Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3207 người đang online, trong đó có 145 thành viên. 07:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43613 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Biendong.net - Với tiêu đề “Căng thẳng gia tăng” đăng trong tạp chí “Các vấn đề chiến lược” số ra tháng 9, nhà bình luận chính trị Ấn Độ Ranjeet Kumar khẳng định bất chấp căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), hải quân Ấn Độ cần đóng vai trò quan trọng tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Vậy đâu là lý do khiến Ấn Độ gia tăng hiện diện tại Biển Đông? Ban biên tập Biendong.net trân trọng giới thiệu quý độc giả bài phân tích của ông Kumar như sau:

    Việc tiết lộ thông tin về việc Trung Quốc đe dọa tàu INS Airavat của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông trên đường trở về từ chuyến thăm hữu nghị Việt Nam một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận thế giới về thái độ cứng rắn của Trung Quốc về Biển Đông và làm tăng mối lo ngại về khả năng động thái này sẽ làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực giao lưu hàng hải quan trọng này.
    Mặc dù Hải quân và Bộ Ngoại giao Ấn Độ cùng lúc bác bỏ bất kỳ sự đối đầu nào với Hải quân Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã thừa nhận rằng trên thực tế tàu INS Airavat đã nhận được tín hiệu radio từ một người gọi tới tự nhận là “Hải quân Trung Quốc” cảnh báo tàu này “đang đi vào lãnh hải Trung Quốc”. Từ tàu INS Airavat, người ta không nhìn thấy bất kỳ một tàu chiến hay máy bay nào của Trung Quốc khi tiếp tục hải trình đã định trước.
    [​IMG]
    Bộ trưởng AK Antony phát biểu về vấn đề Biển Đông trong Hội nghị Các chỉ huy Hải quân Ấn Độ. Ảnh BBC.
    Những hành động cứng rắn gần đây của Trung Quốc về quy chế của Biển Đông và việc nước này hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên để chạy thử trên biển ngày 10/8 đã gây lo ngại sâu sắc không chỉ đối với các nước vùng duyên hải ở khu vực mà cả đối với những nước như Ấn Độ.
    Mỹ đã thách thức Trung Quốc về bất đồng ở Biển Đông và Ấn Độ cũng công khai tuyên bố rằng khu vực hàng hải ở Biển Đông là khu vực mở mà bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền tự do đi lại ở đó. Các tuyên bố trên của Hải quân và Bộ Ngoại giao Ấn Độ là bằng chứng cho thấy Hải quân Trung Quốc quả thực đã thách thức tàu chiến Ấn Độ.
    Tự do hàng hải
    Đó là lý do tại sao Chính phủ Ấn Độ đã buộc phải cứng rắn khi tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, và giao thông hàng hải phù hợp với các nguyên tắc đã được chấp nhận của Luật pháp quốc tế. Ấn Độ nhắc nhở Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng các nguyên tắc này cần phải được tất cả các nước tôn trọng.
    Từ đầu thập kỷ gần đây, Ấn Độ đã bắt đầu xác lập sự có mặt của mình tại Biển Đông vì khu vực quan tâm của Niu Đêli trải dài từ vùng phía Bắc Biển Arập tới Biển Đông và vấn đề này lần đầu tiên đã được Bộ trưởng Quốc phòng George Fernandes đề cập công khai hồi tháng 4/2000.
    Từ đó trở đi, Ấn Độ bắt đầu mở rộng các khả năng hoạt động của hải quân nước này tới Biển Đông và ngày càng quan tâm tới việc xây dựng lực lượng và phái các hải đội viễn dương tới khu vực này theo yêu cầu của các nước khu vực có tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và với các nước chủ yếu khác ở khu vực này.
    Các hoạt động đầu tiên của Hải quân Ấn Độ tại khu vực này chủ yếu nhằm mục tiêu chống cướp biển, diễn tập song phương và các chuyến thăm thiện chí các hải cảng, trên thực tế nhằm gián tiếp xác nhận quan điểm của Ấn Độ rằng Biển Đông là khu vực hàng hải quốc tế và mỗi nước đều có quyền bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình bằng lực lượng hải quân của nước đó.
    Hầu như 55% tổng lượng hàng hoá trung chuyển của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malắcca để tiếp tục được đưa tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các điểm đến quan trọng khác.
    Như vậy, Ấn Độ có phần quan trọng sống còn trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận là lãnh hải của nước họ. Suốt từ khi Trung Quốc bắt đầu tuyên bố nhận chủ quyền như vậy đối với Biển Đông, Hải quân Ấn Độ và các cường quốc hải quân khác đã phản đối tuyên bố đó và coi khu vực này là vùng biển quốc tế.
    Tình hình Biển Đông đã được tập trung thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày 19/7/2010, tại Hà Nội, nơi Ấn Độ lần đầu tiên công khai đưa ra chính sách của mình. Thư ký Đối ngoại Ấn Độ khi đó, bà Nirupama Rao sau đó đã xác định trong một cuộc hội thảo tại Niu Đêli: “Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông”.
    Tại hội nghị ARF mới đây ở Bali (Indonesia), Ấn Độ cho rằng các bên liên quan đã tham gia tranh luận về giải pháp cho vấn đề Biển Đông và hoan nghênh bản hướng dẫn vừa được các bên thỏa thuận về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
    Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng xét về lợi ích kinh tế và chiến lược, không có bất kỳ một nước lớn nào, trong đó có Ấn Độ chấp nhận Biển Đông thuộc sở hữu của Trung Quốc.
    Bởi vậy, Ấn Độ đã thông qua một chiến lược tỉnh táo đánh dấu sự có mặt về quân sự của mình tại Biển Đông bằng cách đột phá vào vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là thuộc lợi ích của họ.
    Hải quân Ấn Độ bắt đầu phái các đội tàu chiến lớn tới Biển Đông từ đầu thập kỷ và hiện tham gia các cuộc tập trận chung với hải quân các nước có tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa. Ấn Độ hiện tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm với hải quân các nước Singapore, Việt Nam, Philippines và Malaysia.
    Thực tế, Singapore đã giúp Ấn Độ biểu dương lực lượng tại Biển Đông, điều khiến Trung Quốc khó chịu và đã phản đối việc bắn súng và phóng tên lửa trong cuộc tập trận chung Singapore-Ấn Độ (SIMBEX) và cả hai nước sau đó đã đồng ý tập trận một cách lặng lẽ.
    Từ đầu thập kỷ gần đây nhất, Ấn Độ đã có thông lệ hàng năm phái các tàu chiến tới thăm các nước như Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
    Tăng cường các khả năng
    Trên thực tế, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng George Fernandes cách đây một thập kỷ đã xác nhận rằng khu vực lợi ích của Ấn Độ kéo dài từ khu vực miền Bắc Biển Arập tới Biển Đông.
    Các nhà chiến lược Ấn Độ đã yêu cầu Hải quân nước này mở rộng khả năng hoạt động và tăng cường sức mạnh và lực lượng hoạt động tầm xa. Ấn Độ đã và đang triển khai các tàu chiến của mình cho các hoạt động chống cướp biển phối hợp với các nước khu vực. Bởi Ấn Độ muốn các tuyến thương mại hàng hải được an toàn trước các cuộc tấn công của cướp biển và ngăn chặn các khả năng phá hoại của bất kỳ các nhân tố phi nhà nước nào tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng đã đánh dấu sự có mặt của mình tại Biển Đông và xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước liên quan tranh chấp tại vùng biển này.
    Từ Việt Nam tới Hàn Quốc, Ấn Độ đã ký các hiệp định hợp tác quân sự ngoài các nước như Indonesia và Malaysia.
    Ấn Độ hiện sử dụng cơ hội thuận lợi dành cho mình với tư cách một thành viên của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) gồm 10 nước ASEAN và 8 nước không phải ASEAN.
    Ấn Độ xem diễn đàn trên là nỗ lực nhằm thiết lập một cấu trúc an ninh mở và mang tính dung nạp đối với khu vực này. Chính sách của Ấn Độ là khuyến khích và tham gia các phương pháp tiếp cận cho phép tất cả các nước trong khu vực này đối phó với các thách thức an ninh kể cả truyền thống lẫn phi truyền thống và bảo đảm cho các tuyến hàng hải trọng yếu ở khu vực này luôn mở, an toàn cho giao lưu hàng hải và thương mại.
    Việc Ấn Độ tham gia ADMM+ và các diễn đàn châu Á khác là một phần quan hệ đối tác tiến bộ và đa chiều với khu vực Đông Á. Đồng thời, Ấn Độ cũng hiểu rõ tác động của sự đối địch giữa các cường quốc ở khu vực này và ảnh hưởng của nó đối với khu vực và lợi ích của khu vực.
    Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc có kế hoạch mở rộng lực lượng trinh sát biển (MSF) khiến Ấn Độ lo ngại bởi nó sẽ thúc đẩy các nước khác cùng nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa tăng cường triển khai các biện pháp đối phó.
    Lực lượng trinh sát biển của Trung Quốc sẽ được trang bị 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, đồng thời biên chế của lực lượng này sẽ tăng từ 9000 lên 15.000 người vào năm 2020. Ngoài ra, số tàu tuần tra cũng sẽ tăng tới 520 chiếc vào năm 2020. Toàn bộ lực lượng MSF này sẽ được triển khai tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
    Các quan chức Ấn Độ cho rằng chỉ cần một vụ đụng độ nhỏ cũng có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực liên quan tới rất nhiều nước này. Ấn Độ mong muốn khu vực này không xảy ra tình huống xung đột để các tuyến hàng hải thương mại luôn mở.
    Theo nhiều quan chức quốc phòng cấp cao, một cơ cấu các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực hàng hải ở cấp độ song phương và khu vực với Trung Quốc sẽ giúp ích cho việc giữ cho khu vực này không bị căng thẳng.
    Niu Đêli cũng muốn có một diễn đàn đối thoại an ninh hàng hải có thể là phần mở rộng của cơ cấu đối thoại quốc phòng đã có sẽ được khôi phục sau khi bị đình trệ hồi năm 2010 do việc Trung Quốc cấp thị thực trên tờ rơi cho công dân Ấn Độ tại bang Giamu và Casơmia gây ra, bằng chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tới Ấn Độ vào cuối năm nay.
    Như vậy, Ấn Độ muốn thấy một Biển Đông không có sự đối địch về quân sự và các tranh chấp được giải quyết một cách thân thiện, và bởi thế muốn can dự không chỉ với Trung Quốc mà còn với tất cả các nước trong khu vực. Ấn Độ cũng muốn xác định thông qua các hoạt động hải quân của nước mình rằng Biển Đông trên thực tế là vùng biển quốc tế và không một nước nào có thể độc chiếm khu vực giao lưu hàng hải cực kỳ quan trọng này.
    Long Đặng
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nga: Bastion là hệ thống tên lửa hiện đại và mạnh mẽ nhất hiện nay


    (Petrotimes) - Chuyên gia quân sự, Thiếu tướng Anatoly Pozdeev tuyên bố Bastion là hệ thống tên lửa сơ động bờ biển và là loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất trên thế giới.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Mỗi tổ hợp Bastion có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống hạm với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.




    Ngoài ra, các hệ thống Bastion hiện nay được trang bị tên lửa đất đối biển, có thể tiêu diệt tàu biển các loại, ngay cả khi đối mặt với sự kháng cự hỏa lực và điện tử mãnh liệt của đối phương.
    Tướng Pozdeev bình luận hiện nay hải quân các nước trên thế giới không có phương tiện chống hạm nào có thể đối chọi với tên lửa Bastion.


    Việt Nam là nước duy nhất ngoài Nga sở hữu loại tên lủa này. Đến nay ta đã có 2 tổ hợp và đang đàm phán để mua thêm một số tổ hợp nữa bằng nguồn tín dụng của Chính phủ Nga.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam đàm phán mua thêm 2 tổ hợp Bastion
    Cập nhật lúc :8:58 AM, 25/10/2011
    Tờ Ruvr của Nga đăng tải phát biểu của Thiếu Tướng Anatoly Pozdeev cho biết, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để mua thêm 2 tổ hợp Bastion của Nga.


    [​IMG]
    Việc mua thêm 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion sẽ nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ bờ biển cho quân đội Việt Nam.​
    (ĐVO)
    Các tên lửa này sẽ bảo vệ bờ biển của Việt Nam trước các mối đe dọa từ biển. "Bastion là hệ thống tên lửa di động bờ biển, là loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh nhất trên thế giới", tướng Pozdeev cho biết.

    “Tại Việt Nam tên lửa phòng không SAM (chủ yếu là SAM-2) của Nga được biết đến rất rộng rãi. Chỉ riêng trong thời chiến tranh chống Mỹ, 95 tổ hợp tên lửa như vậy đã được chuyển giao đến cho Việt Nam. Các tên lửa SAM đã tiêu diệt 1.300 chiếc máy bay của Mỹ trên bầu trời Việt Nam”, tướng Pozdeev nói.

    Nhưng đó là những tên lửa đất - đối - không, trong những năm kháng chiến trống Mỹ, Việt Nam không sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc trên biển của đối phương.

    Ngày nay, các hệ thống Bastion hiện tại được trang bị tên lửa đất - đối - biển, có thể tiêu diệt tàu chiến các loại, ngay cả khi đối mặt với sự kháng cự hỏa lực và chế áp điện tử mãnh liệt của đối phương.

    Tướng Pozdeev còn tuyên bố: Hiện nay hải quân các nước trên thế giới chưa có phương tiện quân sự nào có thể đối chọi với tên lửa của tổ hợp Bastion.

    Như vậy, với việc đàm phán mua thêm 2 hệ thống Bastion, trong tương lai số tổ hợp phòng thủ bờ biển sẽ được nâng lên con số 4.

    Hiện tại, Việt Nam đã được bàn giao 2 hệ thống Bastion, việc nhận thêm 2 tổ hợp nữa sẽ tăng cường đáng kể khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển của đất nước.

    Khi đó, với 4 tổ hợp Bastion, tầm bảo vệ lãnh hải sẽ lên tới 2.400 km, chiếm khoảng 75% chiều dài bờ biển.
    Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.

    >> Tổ hợp Bastion thứ hai về Việt Nam
    >> Việt Nam có thể mua tên lửa BrahMos
    >> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói Phạm Thái (theo Ruvr.ru)
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Giấc mơ bá quyền


    Military.china.com[/

    RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?
    I]
    25-10-2011

    Lời nói đầu: Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ, Nam Hải (tức Biển Đông: ND) hiện đang trở nên náo động và rối ren, Philippines, Việt Nam náo động tới mức lay động cả sông núi, Mỹ thì đổ thêm dầu vào lửa, còn Nhật Bản và Ấn Độ mê muội, bất chấp tất cả để đâm đầu vào Nam Hải mà quấy rối. Nam Hải ở vào thế nguy cấp, nhưng Trung Quốc không hiểu sao ngoài việc kêu lên dăm ba câu ra, còn hầu như chỉ to mồm hô khẩu hiệu đánh động mà chẳng có hành động đáng kể nào. Lúc này, những fan hâm mộ của trang mạng Quân sự võng cảm thấy đôi chút hoang mang và bối rối, Mỹ cũng tỏ ra hết sức hoang mang và bối rối. Bạn thấy đấy, các nhà lãnh đạo cừ khôi về chính trị, quân sự các cấp của Mỹ dường như đều lần lượt xếp hàng đến Trung Quốc…

    I. Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?



    Từ Bản đồ 1 có thể thấy: Nếu Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ từ Vân Nam qua Lào thiết lập các căn cứ quân sự một cách nhanh chóng và cơ động, sẽ quây chặt Việt Nam bằng các vùng Lào, Vân Nam, Quảng Tây, Nam Hải… sẽ tấn công toàn Việt Nam trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào! Việt Nam là đội quân hạng ba, bất kể hắn ta có mua về bao nhiêu tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến đi nữa thì cũng chẳng để làm gì. Vì sao? Bởi vì tên lửa dù là loại phóng trên không, dưới tàu ngầm, từ các căn cứ trên bộ hay dưới đáy biển thì các người cũng đều phải dựa vào sự định vị bằng vệ tinh quân sự và ra-đa khống chế hỏa lực, mà Việt Nam chủ yếu phải dựa vào các mạng lưới hệ thống đạn đạo của Nga và Mỹ, một khi đã khai chiến với Trung Quốc, thì Mỹ và Nga sẽ phải cân nhắc về phương diện chiến lược, để xem có nên mở các mạng lưới quân sự tới chi viện hay không? Xác suất cực nhỏ. Cũng giống như Gaddafi mua về một lượng lớn tên lửa đạn đạo rồi thì để làm gì? Bởi nếu Mỹ và Nga không mở các mạng lưới vệ tinh quân sự, thì hắn ta sẽ chẳng có cách gì để định vị, mà chỉ có thể bắn bừa.

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Cho nên, bán cho các người thiết bị quân sự và các thiết bị vũ khí là một chuyện, còn có đồng ý cho các người sử dụng thực sự trong thời chiến hay không lại là chuyện khác. Ngay cả có đồng ý cho các người sử dụng đi nữa, Trung Quốc cũng đã thuộc nằm lòng các thiết bị Nga, chúng ta cũng hoàn toàn có thể từ trong vòng vây hủy diệt tất cả mọi mạng lưới quân sự và mạng lưới dân dụng của Việt Nam bằng môi trường điện từ được chế tạo cho chiến tranh tin học. Việt Nam đã rõ kết cục sẽ là:

    1) Vây mà không đánh, tạo ra bầu không khí chiến tranh, đợi cho quân Mỹ dính líu vào, mượn bàn tay Mỹ dùng biện pháp dân chủ để chia Việt Nam làm hai, hình thành nên Nam Việt Nam và quốc gia dân chủ Bắc Việt Nam, chia lãi cổ tức với Mỹ chính là các đảo ở Nam Hải đã được thu về Trung Quốc, nếu Mỹ không chấp thuận, sẽ để một mình phía Trung Quốc giải quyết toàn bộ.

    2) Trực tiếp tấn công và đẩy chính quyền Việt Nam hiện thời ra khỏi chính quyền thân Trung Quốc mới được hợp thành, sau đó rút quân.

    3) Cũng tấn công, phân chia thành Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam theo kiểu Mỹ, chia chính quyền thân Trung Quốc làm hai, biến Việt Nam từ lớn thành nhỏ để cai trị.

    II. Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có khả năng để trực tiếp tiêu diệt Philippines khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?



    Từ bản đồ 2 có thể thấy: Thế giới cũng không hề đánh giá thấp năng lực ngoại giao quân sự trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc! Thực tế Mỹ cũng thừa biết rằng, cái thứ chiến lược “phá vỡ” các chuỗi đảo ở châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ kinh doanh, trước sự chống trả quân sự của Trung Quốc lớn mạnh, Liên minh quân sự về cơ bản là một đám đông pha tạp, các nước đồng minh lòng đầy mưu đồ, nước nào cũng đi từ xem xét thị trường kinh tế của Trung Quốc để tính toán cho mình và dựa vào thế lực của Mỹ để mưu chiếm lợi ích riêng cho mình. Thực tế, phía quân đội Hàn Quốc đã ngầm chủ động thú nhận với Trung Quốc: Nếu như Trung Quốc có thể giúp Hàn Quốc sắp đặt với Triều Tiên để không nổ ra chiến tranh với Hàn Quốc, thì một khi Trung Quốc nổ ra chiến tranh với Nhật Bản, mà nếu như Trung Quốc cũng muốn tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tình nguyện hiệp trợ Trung Quốc, một mặt khống chế các căn cứ Mỹ cùng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, mặt khác có thể cung cấp cho Trung Quốc các căn cứ công trình quân sự trọng yếu như cảng quân sự và sân bay quân sự…, quân đội và dân chúng Hàn Quốc kiên quyết đứng về phía cùng tiêu diệt Nhật Bản cũng là đế quốc. Người viết nêu rõ: Thực tế quân đội Hàn Quốc biết rất rõ rằng nếu không làm như vậy, có nghĩa là nghe theo Mỹ để tuyên chiến với Trung Quốc! Và Trung Quốc cũng có thể đem theo cả Triều Tiên để trực tiếp tấn công vào. Hàn Quốc quá rõ là 5 vạn quân Mỹ chẳng đáng kể gì so với 10 vạn quân Trung Quốc và Triều Tiên, còn hàng không mẫu hạm của Mỹ mà bị đánh bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc thì sẽ chẳng còn diễu võ giương oai được như trước đây nữa!

    Tốt nhất là nên cầu hòa trước với Trung Quốc, nữa là Hàn Quốc lại luôn ngấm ngầm trong lòng ý muốn đánh Nhật Bản. Còn Nhật Bản đã từng nhiều lần biểu lộ ngầm với Trung Quốc: Nếu Trung Quốc khai chiến với Mỹ, thì chỉ cần Trung Quốc đừng có ra mặt tấn công và chiếm lĩnh lãnh thổ đảo và lãnh hải của Nhật Bản, thì Nhật Bản có thể hiệp trợ Trung Quốc tiêu diệt quân Mỹ ở các căn cứ quân sự của Nhật Bản, thực ra cũng đâu có khác gì Nhật Bản có thể hiệp trợ quân đội Trung Quốc thừa cơ đuổi sạch quân Mỹ ra khỏi Nhật Bản, Nhật Bản sẽ thoát khỏi ách thống trị thuộc địa lâu dài của Mỹ.



    Từ Bản đồ 3 có thể thấy: Bởi đã biết được câu chuyện trên, sự vụ Nam Hải mà quân Mỹ thò tay vào Trung Quốc, phô trương thanh thế đồng minh quân sự ngoài bề mặt thì còn được, chứ còn một khi đúng là đến Trung Quốc thật, Mỹ lập tức phải thu quân để tự bảo vệ mình, đây là điều mà các nước ở châu Á – Thái Bình Dương đều nhìn thấy hết sức rõ ràng. Điều này chứng tỏ quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể hỗ trợ Lào, Malaysia, Indonesia thiết lập các căn cứ quân sự thời chiến tạm thời, còn hải quân Trung Quốc thì lại từ vùng Nam Hải có thể vây chặt toàn Philippines. Cũng có nghĩa là, quân đội Trung Quốc sẽ tấn công Philippines trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào!

    Có người sẽ hỏi: Nếu như Malaysia và Indonesia không chấp thuận cung cấp căn cứ quân sự thì sao? Vấn đề này cũng không lớn, vấn đề Malaysia, Indonesia, Singapore vào thời bình ngả hẳn về Mỹ cũng không lớn, song vào thời chiến mà ngả hẳn về Mỹ, thì có nghĩa là tuyên chiến với Trung Quốc! Trung Quốc cũng có quyền tấn công các nước này, đồng thời cũng có quyền biến những nước ấy trở thành căn cứ quân sự.

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: lính thủy quân lục chiến trong quân đội Trung Quốc cơ bản thuộc về 3 thứ quân, có năng lực đột kích từ trên không, lục quân cũng có thể tấn công biên giới Việt Nam toàn diện bằng xe thiết giáp hạng nặng. Giải phóng quân đã chuẩn bị sẵn sàng, năm tới sẽ bố trí các máy bay ném bom chiến đấu trinh sát không người lái, bay lượn khắp các khu vực Hải Nam, Trạm Giang, Đan Sơn, Uy Hải…, vừa có thể độc lập tập kích các mục tiêu quân sự của Philippines, lại vừa có thể tiến hành dẫn hướng được các loại tên lửa đạn đạo (phóng từ tàu ngầm, từ các căn cứ trên biển, trên bộ, trên không) tới mục tiêu.

    Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng sản xuất máy bay chiến đấu J-10 và J-11, ngoài việc đặt mua hàng loạt 1.000 động cơ của Nga có thể trang bị cho 500 máy bay chiến đấu ra, các nhà máy quốc phòng Trung Quốc còn tăng ca, tăng giờ để sản xuất các máy bay chiến đấu nội địa, như vậy về cơ bản là vào năm tới có thể bố trí được 4.000 máy bay chiến đấu loại J-10, J-11 và JH-8 Flying Leopard ở trên không và trên biển, những máy bay chiến đấu này được lắp đặt các thiết bị chiến tranh điện tử và chống bức xạ.

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Quân đội Trung Quốc cho rằng, các loại máy bay chiến đấu J-10, J-11 qua sự nghiên cứu phát triển của các nhà máy quốc phòng, về cơ bản đã tiến sát được với phương Tây về hàng không, rađa tìm kiếm, khống chế hỏa lực, về tính năng đã tiếp cận được với Su-30 và với F-16 của Mỹ. Do thuộc về thế hệ máy bay thứ ba rưỡi, đã bị loại thải do lạc hậu, nên trước đây dù đã gắng mở rộng tiềm lực nghiên cứu phát triển cũng chỉ có thể thuộc về máy bay chiến đấu thế hệ ba rưỡi, cũng chẳng nâng được giá trị lên bao nhiêu, nhưng vẫn có thể sản xuất được hàng loạt, như vậy cũng không có nghĩa là sẽ bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc làm mạnh thêm và cải tạo thêm động cơ, chỉ cần Nga chấp thuận, là có thể trợ giúp Nga sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, trực tiếp chọn mua hàng loạt động cơ của Nga để duy trì máy bay thế hệ ba rưỡi mà chúng ta đã định hình là được rồi, đồng thời tự mình cũng có cả động cơ nội địa không phải phụ thuộc vào Nga.

    Quân đội Trung Quốc dự tính cần đến 8.000 máy bay chiến đấu, chủ yếu trang bị cho không quân trên biển, bởi không quân trên biển sau này có bảo vệ các khu vực kinh tế hải ngoại, tất sẽ cần phải thiết lập các căn cứ không quân trên biển. Các loại Flying Leopard cũ kĩ và J-11 đã lâu năm (tương đương với Su-27 nguyên bản); các lực lượng không quân dự bị đang được thành lập với các trang thiết bị sắp bị loại bỏ, phải nhanh chóng đào tạo hàng loạt (dự kiến tới 10 vạn) phi công lái máy bay chiến đấu không quân trong lực lượng dự bị, có như vậy mới chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh trong nay mai. Đồng thời, lực lượng không quân dự bị sau này sẽ được phát triển thành 3 lực lượng, dùng để hiệp trợ cho năng lực bổ sung phòng không ở các nơi trong nước. Các nguồn tin trên mạng nói là Nga nói các động cơ nội địa dùng cho J-10 và J-11 của Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, đó chỉ là những lời lẽ quỉ quyệt!

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Sự thực là không quân trên bộ của Trung Quốc đã phát triển toàn diện các trang thiết bị không quân hướng đến máy bay thế hệ năm, chiếc J-20 như mọi người đã thấy chưa phải là máy bay chiến đấu thành phẩm thực sự, nó mới chỉ là một chiếc máy bay trưng bày thử nghiệm, nó thực sự đã thoát ra khỏi mẫu hình nghiên cứu chế tạo của Nga và Mỹ, để độc lập đi theo con đường tự phát triển hàng không. J-20 gánh vác nhiệm vụ hoàn thành việc nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến lược cho các máy bay tàng hình, siêu tốc, đời mới, các loại tên lửa tuần tra trên biển và bom dẫn hướng chuẩn xác khống chế hỏa lực, ra-đa và điều khiển hàng không đời mới… của Trung Quốc.

    Đồng thời, tổ hợp phát triển công nghệ hàng không Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo được 4 loại động cơ cho nó, đó là: tương đương với năng lực tác chiến của F-35 (tức động cơ có kèm cánh vịt như mọi người đã thấy), động cơ loại B cho máy bay lên xuống thẳng đứng; loại động cơ thích ứng thứ hai tương đương với F-22 hoặc T-50 (bỏ cánh vịt đổi thành cánh biên); loại động cơ thứ ba là loại cỡ lớn: cũng chính là chiếc máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8 như mọi người đã thấy, nó được phóng to ra từ nguyên bản loại J-20; loại động cơ thứ tư cuối cùng là động cơ của máy bay không gian, cũng lắp cho cả máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8, yêu cầu đi khắp toàn cầu trong vòng 3 giờ, chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ.

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Từ những điều trên đây có thể thấy, loại máy bay thế hệ ba rưỡi của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt nhưng dần dần đã bị loại thải, cần thực sự thiết lập lấy nghiên cứu phát triển J-20 làm lộ trình và hệ thống nghiên cứu chế tạo độc lập các loại máy bay J, H đường vừa và đường dài hàng đầu!

    Bán kính tác chiến sau này của không quân Trung Quốc có thể vươn dài một cách hữu hiệu tới 1.500 – 3.000 km. Song, các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng không nên xem bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu như kiểu một sợi gân, thực ra máy bay chiến đấu đã bảo chứng cho sự bảo đảm quyền khống chế không gian của bộ đội trên đất liền và hải quân, nên có thể chiếm lĩnh các căn cứ quân sự mà tôi đã nói ở trên bằng quân lính thả từ trên không mà đoạt lấy và khống chế để có được sức vươn tới bán kính quân sự lớn hơn! Các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng đã biết trong cuộc diễn tập quân sự đường dài qui mô lớn mới đây của quân đội ta, không quân Trung Quốc về cơ bản nạp nhiên liệu xong đã có thể liên tục tấn công tới hàng ngàn kilomet, đồng thời đã diễn tập với số lượng lớn xem có thể cất hạ cánh ở sân bay tạm thời để chuyển sân bay ra sao, tới đây yêu cầu số lần cất hạ cánh phải đạt tới hàng vạn lần! Để đón đầu được các cuộc tấn công dày đặc và ném bom chống trả trong chiến tranh nay mai. Đồng thời, lực lượng lục quân đã tổ chức cho bộ đội xe tăng và xe thiết giáp Y-8 nhảy dù và vận chuyển bằng đường hàng không.

    Mọi người chưa được nhìn thấy lính nhảy dù không quân tỏ ra hung hãn đến thế nào, nhảy dù xuống rồi chỉ mất có 48 phút đã lắp ráp các trang thiết bị sân bay tạm thời thành một sân bay cất hạ cánh quân dụng tạm thời trải dài 2.000 m, tiếp đến còn có thể nhìn thấy những chiếc máy bay chiến đấu J-10, J-11, Flying Leopard lần lượt hạ cánh, nạp nhiên liệu mang bom xong là cất cánh tác chiến, bộ đội theo sau đã hoàn thành xong xuôi đường băng cất hạ cánh 3.000 m, kho chứa nhiên liệu, kho đạn dược và thiết lập được hệ thống hỏa pháo tên lửa đạn đạo phòng không ở xung quanh, rồi máy bay H-6 cũng đã tới nơi.

    Còn lực lượng lục quân với một lượng lớn bộ đội xe tăng và xe thiết giáp hạng nặng được vận chuyển đến sân bay bằng các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn và hàng loạt máy bay vận tải dân dụng, ngay lập tức tỏa ra khắp các khu vực tác chiến đã được chỉ định. Bộ đội nhảy dù và bộ đội thiết giáp hạng nhẹ do Y-8 chỉ định đồng thời nhảy dù xuống khu vực tác chiến đã được chỉ định.

    Tiếp đó, “đội xếp dỡ” của lục quân dỡ xuống các kiện hàng đã được xếp từ trước trong các máy bay vận tải dân dụng, một chiếc xe thiết giáp và xe tăng hạng nặng mỗi nhóm chỉ cần mất có 50 phút là lắp ráp hoàn chỉnh, tiếp theo là hàng loạt xe dân dụng, xe đạn hỏa tiễn, xe tên lửa đạn đạo chiến thuật… cũng đã được lắp ráp nhanh chóng từ các bộ linh kiện thiết bị trong kiện hàng.

    Hàng loạt máy bay vận tải dân dụng cỡ lớn và máy bay được cải trang thành máy bay hành khách dân dụng vào thời chiến cất hạ cánh không ngớt, sĩ quan binh lính cùng quân trang, quân dụng của cả tiểu đoàn, trung đoàn liên tục tới nơi, cảnh tượng cực kì ngoạn mục! Sân bay tạm thời kiểu này quân đội có thể cung cấp cho đất nước được mỗi lần từ 3-6 sân bay.

    Năng lực vận chuyển tháo dỡ kiểu này do lục quân phát minh là vô cùng lớn mạnh, nó giúp ích cho việc tháo lắp hàng loạt các máy bay dân dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển thời chiến giống như Mỹ. Lúc này, bộ đội máy bay lên thẳng đường bộ đã sẵn sàng đợi lệnh ở các căn cứ quân sự. Mệnh lệnh sinh tử cho lần diễn tập này là: Trong vòng 3 giờ phải tới được chiến trường, đồng thời thực thi hành động tấn công, trong vòng 24 giờ phải thực thi chiếm lĩnh toàn diện! Các trang bị quân sự và trang bị vũ khí như hỏa pháo, pháo hỏa tiễn, các loại tên lửa đạn đạo, xe tăng thiết giáp của lực lượng bộ đội dự bị trên các ngư thuyền do bộ đội các trung đoàn, tiểu đoàn chính qui thải ra vẫn hết sức tuyệt vời so với trang bị quốc gia nói chung, các ngư thuyền ven biển vào thời chiến được chở loại vũ khí gì và trang bị loại gì đều có qui định và được huấn luyện cụ thể, vào thời chiến có thể tập hợp 30 vạn ngư thuyền để làm tàu chiến tạm thời.

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Các vị đã nhận thấy có tín hiệu gì chưa? Việc nghiên cứu chế tạo máy bay hành khách hàng không cỡ lớn của Trung Quốc sẽ còn kéo dài, nguyên do chính là máy bay hành khách có thể mua được bằng tiền, còn máy bay ném bom chiến lược đường dài quân sự (H-10, H-9), máy bay vận tải quân sự, máy bay nạp nhiên liệu đường dài cỡ lớn, máy bay AWACS cỡ lớn… thì Trung Quốc không thể mua được, cho nên các nhân viên khoa học kỹ thuật của tổ hợp phát triển hàng không hãy đầu tư trọng điểm vào nghiên cứu những hạng mục này nhanh chóng, động cơ tự động là hướng đột phá trọng yếu của Trung Quốc!

    Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Đã lớn mạnh như vậy, song cớ sao lại chưa thấy làm gì về mặt quân sự? Đó chính là vì Trung Quốc đang chuẩn bị bố trí một trận đột phá toàn cầu về mặt kinh tế và quân sự mang tính vạch thời đại!
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Chính sách liên minh của Việt Nam

    Mặc Lâm,


    2011-10-25

    Những diễn biến dồn dập gần đây cho thấy Việt Nam ngày một thành công hơn trong nỗ lực vận động các nước nối kết với mình qua các chuyến công du của lãnh đạo cao nhất nước.
    [​IMG] AFP photo
    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ -Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (thứ 5 từ bên trái) với lãnh đạo hải quân các nước khu vực Đông Nam Á họp tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 7 năm 2011.

    Đường lối ngoại giao ...


    Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc song song với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Ấn Độ thì thế cờ Biển Đông cách nào đó đang nặng về phía Trung Quốc bỗng chệch dần về phương Nam một ít. Giới quan sát quốc tế từ Tây phương tới Đông nam Á đều cùng đồng ý rằng Ấn Độ là đối trọng hợp lý nhất mà Việt Nam chọn lựa trong thế cân bằng với áp lực Trung Quốc ngày một đè nặng lên vùng biển tranh chấp.

    Ấn Độ không nhường bước trước những hăm dọa của Trung Quốc như với các nước phương Tây khác khi quyền lợi kinh tế của họ bị Trung Quốc đem ra mặc cả. Nhiều tập đoàn dầu khí Tây phương nhượng bộ Trung Quốc khi ngưng khai thác các giếng thuộc chủ quyền Việt Nam để lãnh những gói thầu lớn hơn từ Trung Quốc cộng với các quyền lợi kinh tế khác là đòn mà Trung Quốc đánh trí mạng vào kinh tế lẫn chủ quyền Việt Nam. Cho tới khi Ấn Độ ngang nhiên chống lại những tuyên bố vô lý của Bắc Kinh thì chừng như Trung Quốc hiểu rằng không phải cứ lớn tiếng hăm dọa thì nước nào cũng nhịn nhục mình.

    Việt Nam đã chủ động hơn khi công khai liên tiếp kết hợp những hội nghị, công du hay hợp tác với nhiều nước trong khu vực. Sau Ấn Độ là Nhật Bản, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đạt được những thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Nhật không phải là chuyện ngoại giao mà là một đối sách có tính chiến lược khi hiểu rằng ngoài Philippines, thì Nhật là nước có hoàn cảnh giống với Việt Nam nhất khi phải liên tục đối phó với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo.
    Rõ ràng là Nhật không thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam vì bản hiến pháp nước này ràng buộc ngặt nghèo không cho phát triển quốc phòng nhưng khi có biến thì Nhật sẽ không bó tay chờ Trung Quốc thanh toán mình bằng những phương tiện chiến tranh, vì dù sao thì Nhật cũng đang sở hữu một lực lượng hải quân hùng hậu nhất châu Á.

    Nếu Việt Nam tạo được thế liên minh các nước trong tinh thần cùng gìn giữ an ninh trong khu vực thì Nhật cũng tự biết sẽ phải làm gì trước sự hùng mạnh lên của Trung Quốc.

    Nhật Bản sẽ cùng các nước tạo thế cân bằng sức mạnh quân sự qua các hỗ trợ kinh nghiệm quốc phòng hay chia sẻ thông tin và nhất là tạo một niềm tin cho các quốc gia nhược tiểu có lẽ là điều thiết yếu trong lúc này khi mà Trung Quốc luôn tận dụng chính sách kinh tế đi kèm với quân sự để đè ép các nước trong vùng đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

    Cùng bị chèn ép như Việt Nam nhưng Manila tỏ ra linh hoạt và cứng rắn hơn Hà Nội rất nhiều. Không những sẵn sàng chọn lựa biện pháp vũ lực nếu bị tấn công, Manila còn công khai cho thấy hiệp ước hỗ trợ quân sự năm 1951 giữa nước này với Washington vẫn còn hiệu lực và Hoa kỳ cũng công khai thừa nhận điều này như một quỹ bảo hiểm cho bất cứ những manh động nào từ Trung Quốc.

    ... và quân sự


    Chuyến viếng thăm Manila sắp tới của ************* Trương Tấn Sang không những giải quyết những băn khoăn của Manila về tuyên bố chung 6 điểm Việt Trung mà ông Sang còn được kỳ vọng là chiếc gạch nối nhằm tạo thế liên lập giữa các nước nhỏ với nhau trong một không gian địa chính trị gắn bó mật thiết nhằm vô hiệu hóa kế hoạch bẻ đũa từng chiếc của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hải quân VN xem mô hình "Trường Sa Lớn" tại buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập "Đường mòn HCM trên biển" hôm 21/10/2011. AFP photo



    Do thế nước yếu nên Việt Nam đã chuẩn bị rất nhiều kế hoạch cho việc tự vệ của mình với những vận động xin mua các loại vũ khí tối tân khác từ Ấn và Nga. Nhà báo Ngô Nhân Dụng, cây bỉnh bút thời sự của nhiều tờ báo lớn tại hải ngoại cho biết:
    "Ngoài cái việc ông Phùng Quang Thanh nói chuyện với người Nhật về vấn đề hỗ tương về quốc phòng thì chúng ta còn biết chính phủ Việt Nam đã mua những hỏa tiễn của Ấn Độ hợp tác với Nga sản xuất điều đó cho thấy rằng Việt Nam đã đi theo con đường là phải hợp tác với nhiều quốc gia châu Á. Bước sắp tới nữa là Việt Nam nên hợp tác nhiều hơn nữa với các nước, đặc biệt là Mỹ bởi vì thế lực quân sự của Mỹ trên thế giới này đáng kể hơn cả.

    Nước Nhật dù sao cũng bị hạn chế về hiến pháp hòa bình, không cho phép nước Nhật có quân đội, không cho phép Nhật có hải quân. Nếu trông cậy vào Ấn Độ và Nhật trong việc mua khí giới là điều tốt nhưng nước Mỹ là nước sẵn sàng cung cấp vũ khí cho những nước nhỏ để họ tự vệ."
    Tuy nhiên yếu tố Hoa Kỳ mới chính là niềm tin của các nước châu Á, trong đó Việt Nam không thể không tính tới mặc dù danh xưng Xã Hội Chủ Nghĩa của Hà Nội vẫn đang là trở ngại cho những tiến độ nhằm gần hơn với thế giới. Sự trở lại lần này của Hoa Kỳ có tính bền vững hơn so với những đánh giá hời hợt như trước đây khi người ta cho rằng tổ chức ASEAN chưa đủ lớn để Hoa kỳ hướng tới. Kinh tế và triển vọng vươn lên của ASEAN tuy đã được Hoa kỳ đánh giá cao nhưng đến khi các vụ tranh chấp Biển Đông ngày một nặng nề hơn thì Washington nhận ra rằng quyền lợi lẫn quyền lực của mình đã bị Trung Quốc thách thức.

    Khi tuyên bố Biển Đông là quyền lợi quốc gia, một cách chơi chữ đối với tuyên bố lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho thấy thái độ dứt khoát của Mỹ và phía sau tuyên bố ấy là một nước Mỹ đủ mạnh để khống chế mọi quyết sách quân sự của Trung Quốc chứ không phải là lời nói suông nhằm làm yên tâm những đồng minh của Mỹ.

    Đồng minh Hoa Kỳ


    Trong thông điệp nói về chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Hillary một lần nữa cho thấy Hoa Kỳ xem khu vực này là trọng tâm như thế nào đối với chính sách mới mà Nhà Trắng hứa theo đuổi:

    [​IMG]
    NT Hillary Clinton và BT Phạm Gia Khiêm trong ngày kỷ niệm 15 bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt tại Hà Nội hôm 22/7/2010. Photo courtesy of state.gov



    "Tôi rất tự tin cũng như chúng ta sẽ nói với các nước châu Á rằng chúng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo thế giới và sẵn sàng chọn lựa những khó khăn nhất để giữ lời hứa với đồng minh của chúng ta."
    Bà Hillary cũng khẳng định Hoa kỳ sẽ bảo vệ vùng biển Malacca như tuyến đường huyết mạch bằng sức mạnh hiện có của hải quân Mỹ hiện diện trong vùng. Singapore sẽ là vọng gác tiền tiêu được Hoa kỳ hỗ trợ cho các hoạt động mà chính nước này cũng rất bất ngờ. Trước những động thái này nhà báo Ngô Nhân Dụng cho biết nhận xét của ông:

    "Việt Nam tự nhiên thấy rằng mình có thể yên tâm hơn khi mình không bị những nước khác đe dọa vùng Biển Đông của mình, trong đó có lẽ Trung Quốc là nước tiêu biểu nhất. Tôi nghĩ là trong trường hợp này chính phủ Việt Nam nên bày tỏ lời hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ. Đệ Thất Hạm đội mỹ ở vùng Malacca vì đó là con đường huyết mạch chuyên chở đến 80% dầu lửa và khí đốt nhập cảng cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan. Việt Nam cũng nên bày tỏ ý kiến là mình cũng sẵn sàng đứng ra bảo vệ an ninh của vùng biển đó và trong đó có cả an ninh của chính mình."

    Ông Đới Bỉnh Quốc mới đây đã làm dịu tình hình căng thẳng khi thấy rằng Trung Quốc có triển vọng bị cô lập qua tuyên bố chung sống và giải quyết các vụ việc trong tinh thần hòa bình. Tuyên bố của một nhân vật sắp nhận trọng trách đứng đầu hơn một tỷ dân chắc không thể là một tuyên bố suông. Dù cho thế nào thì Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhất là cần thời gian để tự trang bị thêm sức mạnh cho mình trước khi tính tới chuyện phải đối đầu gần như phân nửa thế giới hợp lại khi phát động một cuộc chiến chưa biết ai sẽ thắng ai.

    Ông Lê Ngọc Thống một cây viết phân tích quân sự từ trong nước cho biết nhận xét của ông về viễn ảnh một cuộc tấn công của Trung Quốc nếu có:
    "Thật ra thì cái điều này khó xảy ra lắm vì nó không đem lại cái lợi ích toàn cầu của Trung Quốc bao nhiêu cả. Thứ hai nữa chừng nào Trung Quốc đến mức coi thế giới không ra gì thì mới làm như thế. Tuy nhiên khi có xảy ra thì từ thực tiễn của năm 1979 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là không để bị bất ngờ và theo tôi sự đối phó với Việt Nam là không để bị bất ngờ."

    Không ai muốn chiến tranh là lẽ thường nhưng khi có chiến tranh xảy ra thì không nước nào muốn mình thất bại. Để đạt được điều tưởng chừng như đơn giản này Việt Nam hơn ai hết rất cần rút lấy kinh nghiệm của cha ông trước khi tin vào các lời hứa của người láng giềng chưa bao giờ giữ lời hứa của họ trong hàng ngàn năm qua, trong đó có lời hứa mới nhất của ông Đới Bỉnh Quốc mà nhiều nước chưa có kinh nghiệm với Trung Quốc đã tỏ ra yên tâm.


    .
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93


    chắc mấy chú khựa cũng biết Việt Nam mình sở hữu loại Binh khí khủng này ,nên chỉ dám to mồm thôi
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Exxon 'tìm thấy dầu ngoài khơi Việt Nam'


    Cập nhật: 13:09 GMT - thứ tư, 26 tháng 10, 2011

    [​IMG] Giếng khoan ở lô 119 (điểm đen) nằm gần đường chín đoạn của Trung Quốc


    Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ loan báo đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, gần đường yêu sách chủ quyền chín đoạn của Trung Quốc.
    Báo Wall Street Journal (WSJ) trong bản tin gửi từ Houston, Texas, nơi Exxon Mobil đặt đại bản doanh, cho hay hãng này đã tìm thấy dầu sau mũi khoan thứ hai hồi tháng Tám ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

    Mũi khoan đầu tiên đã được thực hiện hồi tháng Tư nhưng không có kết quả.

    WSJ dẫn lời một người phát ngôn của Exxon nói hôm thứ Ba 25/10 rằng các thông số thu được từ giếng khoan số hai nằm trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng đã được chuyển đi phân tích tiếp.
    Lô 119 nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Đường yêu sách này còn được gọi là đường 'lưỡi bò', bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.
    Thông tin mới loan ra mang tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong lĩnh vực dầu khí mà còn trong khía cạnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.
    Nó cũng cho thấy thái độ mạnh bạo của công ty Hoa Kỳ trong việc tiếp tục theo đuổi các dự án làm ăn với Việt Nam cho dù bị áp lực từ Trung Quốc.
    Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
    Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.
    Trữ lượng dầu khí


    WSJ nhận xét rằng nếu lượng dầu khí mà ExxonMobil tìm thấy quả thực có khả năng thương mại, thì đây là tin mừng cho Việt Nam, quốc gia trông chờ nhiều vào thu nhập từ dầu thô.
    Tờ báo này nói đa số các mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác đều đã quá lâu năm và khó có thể thỏa mãn nhu cầu năng lượng và xuất khẩu ngày càng tăng.
    Việt Nam đang là nước sản xuất dầu thô lớn thứ ba Đông Nam Á.
    Tuy nhiên giới phân tích nói cần phải chờ xem trữ lượng tiềm năng của giếng khoan này là bao nhiêu.
    [​IMG] Tiềm năng dầu khí có thể làm tăng tranh chấp


    WSJ dẫn lời phân tích gia Phil Weiss từ công ty Argus Research nói: "Khó có thể bình luận tầm quan trọng của phát hiện mới này khi chúng ta chưa biết trữ lượng, nhưng chắc chắn đây là tin tốt đối với Exxon vì khu vực khoan dầu được nhiều người cho là giàu tiềm năng".
    Nhiều công ty nước ngoài đã tìm thấy dầu tại khu vực này, như Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier Oil Plc. của Anh, Gazprom OAO của Nga và Total SA của Pháp.
    Giếng khoan của ExxonMobil ở lô 119, nếu nhìn trên bản đồ trực tuyến mà chính Trung Quốc đưa ra, nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cận kề một trong chín đoạn của 'đường lưỡi bò'.
    Gần lô 119 là lô 120, mà Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đã cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn hồi tháng 5 năm ngoái.
    Lúc đó phía Việt Nam đã phải cử tàu hải quân ra hộ tống công việc thăm dò của Neon vì sợ phản ứng của Trung Quốc.
    Ngoài lô 119, ExxonMobil còn có dự án thăm dò ở hai lô kế cận là 117 và 118, đều nằm trong vùng thềm lục địa miền Trung Việt Nam.
    Tiềm năng dầu khí nếu được chứng thực ở các lô trên thềm lục địa Việt Nam có khả năng sẽ làm tranh chấp chủ quyền tại khu vực thêm gay gắt.
    Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã gây áp lực buộc nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam phải rút lui.
    Thế nhưng trong khi các hãng dầu như BP của Anh chấp nhận ngừng dự án, thì các công ty Mỹ, được tin là có hậu thuẫn của Washington, giữ thái độ kiên quyết hơn.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lãnh đạo CSB châu Á tới Việt Nam
    Cập nhật lúc :4:41 PM, 26/10/2011
    Ngày mai (27/10) sẽ diễn ra Hội nghị Những người đứng đầu Cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM-7) tại Hà Nội.

    (ĐVO) Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế và thông thương diễn ra ngày càng phức tạp, yêu cầu thúc đẩy hợp tác để đảm bảo an ninh, an toàn trên biển trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, HACGAM là hội nghị được tổ chức thường niên để trao đổi, chia sẻ và hợp tác về lĩnh vực an ninh biển giữa các nước trong khu vực.

    HACGAM-7 được tổ chức lần này có chủ đề "Tăng cường hợp tác thiết thực, chia sẻ thông tin, an ninh và an toàn trên biển". Hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để các nước có biển trong khu vực trao đổi, thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường năng lực, chia sẻ thông tin đối phó với các thách thức an ninh trên biển và đưa hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển đi vào thực chất và hiệu quả, vì mục tiêu và lợi ích chung về sự an ninh, an toàn trên biển.

    Dự kiến, các phát biểu tại hội nghị sẽ tập trung vào các chủ đề thực trạng an ninh hàng hải, chống cướp biển và các biện pháp chống lại thảm họa thiên nhiên và sóng thần. Trong đó, lãnh đạo cảnh sát biển Việt Nam sẽ có bài phát biểu liên quan đến chủ đề đầu tiên.

    Chiều nay (26/10), trước thềm hội nghị đã diễn ra các cuộc gặp gỡ song phương giữa Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng Việt Nam và lãnh đạo cảnh sát biển các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.

    Theo Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, các cuộc gặp tuy ngắn nhưng hiệu quả, các bên đều đạt được sự hiểu biết chung. Tại cuộc gặp với lãnh đạo Cảnh sát biển Hàn Quốc, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh đã thông báo về việc ký hiệp định thiết lập đường dây nóng giữa Việt Nam và Philippines diễn ra cùng ngày ở Manila. Theo Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, sự trao đổi thân tình với các vị trưởng đoàn củng cố thêm tình hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác và góp phần xây dựng an ninh biển trong khu vực.

    Trong cuộc gặp với trưởng đoàn cảnh sát biển Nhật Bản, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh gửi lời chúc và động viên nhân dân Nhật Bản sớm khắc phục hậu quả của thảm họa kép xảy ra hồi tháng 3/2011. Đồng thời, ông thông báo về cuộc Tổng diễn tập ứng phó với sóng thần và tìm kiếm cứu nạn trên biển (ST-11) vừa được tổ chức tại Đà Nẵng hôm 18/10/2011 và bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm quản lý thảm họa lớn với Việt Nam.

    Trước đó, lãnh đạo Cảnh sát biển Việt Nam đã gặp song phương với lãnh đạo Cục quản lý biên phòng Trung Quốc thảo luận thắt chặt và nâng cao hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa 2 lực lượng. Lãnh đạo Cục quản lý biên phòng Trung Quốc cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nhiệt tình của Cảnh sát biển Việt Nam và khẳng định cuộc gặp này có nghĩa quan trọng, giúp tăng cường trao đổi trong hợp tác thực thi pháp luật giữa hai nước trên biển tại Vịnh Bắc Bộ với đề xuất thiết lập đường dây nóng giữa 2 bên.

    Hội nghị có sự tham gia của đại diện 18 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

    Tuấn Linh
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nhà nổi đã xây trên đảo Đá Tây
    TT - Sau 30 ngày thi công (tính từ ngày đổ những viên đá đầu tiên do bạn đọc báo Tuổi Trẻ trên cả nước đóng góp xuống nền san hô ở đảo chìm Đá Tây - Trường Sa), đến nay công trình có tổng diện tích nổi lên mặt nước là 250m2.
    Cao trình (độ cao) đạt 1,9m so với mực nước biển.
    [​IMG]
    Công trình góp đá xây Trường Sa đã đổ bêtông - Ảnh: Đức Thanh

    Còn 4 ngày để nhắn tin góp đá
    Theo quyết định của Bộ Thông tin - truyền thông, chiến dịch “Mỗi tin nhắn - một viên đá xây Trường Sa” được triển khai qua đầu số nhắn tin 1408 của Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia bắt đầu từ ngày 10-9 và kết thúc vào ngày 30-10. Đến nay sau 46 ngày thực hiện, người dân cả nước đã đóng góp hơn 7,2 tỉ đồng cho chiến dịch. Sau chiến dịch tin nhắn, chương trình “Góp đá xây Trường Sa” vẫn được tiếp tục.

    Những ngày này, mặt biển trong lòng hồ ở đảo Đá Tây xanh ngắt, thi thoảng những đợt sóng đánh ngang làm bập bềnh những chiếc xuồng đang vận chuyển vật liệu thi công xây đảo.
    Tranh thủ khi mặt biển còn hiền hòa, toàn bộ lực lượng công binh trẻ ra sức đẩy nhanh tiến độ vận chuyển vật liệu lên đảo và tăng tốc thi công.
    Khung trưởng, trung tá Nguyễn Đức Huấn chỉ huy công trình cho biết đơn vị đã xác định việc chuyển tải để thi công trong mùa biển động là rất khó khăn, nên toàn đơn vị đã phát động phong trào thi đua “Vượt nắng thắng mưa, tranh thủ sớm trưa chuyển tải nhanh gọn” để đảm bảo đủ vật liệu cho thi công.
    Hiện tại diện tích móng nổi của công trình xây dựng đảo Đá Tây - Trường Sa đã đạt 250m2 với số lượng đá đổ xuống hơn 650m3, cùng nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng khác.
    Công trình đã đổ được 49m3 bêtông. Tất cả khối lượng đá và vật liệu trên được đặt lên vai những người lính công binh chuyển tải từ tàu đến vị trí thi công.
    ĐỨC THANH
    [​IMG]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    4 tàu Molniya đầu tiên đang hoàn thành ở Việt NamOct 25, '11 9:44 AM
    for everyone
    "Nhà máy đóng tàu" Vympel "tiếp tục cung cấp linh kiện cho phía Việt Nam đóng tàu tên lửa tấn công nhanh "dự án 12418.


    [​IMG]

    Lô hàng của các bộ phận cần thiết và các thành phần cho các phụ tùng cho sản xuất theo lịch trình thiết lập trong khuôn khổ của hợp đồng trong năm 2010 đang được chuyển giao. Nga tham gia trong việc giám sát kỹ thuật và thi công của dự án 12418, cũng như việc viết các phần mềm...

    Hiện nay Việt Nam đang đóng bốn tàu đầu tiên. Đối với hai thân tàu đã sản xuất, nó sẽ được hoàn thiện với các trang thiết bị.


    Phía Nga sẽ giao hàng tận nơi các bộ phận và linh kiện cho tàu tên lửa tấn công nhanh, mọi việc sẽ được tiến hành cho phía Việt Nam cho đến năm 2016. Sau khi hoàn thành các tàu này cho hải quân Việt Nam với việc tự đóng trong nước, Việt Nam có thể đóng được những loại tàu chiến khác hiện đại hơn ...


    Theo: i-mash
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này