và đồng thời là việc giảm áp lực về tiền tệ của nội tệ VN Đồng có khả năng giáng đòn trở lại.

    Và trong khi đây có thể vẫn là một cuộc chiến giả tạo, các nhà đầu tư thận trọng sẽ giữ chặt túi tiền của họ.

    ________________________

    Xây dựng nền kinh tế vững mạnh là góp phần bảo vệ tổ quốc .





  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tương lai nào cho nền kinh tế Việt Nam?

    11/07/2011







    i
    [​IMG]

    Cách đây chỉ 5 tháng thôi, trước khi chúng tôi quyết định phổ biến các bài viết, nhận định về thực trạng kinh tế Việt Nam thì chúng tôi vẫn còn nghi ngờ vào những phán đoán dựa trên cơ sở kinh tế học của bản thân. Nhưng thực tại của tháng 7/2011 còn tồi tệ hơn những gì chúng tôi từng suy nghĩ. Ngành bất động sản từng là lĩnh vực phát triển nóng của ngành kinh tế giờ đang trên bờ vực sụp đổ. Những người trong ngành và cả những nhà quản lý đều thống thiết kêu gọi gói cứu trợ đến từ chính phủ dành cho lĩnh vực bất động sản. Riêng chúng tôi vẫn giữ vững nhận định rằng chính phủ Việt Nam trước sau gì cũng sẽ phải cứu bất động sản nếu không muốn sụp đổ nền kinh tế. Có rất nhiều các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như gạch, thép, xi măng, cửa sổ … không thể bán sản phẩm của họ do sự đình trệ của lĩnh vực bất động sản. Hàng ngàn người lao động đang trong tình trạng chán nản và túng quẫn. Tôi nhớ có một chương trình TV phỏng vấn 1 công nhân đình công, người phóng viên truyền hình hỏi rằng nếu đình công mà công ty không tăng lương thì anh sẽ làm thế nào? Anh ta trả lời rằng tôi cũng không biết nữa. Dường như họ không biết được tương lai mình sẽ đi về đâu.

    Chính phủ Việt Nam đã cố gắng áp dụng các biện pháp siết chặt tiền tệ nhưng càng siết mạnh thì nền kinh tế càng mau chết hơn. Lạm phát đã tăng cao quá mức chịu đựng của người dân và đang làm giảm đi mức sống của họ (Thanh niên, 29/6/2011)

    Hàng ngàn ông chủ, đại gia mất hết tiền vào chứng khoán và bất động sản trong khi hàng chục ngàn các tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa kéo theo cả triệu người mất việc. (VnExpress, 11/7/2011)

    Trong khi đó thì báo chí vẫn còn đăng đầy các tin tức lá cải, giải trí mà không dám nhìn thẳng vào sự thật về hiện trạng quốc gia. Họ hay chính phủ Việt Nam không muốn rúc đầu ra khỏi cát ?
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    một bình luận từ thang 8

    “Không nên áp dụng lâu dài” thắt chặt tiền tệ

    [​IMG] NGUYÊN VŨ

    05/08/2011 11:00 (GMT+7)
    [​IMG] Nhiều ý kiến cho rằng, việc thắt chặt chính sách tài chính, tín dụng trong thời gian qua là phù hợp. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tăng lãi suất tín dụng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho công tác kiểm soát lạm phát và gây tiêu cực cho nền kinh tế.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (5)

    “Phê” việc tổ chức thực hiện kiềm chế lạm phát chưa quyết liệt và đồng bộ, đề nghị không nên áp dụng lâu dài chính sách tiền tệ thắt chặt… là thông tin tại báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội sáng 5/8.

    Nhiều vị đại biểu cũng cho rằng, hiện nay tình trạng tham nhũng khá phổ biến, hiệu quả quản lý tiết kiệm thấp đã và đang làm giảm niềm tin trong nhân dân.

    Đề nghị tiếp tục thắt chặt tín dụng bất động sản

    Tiền tệ, tín dụng, lạm phát vẫn là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thắt chặt chính sách tài chính, tín dụng trong thời gian qua là phù hợp. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tăng lãi suất tín dụng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho công tác kiểm soát lạm phát và gây tiêu cực cho nền kinh tế.

    Một số vị đại biểu cũng “phê” trong khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ nhưng số lượng ngân hàng thương mại quá nhiều là không hợp lý.

    Việc quy định trần tăng trưởng đồng bộ cho tất cả các ngân hàng, trần lãi suất vay và cho vay như thời gian qua là chưa phù hợp, không khả thi và dẫn đến tình trạng xuất hiện lãi suất “ngầm” của các ngân hàng thương mại trong việc cạnh tranh huy động vốn.

    Về các giải pháp 6 tháng cuối năm, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có chính sách ưu tiên đối với nông dân, nông nghiệp, song thắt chặt cho vay đầu tư bất động sản, những dự án đầu tư dài hạn, chưa rõ hiệu quả.

    Ổn định lãi suất tín dụng, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, xử lý nghiêm sau pham của các ngân hàng thương mại, nhất là vi phạm về trần lãi suất cũng là nội dung được nhiều đại biểu đề nghị.

    Tổng hợp ý kiến từ các tổ thảo luận cũng nêu rõ quan điểm “chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ nên coi là giải pháp tình thế nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, về lâu dài, không nên áp dụng chính sách này”.

    Đưa lạm phát về một con số

    Đánh giá tốc độ tăng lạm phát ở Việt Nam quá cao, nhiều đại biểu cho rằng có nguyên nhân chủ quan như công tác dự báo yếu, việc lập kế hoạch chưa chính xác, còn mang dáng dấp của nền kinh tế tập trung.

    Nhiều ý kiến cũng đánh giá công tác tổ chức thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát chưa đồng bộ và quyết liệt, không kiểm soát được giá, nhất là đối với nhóm lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác. Việc kiểm tra giá mới được thực hiện ở siêu thị, đầu mối và theo từng đợt, mà không kiểm tra ở các chợ bán lẻ và tổ chức thường xuyên nên không hiệu quả.

    Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá lại các nhóm giải pháp về kiềm chế lạm phát đã và đang được thực hiện, đề ra biện pháp, giải pháp đồng bộ trước mắt cũng như lâu dài để giảm dần lạm phát, phấn đấu đưa chỉ số lạm phát về một con số trong năm 2012.

    Về giải pháp cụ thể, nhiều đại biểu cho rằng cần bổ sung giải pháp dùng VND mua USD để tăng dự trữ.

    Trong việc bình ổn giá, cần làm rõ thêm vai trò của hệ thống thương nghiệp bán lẻ đưa các mặt hàng thiết yếu về các vùng nông thôn, tổ chức các cửa hàng bình ổn giá để người thu nhập thấp có cơ hội mua được.

    Chiều nay, phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội của Quốc hội sẽ được truyền hình trực tiếp.

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trực tuyến: Cải thiện chất lượng chính sách kinh tế

    Tác giả: Diễn đàn Kinh tế Việt Nam
    Bài đã được xuất bản.: 12/10/2011 15:00 GMT+7
    (VEF.VN) - Các chuyên gia Việt Nam và quốc tế đã có mặt tại báo VietNamNet để cùng thảo luận trực tuyến trên VEF.VN về cải thiện chất lượng chính sách kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
    Mời độc giả nghe lại file audio của buổi trực tuyến trong hộp thông tin bên tay phải.
    Kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì mức tăng trưởng cao: tỉ lệ lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại và tài khóa ngày càng lớn và tốc độ năng suất và hiệu quả giảm sút, nhất là trong đầu tư công, làm quá trình chuyển đổi cơ cấu chậm lại và giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Theo đánh giá trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam tụt 6 bậc, từ 59 xuống 65.
    Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế dưới hình thức tự do hóa, chuyển đổi cơ cấu (cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước) và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua ký kết các hiệp định thương mại. Công cuộc cải cách này đã và đang giúp Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế.
    Tuy nhiên, tác động của các biện pháp cải cách này đã giảm đi khá nhiều do các rủi ro và thiếu linh hoạt trong hệ thống chính sách. Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 thông qua bởi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI cũng đã xác định rằng chất lượng chính sách và quy định còn kém và thực hiện không hiệu quả.
    [​IMG]Các khách mời tại bàn tròn trực tuyến về Nâng cao chất lượng chính sách kinh tế (ảnh Lê Anh Dũng)Trên thực tế, nhiều chính sách cản trở tăng trưởng vẫn được sử dụng và tiếp tục được tạo ra trong nhiều ngành, lĩnh vực, chẳng hạn các biện pháp kiểm soát mang tính hành chính gây tốn kém và thiếu hiệu quả. Nền kinh tế vẫn phải chịu gánh nặng từ các rào cản gia nhập thị trường, quy định cứng nhắc và các thủ tục hành chính.
    Việt Nam cần có một làn sóng cải cách mới để giải phóng hơn nữa các lực lượng sản xuất đang bị các chính sách, quy định không phù hợp kiềm chế, và để tăng năng suất lao động và hiệu quả bằng cách để cho thị trường vận hành hiệu quả hơn, tái phân bổ nguồn lực nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu.
    Nhà nước cần thiết lập các quy tắc và cơ chế thị trường tự do và công bằng hơn, và chỉ can thiệp vào nền kinh tế khi thật cần thiết để bảo vệ lợi ích của xã hội và cộng đồng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, sự an toàn hay bảo vệ người tiêu dùng.
    Hiện nay, Nhà nước vẫn đang có xu hướng can thiệp vào nền kinh tế bằng cách sử dụng các công cụ chính sách không phù hợp với nền kinh tế thị trường, chẳng hạn kiểm soát giá một số mặt hàng. Những can thiệp theo cách này sẽ bóp méo và thậm chí làm giảm mức độ cạnh tranh của thị trường, do vậy gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế.
    Cuộc tranh luận công khai gần đây giữa các cơ quan quản lý có liên quan về việc quản lý giá xăng dầu đã nêu bật ra một câu hỏi quan trọng về vai trò và mối quan hệ của Nhà nước với thị trường. Trong trường hợp này, các cơ quan Nhà nước nên xác định một cách rõ ràng Chính phủ có cần kiểm soát giá xăng dầu hay không, nếu có, thì việc quản lý nhằm mục tiêu gì và biện pháp nào có thể mang lại lợi ích tối đa cho đất nước.
    Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Nâng cao chất lượng chính sách kinh tế Việt Nam" với ba vị khách mời: TS. Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); ông Scott H. Jacobs, Giám đốc Điều hành Jacobs&Associates và hiện đang là chuyên gia tư vấn của Chương trình Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI); ông Nick Malyshev - Trưởng Bộ phận Chính sách Thể chế, Ban Quản trị Công và Phát triển, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
    Ông Nick Malyshev là chuyên gia về cải thiện chính sách và phát triển của OECD, tổ chức đã được Chính phủ Việt Nam mời đánh giá Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
    Là một người am hiểu về Việt Nam, Scott H. Jacobs, đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc chia sẻ, ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng chính sách đối với việc triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Đề án 30).
    Những thủ tục hành chính hiện nay cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế ra sao? Những chính sách nào bất cập và kìm hãm tăng trưởng? Về dài hạn, cần cải tiến quy trình xây dựng và ban hành chính sách như thế nào. Đồng thời, cần sử dụng công cụ đánh giá tác động chính sách và tham vấn cá nhân, tổ chức có liên quan để kiện toàn chính sách.
    Tất cả những vấn đề đó sẽ được trao đổi tại bàn tròn trực tuyến lúc 14h30 chiều ngày 13/10. Ngay từ bây giờ, độc giả quan tâm có thể gửi ý kiến chia sẻ và đặt câu hỏi cho ba vị khách mời bằng cách nhập nội dung vào hộp phản hồi phía dưới hoặc gửi email về địa chỉ vef@vietnamnet.vn.

    __________________________

    Xây dựng kinh tế VN vững mạnh chính là góp phần bảo vệ tổ quốc
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tóm lại kinh tế VN năm 2011 tốn khá nhiều giấy mực nhưng đấy cũng là cách để mọi thành phần trong xã hội hướng về một mối là làm sao xây dựng kinh tế phát triển ổn định , rõ ràng chúng ta đang thiếu dàn nhạc trưởng , kinh tế VN chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lợi dầu mỏ là chính , nếu không tạo được cái khung vững chắc thì khó có bước đột phá cho nền kinh tế VN
  7. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là thằng tàu và thằng phi đang làm trò trên biển của chúng ta, tụi nó tranh chấp và bắt bờ nhau trên vùng lãnh hải của ta. VN phải lên tiếng vụ này.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tình yêu tri kỷ- Hoàng Sa Trường Sa
    Thơ : Thuý Hạnh

    Trường Sa mong nhớ đêm ngày
    Nằm mơ chợt thấy một Nàng Tiên xa
    Hải đăng Tiên Nữ toả ra
    Sao đêm lấp lánh ánh xa ánh gần
    Trời cho Biển bạc duyên trần
    Sinh con sinh cháu ,sao gần sao xa
    Sao gần đính mũ Trường Sa
    Sao xa đáy biển ôm ta vào lòng
    Tự hào con Lạc cháu Hồng
    Tự hào sao Việt đỏ hồng Trường Sa
    Tự hào Tiên Nữ Trường Sa
    Mang tên đất Việt - biển xa biển gần
    Lời ca vọng mãi câu ngân
    Hoàng Sa ta đó vẫn gần Trường Sa
    Trời cho muôn kiếp kết là
    Trường Sa ôm ấp Hoàng Sa muôn đời
    Tình yêu tri kỷ nên đôi
    Nên thơ đất Việt muôn đời sánh đôi
  9. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D> PHILIPPINES



    Philippines 'không trả thuyền Trung Quốc'


    Cập nhật: 11:12 GMT - thứ hai, 24 tháng 10, 2011



    [​IMG]Trung Quốc nói đây là ngư trường truyền thống của mình


    Manila đã bác yêu cầu của Trung Quốc đòi hoàn trả hàng chục thuyền câu mà Philippines bắt được tại khu vực Bãi Cỏ rong ở Biển Đông.
    Hôm 18/10, tàu tuần tra BRP Rizal của hải quân Philippines khi ở khu vực này, gần đảo Palawan, đã phát hiện ra một tàu cá của Trung Quốc kéo theo 35 thuyền câu nhỏ không người.
    Các bài liên quan





    Tàu hải quân Philippines đã đâm vào một thuyền cá đằng sau, hành động sau đó được Philippines giải thích là do sự cố về bánh lái chứ 'không cố ý'.
    Sau đó tàu cá Trung Quốc đã cắt dây cáp kéo thuyền cá, bỏ lại 24 chiếc sau lưng và bỏ chạy. Nay Bắc Kinh yêu cầu Manila trả lại số thuyền câu này, mà theo họ, lúc đó đang hoạt động ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói việc xử lý các thuyền câu sẽ được thực hiện "theo trình tự pháp luật".
    Thoạt tiên có tin Philippines đã gửi thư xin lỗi tới sứ quán Trung Quốc ở Manila, nhưng tin này sau đó bị Bộ Ngoại giao bác bỏ.
    Ông Hernandez nói "không có việc chính thức xin lỗi, mà chỉ có công hàm ngoại giao" về sự cố.
    Phillippines luôn khẳng định Bãi Cỏ rong nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của mình.
    Việc Manila khước từ yêu cầu của Bắc Kinh cho thấy một lần nữa thái độ cứng rắn, ít nhất là thông qua ngôn từ, của Philippines trong việc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông.
    Chủ quyền không thể chối cãi


    Sau sự kiện hôm 18/10, Trung Quốc đã đòi Philippines trả "ngay lập tức và vô điều kiện" các thuyền câu bị bắt trong vùng biển mà Trung Quốc nắm "chủ quyền không thể chối cãi".
    Bắc Kinh cũng cáo buộc Manila đã vi phạm quyền lợi hợp pháp của các ngư dân, với lý do đây là ngư trường truyền thống của họ.
    Biển Đông đang là nơi xảy ra nhiều tranh chấp kinh tế giữa các nước cùng tham gia tuyên bố chủ quyền.
    Tuy phần lớn các chuyên gia về an ninh khu vực cho rằng đụng độ vũ trang khó có thể xảy ra, nhưng các bất đồng về quyền lợi kinh tế cũng đang khiến các quốc gia liên quan mỗi lúc càng trở nên mạnh mẽ trong cách tiếp cận.
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông.
    Hồi tháng Ba, tàu tuần tra của Trung Quốc đã đe dọa tàu thăm dò địa chấn của Philippines, cũng gần Bãi Cỏ rong.
    Tháng Sáu năm nay, tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí PetroVietnam, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
    Hiện quân đội Philippines và Hoa Kỳ đang có cuộc tập trận hàng năm, trong đó hai bên sẽ thực hiện cuộc đổ bộ tấn công lên một bãi biển ở đảo Palawan gần Trường Sa.




    .
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33

    Kết nhất câu này ; Với bản chất kiên quyết độc lập, "Việt Nam chắc chắn không bao giờ trở thành Pakistan của Ấn Độ cả", và Việt Nam sẽ vẫn là Việt Nam.


    Tôi cho rằng trong qhệ đối ngoại, VN cực kỳ sáng suốt là chọn con đường nước nào cũng chơi, cũng là bạn như Mỹ,TQ, Nga, Ấn, Nhật, Úc, Hàn........Như Vậy có nước nào đó có dã tâm xâm lược or chống phá VN thì cũng tẩu hoả nhập ma, chẳng biết lối nào mà lần....Các Anh to khoẻ đẹp giai nào cũng muốn ve vãn tán tỉnh lôi kéo về mình, nhưng cuối cùng chẳng có anh nào chiếm hữu được trọn vẹn Em VN..=))=))=))........chắc cũng xuất phát từ thế mạnh của VN là Nước nhỏ yếu nhưng lại có địa Ctrị cực kỳ to lớn và Quan trọng đối với tất cả các nước lớn....=D>=D>=D>=D>=D>



    .


    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này