Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4694 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43231 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    “Đã cho đủ cà rốt rồi, nay Trung Quốc cần cái gậy”



    Đó là tên một bài viết được đăng trên mạng “Trung Hoa võng” (Chinacom) ngày 21/10/2011. Xin trích dịch để bạn đọc Việt nam trong và ngoài nuớc thấy thêm “gan ruột” của nguời bạn “bốn tốt” và “lòng dạ” của ngưòi láng giềng “16 chữ” này ngay sau khi “Tuyên bố chung” đầy những lời “tốt đẹp” còn chưa ráo mực.
    Dương Quốc Anh
    Gần đây hoàn cảnh quốc tế xung quanh Trung Quốc có thể nói là mây đen dày đặc. Ấn Độ tuyên bố tiến vào Biển Đông, nhóc Nhật Bản cũng cùng Philippines, Việt Nam làm cho (tình hình) nóng bỏng, Nga bán cho Việt Nam một lượng lớn vũ khí, ngay Myanmar đồng minh truyền thống của Trung Quốc mà cũng lúc gần lúc xa với ta, chàng Kim béo Triều Tiên vừa chạy đến Nga dạo một chuyến và hình như lại tìm thêm được chiếc chân voi thứ hai để ôm ấp. Nhìn ra thế giới trước mắt chỉ thấy còn Pakistan là tương đối chắc chắn, thế nhưng nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách sợ rằng cũng sẽ đổi thay.
    …Cần xem lại bố cục chiến lược, các mặt quân sự ngoại giao của Trung Quốc rốt cuộc đã xuất hiện các vấn đề gì? …Mỹ có tác dụng chủ yếu nhưng Trung Quốc không phải là hoàn toàn không có sai lầm… Trước đây vì chưa đủ quốc lực nên Trung Quốc buộc phải giấu mình chờ thời, tích lũy lực lưọng, dường như rất ít dính líu vào các công việc quốc tế, ở mức độ rất lớn là theo bước đi của các nước phương Tây, hầu như không có đối kháng. Nhưng cùng với sự tăng cưòng quốc lực, Trung Quốc đã trưởng thành thành một chàng trai cường tráng, nếu tiếp tục theo dòng suy nghĩ cũ thì chắng khác gì tự trói chân tay mình.
    Đối với củ cà rốt, Trung Quốc đã cho đủ rồi, châu Phi, ASEAN đều được lợi, quốc trái Mỹ cũng đã mua, đã cho không ít lợi lộc kinh tế, thế nhưng bọn Mỹ, Phi, Việt, Nhật, Ấn vẫn chưa thỏa mãn không ngừng gây chuyện, việc thủy thủ Trung Quốc bị giết gần đây trên sông Mekong sợ rằng không chỉ là vụ án hình sự đơn thuần, không thể thiếu được sự thọc tay vào của nước thù địch… Philippines đến Trung Quốc ký một đơn lớn mấy chục tỷ vừa về nước đã mua vũ khí, mấy hôm trước lại đâm vào tàu cá Trung Quốc và từ chối xin lỗi. Con chó sói mắt trắng dã Việt Nam, nếu không có Trung Quốc thì đã bị Mỹ tiêu diệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Nam Bắc Việt Nam không thể thống nhất, những chuyện sau này mọi người đã rõ, chúng đã trở tay đâm Trung Quốc một nhát, hiện nay trên vấn đề Biển Đông không ngừng “tra thuốc đau mắt” cho Trung Quốc, trước đó đã mắt đưa mày đón với Mỹ, mặc dù gần đây có dịu đi với Trung Quốc nhưng sợ rằng đó chỉ là kế hoãn binh.
    …Vấn đề chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là thiếu thủ đoạn ứng phó cũng tức là chưa vận dụng tốt chính sách một tay cầm cái gậy một tay cầm củ cà rốt của các nước phương Tây vào thực tế, với nước thù địch chúng ta phải ít dùng củ cà rốt, dùng nhiều cái gậy hơn, chính quyền nào không nghe lời, nhất định phải cho tí chút bài học, nếu kinh tế không có tác dụng thì hành động quân sự thích đáng, có thể có hiệu quả tốt hơn…
    …Không thể khách khí quá với kẻ thù, sự độ lượng của người Trung Quốc sẽ chỉ làm cho người khác coi là mềm yếu đáng khinh, người ta không hiểu cái “nhân” của chúng ta thì phải cho họ thưởng thức cái “tàn nhẫn” của chúng ta.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Với chính sách "ngu dân" cộng với tinh thần cực đoan thì một số thành phần trong xã hội TQ đang bị mộng du hoan tưởng là lẽ đương nhiên , chúng ta không nên chấp , chính họ cũng nhìn nhận mình bị cô lập thế là tốt , thế giới không ngu , Mỹ , Nga , Ấn , Úc , Nhật ....không lẽ nghe Việt Nam mà chống Trung Quốc ? ....có lẽ họ nên hiểu vấn đề trước khi quá muộn
    Đừng để tái diễn cảnh này , đó là cái kết của sự cô lập

    Đại tá Gaddafi mất mạng ở Libya



    Cập nhật: 11:56 GMT - thứ năm, 20 tháng 10, 2011
    [​IMG] Video quay thi thể đẫ̉m máu của ông Gaddafi được chiếu trên truyền hình khu vực





  3. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào



    [​IMG]Một số người đang đề nghị Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Không cần. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ đẩy tranh chấp chủ quyền leo thang.
    Vấn đề Biển Đông và lập trường của Trung Quốc đã là chủ đề của nhiều cuộc bàn cãi, đặc biệt kể từ Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 vừa qua. Quả thật, rất nhiều người tin rằng Biển Đông chắc chắn sẽ nổi lên như một điểm xung đột nóng bỏng trong những năm tới.
    Có thể thấy bằng chứng của việc này trong những lời lẽ cứng rắn mà các bên trao qua đổi lại trong cuộc tranh chấp, với ba bên đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Mỹ – rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực – được coi như lời cam kết sẽ đóng vai trò chủ động, làm Trung Quốc rất phiền lòng. Mấy tuần qua, các tuyên bố của giới chức Trung Quốc tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, cùng những lời cảnh cáo Ấn Độ, không cho Ấn Độ đầu tư vào khu vực, được coi như dấu hiệu bộc lộ thái độ hung hăng của Trung Quốc, có thể đẩy nhanh sự xung đột.
    Đề xuất Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào tranh chấp Biển Đông được đưa ra trên cơ sở là Ấn Độ phải mạnh mẽ trong quan hệ với Trung Quốc. Việc công ty trách nhiệm hữu hạn ONGC Videsh (OVL) tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam chắc chắn là việc nên làm. Trên thực tế, cũng không có gì cho thấy chính phủ Ấn Độ đang nghĩ khác. Sự hiện diện của OVL ở Việt Nam không phải là hiện tượng mới mẻ gì. Liên doanh đầu tiên của họ với Petro Vietnam và BP, nhằm thăm dò khai thác dầu và khí ở mỏ Lan Tây của Việt Nam, đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Những thỏa thuận đầu tư mà giờ đây trang nhất các báo đang đăng tải thực ra đã được ký từ tháng 5 năm 2006; đây là một dự án sẽ không thể bị đình lại chỉ vì những tuyên bố quanh co của Trung Quốc.
    Nhưng đề xuất gây lo ngại ở chỗ, theo đó, Ấn Độ nên tăng cường tham gia để giữ một vai trò chủ đạo ngay trong các tranh chấp chủ quyền, và Ấn Độ nên chủ động mở rộng sự hiện diện của hải quân – để bảo vệ tiền đầu tư của OVL hoặc bảo vệ tuyến đường thông thương trên biển. Một mối quan hệ song phương thân thiết hơn với Việt Nam, những lời lẽ của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông và cả một quá khứ chiến đấu chống các siêu cường của họ được coi như lý do hợp lý để Ấn Độ cùng tham gia và trang bị vũ khí cho Việt Nam để thắng cuộc chiến trên Biển Đông.
    Những đề xuất cho rằng Ấn Độ cần điều chỉnh lại chính sách đối với Biển Đông và quan hệ với Việt Nam, trong trường hợp tốt nhất, cũng là quá sớm. Bất chấp mọi luận điệu của các bên, xung đột trên Biển Đông có lẽ không phải là tất yếu sẽ xảy ra. Nếu lịch sử đối thoại giữa các bên có thể cho chúng ta thấy điều gì đó, thì đó là, căng thẳng hiện tại chắc chắn sẽ đem tới những tiến triển mới. Sau những tuyên bố của Mỹ, và sau những va chạm tàu đánh cá, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về các Nguyên tắc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, tại hội nghị thượng đỉnh Bali hồi tháng 7. Và những căng thẳng gần đây có thể sẽ thúc đẩy các bên đi tới một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc hơn. Điều này không hàm ý là các yêu sách về chủ quyền và vấn đề chủ quyền có thể sẽ được giải quyết, nhưng chắc chắn chúng sẽ trở nên dễ xử trí hơn, nhờ đó ngăn chặn được xung đột quân sự.
    Các bên sẽ được lợi chung nếu các cuộc tranh chấp trở nên dễ xử trí. Lý do căn bản là vì, mặc dù còn tồn tại những luận điệu dân tộc chủ nghĩa, nhưng các bên trong tranh chấp cũng ý thức được rằng họ có thể có lợi ích vật chất thực sự. Đường giao thương hàng hải xuyên Biển Đông nếu bị gián đoạn sẽ kéo theo thiệt hại về kinh tế – và không chỉ cho các quốc gia ven biển mà thôi. Do đó, cho tới nay, không bên nào trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc, dám chống lại nguyên tắc “tự do hàng hải vì thương mại toàn cầu trên Biển Đông”. Các nước trong khu vực đã ký UNCLOS, theo đó “Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, được khai thác tài nguyên thiên nhiên và thực hiện các hoạt động kinh tế nhất định; và được thực thi quyền tài phán trong nghiên cứu hàng hải và bảo vệ môi trường”. Song UNCLOS cũng quy định “Tất cả các nước khác có quyền tự do hàng hải và tự do bay qua EEZ, cũng như quyền đặt cáp ngầm, đường ống ngầm dưới biển”. Do vậy, những nguy cơ đe dọa tuyến thông thương trên biển (SLOC – sea lines of communication) có lẽ đã bị thổi phồng ít nhiều.
    Chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, các quốc gia có liên quan coi tranh chấp chỉ là một thành tố trong những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn thế nhiều. Biển Đông hoàn toàn không phải là con tính duy nhất để qua đó các nước nhỏ xem xét quan hệ của họ với Trung Hoa. Chẳng hạn như Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino đã nói rằng tranh chấp trên Biển Đông chỉ là một khía cạnh trong quan hệ với Trung Quốc.
    Việt Nam cũng vậy, đã không để quan hệ Việt-Trung bị cản trở vì những tranh chấp trên Biển Đông. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền, ông Nguyễn Phú Trọng, tháng trước đã đi thăm Bắc Kinh. Tuyên bố chung trong chuyến thăm nêu rõ rằng hai bên sẽ “chủ động thúc đẩy hợp tác” trong thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi. Đôi bên cũng nhất trí sẽ xúc tiến đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, và tăng cường giao thiệp giữa các quan chức cấp cao. Kể từ tháng 7-2011, Trung Quốc – đứng thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – đã có 805 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn 4,2 tỷ USD. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2004 tới nay. Mậu dịch song phương giữa hai nước đạt giá trị 27 tỷ USD năm 2010. Nếu nảy sinh đụng độ quân sự, tai họa đầu tiên xảy đến sẽ là ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế, một hậu quả mà cả hai nước đều muốn tránh.
    Cho dù những bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo có nói gì đi nữa, vẫn có lý do để mơ hồ tin rằng, Trung Quốc không muốn đẩy xung đột trong khu vực leo thang. Mặc dù bình luận từ phía Mỹ cho thấy Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, nhưng không có văn bản chính thức nào của Trung Quốc củng cố luận điểm này. Bên cạnh đó, có thể coi sự thận trọng của Trung Quốc cũng là một tín hiệu phản ánh năng lực quân sự của Trung Quốc, vốn không được coi là đủ mạnh để chiến thắng trong một cuộc chiến trên Biển Đông. Trên thực tế, tờ Tin Quốc Phòng Trung Hoa của Tổng cục Chính trị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã so sánh việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông với hành động tự bắn vào chân mình. Sử dụng vũ lực không chỉ kích động ASEAN đoàn kết lại với nhau trong vấn đề Biển Đông, mà có thể còn kéo cả Mỹ và Nhật Bản tham gia chuyện này, làm chệch hướng kế hoạch duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và phá hỏng ngoại giao của Trung Quốc. Do vậy những tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông có thể được xem như nỗ lực thổi phồng các yêu sách của họ, nhằm giành được vị thế tốt hơn trong đàm phán.
    Còn Ấn Độ, nếu họ xem xét lại chính sách trên Biển Đông của mình trong một bối cảnh như thế thì sẽ là liều lĩnh một cách dại dột, nhất là khi còn chưa rõ một đối tác như Việt Nam sẽ tỏ thái độ quyết tâm đến mức nào trong một cuộc leo thang quân sự với Trung Quốc. Cứ cho là leo thang như vậy không có lợi cho Trung Quốc, thì cũng chưa biết chắc được liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các hoạt động của công ty OVL hay không.
    Tất cả những điều ấy cho thấy Ấn Độ không cần phải có lập trường trong các tranh chấp chủ quyền mà họ không tham gia. Về vấn đề này, có lẽ Ấn Độ nên bắt chước Mỹ: Mặc dù tuyên bố có “lợi ích quốc gia” trong vấn đề Biển Đông, nhưng Mỹ đã thẳng thừng nói rằng họ chẳng đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền. Việc xem xét, nhìn nhận lại chính sách của Ấn Độ cần phải được dựa trên cơ sở là sự hiểu biết rõ ràng về những gì Ấn Độ muốn đạt được, và lợi ích quốc gia của Ấn Độ có thể được tối ưu hóa như thế nào. Quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á không phải là quan hệ đơn chiều, và không được định hướng chỉ để theo dõi xem Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới khu vực.
    Còn chuyện ủng hộ về mặt quân sự cho các hoạt động của công ty OVL thì cần được xem xét một cách nghiêm túc. Xây dựng năng lực để ngăn chặn mọi rủi ro là một việc, hỗ trợ các nhà đầu tư bằng sức mạnh quân sự là một việc khác. Đây là chuyện sẽ ảnh hưởng tới các công ty liên doanh của Ấn Độ trên toàn cầu. Liệu Ấn Độ đã chuẩn bị kỹ – cả về phương diện quân sự lẫn chính sách – để có thể hỗ trợ bằng quân sự cho tất cả các liên doanh đó chưa? Có một điểm quan trọng hơn chuyện quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam hay là Trung Quốc – đó là vấn đề các giá trị và tầm nhìn của Ấn Độ.
    Tác giả: Ông Rukmani Gupta là nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, New Delhi. Đây là bản rút gọn và có biên tập của một bài viết của ông mà tổ chức này đã xuất bản trước đây.
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Vắng Thái Dương có Phuongxa,
    Banglang, sinhtu,.... và...và ... Gialong.
    Biển đông quyết giữ đến cùng
    Dựng xây đất nước quê hương đẹp giàu.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đại tướng Phùng Quang Thanh hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật BảnOct 25, '11 1:07 AM
    for everyone
    Chiều 24/10, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa đã có cuộc hội đàm tại Tokyo.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản duyệt đội danh dự​

    Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, sau chuyến thăm Nhật Bản 13 năm trước. Ông Ichikawa bày tỏ sự cảm kích đối với tình cảm giúp đỡ và chia sẻ của nhân dân và Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Nhật Bản trong thảm họa sóng thần, động đất vừa qua; đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực.
    Bộ trưởng Quốc phòng Ichikawa nói: “Việt Nam là nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á. Nhật Bản đánh giá cao việc Việt Nam thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, trên cương vị Chủ tịch ASEAN và tổ chức thành công Hội nghị Quốc phòng mở rộng lần thứ nhất, vào năm 2010. Đại cương kế hoạch phòng vệ mới của Nhật Bản đã ghi rõ, sẽ tăng cường hợp tác an ninh với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Do đó, Nhật Bản mong muốn nắm bắt mọi cơ hội để tăng cường hợp tác với Việt Nam”.
    [​IMG]
    Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng Việt – Nhật​

    Về phần mình, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Bộ trưởng mong muốn 2 bên trao đổi thẳng thắn về tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.
    Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa cho rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ có ý nghĩa quan trọng, sẽ định hướng và trở thành khuôn khổ cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
    Hoàng Liên Sơn ( Theo VOV)
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    "Biển Đông và cuộc cạnh tranh Trung - Ấn -Nhật"Oct 24, '11 1:38 AM
    for everyone
    Châu Á đang chứng kiến ​​sự xô đẩy giữa các nước lớn ở đó - Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ - đang giành cho mình không gian chiến lược khu vực, và một loạt các hoạt động của các quốc gia này là tập trung đối với khu vực Đông Nam Á, trước kia đây là một khu vực ổn định, nhưng bây giờ là một khu vực tiềm năng cho các cuộc xung đột. Trung Quốc, nước đã là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA), là một nước đang có giấc mơ siêu cường, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ đang mong mỏi để trở thành một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Một chủ đề chung của ba nước là cả ba cần một hệ thống thuận lợi trong khu vực để làm cái giá cho vị trí và uy tín của họ.


    Đồng thời, các nước Đông Nam Á bây giờ ngày càng chào đón các quyền lực lớn, bao cả gồm Hoa Kỳ, họ được tham gia trong các vấn đề an ninh của khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại các quần đảo Trường Sa giàu tài nguyên và quần đảo Hoàng Sa trong vùng biển về phía Nam Trung Quốc ( biển Đông Việt Nam) với Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.


    Trung Quốc đang ngày càng khẳng định bản thân trong Biển Đông Việt Nam, các hành động mới nhất là hoàn thành dàn khoan lớn nhất từ trước tới nay, có những hành động đe dọa Việt Nam như cắt dây cáp thăm dò tàu khảo sát Việt Nam. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết rằng lực lượng giám sát hàng hải dân sự sẽ được tăng lên từ 1.500 đến 9.000 nhân viên vào năm 2020 để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trong các biển.


    Gần đây, Nhật Bản đã có những lời đề nghị chính đối với khu vực, đặc biệt là với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Người thứ cấp Bộ quốc phòng Nhật Bản, ông Kimito Nakae, cho biết sau một cuộc họp của các quan chức quốc phòng Nhật Bản với các đối tác ASEAN tại Tokyo vào tháng Chín, rằng mối quan hệ đã "trưởng thành từ các cuộc đối thoại mà Nhật Bản đang đóng một vai trò cụ thể trong hợp tác" trên một loạt các hoạt động về an ninh và các vấn đề liên quan đến khu vực. Bên cạnh đó, hai bên đã tìm cách tăng cường hợp tác khu vực trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố và mở rộng đường lưỡi bò của họ trong vùng biển phía Nam (Biển Đông Việt Nam), và Tokyo tỏ tín hiệu sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn với các nước trong khu vực.


    Tokyo và Hà Nội gần đây đã ký một thỏa thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân và một tập đoàn có trụ sở tại Tokyo đã bắt đầu nghiên cứu khả thi việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân 1.000 megawatt tại Việt Nam. Các lò phản ứng dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021 và 2022. Mặc dù sự cố Fukushima đã tạo ra một trở ngại, hơn nữa ở cấp độ trong nước với các công ty điện hạt nhân Nhật Bản, họ đang tích cực tìm kiếm cơ hội tại các thị trường nước ngoài.


    Một sự phát triển sẽ giúp Nhật Bản đạt được chiều sâu chiến lược lớn hơn vào khu vực ASEAN đó là thỏa thuận với Philippine về an ninh hàng hải, được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino III tới Tokyo vào tháng Chín. Một mối quan hệ đối tác chiến lược với Philippine và nước này không chỉ cung cấp cho Nhật Bản cơ hội để đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy an ninh của khu vực Đông Nam Á, mà còn đối với các nước trong khu vực có thể tạo ra một sự tin tưởng vào khả năng chống chịu đối với sự quyết đoán của Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đang cùng một nhiệm vụ cạnh tranh, và cố gắng để ngăn chặn sự gia tăng của của nhau để thống trị khu vực.


    Mặt khác, Ấn Độ đã quyết định tiếp tục hoạt động thăm dò hydrocarbon trong hai khối ở hai lô dầu khí do Tổng công ty Dầu khí tự nhiên (ONGC) thăm dò khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Trong chuyến thăm của ************* Trương Tấn Sang đến Ấn Độ vào ngày 12-15, hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ chung cho các hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển phía Nam Trung Hoa và là biển Đông Việt Nam, bên cạnh đó là việc bắt đầu một cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước. Trung Quốc đã nêu ra sự phản đối của họ đối với các dự án thăm dò của Ấn Độ, Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" đối với biển Đông Việt Nam. Phải thừa nhận rằng, ngày 12 Tháng Mười, báo Tin tức Năng lượng Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản công bố rằng hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong vùng biển này là một ý tưởng tồi, và cảnh báo rằng "chiến lược năng lượng của Ấn Độ đang tiến vào một xoáy nước cực kỳ nguy hiểm ".


    Các lĩnh vực hàng hải đã trở thành một nguồn chính của các cuộc xung đột trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương so với các bộ phận khác trên thế giới. Nhà phân tích nổi tiếng Robert Kaplan lập luận rằng, "Đông Á, hay chính xác hơn phương Tây - Thái Bình Dương, đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của hoạt động hải quân thế giới," ...sự im lặng của Trung Quốc là tính ưu việt chiến lược trong khu vực Đông Á đã dẫn đến một thời kỳ hiện đại hóa quân sự của các nước khác trong khu vực. Thật vậy, để phù hợp với định lượng tăng cường quân sự của Trung Quốc, tất cả các nước trong khu vực đang thực hiện cả hai việc là tăng chất lượng và số lượng các chương trình vũ khí hóa.


    Rõ ràng, Trung Quốc đã tạo dựng nên một chính sách tinh tế ở nước ngoài đối với khu vực Đông Nam Á trong những năm qua. Ban đầu họ theo ngoại giao quyền lực mềm bằng cách cung cấp viện trợ kinh tế cho các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau và mở cửa thị trường trong nước Đông Nam Á, đưa các sản phẩm được sản xuất mà vào không gây thù địch chính trị khu vực. Điều này như một yếu tố, nó đã giúp Trung Quốc ký một quy tắc ứng xử về tranh chấp vùng biển Đông Việt Nam tức vùng biển phía Nam Trung Hoa với các bên liên quan, và cuối cùng là mang lại lợi ích cho Trung Quốc là một lý thuyết "tăng cường hòa bình".


    Giống như Tây bán cầu đối với Mỹ và Đông Âu với Liên Xô cũ, Trung Quốc nhất thiết phải cần một hệ thống khu vực thuận lợi để tăng cường vị trí toàn cầu của mình. Một hợp nhất kinh tế trong khu vực Đông Nam Á là không đủ cho Trung Quốc tìm cách thay đổi trật tự thế giới, một nước chính trị trước, ưu việt là cần thiết và đặc biệt là ở khu vực gần nhất. Trung Quốc đã hình dung ra một "trật tự thế giới đàm phán", trong đó mục tiêu chiến lược nhằm bảo đảm là để tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhưng chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để hình thành trật tự riêng của mình - một trật tự thứ bậc - trong dài hạn ở châu Á.


    Trung Quốc cần một khu vực hòa bình hiện nay, nếu không thì tham vọng lâu dài của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trái với tính toán của họ, không có các quốc gia ven biển nào sẵn sàng chấp nhận uy quyền tối cao của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam Trung Quốc(Biển Đông Việt Nam). Do đó Trung Quốc trong thời gian gần đây chuyển sự chú ý của nó đến các khu vực Tây Nam Châu Á bao gồm Pakistan, Afghanistan và Iran để đóng một vai trò chính trị lớn hơn và đặc biệt sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014. Điều này có thể cung cấp cho Trung Quốc một hệ thống khu vực thuận lợi hơn cũng như cung cấp một sự đảm bảo cho khu vực Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á vẫn còn là một thách thức đối với tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.


    Trong những năm tới, tất cả các cường quốc lớn của châu Á có thể được dự kiến ​​sẽ gia tăng sự hiện diện của họ, cả về kinh tế và chính trị, trong khu vực. Điểm mấu chốt của mỗi một nỗ lực là để làm tăng thêm tình quyền uy và sức mạnh của mình, mặc dù vậy việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc thống trị khu vực cũng nổi lên trong các tính toán chiến lược của Ấn Độ và Nhật Bản.


    Nếu ba quốc không giới hạn các hoạt động và thận trọng trong khi tham gia với cuộc cạnh tranh chiến lược, châu Á sẽ là nơi sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự tiềm năng.

    ...


    Theo: Japantimes
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khi người Ấn bàn lùi khỏi biển ĐôngOct 23, '11 4:09 AM
    for everyone

    "... Mặc dù ý kiến nêu ra trong Global Times có thể cho rằng, không có lý do gì để nghi ngờ rằng Trung Quốc không muốn leo thang xung đột trong khu vực. Mặc dù những bình luận từ Hoa Kỳ đã cho rằng Trung Quốc coi vùng biển về phía Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) là một khu vực "lợi ích cốt lõi ', nhưng không có văn bản chính thức nào của Trung Quốc có thể được tìm thấy để chứng thực này.
    Ngoài ra, sự thận trọng của Trung Quốc cũng có thể được xem như là một sự phản ánh khả năng quân sự của Trung Quốc, khả năng quân sự của Trung Quốc không được coi là đủ mạnh để giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh trên vùng biển Đông Việt Nam ( vùng biển về phía Nam Trung Quốc). Trong thực tế, Tin tức Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, bản quyền của Bộ Chính trị Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc lời lẽ có giống như "yêu cầu" Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông Việt Nam. Không chỉ việc Trung Quốc sử dụng vũ lực sẽ làm cho các quốc gia ASEAN đoàn kết lại với nhau, mà nó còn có thể hình dung đến việc Hoa Kỳ và Nhật Bản, làm hỏng kế hoạch tiếp tục tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và cô lập ngoại giao của Trung Quốc . Những tuyên bố của Trung Quốc trên vùng biển về phía Nam nước này có thể được xem như là những nỗ lực để phóng đại các tuyên bố nhằm để đảm bảo một lập trường vị thế cao hơn trên bàn đàm phán.


    Đối với Ấn Độ cần để xem xét lại chính sách của mình trên vùng biển Đông Việt Nam, chống lại một bối cảnh như vậy sẽ là liều lĩnh, đặc biệt là vì nó không rõ ràng và sẵn sàng như một đối tác với Việt Nam, và sẽ chỉ làm cho một sự leo thang của bất kỳ cuộc xung đột cả Việt Nam với Trung Quốc. [SIZE=+0][SIZE=+0]Rukmani Gupta (Một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên Cứu và Phân Tích Quốc Phòng ở New Delhi) [/SIZE]cho rằng sự leo thang không phải là lợi ích của Trung Quốc hoặc, vẫn không chắc rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực và các hành động quân sự để làm gián đoạn hoạt động của các cty thăm dò khai thác dầu Ấn Độ.[/SIZE]


    Tất cả điều này có nghĩa là Ấn Độ không có cần để chiếm một vị trí trên các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông Việt Nam,có nghĩa là không tham gia . Có lẽ Ấn Độ có thể có một trang trong cuốn sách của Hoa Kỳ về vấn đề này. Mặc dù Hoa Kỳ tuyên bố "lợi ích quốc gia" ở khu vực biển Đông Việt Nam, nhung Hoa Kỳ đã "dứt khoát" (categorically) tuyên bố rằng họ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Sửa đổi, bổ sung chính sách của Ấn Độ về vấn đề này nên được dựa trên một sự hiểu biết rõ ràng về những gì Ấn Độ có thể đạt được, và làm như thế nào để lợi ích quốc gia Ấn Độ tăng cường tốt nhất. Mối quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á không phải là đơn chiều, và không hướng theo cách so đo với Trung Quốc trong khu vực.


    Liên quan đến việc hỗ trợ quân sự cho hoạt động của OVL, vấn đề cần được phản ánh khi nghiêm trọng. Đó là một điều để xây dựng một khả năng để ngăn chặn tai nạn bất ngờ, hoàn toàn khác để trở lại đầu tư với sức mạnh quân sự. Đây là một vấn đề sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Ấn Độ trên toàn cầu. Ấn Độ đã chuẩn bị cả về quân sự và những tác động chính sách - để gửi sự ủng hộ quân sự cho tất cả các liên doanh như vậy? Đây là một điểm lớn hơn so với mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam hoặc Trung Quốc - đó là một câu hỏi về giá trị của Ấn Độ và tầm nhìn."


    Rukmani Gupta là một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên Cứu và Phân tích Quốc Phòng ( www.idsa.in ) ở New Delhi. Đây là một phiên bản chỉnh sửa và rút gọn của một bài viết đã được xuất bản bởi tổ chức đây.

    Theo: the-diploma
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ôn Gia Bảo muốn hàn gắn "vết thương" với ASEANOct 22, '11 8:03 AM
    for everyone
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nước thành viên ASEAN cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc bằng cách thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau và Trung Quốc đã cam kết sẽ củng cố các liên kết tài chính với các nước láng giềng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


    Ôn Gia Bảo đã thực hiện lời hứa của mình bên lề Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần thứ 8 (CAEXPO-8) tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) hôm qua.


    Mối quan hệ với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á của Trung Quốc đã trở nên căng thẳng gần đây bởi vì tranh chấp lãnh thổ và đình chỉ các dự án năng lượng. Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc đã sẵn sàng để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng và kêu gọi Myanmar cho phép tiến hành các dự án song phương.


    Các nhà phân tích cho cho rằng nhận xét của Ôn Gia Bảo là một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng với các nước láng giềng ASEAN của Trung Quốc...


    Fan Hongwei, một chuyên gia chuyên về Đông Nam Á tại Trường Đại học Xiamen, cho biết Bắc Kinh đã và đang lo lắng tranh chấp khu vực sẽ trở thành tranh chấp quốc tế. Myanmar quyết định đình chỉ một dự án con đập trị giá 3,6 tỷ USD và thả 6.300 tù nhân, đây là một dấu hiệu cho rằng các nước Đông Nam Á đã và đang "bám vào" phương Tây, ông cho biết.


    "Bắc Kinh không muốn những vấn đề trong khu vực trở lại trở nên phức tạp với sự tham gia của nhiều quốc gia," Fan nói. "Bằng cách xoa dịu những căng thẳng qua quan hệ kinh tế và thương mại, Trung Quốc hy vọng rằng các nước liên quan có thể suy nghĩ về các tác động có hại cho quan hệ song phương và lợi ích do những xung đột gây ra."
    Trong bài phát biểu của mình tại hội nghị, Ôn Gia Bảo cho biết cả hai bên nên hành động theo tinh thần bình đẳng tin tưởng lẫn nhau, và tìm kiếm điểm chung và bỏ qua sự khác biệt trên các vấn đề chính trị, kinh tế, tôn giáo và văn hóa.


    "Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện theo các chính sách lâu dài trong việc theo đuổi các mối quan hệ tốt với láng giềng và là đối tác tốt với các nước láng giềng của chúng tôi, và là một người hàng xóm tốt, đối tác và người bạn tốt mãi mãi của ASEAN", ông nói.


    "Trung Quốc rất chân thành trong việc thúc đẩy quan hệ với ASEAN và cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác song phương trong mối quan hệ thực tế, thân thiện với Trung Quốc-ASEAN như nó đã đứng vững theo thời gian và khó khăn trong quá khứ."


    Ôn Gia Bảo cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều hơn từ các nước ASEAN - giá trị nhập khẩu tăng 37,5% năm ngoái 292,8 tỷ USD - mở rộng phạm vi giao dịch hoán đổi tiền tệ trong khu vực và thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu châu Á.


    Ông nói thêm rằng Trung Quốc và ASEAN cần tăng cường hợp tác trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


    Trong cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua, Ôn Gia Bảo cho biết hợp tác song phương sẽ dẫn đến đôi bên cùng có lợi.


    Mặc dù không đề cập đến bất kỳ dự án cụ thể, nhưng On Gia Bảo nói với Phó chủ tịch Myanmar Tin Aung Myint Oo rằng đó là vì lợi ích chung của cả hai quốc gia và để thực hiện chương trình song phương. Ông kêu gọi hai bên thực hiện đầy đủ các cam kết đã đạt được của các nhà lãnh đạo của hai nước với các "hành động cụ thể".


    Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam cuối tuần trước về việc cùng để tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Quốc sau khihai nước gia tăng căng thẳng với việc Ấn Độ đồng ý thăm dò dầu với Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.


    ...


    Theo: SCMP
  9. nncs5512

    nncs5512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Đã được thích:
    874
    Gà nhà mà còn đánh nhau thì sao không lộng hành với người khác:

    Bạo lực trên đường đua rowing

    Một va chạm nhỏ trên đường đua đã châm ngòi cho màn đánh nhau bằng mái chèo tại giải đua thuyền trên sông ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc hôm 23/10.

    [​IMG]
    Màn ẩu đả trên đường đua xảy ra ở đại hội thể thao thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây.
    [​IMG]
    Va chạm trên đường đua là lý do dẫn tới sự cố bạo lực.
    [​IMG]
    Một tay chèo của đội chủ nhà Nam Xương dùng chèo đập mạnh vào mặt đồng nghiệp bên thuyền của đội Quảng Đông.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phía Quảng Đông tỏ vẻ yếu thế hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tay chèo của đội Quảng Đông chảy máy đầm đìa trên mặt vì mái chèo của đối thủ đập vào.
    [​IMG]
    Thuyền cấp cứu của ban tổ chức nhanh chóng có mặt để chữa vết thương cho tay chèo của Quảng Đông. Ngay sau sự cố, ban tổ chức đã hủy kết quả thi đấu của đội Nam Xương và loại đội này khỏi giải, đồng thời xem xét kỷ luật nặng tay chèo làm bị thương đối thủ.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sắp có Đại chiến Thế giới lần 3?


    Trong cuốn sách “Economic Apocalypse Goes Mainstream” các tác giả đã nói rằng sự sụp đổ tài chính kinh tế và chính trị xảy ra trên toàn cầu cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh nổ ra giữa các nước công nghiệp hóa.Các dấu hiệu đã thể hiện ra rõ ràng, đặc biệt là trong các khu vực như Trung Đông, nơi Mỹ đang ra sức thống trị nguồn tài nguyên, ưu tiên tiền tệ và kiểm soát chính trị. Khi các nền kinh tế trên thế giới sụp đổ và người dân trở nên thất vọng với chính phủ của họ, mọi thứ trong nước có thể nhanh chóng bắt đầu trở nên không thể kiểm soát được – bất kể cho dù bạn đang ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga hoặc châu Âu. Kết quả là, các chính trị gia sẽ làm những gì họ đã làm trong lịch sử trong các trường hợp như vậy, chính là đẩy trách nhiệm của bản thân cho những người khác. Thông thường, điều này có nghĩa là các nhà lãnh đạo và công dân bên kia bờ đại dương sẽ bị đổ lỗi cho tình trạng bất ổn ấy.
    Aaron Hawkins, thành viên trang web “Chờ Cơn Bão Đến” (http://waitingforthestorm.com) cho chúng ta một số hiểu biết cốt yếu về những tham số của phương trình chiến tranh, mà cuối cùng có lẽ sẽ dẫn thế giới vào cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử.
    Khi chơi cờ, kết quả của trò chơi thường được xác định ngay trong những bước đầu tiên bởi vị trí của mỗi quân cờ mà mỗi người chơi hoạch định, ngay cả trước khi con cờ đầu tiên ngã xuống. Những động thái này có thể dường như vô thưởng vô phạt trong con mắt của những người không kinh nghiệm, nhưng một kỳ thủ giàu kinh nghiệm có thể đọc được các mối đe dọa đang tăng trưởng và phát triển lên ở từng giai đoạn.Họ có thể nhìn thấy những cái bẫy nào đang được sắp đặt.
    Ngay bây giờ, các quốc gia trên thế giới đang tổ chức và xác định vị trí cho bản thân – tài chính, ngoại giao và quân sự cho một cuộc đấu tranh mà sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực toàn cầu, một cách không thể tránh khỏi.
    Sẽ không thể hiểu được sự sụp đổ kinh tế đang từ từ lộ ra ấy, nếu không tính đến các quy tắc của cuộc cờ toàn cầu này.
    Chiến tranh thế giới thứ III sẽ không ngẫu nhiên xảy ra.Nó sẽ không phải bị gây ra bởi một chuỗi các sự kiện không may mà nước Mỹ cố gắng né tránh. Nó là một mục tiêu cụ thể phải đạt được để áp đặt một sự thay đổi văn hóa, nếu không thì quần chúng sẽ không bao giờ chấp nhận. Chỉ có từ bối cảnh này mà xét, thì các sự kiện đang diễn ra trên thế giới hiện nay mới có ý nghĩa.
    Trong khi chúng ta không thể dự đoán chính xác như thế nào hoặc khi nào một cuộc chiến tranh như vậy sẽ hình thành, cần phải hiểu rõ ràng rằng cuộc cờ trên bàn cờ lớn này đang triển khai rộng khắp. Những kỳ thủ chính trong cuộc cờ này – trong đó bao gồm lãnh đạo các quốc gia và những thế lực đích thực đằng sau các hậu trường – đang tích cực triển khai thế trận, đúng như điều mà họ đã làm trong các cuộc Chiến tranh thế giới thứ I và II xảy ra mấy thập kỷ trước đây.
    Sống sót được qua cuộc sụp đổ kinh tế và bất ổn chính trị này có lẽ chỉ là phần nổi của vấn đề mà chúng ta sắp phải đối mặt mà thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này