Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3082 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 06:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43612 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giới diều hâu TQ nhìn tấm hình này chắc tức lém

    Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN

    Thứ ba, 25 Tháng 10 2011 08:57
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta quả quyết nước này sẽ tăng cường hiện diện tại khu vực ASEAN bất chấp chủ trương cắt giảm ngân sách quốc phòng.
    Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc gặp giữa ông Panetta và đại diện Bộ Quốc phòng của 10 nước ASEAN tối 23.10 tại Bali, Indonesia. Theo Bộ trưởng Mỹ, nước này đang xem xét tăng cường hiện diện ở khu vực ASEAN, Ấn Độ Dương và triển khai tàu chiến gần bờ tại Singapore.


    [​IMG]
    Đại diện Bộ Quốc phòng các nước ASEAN tham dự ADMM cùng TTK ASEAN Surin Pitsuwan (bìa phải) - Ảnh: Reuters


    Tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam đã và sẽ tích cực hợp tác với các nước ASEAN, các quốc gia đối tác cũng như cộng đồng thế giới nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. Ông nêu rõ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông, thông báo về nội dung Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, được Việt Nam và Trung Quốc ký kết nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua. Hội nghị đã chứng kiến lễ chuyển giao chức Chủ tịch ADMM của Indonesia cho Campuchia theo thứ tự luân phiên.
    TTXVN

    Theo tờ Wall Street Journal, trong cuộc gặp, ông Panetta đã trực tiếp đề cập vấn đề biển Đông và lặp lại lập trường Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong vấn đề tự do lưu thông, tự do thương mại và phát triển kinh tế theo công pháp quốc tế tại đây. Ông cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đi đến một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) có tính pháp lý. Một nhà ngoại giao tham dự cuộc gặp nói với Kyodo News rằng một nhóm công tác của ASEAN sẽ họp vào ngày 12.11 để thảo ra quan điểm chung của khối về COC và trao cho Trung Quốc trong khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á diễn ra vài ngày sau đó. “Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được COC vào năm tới nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về quy tắc ứng xử biển Đông”, người này nói. Cuộc gặp nói trên diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) từ 22 - 24.10. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh thay mặt Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh tham dự hội nghị. Trước đó, Philippines đề nghị tổ chức cuộc họp toàn thể Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN vào tháng 12 để bàn vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, phát ngôn viên của ADMM là Barnes Mahardhika nói với Thanh Niên rằng chưa có quyết định về đề xuất này.
    Ông Mahardhika cũng cho biết ADMM lần này chủ yếu xem xét lại vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN của Indonesia và kiểm lại cam kết của từng nước trong năm 2011. Hội nghị cũng thảo luận kế hoạch và chuyển giao quyền Chủ tịch ADMM cho Campuchia, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2012. “Tại cuộc họp, có thành viên đề nghị giảm họp ADMM xuống còn 2-3 năm/lần. Tuy nhiên, một số khác cho rằng như vậy là quá lâu và điều này sẽ được quyết định trong các cuộc họp tới”, ông Mahardhika cho biết. Hiện tại, ADMM họp mỗi năm 2 lần.

    theo TNO
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nghiên cứu khoa học về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

    Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 11:46
    Những năm gần đây Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng trong tư duy, chính sách cũng như các biện pháp cụ thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ ổn định tình hình trên Biển Đông. Thỏa thuận Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển mới đây được lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc ký kết càng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.


    [​IMG]
    Thăm cụm dịch vụ kinh tế - khoa học-kỹ thuật trên thềm lục địa Việt Nam

    Việt Nam xác định đây là cuộc đấu tranh kiên trì, lâu dài, trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều phương thức, nhiều phương tiện để tiến tới mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng và tranh thủ được sự hiểu biết, sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân các nước trong khu vực tranh chấp cũng như của cộng đồng quốc tế. Trong đó, cơ sở pháp lý dựa trên các công pháp quốc tế về luật biển và các chứng cứ lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc là một trong những lĩnh vực quan trọng cần được nghiên cứu có hệ thống để có thể trở thành những luận cứ chủ lực cho cuộc đấu tranh lâu dài bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifTuy nhiên, có một thực tế mà nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, trong vấn đề Biển Đông chúng ta có nhiều dữ liệu lịch sử, có nhiều chứng cứ thực tế phù hợp với công pháp quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể về xác lập chủ quyền lãnh thổ trên biển. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có những tổ chức nghiên cứu thật đầy đủ để có thể trình bày cho cộng đồng thế giới nhận thấy điều này. Chúng ta hãy còn thiếu rất nhiều những công trình nghiên cứu mang tính khoa học, các bài viết có tính học thuật bằng nhiều thứ tiếng phổ biến trên các tập san khoa học quốc tế để chia sẻ và tranh thủ sự ủng hộ của giới chuyên môn trên thế giới.
    Các nhà khoa học cũng đã từng cảnh báo về sự nhầm lẫn giữa các bài báo mang tính chất truyền thông đại chúng với những công trình nghiên cứu mang tính học thuật, được giới khoa học thừa nhận và xem đó là những chứng từ khoa học. Điều này hiện nay diễn ra khá phổ biến trong giới học giả Trung Quốc khi họ phát biểu về "đường lưỡi bò” hoặc "chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này bao chiếm gần trọn Biển Đông. Đó là những phát biểu hết sức cảm tính, với những luận điệu mà khi đọc nó chúng ta không biết họ thuộc giới học thuật hay chỉ là những người chỉ biết nói lấy được. Do đó, bản đồ "đường lưỡi bò” của Trung Quốc mặc dù bằng rất nhiều cách thức đã được một số tạp chí trên thế giới đăng tải, được một số trang mạng về bản đồ sử dụng, được phổ biến tại nhiều hội thảo quốc tế... nhưng cho đến nay "đường lưỡi bò” không hề được bất cứ nhà khoa học, tổ chức hay quốc gia nào thừa nhận, trừ một số học giả Trung Quốc. Thậm chí, không ít nhà khoa học của Trung Quốc cũng cho biết họ không thể chứng minh được tính pháp lý của "đường lưỡi bò” cũng như không thể định vị được nó trên thực tế. Do vậy, dễ hiểu vì sao mới đây một học giả Trung Quốc đã công khai phủ nhận Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông. Khi mà, trước đó chỉ vài ngày một trong những nguyên tắc mà lãnh đạo cấp cao của hai nước Việt Nam – Trung Quốc vừa ký kết lại xem UNCLOS như là một trong những cơ sở pháp lý quốc tế cơ bản để xử lý các vấn đề tranh chấp trên biển. Có học giả cho rằng, Trung Quốc có thể bày tỏ thiện chí và sự tôn trọng UNCLOS bằng việc làm đầu tiên là rút lại yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý, điều này chắc chắn sẽ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
    Một nguyên tắc bất di bất dịch với những nhà khoa học, khi xuất hiện hay phát biểu trên các diễn đàn quốc tế là các luận cứ đưa ra đều phải có bằng chứng khách quan chứ không thể nói theo kiểu cảm tính hay suy diễn chủ quan. Những yêu cầu khắt khe đó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu nghiêm chỉnh, phải có học thuật, có chuyên môn và trên hết là tôn trọng tính khách quan xuất phát từ tinh thần khoa học nghiêm túc. Rút kinh nghiệm về giới học giả Trung Quốc, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên bắt đầu các chương trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông phải khác họ, phải chứng minh được khả năng học thuật của chúng ta thì mới có thể thuyết phục cũng như nhận được sự đồng tình của cộng đồng khoa học quốc tế.
    Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt: "Cho đến nay, tại những viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam hay các trường đại học lớn có chưa nhiều các công trình nghiên cứu sâu về Biển Đông. Cho nên việc đưa các thông tin lên các diễn đàn khoa học quốc tế gần như bị bỏ trống. Vì thế, giới khoa học quốc tế ít biết đến các bằng chứng của ta là điều dễ hiểu”. Ông Việt cũng cho rằng, chúng ta cần phải có chương trình nghiên cứu về Biển Đông một cách dài hơi và nghiêm túc. Tranh chấp Biển Đông có lẽ phải kéo dài nhiều năm nữa, cho nên các nghiên cứu khoa học và khách quan sẽ đảm bảo cho chúng ta biết được vị trí của chúng ta trong tranh chấp như thế nào. Vấn đề khó hiện nay là phải có những người giỏi chuyên môn và tâm huyết. Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển lực lượng nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc nhận xét: "Người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều người yêu nước, có trí tuệ, có nhiều tư liệu hay về Hoàng Sa, Trường Sa. Dường như chúng ta vẫn chưa tận dụng được nguồn nhân lực này”. LS Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề nghị: "Chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là giải quyết tranh chấp về biển đảo. Hiện chúng ta không chỉ thiếu người mà còn thiếu cả những hình thức huy động, tập hợp đối tượng có chất xám này”.


    Cần phải thấy là những sự kiện xảy ra thời gian gần đây trên Biển Đông có thể trở thành cơ hội để người Việt Nam dù ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài dễ dàng tìm được sự đồng thuận. TS Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung, cho rằng đã là người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù theo quan điểm nào cũng sẽ dễ dàng đồng tâm hiệp lực vì lợi ích của dân tộc. Vấn đề là phải có chủ trương đúng và hành động tích cực từ những người có trách nhiệm.

    theo DDK

    var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETE = "Bạn có chắc muốn xóa nhận xét này không?"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETEALL = "Bạn có chắc muốn xóa tất cả nhận xét?"; var _JOOMLACOMMENT_WRITECOMMENT = "Viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_SENDFORM = "Gửi nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDITCOMMENT = "Sửa nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDIT = "Sửa"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE = "Bạn chưa viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA = "Hãy nhập mã xác nhận"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA_FAILED = "Mã xác nhận không đúng"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_EMAIL = "Để được thông báo, hãy nhập địa chỉ email"; var _JOOMLACOMMENT_ANONYMOUS = "Khách viếng thăm"; var _JOOMLACOMMENT_BEFORE_APPROVAL = "Nhận xét của bạn đã được gửi đi, tuy nhiên nhận xét của bạn cần chờ kiểm duyệt, sau khi kiểm duyệt xong nhận xét của bạn sẽ tự động được hiển thị!"; var _JOOMLACOMMENT_REQUEST_ERROR = "Yêu cầu của bạn bị từ chối"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_NEEDREFRESH = "";
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Iran phát triển pháo điện từ
    Cập nhật lúc :2:24 PM, 24/10/2011
    Các chuyên gia quân sự Iran thông báo rằng họ đã thiết kế và phát triển một loại pháo điện từ bắn đạn thép không cần sử dụng thuốc nổ.

    (ĐVO) Theo đó, pháo mới có thể bắn các viên đạn bằng thép với tốc độ 30 phát/phút và chỉ cần 2 giây để nạp đạn sau loạt bắn.

    Điểm mới của pháo điện từ Iran thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ cao trong chế tạo đầu đạn (sơ tốc 330 m/giây, bằng với tốc độ âm thanh).

    Pháo sử dụng đạn thép không cần dùng thuốc nổ để tạo lực đẩy đưa đạn bay xa, vì vậy, khi bắn hầu như không có tiếng nổ. Việc không có thuốc nổ cũng giúp việc cất giữ trong kho an toàn hơn.

    Tehran đã phát động một chương trình phát triển vũ khí mới từ cuộc chiến tranh Iran - Iraq 1980 - 1988, để đối phó với lệnh cấm vận vũ khí do Mỹ đưa ra.

    Từ năm 1992, Iran đã tự sản xuất được xe tăng, xe bọc thép, tên lửa và máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, các quan chức Iran vẫn luôn nhấn mạnh, chương trình quân sự và phát triển vũ khí của quốc gia Hồi giáo là để phục vụ cho mục đích phòng thủ và sẽ không đe dọa đến bất kỳ một nước nào.
    Phạm Thái (theo Farsnews)

    /**/


  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Philippines tự đóng tàu đổ bộ
    Cập nhật lúc :12:57 PM, 26/10/2011
    Philippines đã hoàn thành đóng tàu đổ bộ nội địa đầu tiên do chính các kỹ sư và các công nhân đóng tàu của nước này tự đóng.


    [​IMG]
    Tàu đổ bộ nội địa đầu tiên do các kỹ sư và công nhân đóng tàu PICMW, Philippines tự đóng.​
    (ĐVO)
    Tàu đổ bộ nội địa cho Hải quân đã được hoàn thành tại xưởng đóng tàu Philippines Iron Construction and Marine Works (PICMW).

    Tàu đổ bộ này được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chuyển quân, hàng hóa và thiết bị quân sự, bao gồm cả xe tăng, xe bọc thép và pháo cũng như chi viện hỏa lực khi đổ bộ lên bờ biển.

    Kinh phí đóng tàu được tài trợ trong dự án mua tàu đổ bộ tấn công đa năng của chính phủ Philippines.

    Phần thân tàu được đóng hoàn toàn ở xưởng đóng tàu PICMW, còn động cơ được chế tạo và cung cấp bởi nhà máy Propmech Corporation, thuộc chi nhánh đại diện của công ty Caterpillar ở Philippines.

    Chiều dài của tàu là 51,43 m, chiều rộng 10 m, mướn nước 2,44 m. Tàu có tải trọng 579 tấn, chở được 200 lính cũng như vận tải lượng hàng hóa đến 100 tấn trên boong chở hàng rộng 250 m2, phần mũi tàu được lắp cửa lên để xếp hàng giống như các tàu đổ bộ khác.

    Tốc độ tối đa của tàu là 14 hải lý/h (22,5 km/h). Thủy thủ đoàn trên tàu 15 người.

    Việc hoàn thành đóng chiếc tàu đổ bộ đầu tiên cho Lực lượng Hải quân Philippines cho thấy nước này đã có những cố gắng đáng kể trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự, khi mà lực lượng tàu các loại của Hải quân Philippines hiện nay hầu hết đều cũ kỹ.
    Phạm Thái (theo Frotomp)
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nguyên lý hoạt động của 'siêu pháo điện từ' của Mỹ
    Cập nhật lúc :6:00 AM, 21/12/2010
    “Cỗ máy hủy diệt” sử dụng năng lượng điện từ mới được công bố của hải quân Mỹ đã gây “sửng sốt” vì sức mạnh và tốc độ siêu việt.

    Với tốc độ hơn Mach 7 (mach: tốc độ âm thanh, 1 mach tương đương 1.225 km/giờ) và năng lượng thoát nòng 33 MJ, viên đạn nặng 9 kg của “siêu pháo điện từ” dễ dàng phá hủy mọi mục tiêu sau vài phút.


    [​IMG]Siêu pháo sử dụng năng lượng điện từ mà mọi học sinh phổ thông đều biết.
    Sử dụng năng lượng điện từ không phải là điều xa lạ trong khoa học hoặc cuộc sống hàng ngày. Giống như rất nhiều đồ điện gia dụng, “siêu pháo” hoạt động dựa trên lực Lorentz.

    [​IMG]Lực Lorentz xác định theo qui tắc "bàn tay phải".
    Một trong những ví dụ tiêu biểu của việc sử dụng năng lượng điện từ chính là máy gia tốc hạt LHC của tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN nằm trên biên giới của Pháp và Thụy Sĩ. Máy gia tốc hạt sử dụng năng lượng điện từ để tăng tốc các vi hạt và tái hiện thời điểm khai sinh của vũ trụ.

    Nguyên tắc cơ bản của “siêu pháo điện từ”

    [​IMG]Những bộ phận cơ bản của "siêu pháo điện từ".
    Pháo điện từ của Hải quân Mỹ, sử dụng máy phát điện (power generator) cung cấp năng lượng cho bộ tạo xung. Bộ tạo xung được nối với cuộn dây và phát ra các xung điện tạo ra từ trường trong nòng pháo.

    Nòng pháo bao gồm hai bộ phận chính: phần cảm là các thanh dây dẫn tạo từ trường (conductive rails) và phần ứng (armature) mang đầu đạn.

    [​IMG]Dòng điện I, từ trường B và lực đẩy F sinh ra trong quá trình hoạt động.
    Khi hoạt động, máy phát tạo ra dòng điện trong nòng pháo. Dòng điện đi từ thanh dẫn dương (positive charged rail) qua phần ứng (armature) và thanh dẫn âm (negative charged rail). Dòng điện tạo ra từ trường (B) khép vòng như hình vẽ.

    Từ trường này tương tác với dòng điện chạy qua phần ứng tạo thành lực Lorentz (F) đẩy viên đạn ra ngoài nòng pháo.

    Do công suất của máy phát điện lớn, lực Lorentz nhanh chóng tăng tốc phần ứng mang đầu đạn và giúp đầu đạn đạt tốc độ hơn Mach 7 khi ra khỏi nòng.

    Theo báo cáo của hải quân Mỹ, công suất thoát nòng của “siêu pháo điện từ” là 33 MJ (1 MJ tương đương năng lượng của xe tải trọng 1 tấn chạy với vận tốc 160,9 km/h); Đầu đạn 33 MJ mang động năng đủ lớn để hủy diệt mọi mục tiêu trong thời gian vài phút.

    Tại sao hải quân Mỹ “khao khát” sự có mặt của “siêu pháo”?

    [​IMG]Hiện tại, đại pháo của hải quân Mỹ có tầm bắn là 21 km.
    Những đại pháo thông thường trên tàu chiến sử dụng thuốc nổ hoặc tên lửa để phóng đầu đạn. Hệ thống này đòi hỏi kích thước lớn, đồng thời, giảm tầm xa của các đầu đạn này. Do vậy, tầm bắn các đại pháo của tàu chiến Mỹ chỉ khoảng 21 km.

    “Siêu pháo điện từ” với khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa 160 km trong vòng 6 phút sẽ “nối dài đáng kể cánh tay của Hải quân Mỹ”. Nhờ vậy, các tàu chiến sẽ tránh được những nguy hiểm khi không phải tiến quá gần bờ biển đối phương.

    Ngoài ra, “siêu pháo” không sử dụng chất nổ để thực hiện loạt phóng sẽ nâng cao độ an toàn cho các thủy thủ và tăng độ chính xác của đầu đạn.

    Dự án “siêu pháo” đã ngốn hết 211 triệu USD và sẽ triển khai trong biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2025.
    [​IMG]
    Hữu Nghĩa (tổng hợp)
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thực trạng cảng biển miền Trung - Thừa cảng nhỏ, thiếu cảng lớn





    Các tỉnh miền Trung tỉnh nào cũng có biển, nên tỉnh nào cũng cố làm cảng biển để tạo đà phát triển và hơn hết là “làm mặt” cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển tại đây đầu tư tràn lan, quy mô nhỏ, trong khi nhu cầu thực tế ít... Vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng hàng qua các cảng biển từ Nghệ An đến Huế chỉ đạt 3 triệu tấn, trong khi cảng Hải Phòng đạt đến 8,8 triệu tấn.

    • Phong trào cảng biển




    "Phát triển cảng biển tại miền Trung còn nhiều bất hợp lý, ngay cả trong tư duy của người thực hiện quy hoạch vẫn còn nặng tính bao cấp, nên địa phương nào cũng cho xây dựng cảng nước sâu, mạnh ai nấy làm, thậm chí còn xây cảng ở những nơi mà luồng lạch ra vào không thích hợp, để rồi phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng nạo vét hoặc làm luồng lạch mới, gây lãng phí lớn..."

    Ông DOÃN MẠNH DŨNG, nguyên Trưởng ban cơ sở hạ tầng cảng biển, Cục Hàng hải.

    Với chiều dài bờ biển hơn 1.200km, các tỉnh miền Trung thi nhau làm cảng, có thời, làm cảng biển là “mốt”. Hiện toàn miền Trung có khoảng 20 cảng biển, nhưng thực tế lượng hàng thông qua các cảng rất hạn chế, hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đem đến các cảng lớn như Hải Phòng, TPHCM để xuất đi các nước. Do đó, hiệu quả kinh tế không cao, hoạt động không hết công suất.
    Trong hai quý đầu năm 2011, lượng hàng hóa của các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) cộng lại chỉ hơn 1/3 cảng Hải Phòng.
    Theo thống kê, lượng hàng hóa thông qua cảng biển của Việt Nam trong vòng 10 năm qua tăng từ 10% - 12%. Tuy nhiên, thị phần hàng hóa phân bổ giữa các cảng quá chênh lệch. Khu vực các cảng phía Bắc chiếm 25% - 30% khối lượng; các cảng miền Trung chiếm 13%, còn các cảng phía Nam chiếm đến 57%, riêng container đến 90%, hiện đang quá tải.
    Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh, thành ven biển đầu tư xây cảng biển, nhưng thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua cảng trước khi xây dựng, khiến nhiều cảng chỉ hoạt động 20% - 30% công suất. Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ không đủ sức cạnh tranh nguồn hàng, tất yếu sẽ thua lỗ hoặc phá sản.
    Nhiều chuyên gia cho rằng, miền Trung nên đầu tư có trọng tâm những cảng thiết yếu, đừng chạy theo phong trào. Nên tập trung những cảng có thể xây dựng thành cảng nước sâu, đón tàu lớn và có nguồn hàng như cảng Quy Nhơn, Tiên Sa... Bên cạnh đó, các cảng biển miền Trung cần phải cùng nhau liên kết phát triển, không nên mạnh ai nấy làm.
    [​IMG]
    Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa) vừa vận chuyển hàng hóa, vừa khai thác du lịch dẫn đến hoạt động chồng chéo.
    Ông Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây (Huế), cho biết, cảng Chân Mây đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, cảng Chân Mây thường xuyên đối mặt với nguy cơ “chết yểu” trước nạn khai thác tôm hùm bông trái phép diễn ra ồ ạt trên luồng tàu ra vào cảng. Hậu quả, tàu thuyền ra vào cảng bốc xếp hàng hóa thường xuyên mắc kẹt vì lưới cuốn chặt chân vịt.

    • Lãng phí do thiếu tầm nhìn
    Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam là hướng ra biển, tuy nhiên, công tác quy hoạch cảng biển trong thời gian qua đặt ra nhiều thách thức. Bài học từ quy hoạch cảng Vân Phong cho thấy điều đó. Đến thời điểm này cả nước duy nhất có cảng Vân Phong được quy hoạch làm cảng trung chuyển quốc tế, nhưng sau 2 năm khởi công, đến nay, lại phải ngưng do thay đổi thiết kế: từ xây dựng cầu cảng đón tàu 6.000 - 9.000 TEU (container hiện nay tương đương 2 TEU) nay lên 12.000 TEU. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là thay đổi cho phù hợp với thực tế ban đầu, vì thiết kế trước đó đã “lỗi thời” ngay cả đối với hệ thống cảng trong nước. Như vậy, một công trình trọng điểm quốc gia nhưng chỉ sau 2 năm khởi công đã bị lỗi thời. Phải chăng công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn, chưa dự đoán được xu thế phát triển.
    Tương tự, vào tháng 7-2007, cảng Cửa Việt (Quảng Trị) được bàn giao cho Tập đoàn Vinashin. Lập tức, Vinashin dự kiến sẽ đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để nâng cấp cảng Cửa Việt thành cảng biển lớn. Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 ngàn tấn; 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70.000 DWT (công suất 10 tàu/năm). Nhưng trận bão tháng 10-2007 đã làm cho cao độ đáy luồng cảng Cửa Việt bị bồi lấp từ độ sâu -4,2m xuống còn -2,5m, nên chỉ có tàu trọng tải dưới 500 tấn ra vào cảng, và đâu lại vào đó. Đây là bài học trong việc quy hoạch và phát triển cảng biển thiếu tầm nhìn, nếu không nói là vội vàng.
    Hiện nay, các cảng biển Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng không thể tiếp nhận tàu container 4.000 TEU trở lên, mà chỉ tiếp nhận loại 2.000 TEU. Do đó, muốn xuất hàng hóa đi các nước, lâu nay, chúng ta thường tập trung hàng qua các cảng Singapore, sau đó mới dùng tàu cỡ lớn phân bố, vì vậy phải chịu thêm khoản phí 400 USD/TEU. Nếu tính, mỗi năm chúng ta xuất 4 triệu TEU thông qua cảng Singapore, số tiền phí lên đến hàng tỷ USD, một con số không nhỏ và sẽ tiếp tục lãng phí nếu chúng ta không khắc phục và đổi mới cách làm.
    Chúng ta cần quy hoạch xây dựng cảng lớn một cách bài bản, có trọng tâm, thay vì làm tràn lan và thiếu tầm nhìn quy hoạch như hiện nay.

  7. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    các bác có bình luận gì về chuyến tham của TBT NPT sag tàu vừa qua kh? Có biết thằng TQ nó ép ông t ký cái jì không? rất nguy hiểm. Bọn nó soạn ra cái gọi là " Thỏa thuận về Biển Đông" và bắt chúng ta ký vào
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc mơ mộng siêu pháo điện từ
    Cập nhật lúc :4:55 PM, 26/01/2011
    Pháo điện từ được cho rằng sẽ trở thành vũ khí chủ lực trong tương lai, nếu đạt được công suất tối đa, nó có thể đưa đầu đạn đi xa tới trên 500 km.

    >> Nguyên lý hoạt động của 'siêu pháo điện từ' của Mỹ
    >> Những ý tưởng táo bạo cho vũ khí tương lai

    Pháo điện từ sẽ phá hủy mục tiêu nhờ động năng thay vì công phá bằng năng lượng nổ như các loại đạn pháo thông thường. Đạn của pháo điện từ sẽ bay khoảng 467 km trong vòng 6 phút - với sơ tốc đầu đạn lên tới 2.500 m/giây và công phá mục tiêu ở vận tốc khoảng khoảng 1.750 m/giây.

    Với những ưu điểm siêu việt so với pháo binh hiện nay, các quốc gia đang tiếp cận công nghệ mới, trong đó, có giới kỹ thuật quân sự Trung Quốc.

    Cán bộ nghiên cứu ở ĐH Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ muốn phát triển chương trình nghiên cứu chế tạo pháo điện từ rãnh ray và đưa ra 6 thuận lợi, 4 ứng dụng của loại vũ khí này. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn đang nằm trên giấy tờ.


    [​IMG]
    Ý tưởng về pháo điện từ vốn có từ lâu nhưng điều kiện kỹ thuật chưa cho phép nên chưa được triển khai trên thực tế.​

    Dưới đây là một số phân tích của Trung Quốc về "giấc mơ" pháo điện từ:

    6 Thuận lợi

    Thứ nhất: Tốc độ rất lớn, độ chính xác tương đối cao, động năng đầu đạn mạnh mẽ. Thời gian đầu đạn bay tới khu vực sát thương ngắn và mục tiêu bị phá huỷ trực tiếp.

    Thứ hai: Nếu như một con tàu chỉ mang được 70 tên lửa, thì khi trang bị pháo điện từ rãnh ray số lượng đạn sẽ lên đến vài trăm. Đầu đạn của pháo điện từ có kích thước 120 mm, nhỏ hơn 8-10 lần so với đầu đạn tương truyền thống ở cỡ nòng tương tự, do đó, có thể tăng đáng kể số lượng đạn trên tàu. Bên cạnh đó, trọng lượng pháo, đạn nhỏ sẽ giảm trọng tải trên hệ thống đảm bảo kỹ thuật và hậu cần.

    Thứ ba: Đầu đạn ổn định trong khi bay, cân bằng và dễ kiểm soát và nó có quỹ đạo chính xác cao, gần như hoàn hảo.

    Thứ tư: Pháo điện từ có khả năng nguỵ trang cao, khi bắn không tạo ra khói, lửa và không có sóng xung kích, do đó, vị trí bắn rất an toàn.

    Thứ năm: Pháo điện từ có thể dễ dàng tuỳ chỉnh công suất để điều chỉnh cự ly tấn công.

    Thứ sáu: Vũ khí này có đầu đạn rẻ hơn 10 lần hơn so với việc sử dụng các loại bom đạn thông thường. Việc nghiên cứu chế tạo loại đạn này chỉ vừa mới được tiến hành nhưng trong tương lai nó hứa hẹn sẽ là phương tiện chiến đấu hiệu quả.
    [​IMG]Nếu nghiên cứu thành công, pháo điện từ sẽ có ứng dụng rất rộng rãi trong quân sự.
    4 ứng dụng

    Thứ nhất: Pháo điện từ có thể sử dụng để phòng thủ chống tên lửa từ không trung và có thể đảm bảo tiêu diệt các vệ tinh và tên lửa đẩy ở quỹ đạo thấp.

    Thứ hai: Pháo điện từ có thể trở thành một phần của pháo binh chiến trường, tăng đáng kể tầm sát thương mục tiêu lên đến 150 km.

    Thứ ba: Pháo này có thể trở thành vũ khí chống tăng hiệu quả. Việc thử nghiệm của Mỹ đã chứng tỏ, đầu đạn điện từ cỡ nòng 25mm và nặng 50g có thể đạt tốc độ 3 km/s, đảm bảo khả năng xuyên giáp cao.

    Thứ tư: Trong tương lai pháo điện từ phòng không có thể thay thế tên lửa phòng không, cũng như có thể sử dụng để đánh chặn tên lửa chống tàu tầm xa.


    Mỹ quy tụ đội ngũ kỹ thuật quân sự phát triển siêu pháo điện từ

    Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã khéo thiết lập quan hệ giữa các nhà khoa học hàng đầu và nhiều kỹ sư từ các hãng có tên tuổi như: Boeing, Phòng thí nghiệm Charles Stark Drapper, General Atomics, Khoa Năng lượng (Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore), Học viện Hải quân Mỹ, Trường Đào tạo sau đại học Hải quân Mỹ (Naval Postgraduate School), Bộ tư lệnh Hải quân Naval Sea Systems, Trung tâm Chiến tranh Hải quân Naval Surface Warfare - Phân khu Carderdock và Dahlgren, Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Anh để phục vụ cho chương trình pháo điện từ của mình dự định ra mắt vào khoảng 2016- 2018.

    Hoàng Long (tổng hợp)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Xem sức mạnh khủng khiếp của pháo điện từ Mỹ
    23/12/2010 08:20

    (VTC News) – Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công một loại vũ khí siêu hiện đại, được coi là “khủng khiếp” nhất thế giới hiện nay – pháo điện từ ứng dụng trên tàu chiến, trước tiên là tàu chiến tương lai kiểu khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt.

    Với công suất 33 Megajun, pháo điện từ của Mỹ có khả năng đạt vận tốc gấp 8 lần vận tốc âm thanh. Ở vận tốc này, gần như tất cả mục tiêu trong phạm vi 200 km sẽ khó có khả năng trốn thoát.


    Pháo điện từ của Mỹ do các phân xưởng của Mỹ trong tập đoàn BAE Systems của Anh nghiên cứu, chế tạo từ năm 2005 với giá trị hợp đồng lên tới 211 triệu USD. Biến thể đầu tiên của loại pháo này với công suất 10 Megajun đã được thử nghiệm vào năm 2008. Khi đó, tốc độ đầu nòng của đạn pháo đã đạt 2520 m/s.


    [​IMG]Với công suất 33 Megajun, pháo điện từ của Mỹ có thể đạt vận tốc gấp 8 lần vận tốc âm thanh và mạnh gấp 20 lần pháo hiện hành trong lực lượng Hải quân nước này.
    Pháo điện từ sử dụng lực điện từ để đẩy đầu đạn dẫn điện ra khỏi nòng pháo thay vì sử dụng thuốc súng và đầu nổ như các loại đạn pháo thông thường.

    Ở giai đoạn đầu của hành trình phóng, đạn pháo là một phần của mạch điện, khi ra khỏi nòng, đầu đạn trở thành “mũi tên thép” xuyên thủng bất cứ mục tiêu nào trong phạm vi 200 km chỉ trong chớp mắt.

    Trong lần thử nghiệm gần đây nhất diễn ra vào ngày 10/12/2010 tại Trung tâm nghiên cứu trang bị mặt nước Dahlgren cho Hải quân, Mỹ đã thử nghiệm pháo điện từ có công suất 33 Megajun – công suất kỷ lục mà từ trước tới nay chưa có hệ thống pháo nào đạt tới.


    Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, với công suất này đạn pháo điện từ có thể tiêu diệt mục tiêu ở tốc độ 5 Mach (tương đương 1.600 m/s) trong phạm vi 203,7 km.

    Không dừng lại ở đó, đạn pháo điện từ của Mỹ còn có thể hoạt động ở tốc độ 8 Mach, tầm bắn xa tối đa khi mang đầu đạn 10 kg với công suất 33 Megajun là 407,4 km.


    [​IMG] Mô phỏng đặc tính tác chiến của pháo điện từ.
    Mục tiêu cuối cùng của dự án này chế tạo thành công loại vũ khí bắn nhanh hiệu quả có khả năng bay ở tốc độ 5.800 m/s, tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 5 km đến 307,4 km, gấp 20 lần các hệ thống pháo hiện nay của Hải quân Mỹ.

    Nếu được phát triển thành công, pháo điện từ sẽ góp phần khẳng định quan điểm tác chiến không tiếp xúc của Mỹ, tức là sử dụng phương tiện tấn công tầm xa, máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình để tham gia vào các hoạt động tác chiến.

    Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ, giai đoạn đầu của chương trình chế tạo pháo điện từ sẽ kết thúc vào năm 2011 với hàng loạt các đợt thử nghiệm, bắt đầu từ đợt thử nghiệm ngày 10/12 bằng pháo điện từ 32-MJ LRG (32 Megajun Electro-Magnetic Laboratory Rail Gun).

    Giai đoạn hai của chương trình này sẽ bắt đầu vào năm 2012 nhưng chưa rõ thời điểm kết thúc. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, pháo điện từ có công suất 64 Megajun sẽ kết thúc thử nghiệm vào năm 2020-2025.


  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Philippines bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc tại Biển Đông

    [​IMG]Biendong.net - Theo hãng tin AFP, ngày 19/10, Philippines cho biết đã bắt 25 tàu nhỏ không có người của Trung Quốc sau khi hải quân Philippines đối đầu với một tàu cá lớn hơn của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vào ngày 18/10.
    Giới chức Philippines cho biết tàu đánh cá lớn hơn của Trung Quốc đã kéo theo 25 tàu gỗ nhỏ tới gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách đảo Palawan của Philíppin có 150km.

    Chỉ huy quân đội khu vực của Philippines, Thiếu tướng Juancho Sabban cho biết chiếc tàu lớn đã cắt dây kéo các tàu nhỏ khi tàu chiến của hải quân Philippines tiếp cận. Ông nói: "Chúng tôi muốn nói rõ rằng phía chúng tôi không có ý định thù địch", đồng thời bác bỏ những thông tin của truyền thông địa phương cho rằng tàu chiến này đã cố tình đâm vào tàu cá lớn của Trung Quốc. Thiếu tướng Sabban cho biết "thủ tục thông thường là tiếp cận họ và thông báo với họ rằng họ đang ở trong lãnh hải của Philippines và nếu họ đang đánh cá thì họ cần phải được sự cho phép của Chính phủ Philippines". Khi bị tàu chiến Philippines tiếp cận, tàu mẹ Trung Quốc đã bất ngờ cắt dây kéo các tàu nhỏ và bỏ lại số tàu này".
    [​IMG]
    Tàu khu trục Rajah Humabon của Philippines. Ảnh: Internet.

    Phát biểu với phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết "tàu Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải của chúng tôi". Tuy nhiên, ông tìm cách giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vụ đối đầu khi cho rằng đó chỉ là "vụ việc nhỏ", đồng thời khẳng định Philippines đang cân nhắc cho phép số tàu bị bắt trên trở về nước.
    Liên quan hoạt động của Philippines tại Biển Đông, từ ngày 17 - 28/10/2011, Hải quân Philippines tiến hành tập trận chung với Mỹ với tên gọi "cuộc tập trận Phiblex 2012" để nâng cao năng lực chiến đấu, đảm bảo an ninh khu vực ở nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ Philippines. Philippines khẳng định địa điểm tập trận không liên quan việc nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong khi Mỹ cho rằng cuộc tập trận có lợi cho cả hai bên thông qua việc huấn luyện và ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao kỹ năng tác chiến cũng như khả năng phối hợp chiến đấu. Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết quân đội nước này quyết tâm bảo vệ các hòn đảo “thuộc chủ quyền của Philippines” ở khu vực quần đảo Trường Sa trước thông tin Đài Loan dự tính triển khai tên lửa tại đảo Ba Bình.
    Hương Giang (tổng hợp)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này