Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4447 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 23:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43244 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ ứng phó thế nào với những thay đổi chiến lược?Oct 25, '11 4:09 PM
    for everyone
    Trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực, thế lực đã xác lập được vị thế buộc phải lựa chọn cách ứng phó với thế lực đang lên.
    Trước hết cần phải đánh giá kỹ càng các mục tiêu của thế lực đang lên. Nếu như thế lực đã xác lập được vị thế cho rằng mục tiêu của thế lực đang lên là ôn hòa do đó ta phải có thái độ thù địch, hoặc nếu như giả định rằng mục tiêu của thế lực đang lên là thù địch do vậy ta phải ôn hòa thì đó sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng (ví dụ như lịch sử quan hệ giữa Chamberlain và Hitler trước Thế chiến II).
    Như vậy thế lực đã xác lập được vị thế sẽ có nhiều phương án để ứng phó. Có thể bao gồm từ ra đòn trước đánh phủ đầu và kiềm chế quyết liệt cho đến khuyến khích những hành vi mang tính xây dựng và xoa dịu. Cân bằng tình thế qua việc nâng cao tiềm lực của bản thân và củng cố sức mạnh của các đồng minh cũng là một phương án trung gian. Tất nhiên thế lực đã xác lập được vị thế có thể chấp nhận một chiến lược hỗn hợp.
    Có một kiểu chiến lược hỗn hợp được gọi là " bao vây nước đôi", tức là thế lực đã xác lập được vị thế sẽ đặt hy vọng vào điều tốt nhất đó là thế lực đang lên sẽ hợp tác trong khuôn khổ của hệ thống quốc tế hiện hành. Nhưng đồng thời , sẽ phải chuẩn bị đối phó với khả năng xấu nhất bằng cách củng cố năng lực để cản trở những thách thức của thế lực đang lên. Chiến lược bao vây nước đôi là phù hợp hơn cả khi có nhiều bất định trong mục tiêu của thế lực đang lên, đặc biệt trong trường hợp thế lực này theo đuổi một số mục tiêu hạn chế và chọn cách tiếp cận thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn nhưng lại không thể hiện các mục tiêu của mình trong dài hạn. Bởi lẽ Hoa kỳ và Nhật bản không thể biết chắc chắn về điểm này nên hai nước đang chơi cờ vây để ứng phó với TQ. Mỗi nước có thể lựa chọn những cách phối hợp khác nhau giữa hợp tác, cùng can dự với củng cố sức mạnh. Quả thực thì TQ cũng đang chơi cờ vây vì TQ đang lo về các ý định của Hoa kỳ và Nhật bản.
    Trên thực tế mỗi bên đều đang tự củng cố sức mạnh để giảm thiểu các rủi ro. TQ tăng cường sức mạnh quân sự: vững chắc, đều đặn, có hệ thống và rất ấn tượng. Lấy ví dụ, chính quyền Bush đã bắt đầu một cuộc nâng cấp quy mô các phương tiện khí tài quân sự Mỹ trên đảo Guam để luôn sẵn sàng với một TQ ngày càng mạnh lên. Có điều là trong một thời gian dài người ta đã không tuyên bố lý do của việc tăng cường năng lực quân sự này. Lầu năm góc đang phát triển các luận thuyết quân sự mới và hiện đại hóa các vũ khí sẵn có với tiêu chí là ứng phó với TQ. Nhật bản tìm tòi phương thức phát triển các vũ khí trên không và trên biển trong bối cảnh chung là mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đang được củng cố.
    Có hai mối nguy hiểm ẩn chứa trong tình huống này. Một là, mỗi bên đều không thoát ra khỏi mối nghi ngờ lẫn nhau, thay vì tăng cường tối đa các cơ hội có được . Hai là, sự tương tác giữa các nỗ lực lập kế hoạch phòng thủ, an ninh lại cho kết quả không tương thích với những ý định tích cực hơn của các nhà lãnh đạo chính trị. Các nỗ lực lập kế hoạch đó cần phải có tầm nhìn xa để đủ thời gian phát triển và bố trí các hệ thống vũ khí tối tân, tinh vi. Hiện nay, Hoa kỳ đang cố gắng đánh giá khả năng và chủ trương của TQ cho giai đoạn sau những năm 2020 và hành động trên cơ sở những dự đoán này. TQ cũng cần hành động như vậy.
    Hợp tác và G-2 trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực
    [​IMG]Ảnh minh họa: eximenb.forum-viet.comCăn cứ vào động thái của quá trình chuyển giao quyền lực hiện nay thì ý tưởng về việc TQ và Mỹ cùng hợp tác đã bắt đầu có ý nghĩa. Đó là một yếu tố của sự can dự, vì vậy mà Mỹ dành cho TQ một chỗ trên bàn họp của nhóm các nhà lãnh đạo thế giới, tuy nhiên với mong đợi rằng TQ ra nhập nhóm là để góp phần gìn giữ và thúc đẩy lợi ích của hệ thống quốc tế hiện hành (đây là điều mà chính quyền của Bush đã gọi là ý tưởng về một " cổ đông có trách nhiệm"). Bằng cách nuôi dưỡng và thúc đẩy các thói quen hợp tác , hai nước có thể giảm sự nghi kỵ về những mục tiêu chiến lược của nhau ngay cả khi giải quyết những vấn đề quốc tế. Hợp tác không làm giảm thiểu nỗi lo sợ hoặc loại trừ chiến lược đánh cờ vây, nhưng nó có thể hướng cán cân lực lượng từ gia tăng sức mạnh sang cùng tham dự.
    Tuy nhiên, ngay cả khi hợp tác là một giải pháp hay để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ thì điều này cũng chưa đủ để buộc phải có G-2 hay một thể chế cùng cai quản thế giới giữa Hoa kỳ và TQ bởi một lý do rất đơn giản.
    Thứ nhất, TQ có lẽ chưa sẵn sàng nhận đầy đủ trách nhiệm của một nhà lãnh đạo thế giới, mặc dù các nguồn lực của TQ đang gia tăng nhưng chúng không phải là vô hạn. Các vấn đề nội tại khá nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết , và Bắc kinh cho thấy có vẻ rất thận trọng để không tỏ ra quá ồn ào bên ngoài chỉ vì sợ thất bại và mất mặt. Bởi vậy theo nguyên tắc chỉ đạo" khiêm nhường và thận trọng, không vượt lên dẫn đầu nhưng vẫn đạt mục tiêu" thì yếu tố kiềm chế vẫn là chủ đạo còn yếu tố hăng hái được xếp ở hàng thứ hai.
    Thứ hai, không ai có thể biết các nhà lãnh đạo TQ có nghi ngờ rằng sự hợp tác với Mỹ có thực sự hỗ trợ lợi ích của TQ hay không (ngay cả khi họ tuyên bố hùng hồn về điều này). Người Trung quốc hoàn toàn có thể hài lòng với ý tưởng cho rằng cạnh tranh giữa các cường quốc là yếu tố chủ đạo của hệ thống quốc tế hiện nay. Bởi vậy, họ có thể tôn trọng" chương trình nghị sự " do Mỹ sáng kiến như một chiến thuật ẩn mình. Ý tưởng cho rằng các bên cạnh tranh đồng thời vẫn có thể hợp tác vì lợi ích tương hỗ tỏ ra là khá mới mẻ (đối với TQ - ND ).
    Hoa kỳ nhìn nhận những khía cạnh rất tiêu cực khi buộc phải cùng lãnh đạo thế giới chỉ với TQ. Tất nhiên G-2 thừa nhận rằng các lợi ích của hai nước (TQ và Mỹ - ND) là rất tương đồng, tuy nhiên lập luận này còn có chỗ phải nghi ngờ. Điều quan trọng hơn cả là Washington tin tưởng rằng các cường quốc chủ yếu khác đều có thể là những đối tác tốt để hợp tác nhằm gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. TQ và Mỹ không phải các quốc gia duy nhất có đủ năng lực góp phần lãnh đạo thế giới. Nhật bản và Cộng đồng Châu Âu cũng có đủ năng lực đó và họ đã cho thấy thái độ có trách nhiệm của họ như thế nào. Nước Nga cũng xứng đáng có một chỗ ở bàn họp đó. Bởi vậy , nếu Hoa kỳ theo đuổi thể chế G-2 với TQ thì điều này sẽ tước đi sự đóng góp quý báu từ các cường quốc khác và sẽ khai trừ họ khỏi bàn họp của các nhà lãnh đạo thế giới.
    Điều mà Hoa kỳ suy tính, bởi vậy không phải là G-2 với TQ mà là "G-một vài" với các cường quốc chủ yếu khác, bao gồm cả TQ. Đã có một số trường hợp cụ thể mà sự hợp tác này diễn ra trên thực tế. Các cuộc hội đàm 6 bên liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên là một trường hợp thu hút được cả Hoa kỳ, TQ, Nhật bản, Hàn quốc, Nga và cả Bắc Triều tiên. Vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đang được 05 thành viên thường trực HĐBA LHQ + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ và Đức) cùng hợp tác giải quyết. Đối với nền kinh tế toàn cầu, do sức mạnh kinh tế bố trí phân tán hơn sức mạnh quân sự nên đã hình thành một nhóm các quốc gia đó là G-20 .
    Tuy nhiên , các nguyên tắc vẫn giữ nguyên: các vấn đề toàn cầu , một cách phù hợp nhất phải được nêu ra bởi chính các quốc gia tham gia nhiều hơn cả trong những vấn đề liên đới , đồng thời có nhiều năng lực hơn cả để giải quyết vấn đề. Lãnh đạo thế giới không phải là một câu lạc bộ với số thành viên cố định, mà là một sự cùng cam kết về hàng hóa và dịch vụ công (nguyên văn Public good -ND) và hình thành những tập thể nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề đặc thù. Cách tiếp cận" G-một vài " sẽ tăng cường sự phối hợp trong quá trình ra quyết định và làm tăng số lượng các quốc gia là tác giả của những giải pháp toàn cầu.
    Đây không phải là một ý tưởng mới . Đã có thời dàn giao hưởng quyền lực góp phần gìn giữ hòa bình ở Châu Âu suốt vài thập niên sau các cuộc chiến tranh của Napoleon. Franklin Roosevelt có một nhãn quan tương tự nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới trong giai đoạn sau Thế chiến II. Điều mà Roosevelt từng cảm thán: "Một thiết kế Vĩ đại " đã nhìn trước vai trò đầy ý nghĩa lãnh đạo thế giới của Mỹ, Liên xô, Anh và TQ (luận điểm này đã được thể hiện cụ thể khi thành lập HĐBA LHQ). Quan điểm này lại nổi lên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với ý tưởng về một " trật tự thế giới mới" do George H.W. Bush (Bush Cha - ND) đưa ra và sau đó được điều chỉnh bởi Bush con và Barac Obama.
    Còn tiếp......
    Tác giả: RICHARD BUSH III VÀ GAIKO. VIỆN BROOKINGS, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẮC Á.WASHINGTON
    • Phạm Gia Minh dịch từ Brookings Newsletter
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhật Bản và các nước Nam Á siết chặt vòng vây đối với Trung QuốcOct 25, '11 5:18 PM
    for everyone
    Theo các báo cáo cho hay thì năm 2012 là năm mốc đánh dấu kỷ niệm bình thường hóa quan hệ ngoại giao của Nhật - Trung, hai nước trong bốn thập kỷ giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa, và các mặt hợp tác khác đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhảy vọt. Hiện tại, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã có kế hoạch trong năm nay thực hiện chuyến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Mặt khác sang Trung Quốc. Nhưng gần đây cũng xuất hiện các sự kiện làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Nhật - Trung,như lý thuyết về "mối đe dọa Trung Quốc" lý thuyết, tranh chấp chủ quyền khu vực biển Đông Việt Nam và các sự kiện lien quan và Nhật đang tích cực tham gia vào vấn đề Biển Đông.




     Tin tức Nhật Bản cho biết vào ngày 25, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda có kế hoạch đến thăm Ấn Độ vào tháng Mười Hai năm nay, hai bên sẽ bàn thảo về việc đảm bảo an toàn lưu thông hàng hải cho các tàu của Nhật Bản qua Ấn Độ Dương, cũng như việc mở rộng thương mại song phương và các vấn đề đầu tư và tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Ấn Độ . Trước đó, Nhật Bản đã sắp xếp một loạt các hành động liên quan đến vấn đề Biển Đông Việt Nam. Và sau đó, Nhật Bản sẽ hoàn thành một chiến lược như là "bao vây" Trung Quốc.


    Theo các báo cáo cho thấy rằng chính phủ Nhật Bản gần đây đã tích cực thúc đẩy các "chiến lược miền Nam." Ngoài việc đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo và các quỹ đào tạo hàng hải để giúp Cảnh sát biển Philippines, Nhật Bản cũng có kế hoạch cùng tuần tra với Cảnh sát biển Philipines. Trong khi đó Nhật Bản và Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận an ninh quốc phòng, chiến lược hàng hải với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong các cuộc đàm phán, thoả thuận trong vấn đề biển Đông Việt Nam để cùng mạnh mẽ đối phó với Trung Quốc.




      Trong giữa tháng mười, Yoshihiko Noda tham dự cuộc họp với các nước ASEAN, sẽ công bố khoản tài trợ để giúp tăng cường cho Indonesia và Philippines trong việc xây dựng cảng, và với các nước Nam Á là cung cấp công nghệ và cải tiến công nghệ đóng tàu. Noda sẽ có phát biểu tại hội nghị khái niệm "Hành lang kinh tế biển ASEAN", hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ từ các nước Đông Nam Á. Các báo cáo cho thấy rằng "hành lang kinh tế" thực sự là "vòng Hành lang kinh tế biển Đông," như vậy là Nhật Bản đã tham gia một cách đầy đủ trong các vấn đề của vùng biển về phía Nam Trung Quốc để khẳng định vị trí và quyền lợi của mình.




      Báo cáo cũng cho biết, đối với Nhật Bản, Ấn Độ với một lượng dân số lớn không chỉ là một thị trường khổng lồ, mà còn không có quá khứ buồn với Nhật Bản như các nước khác. Trong những năm qua, quan hệ song phương hai nước rất thân thiện. Bốn năm trước, Nhật Bản và Ấn Độ cũng đã thành lập một cơ chế đối thoại thường xuyên cho an ninh và ngoại giao. 28 tháng này, Ngoại trưởng Krishna của Ấn Độ cũng sẽ thăm Nhật Bản và nội họp với Ngoại trưởng Nhật Bản Ichiro Genba về "đối thoại chiến lược cấp Bộ với Ấn Độ" được tiến hành hàng năm, cũng như chuẩn bị sớm cho chuyến thăm của Noda đến Ấn Độ vào tháng Mười Hai tới.




      Chuyến thăm đến Trung Quốc trong tháng mười hai có ảnh hưởng của phe đối lập. Nhưng rõ ràng trước chuyến thăm Trung Quốc, Nhật Bản với các "chiến lược phía Nam" sẽ hoàn thành, từ Nam và Đông Á đến ĐôngTrung Quốc, "sự bao vây chiến lược," do đó quan hệ Trung-Nhật sẽ lại trở nên phức tạp. ★


    Theo: Thời báo Hoàn cầu
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam thoả thuận mua bốn tàu hộ tống Sigma từ Hà Lan Các xưởng đóng tàu Schelde của Hà Lan trong Vlissingen, Hà Lan sẽ xây dựng bốn tàu hộ tống Sigma cho Hải quân Việt Nam. Hai tàu đầu tiên sẽ được xây dựng ở Vlissingen, và chiếc cuối cùng sẽ được xây dựng tại Việt Nam, dưới sự giám sát Hà Lan. .... http://defense-update.com/20111023_vietnam-negotiate-buying-four-sigma-corvettes-from-the-netherlands.html Tầu hộ tống hullmodule SIGMA (09:26 - 20/10/2011)Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tầu quân sự. Mô hình tầu SIGMA của Hà Lan là một mô hình tầu chiến modules cần nghiên cứu trong công nghệ đóng tầu hiện đại.
    [​IMG]
    Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tầu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tầu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tầu bằng cách tích hợp các module hình học không gian 3D. Đây là phương pháp thiết kế tầu hoàn toàn mới, nó cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tầu. Sigma 9113 là tầu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tầu dài 105 m và rộng 13 m. .
    [​IMG]
    Thiết kế kiểu tầu này là phát triển từ việc thiết kế thân tầu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS từ những năm 1970x.
    Thông số kỹ chiến thuật lớp tầu hộ tống:
    Lượng giãn nướct: 1,692 tấn. dài : 90.71 m (297.62 feet) Rộng : 13.02 m (42.72 feet) Ngấn nước : 3.60 m (11.81 feet)
    Động lực thân tầu:
    - Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tầu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte)
    - 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc
    - 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suấ 105 kW
    - 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP

    [​IMG]
    Hộp số RENK ASL 94
    - 2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động.

    Tốc độ:
    Cực đại : 28 hải lý (52 km/h)
    Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h)
    Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h)
    Tầm xa hoạt động:
    Với tốc độ hải trình 18 hải lý knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km)
    Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km)
    Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm
    Hệ thống chỉ huy tác chiến và các radar phục vụ hoạt động của tầu:
    Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H.
    [​IMG]

    Radar tìm kiếm, trinh sát mục tiêu
    Radar trinh sát, tìm kiếm và bắt mục tiêu: Radar mạng pha 3D giám sát, theo dõi và bám mục tiêu MW08 3D
    Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08)

    [​IMG]

    Radar quản lý hành trình
    Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA

    [​IMG]
    Ra đa điều khiển hỏa lực
    Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2.
    Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink.
    Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW
    Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống
    Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series
    Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz.

    Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa:
    ESM: Thales DR3000
    ECM: Racal Scorpion 2L

    [​IMG]
    Mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu.
    Vũ khí trang bị:

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không hạm đối không: 2 x Ống phóng 4 đạn MBDA Mistral TETRAL, bố trí phía trước và phía sau tầu.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block II
    [​IMG]
    Pháo hạm : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu

    [​IMG]
    2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2)
    Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

    Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng.
    • Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm 2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia.
    • Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng năng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513.
    Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau.
    [​IMG]
    Phần đài điều khiển tầu
    [​IMG]
    Phần mũi tầu.
    [​IMG]
    Sơ đồ pháo hạm
    [​IMG]
    Tên lửa chống tầu Exocet NM40
    [​IMG]
    Phóng tên lửa chống tầu.
    Biên dịch Trịnh Thái Bằng. tech.edu
    http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1313&Style=1&ChiTiet=1739
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khổng minh tiên tri ngày tận thế của Trung Quốc

    Khổng Minh tiên tri ngày tận thế

    [​IMG] Khổng Minh

    Bài “Mã tiền khóa” được tương truyền là của Khổng Minh, dự đoán vận nước Trung Hoa từ đời Ngụy cho đến hiện nay. Nếu căn cứ vào kiến giải bên dưới thì lời tiên tri trong quá khứ hoàn toàn chính xác, còn tương lai có đúng hay không chỉ có cách ngồi đợi thời gian trả lời (?).
    Đặc điểm của sấm truyền là thông điệp được ẩn bên dưới ngôn từ lời thơ, và cần phải có chìa khóa chính xác để giải mã. Phần kiến giải dưới đây chỉ tham khảo, do tính chất luận bàn này hàm chứa thông tin một chiều nên người sưu tập đã lượt bỏ một số đoạn.
    KHỔNG MINH – MÃ TIỀN KHOÁ
    孔明馬前課
    按孔明馬前課,乃軍中閒暇之時,作此以示後人,趨避之方,此十四課為馬前課中之別裁,每一課指一朝其興衰治亂可得言諸外,至十四課止者,兩次來復之期也,殿以未濟,以見此後又一元矣。天道循環,明者自明,昧者自昧,又烏可以坐而致哉?
    八六老僧白鶴山守元誌
    Án Khổng Minh Mã Tiền Khóa, nãi quân trung gian hạ chi thì, tác thử dĩ kì hậu nhân, xu tị chi phương, thử thập tứ khóa vi mã tiền khóa trung chi biệt tài, mỗi nhất khóa chỉ nhất triêu kì hưng suy trì loạn khả đắc ngôn chư ngoại, chí thập tứ khóa chỉ giả, lưỡng thứ lai phục chi kì dã, điện dĩ vị tể, dĩ kiến thử hậu hựu nhất nguyên hĩ. Thiên đạo tuần hoàn, minh giả tự minh, muội giả tự muội, hựu ô khả dĩ tọa nhi trí tai ?
    Bát lục lão tăng Bạch Hạc sơn Thủ Nguyên chí.

    Muốn biết và tin tưởng vào tương lai, cần dõi tìm hiểu rõ ở quá khứ
    Xác nhận và nắm vững quá khứ và hiện tại, sẽ tin tưởng vào tương lai

    Đại lược của Sư Thủ Nguyên:
    Trong quân lữ khoảng thời gian nhàn rỗi, Khổng Minh gieo quẻ trước ngựa để người đời sau biết phương nào mà tới, phương nào mà tránh. Mỗi quẻ chỉ một triều đại, hưng suy trị loạn thế nào người ta có thể hiểu được ngoài lời nói.
    Đại đạo tuần hoàn, người sáng suốt thì tự hiểu, kẻ ngu tối thì cứ mịt mù mê muội trong u tối, dâu có ngồi yên không làm gì mà hiểu thấu được .
    Lời bàn:
    Đoạn trên rất ích lợi cho người đọc, nếu suy ngẫm và hiểu thấu đáo, không riêng gì vấn đề Sấm truyền mà còn cho mọi vấn đề mọi phương diện khác, nhất là đang sống toàn cảnh trong ngoài nước Việt, các sự kiện trên thế giới ngày càng dần đi tới tình cảnh rối ren, hỗn loạn, khủng hoảng … mọi vấn đề, “Thế đồ đa hiểm trở – Dục vãng cánh hà chi : đường đời bao hiểm trở – Muốn đi nào biết đi đâu ?”, đi đâu không hiểm trở ?, muốn, muốn đi nào biết đi đâu ?, mà đi đâu thì ở đâu cũng đã và đang hoặc sẽ đầy hiểm trở !!!, nếu cứ ùa theo dòng trào lưu xu thế mà không xét kỹ, có thể tưởng rằng bỏ nơi nguy hại sẽ có hiện nay, nhưng không đến nguy hại lớn và sẽ được yên ổn về sau, để rồi lao vào nguy hại nhiều hơn hoặc rồi sẽ nguy hại lớn hơn về sau.

    01. 第一課 ○●●●●○ 中下
    無力回天 鞠躬盡瘁
    陰居陽拂 八千女鬼
    證曰 : 陽陰陰陰陰陽在卦為頤
    解曰 : 諸葛鞠躬盡瘁而死 後蜀漢後主降於魏
    Quẻ thứ nhất: Quẻ Di (Trung Hạ)
    Vô lực hồi thiên
    Cúc cung tận tụy
    Âm cư dương phất
    Bát thiên nữ quỷ
    Chứng viết: dương âm âm âm âm dương tại quái vi Di
    Giải viết: chư cát cúc cung tận tụy nhi tử, hậu Thục Hán hậu chủ hàng vu Ngụy
    Dịch nghĩa:
    Không có sức (để) xoay ngược lại (được) cơ trời
    Còng lưng kiệt sức
    Âm ở lại dương lướt qua
    Tám ngàn nữ quỷ
    Sư Thủ Nguyên ở núi Bạch Hạc sống vào năm Gia Tĩnh đời Minh đoán như sau:
    Sau khi Khổng Minh chết, hậu chúa hàng Ngụy, bốn chữ bát 八 thiên 千 nữ 女 quỷ 鬼 hợp lại thành chữ Ngụy 魏
    02. 第二課 ○●○○●○ 中下
    火上有火 光燭中土
    稱名不正 江東有虎
    證曰 : 陽陰陽陽陰陽在卦為離
    解曰 : 司馬炎篡魏 元帝都建康屬江東
    Quẻ thứ 2: Quẻ Ly (Trung Hạ)
    Hỏa thượng hữu hỏa (Viêm : 炎)
    Quang chúc trung thổ
    Xưng danh bất chính
    Giang Đông hữu hổ
    Chứng viết: dương âm dương dương âm dương tại quái vi Li
    Giải viết: Ti (Tư) Mã Viêm 炎 soán Ngụy, nguyên đế đô kiến khang chúc Giang Đông
    Dịch nghĩa:
    Trên lửa có lửa
    Soi sáng trung thổ (vùng dất ở giữa)
    Xưng danh không chính đáng
    Giang Đông có cọp
    Lời giải thích của sư Thủ Nguyên:
    Lưỡng hỏa thành Viêm ý nói Tư Mã Viêm lên ngôi thế nhà Ngụy. Tư Mã Viêm sẽ thống nhất Trung Hoa, nhưng xưng danh không chính đáng, sau này con cháu chạy về phía Giang Đông.
    03. 第三課 ○●●●●● 下下
    擾擾中原 山河無主
    二三其位 羊終馬始
    證曰 : 陽陰陰陰陰陰在卦為剝
    解曰 : 五代始於司馬 (五代始於蕭氏 ) 終於楊氏
    Quẻ thứ ba: Quẻ Bác (Hạ Hạ)
    Nhiễu nhiễu Trung Nguyên
    Sơn hà vô chủ
    Nhị tam kì vị
    Mộc chung mã thảo 草 thủy
    Chứng viết: dương âm âm âm âm âm tại quái vi bác
    Giải viết: ngũ đại thủy vu ti mã (ngũ đại thủy vu Tiêu thị ) chung vu Dương thị
    Dịch nghĩa:
    Trung Nguyên nhiễu loạn (rối loạn)
    Sơn hà (quốc gia) không có chủ
    Lại hai ba đời (ngôi vị)
    Mộc cuối mã 馬 đầu (bản khác là chữ thảo 草)
    Chứng viết: dương âm âm âm âm âm tại quái vi Bác
    Giải viết: ngũ đại thủy vu ti mã (ngũ đại thủy vu Tiêu thị), chung vu Dương thị
    Sư Thủ Nguyên giải thích rằng:
    Trung Nguyên (Trung Quốc) bị rối loạn, đất nước không có chủ (chính thức). Hai ba đời là ngũ đại. Đời Ngũ Đại (Tề, Lương, Trần, Ngụy, Tùy) bắt đầu từ họ Tiêu có chữ thảo đầu, tức là Tiêu Đạo Thành và kết thúc bằng họ Dương tức là Dương Đế có chữ mộc ở bên.
    04. 第四課 ●●○●○● 中上
    十八男兒 起於太原
    動則得解 日月麗天
    證曰 : 陰陰陽陰陽陰在卦為解
    解曰 : 李唐起於太原 武曌稱周
    Quẻ thứ tư: Quẻ Giải (Trung Thượng)
    Thập bát nam nhi
    Khởi vu Thái Nguyên
    Động tắc đắc giải
    Nhật nguyệt lệ thiên
    Chứng viết: âm âm dương âm dương âm tại quái vi Giải
    Giải viết: Lí Đường khởi vu Thái Nguyên, Vũ ? xưng Chu
    Dịch nghĩa:
    Mười tám người con trai
    Dấy (khởi) lên từ Thái Nguyên
    Động ắt được giải (thông)
    Mặt trời mặt trăng (sáng) đẹp (ở trên) bầu trời.
    Sư Thủ Nguyên giải:
    Nam nhi là chữ tử 子, thập bát tử là chữ Lý 李, chỉ Lý Uyên khởi binh từ Thái Nguyên, sau lên ngôi vua là Đường Cao Tổ, con nối ngôi là Lý Thế Dân tức Đường Thái Tông.
    05. 第五課 ○○○●●● 下中
    五十年中 其數有八
    小人道長 生靈荼毒
    證曰 : 陽陽陽陰陰陰在卦為否
    解曰 : 五代八姓 共五十三年
    Quẻ thứ năm: Quẻ Bỉ (Hạ Trung)
    Ngũ thập niên trung
    Kì sổ hữu bát
    Tiểu nhân đạo trưởng
    Sinh linh đồ độc
    Chứng viết: dương dương dương âm âm âm tại quái vi Phủ (否: phủ, bĩ)
    Giải viết: ngũ đại bát tính, cộng ngũ thập tam niên
    Dịch nghĩa:
    Trong năm mươi năm
    Số đó là tám
    Tiểu nhân đạo trưởng (kẻ tầm thường mà muốn ra làm đạo lý xa dài)
    Làm hại sinh linh (thần và người ắt phải căm giận cay đắng)
    Sư Thủ Nguyên giải:
    Sau Đường là đời Ngũ Đại trải 53 năm (Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu), có 8 họ làm vua cả thẩy (Đướng, Vương, Tiêu, Lưu, Mã, Cao, Mạnh, Lý) làm cho mọi sanh linh than thở căm giận oán ghét.
    06. 第六課 ●○○●○○ 上中
    惟天生水 順天應人
    剛中柔外 土乃生金
    證曰 : 陰陽陽陰陽陽在卦為兌
    解曰 : 趙宋黃袍加身 而立敵為金
    Quẻ thứ sáu: Quẻ Đoài (Thượng Trung)
    Duy thiên sinh thủy
    Thuận thiên ứng nhân
    Cương trung nhu ngoại
    Thổ nãi sinh kim
    Chứng viết: âm dương dương âm dương dương tại quái vi Đoái
    Giải viết: Triệu Tống hoàng bào gia thân, nhi lập địch vi Kim
    Dịch nghĩa:
    Chỉ có trời (mới) sinh (ra) nước
    Thuận theo trời (thì mới) hợp lòng người
    Trong cứng ngoài mềm
    Đất sẽ sinh kim
    Sư Thủ Nguyên giải thích:
    Họ Triệu (Triệu Khuông Dẫn) lập nhà Tống, thống nhất Trung Hoa. Sau đó, Kim vào cướp phá, đó là cứng bên trong mà mềm bên ngoài (Thổ nãi sinh Kim).
    07. 第七課 ●○●○○● 中中
    一 兀 復始 以剛處中
    五五相傳 爾西我東
    證曰 : 陰陽陰陽陽陰在卦為井
    解曰 : 元代共十主 後各汗國分裂
    Quẻ thứ bảy: Quẻ Tỉnh (Trung Trung)
    Nhất ngột phục thủy
    Dĩ cương xử trung
    Ngũ ngũ tương truyền
    Nhĩ tây ngã đông
    Chứng viết: âm dương âm dương dương âm tại quái vi Tỉnh
    Giải viết: Nguyên đại cộng thập chủ, hậu các hãn quốc phân liệt
    Dịch nghĩa:
    Một (cái, sự) cao chót vót trở lại đầu
    Lấy (cái) cứng bền đặt ở chính giữa
    Năm năm truyền cho nhau
    Người ở bên tây ta bên đông
    Sư Thủ Nguyên giải thích:
    Chữ nhất 一 và chữ ngột 兀 hợp thành chữ nguyên 元 chỉ nhà Nguyên đánh lấy Trung Quốc, truyền được ngũ ngũ là 10 đời vua, về sau mỗi chúa hùng cứ một nơi hai bên Đông Tây (nội Mông và ngoại Mông).
    08. 第八課 ○○●●●○ 上上
    日月麗天 其色若赤
    綿綿延延 凡十六葉
    證曰 : 陽陽陰陰陰陽在卦為益
    解曰 : 朱即赤 日月是明 共十六主
    Quẻ thứ tám: Quẻ Ích (Thượng Thượng)
    Nhật nguyệt lệ thiên
    Kì sắc nhược xích
    Miên miên diên diên
    Phàm thập lục diệp
    Chứng viết: dương dương âm âm âm dương tại quái vi Ích
    Giải viết: chu tức xích, nhật nguyệt thị minh, cộng thập lục chủ
    Dịch nghĩa:
    Mặt trăng mặt trời đẹp (ở trên) bầu trời
    Sắc của nó màu đỏ
    Kéo dài không dứt
    Tính thành mười sáu lá.
    Sư Thủ Nguyên dịch nghĩa:
    Chữ nhật 日 chữ nguyệt 月 thành chữ minh 明 chỉ nhà Minh. sắc đỏ chỉ chữ chu 朱 là họ Chu đời nhà Minh, Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương, đời nhà Minh được 16 đời.
    09. 第九課 ○●○●●● 中上
    水月有主 古月為君
    十傳絕統 相敬若賓
    證曰 : 陽陰陽陰陰陰在卦為晉
    解曰 : 水月有主是清也 古月是胡也 滿清十皇朝最後亡於宣統
    Quẻ thứ chín: Quẻ Tấn (Trung Thượng)
    Thủy nguyệt hữu chủ
    Cổ nguyệt vi quân
    Thập truyền tuyệt thống
    Tương kính nhược tân
    Chứng viết: dương âm dương âm âm âm tại quái vi Tấn
    Giải viết: thủy nguyệt hữu chủ thị Thanh dã, cổ nguyệt thị Hồ dã, Mãn Thanh thập hoàng triêu tối hậu vong vu tuyên thống
    Dịch nghĩa:
    Có trăng có nước lại có chủ
    Trăng xưa làm vua
    Truyền được mười lần thì dứt
    Xem nhau như khách
    Sư Thủ Nguyên nói:
    Ba chữ thuỷ 水, nguyệt 月, chủ 有 hợp lại thành chữ thanh 清 ý chỉ nhà Thanh. Hai chữ cổ 古 và nguyệt 月 hợp lại thành chữ hồ 胡 chỉ người Hồ ở phương Bắc làm vua, truyền được 10 đời thì hết.
    - Lão tăng sinh vào năm thứ 10 đời Gia Tĩnh, đến nay đã 86 tuổi, từ đây về sau không dám bàn láo nữa.
    10. 第十課 ●○●○●● 中下
    豕後牛前 千人一口
    五二倒置 朋來無咎
    證曰 : 陰陽陰陽陰陰在卦為蹇
    解曰 : 豕後牛前 辛亥也 千人一口為和 五二倒置是民也 朋者外邦也
    Quẻ thứ mười: Quẻ Kiển (Trung Hạ)
    Thỉ hậu ngưu tiền
    Thiên nhân nhất khẩu
    Ngũ nhị đảo trí
    Bằng lai vô cửu
    Chứng viết: âm dương âm dương âm âm tại quái vi Kiển
    Giải viết: thỉ hậu ngưu tiền, Tân Hợi dã, thiên nhân nhất khẩu vi hòa, ngũ nhị đảo trí thị dân dã, bằng giả ngoại bang dã.
    Dịch nghĩa:
    Sau heo trước trâu
    Ngàn người một miệng
    Năm (5) hai (2) đảo lộn
    Bạn đến không lỗi
    Sư Thủ Nguyên không giải quẻ này. Hai ông Mã Nguyên Lương và Lê Xuân Mai lạm bàn rằng:
    Sau heo trước trâu chỉ năm Tân Sửu, ký hoà ước với 11 nước, đến năm Tân Hợi xảy ra cuộc Cách mạng, xóa ngôi vua.
    Chú thích: phong trào Dân chủ Cộng Hoà nổi lên từ năm Tân Sửu (Ngưu tiền 1901), ký hoà ước với 11 nước ngoài (bằng lai), đến năm Tân Hợi (Thỉ hậu 1911) xẩy ra cuộc Cách mạng lập chính phủ Nam Kinh, thiên 千 nhân 人 nhất 一 khẩu 口 là chữ hoà 和 (Cộng hoà)
    11. 第十一課 ○●○○●○ 中下
    四門乍辟 (四門乍開) 突如其來
    晨雞一聲 其道大衰
    證曰 : 陽陰陽陽陰陽在卦為離
    解曰 : 當朝之象也 四門乍辟謂為門戶開放 酉年當期時 無人再相信其道理故
    Quẻ thứ mười một: Quẻ Ly (Trung Hạ)
    Tứ môn sạ tích (Tứ môn sạ khai)
    Đột như kì lai
    Thần kê nhất thanh
    Kỳ đạo đại suy
    Chứng viết: dương âm dương dương âm dương tại quái vi Li
    Giải viết: đương triêu chi tượng dã, tứ môn sạ tích vị vi môn hộ khai phóng, dậu niên đương kì thì, vô nhân tái tương tín kì đạo lí cố
    Tạm lược dịch: cái tượngđang (còn là) sáng sớm, (mà) bốn cửa chợt nhiên (lại) mở toang ra, gọi là cửa ngõ cửa nhà (đều bị) mở bung ra (cả), (đó là) đang là thời kỳ của năm Dậu, chẳng người (nào) tin được cái đạo (vô) lý (đến) như vậy.
    Dịch nghĩa:
    Bốn cửa (chợt nhiên) mở toang (ra)
    Thình lình mà (xông) đến
    Sớm mai gà gáy một tiếng
    Đạo ấy rất (là) suy kém
    12. 第十二課 ●○○○○● 上中
    拯患救難 是唯聖人
    陽復而治 晦極生明
    證曰 : 陰陽陽陽陽陰在卦為大過
    解曰 : 當來之象也 災難當頭之極 其時聖人出現 救苦救難故
    Quẻ thứ mười hai: Quẻ Đại Quá (Thượng Trung)
    Chửng hoạn cứu nạn
    Thị duy thánh nhân
    Dương phục nhi trị
    Hối cực sanh minh
    Chứng viết: âm dương dương dương dương âm tại quái vi Đại Quá
    Giải viết: đương lai chi tượng dã, tai nan đương đầu chi cực, kì thì Thánh Nhân xuất hiện, cứu khổ cứu nan cố.
    Tạm lược dịch: đang là cái tượng đương đầu với tai nạn đến cùng cực (giống như là bị bất ngờ cháy nhà, tai 災: tai vạ, cháy nhà), thì lại có Thánh Nhân xuất hiện, đến cứu giúp khổ nạn vậy.
    Dịch nghĩa:
    Cứu vớt hoạn nạn
    Ấy chỉ có thánh nhân
    Dương (khí trở) về (mà sẽ được) trì (sửa chữa lại)
    Tối (tăm mù mịt) quá (thì sẽ lại) sinh (ra) sáng (sủa trở lại)
    13. 第十三課 ○●●○○○ 上中
    賢不遺野 天下一家
    無名無德 光耀中華
    證曰 : 陽陰陰陽陽陽在卦為大畜
    解曰 : 世界大同之象
    Quẻ thứ mười ba: Đại Súc (Thượng Trung)
    Hiền bất di dã
    Thiên hạ nhất gia
    Vô danh vô đức
    Quang diệu Trung Hoa
    Chứng viết: dương âm âm dương dương dương tại quái vi Đại Súc
    Giải viết: thế giới đại đồng chi tượng
    Tạm lược dịch:
    (chẳng bỏ sót) Người hiền tài (nào cho dù có ở nơi đồng quê) thôn dã
    Trên dưới (cùng chung) một nhà
    (cho dù) Chẳng (có) danh không (có) đức.
    (Thì nước) Trung Hoa (cũng được) sáng sủa
    14. 第十四課 ○●○●○● 中下
    占得此課 易數乃終
    前古後今 其道無窮
    證曰 : 陽陰陽陰陽陰在卦為未濟
    Quẻ thứ mười bốn (hết): Quẻ Vị Tế (Trung Hạ)
    Chiêm đắt thử khóa
    Dịch số nãi chung
    Tiền cổ hậu kim
    Kỳ đạo vô cùng
    Chứng viết: dương âm dương âm dương âm tại quái vi Vị Tể
    Tạm lược dịch:
    Bói được quẻ này
    Dịch số bèn hết
    Trước cũ sau mới
    Đạo ấy vô cùng
    Chú thích: Gia Cát Khổng Minh băn khoăn về vận mệnh của nước Trung Hoa ra sao mới gieo thêm quẻ thứ 14, thì lại bị quẻ Vị Tế, có nghĩa là chưa xong, không tốt, cho nên mới tỏ ra lời có vẻ chán chường, nước Trung Hoa quẻ số 13 đã là “Vô danh vô đức” vậy trong tương lai rồi sẽ ra sao ?, lại vẫn chưa xong (Vị Tế) và cũng là quẻ cuối cùng trong 64 quẻ tức là hết rồi “Dịch số nãi chung”, số của Dịch đã hết, không còn có hy vọng nào và quẻ này không có lời giải (giải viết).
    (Nguồn: http://thientrungnhan.wordpress.com/2010/08/21/ma-tien-khoa/)

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến tranh với Trung Quốc: điều đó có thể xảy ra như thế nào?

    by thientrungnhan on October 20, 2011
    http://anhbasam.wordpress.com/2011/10/20/chien-tranh-voi-tq-se-xay-ra-nhu-the-nao/#more-31743
    Atlantic Sentinel
    Nick Ottens
    14-10-2011
    [​IMG]Một nước Trung Quốc đang trỗi dậy đương nhiên là đối thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Mặc dù viễn cảnh xảy ra chiến tranh rất thấp, nhưng lại rất thật và có thể chứng minh rất khó giảm thiểu.
    Trong một nghiên cứu gần đây của RAND Corporation, một nhóm nghiên cứu chính sách công, xem xét khả năng một cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc xảy ra không lớn lắm, thay vào đó, sự đối đầu này có thể phát triển ở đâu và phát triển như thế nào để có thể leo thang thành chiến tranh.
    RAND cho rằng, nếu được lựa chọn, Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với Mỹ hơn cả Đức Quốc xã và Liên Xô ở thời điểm hai nước này mạnh nhất. Có vẻ Trung Quốc không muốn tìm cách mở rộng lãnh thổ hoặc nâng cao ý thức hệ với cái giá của các nước khác và Mỹ có khả năng tiếp tục vượt trội về mặt quân sự nhưng ở những nước láng giềng kề bên, Trung Quốc có thể đạt được quyền bá chủ. “Vì vậy, sự bảo vệ trực tiếp tài sản tranh chấp trong khu vực này ngày càng trở nên khó khăn hơn, và rốt cuộc là đến độ không thể [bảo vệ được]“, theo RAND Corporation.
    Bán đảo Triều Tiên là thứ tài sản tranh chấp như vậy. Một cuộc khủng hoảng có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ kinh tế ở nước này, một sự chuyển đổi quyền lực gây tranh cãi sau cái chết của Kim Jong-Il, hoặc thất bại trong một cuộc chiến với Nam Hàn. Cho dù kịch bản là gì đi nữa, mối lo ngại trực tiếp đối với Nam Hàn và Mỹ đó là bảo đảm các cơ sở hạt nhân và bệ phóng tên lửa đạn đạo cùng với pháo tầm xa, những thứ có thể là mối đe dọa cho thủ đô Seoul.
    Sự nhúng tay của phương Tây vào phía bắc vùng phi quân sự sẽ được Bắc Kinh xem xét thận trọng và có thể điều động các lực lượng của chính họ tới để kềm chế bất ổn, ngăn chặn làn sóng tị nạn có thể xảy ra và ngăn chặn Nam Hàn kiểm soát Bình Nhưỡng, nơi mà Trung Quốc coi như một vùng đệm để chống lại sự xâm lấn của Mỹ trên bán đảo này.
    Dù vô tình hay cố ý, khả năng đối đầu giữa các lực lượng của Mỹ và Trung Quốc rất cao, với nhiều tiềm năng là sẽ leo thang. Ngoài áp lực phải can thiệp và xử lý hậu quả trực tiếp, khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thất bại, Mỹ bị buộc phải đối mặt với vấn đề hóc búa về tình trạng kết thúc như mong đợi: thống nhất (kết quả mà Cộng hòa Triều Tiên, đồng minh chúng ta lựa chọn), hoặc Triều Tiên tiếp tục chia rẽ (điều mà Trung Quốc rất muốn).
    Điểm nóng thứ 2 là Đài Loan. Mặc dù quan hệ giữa Đài Loan và đại lục đã được cải thiện trong những năm gần đây, RAND chỉ ra rằng, không có sự tiến bộ đáng kể nào đã đạt được về vấn đề chính là chia cắt hai chính thể, “nếu có, thì khi nào và bao giờ, tình trạng cuối cùng của hòn đảo sẽ được quyết định, là một chính thể độc lập hay là một phần của Trung Quốc ‘hợp nhất’.”
    Xung đột ở eo biển có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, từ việc Trung Quốc bao vây các cảng của Đài Loan, bắn phá các mục tiêu Đài Loan ở nhiều cấp độ khác nhau cho tới nỗ lực xâm lược triệt để. Nếu Mỹ tham gia trực tiếp vào một sự kiện bất ngờ như vậy, mục tiêu của nước này sẽ là ngăn chặn Trung Quốc cưỡng chiếm hoặc chinh phục Đài Loan và hạn chế thiệt hại tối thiểu mà Đài Loan phải hứng chịu về quân sự, kinh tế và xã hội.
    Sứ mệnh chính mà Mỹ phải thực hiện bao gồm, ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc trên biển và trên không, đồng thời giảm bớt mối đe dọa sử dụng tên lửa đạn đạo của đại lục. Khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu đó càng trở nên phức tạp do nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, ngày càng làm nghiêng cán cân ở eo biển về phía Trung Quốc.
    Có một số điểm nóng tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông. “Sự quyết đoán về chủ quyền ở một mức độ nào đó trên gần như toàn bộ khu vực của Trung Quốc trái ngược với một số tuyên bố của một số nước khác”.
    Tùy thuộc vào bản chất và tính khốc liệt của một cuộc xung đột, các mục tiêu của Mỹ có thể trải rộng từ việc đảm bảo tự do hàng hải, chống lại một nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát mọi hoạt động hàng hải ở Biển Đông, giúp Philippines tự vệ trước một cuộc tấn công từ trên biển và trên không, cho đến việc hỗ trợ Việt Nam và che chở cho Thái Lan, là một đồng minh [có ký] hiệp ước khác, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh trên bộ ở Đông Nam Á.
    Khả năng Trung Quốc phô trương sức mạnh to lớn ở khu vực Biển Đông hiện còn giới hạn nhưng sẽ gia tăng nếu nước này xây dựng một hạm đội tàu sân bay và cải thiện khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
    Các cuộc xung đột liên quan tới Ấn Độ và Nhật Bản ít có khả năng xảy ra hơn nhưng sẽ đặt ra nhiều thách thức. Trường hợp xảy ra một cuộc chiến Trung – Ấn khác, có khả năng Washington sẽ cố giữ thế trung lập, ngay cả khi Mỹ lặng lẽ ủng hộ New Delhi bằng các trang thiết bị quân sự và tình báo. Một cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản sẽ khiến Mỹ can dự vào, cho dù phải chịu rủi ro [chiến tranh] leo thang dưới dạng các cuộc tấn công nhắm vào Trung Quốc.
    Bất kể xung đột nổ ra ở đâu, khả năng sống còn của lực lượng Mỹ sẽ suy yếu trong những thập niên tới, vì vậy, RAND tin rằng tầm tấn công phải tăng lên.
    Do đó, tầm quan trọng của hoạt động quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương sẽ dịch chuyển từ phòng thủ trực tiếp bị hạn chế về mặt địa lý sang các phản ứng leo thang hơn và cuối cùng là, khi những điều này vẫn chưa đáp ứng, sẽ chuyển từ ngăn chặn trên cơ sở từ chối sang ngăn chặn trên cơ sở đe dọa trừng phạt, với tốc độ dịch chuyển thay đổi, trước tiên từ Đài Loan, rồi Đông Bắc Á, sau đó là Đông Nam Á ở một thời điểm nào đó muộn hơn.
    Sự vượt trội về hạt nhân của Mỹ có thể đặc biệt giúp ích khi Trung Quốc vẫn có được khả năng chống trả, và bởi vì vấn đề xung đột trong các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nhất không phải là hậu quả sống còn đối với Mỹ. Để bảo vệ Philippines hoặc Đài Loan, Washington sẽ không chấp nhận rủi ro để cho Trung Quốc tấn công hạt nhân vào nước Mỹ.
    Các cuộc tấn công thông thường chống Trung Quốc đại lục có thể là lựa chọn leo thang tốt nhất cùng các cuộc tấn công phá hỏng mạng lưới máy tính và liên lạc của Trung Quốc, trong đó có các vệ tinh. Tuy nhiên, sự trả đũa của Trung Quốc có thể đắt giá, do Mỹ dựa vào những lĩnh vực này cho các nhiệm vụ quân sự và tình báo, và cho sự khỏe mạnh của nền kinh tế nước này.
    Một biện pháp cải thiện triển vọng phòng thủ trực tiếp và giảm thiểu nguy cơ leo thang đó là, Mỹ giúp nâng cao khả năng và củng cố quyết tâm của các nước láng giềng của Trung Quốc. Một chiến lược như thế có thể được Bắc Kinh hiểu là một nỗ lực bao vây Trung Quốc, hoặc sắp xếp trong khu vực để chống lại nước này – một sự sợ hãi vốn đã phổ biến ở đó. Để không gây ra sự thù địch với Trung Quốc, Mỹ nên thực hiện một nỗ lực tương tự nhằm lôi kéo Trung Quốc vào các kết cấu an ninh chung, “không chỉ tránh sự xuất hiện của một liên minh chống Trung Quốc mà còn đạt được những đóng góp lớn hơn cho an ninh thế giới từ cường quốc mạnh thứ hai toàn cầu“.
    Thực ra, đây là mục tiêu trong chính sách “tái cam kết chiến lược” của tổng thống Barack Obama mà có vẻ không tác động đáng kể đến chiến lược của Trung Quốc. Đó là mục tiêu của chính quyền Bush vốn hy vọng biến Trung Quốc thành một “thành viên có trách nhiệm” trong sự đồng thuận toàn cầu. Tuy nhiên, điều này chứng tỏ rất khó để thực hiện một chiến lược ngăn chặn xoay quanh việc hạn chế khả năng thống trị Đông Á của Trung Quốc, khi chiến lược của Trung Quốc dựa vào việc chế ngự hoặc lợi dụng những căng thẳng bên ngoài, đặc biệt là với các cường quốc lớn hơn, để duy trì một môi trường có lợi cho sự lớn mạnh của Trung Quốc.
    Ảnh: Các thủy thủ Trung Quốc trên tàu khu trục Thanh Đảo khi họ tới Trân Châu cảng, Hawaii, ngày 6 tháng 9 năm 2006.
    Tác giả: Ông Nick Ottens là một sử gia từ Hà Lan. Ông đã nghiên cứu các phong trào thức tỉnh đức tin Hồi giáo và khủng bố ở Arabia thế kỷ 19, British India và Sudan cho luận văn cao học của mình. Ông cũng nghiên cứu lịch sử các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và hiện là một nhà phân tích làm việc cho Wikistrat. Blog của ông về chính trị và kinh tế tại địa chỉ Free Market Fundamentalist.
    Trúc An dịch từ Atlantic Sentine
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TQ càng hung hăng, Hoa Kỳ-VN-Ấn Độ càng gắn bó

    by thientrungnhan on October 22, 2011
    Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh (2011 – 2012)
    Trung Hoa càng cố thể hiện hòa bình càng đến gần đến chiến tranh, sự bế tắc dồn nén nhiều năm giữa hai cực : thiện – ác, độc tài tàn bạo phi nhân (CS) – Dân chủ tự do nhân bản, tất nhiên sẽ phải đi đến trực diện đối đầu không thể né tránh vì bất cứ lý do nào khác. Cùng tắc phản – Cực tắc biến

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cns-aggressive-triggers-changes-tquang-10222011103540.html
    Thanh Quang, phóng viên RFA

    2011-10-22

    Theo nhiều chuyên gia thì sự trổi dậy ngày càng hung hăng của Trung Quốc xem chừng như tạo nên nhiều biến chuyển trong mối quan hệ giữa các nước liên quan, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ, VN và Ấn Độ gắn bó nhau hơn.
    [​IMG]Photo courtesy of Paul Cohn/State Dept
    Ngoại trưởng Hillary Clinton nói về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ tại Thư viện Centenary Anna ở Chennai, Ấn Độ hôm 20 tháng 7 năm 2011.

    Mỹ từ hòa bình

    Hồi tháng rồi, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc Vụ Viện của Hoa Lục, có viết bài bình luận tựa đề “TQ chọn con đường hòa bình”, mở đầu rằng Bạch thư mà chính phủ TQ phổ biến mới đây chủ đề “Phát triển Hòa bình của TQ” đã tuyên bố với thế giới rằng phát triển hòa bình là sự lựa chọn chiến lược của TQ; Bắc Kinh sẽ hợp tác với các nước khác để xây dựng một thế giới hài hòa hưởng hòa bình dài lâu và cùng phát triển.
    Lời lẽ hoa mỹ mà TQ đưa ra là hòa bình và sống hòa hợp hiện chủ yếu vẫn chỉ là mỹ từ công khai mà thôi, nhưng trên thực tế, phải nói chính sách mà Bắc Kinh theo đuổi lại gây hậu quả đáng ngại cho những nước khác.
    GS Nick Bisley​
    Rồi quan chức họ Đới nêu lên câu hỏi rằng có phải tuyên bố phát triển hòa bình của TQ chỉ là lời nói suông không? Và ông tự trả lời rằng “không”, vì theo ông, phát triển hòa bình là cam kết mạnh mẽ của đảng CS, nhà nước và nhân dân TQ. Ông Đới Bỉnh Quốc cũng không quên bày tỏ hy vọng rằng thế giới sẽ hoan nghênh chủ trương phát triển hòa bình của TQ thay vì gây trở ngại.
    Nhưng GS Nick Bisley dậy môn Bang giao Quốc Tế tại Đại học La Trope ở Úc nhận xét:
    “Rằng lời lẽ hoa mỹ mà TQ đưa ra là hòa bình và sống hòa hợp hiện chủ yếu vẫn chỉ là mỹ từ công khai mà thôi, nhưng trên thực tế, phải nói chính sách mà Bắc Kinh theo đuổi lại gây hậu quả đáng ngại cho những nước khác.”
    Giấc mộng bá chủ

    [​IMG]
    Trung Quốc đưa các loại tàu ngầm tối tân ra biểu diễn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa. AFP photo

    Qua bài tựa đề “Biển Nam Trung Hoa – tức Biển Đông: Đó không phải là ao nhà của Bắc Kinh”, TS Kim R. Holmes, từng là trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và hiện là phó Chủ tịch Sáng hội Heritage trụ sở tại thủ đô Washington, nêu lên câu hỏi rằng điều đáng phàn nàn là gì? Theo TS Holmes thì câu trả lời quả thực chỉ đơn giản thôi, đó là việc TQ khẳng định có chủ quyền gần trọn biển Đông. Dù đây không phải là chuyện mới, nhưng vấn đề là Bắc Kinh ngày càng có hành động gây hấn, hung hăng hơn, nhất là đối với VN và Philippines, với mục tiêu hiện giờ của Hoa Lục là muốn làm chủ những vùng biển từ các đảo nhà của Nhật Bản tới Đài Loan, Philippines, Eo biển Malacca, kể cả Biển Đông.
    GS Renato Cruz de Castro thuộc Đại học De La Salle ở Philippines cho biết:
    “Rằng Trung Quốc muốn chứng tỏ là một cường quốc đang lên và các nước phải tôn trọng điều gọi là quyền cũng như sức mạnh trên biển của họ. Bắc Kinh đang nhắm vào 2 nước VN và Philippines.”
    Trung Quốc muốn chứng tỏ là một cường quốc đang lên và các nước phải tôn trọng điều gọi là quyền cũng như sức mạnh trên biển của họ.

    GS Renato Cruz de Castro​
    Theo phân tích của TS Kim Holmes thì để toại nguyện giấc mộng bá chủ vùng lãnh hải bao la như vậy, TQ canh chừng hải quân Hoa Kỳ, ngăn chận tàu Mỹ tới hải phận quốc tế ở Biển Đông. Và nếu đạt được tham vọng đó, Bắc Kinh sẽ gây khó khăn cho hải quân Mỹ và những lực lượng khác tiếp cứu Đài Loan cùng những đồng minh Nhật Bản và Philippines một khi bị TQ tấn công.
    Nhưng, TS Kim Holmes nhấn mạnh, Hoa Kỳ không để cho hành động của TQ gây phương hại những cam kết của Washington với những đồng minh của Mỹ, hay Hoa Kỳ sẽ can thiệp để thực hiện quyền di chuyển trong hải phận quốc tế. TS Holmes lưu ý rằng TQ không có quyền tự cho là sở hữu Biển Đông, và Bắc Kinh nên nhớ rằng mọi mưu toan thay đổi luật lệ và biến vùng Biển Đông thành “ao nhà” sẽ gặp phải sự kháng cự của Hoa Kỳ.
    Thế kỷ Á Châu của Hoa Kỳ

    [​IMG]
    NT Hillary Clinton bắt tay BT ngoại giao Phạm Gia Khiêm trong chuyến viếng thăm Indonesia ngày 21-24 tháng 7 năm 2011 để thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Photo courtesy of State Dept.

    Qua bài tạm hiểu là “Nguyên nhân rắc rối ở biển Đông: TQ tiếp tục ngăn chận nỗ lực đa phương giải quyết tranh chấp ở biển Đông”, được tạp chí Asia Wall Street phổ biến, tác giả Barry Wain thuộc Viện Nghiên Cứu ĐNÁ tại Singapore khẳng định rằng nhân tố thực sự kiềm chế được TQ là sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ, cùng nhu cầu ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung.
    Ký giả Barry Wain cho biết Hoa Kỳ đã can thiệp trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông theo yêu cầu của các nước ASEAN. Hồi năm ngoái, sau khi có sự thôi thúc của VN và những nước khác ở ĐNÁ, các viên chức Mỹ bắt đầu lên tiếng khiến TQ bực tức; chẳng hạn như việc Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố thẳng tại diễn Đàn ASEAN Cấp Vùng rằng tự do đi lại ở Biển Đông là “quyền lợi quốc gia” của Mỹ, và bà khuyến khích các nước tranh chấp lãnh hải trong khu vực hãy thỏa thuận về quy tắc hành xử ở Biển Đông.
    Cách đây chưa đầy 2 tuần, Ngoại trưởng Clinton viết bài tựa đề tạm hiểu là “Thế Kỷ hướng về Thái Bình Dương của Mỹ” được tạp chí Chính sách Ngoại giao ở Washington phổ biến, qua đó, bà tuyên bố rằng “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Á Châu, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq, mà qua đó, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò trọng tâm”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ không quên đặc biệt lưu ý rằng “TQ hiện là một trong những mối quan hệ song phương nhiều thách thức nhất mà Hoa Kỳ phải ứng phó”. Nhưng, theo bà Clinton, vấn đề tùy thuộc hai nước thực sự chuyển lời nói thành hành động hợp tác thiết thực, và nhất là đáp ứng trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế.
    Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ đang hướng tới việc hợp tác trọn vẹn với các tổ chức trong khu vực, từ Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN, Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-TBD APEC, cho tới Thượng đỉnh Đông Á.
    Qua bài tựa đề “Lừa bịp khiến dẫn tới khủng hoảng”, Giáo sư Hugh White thuộc Đại Học Quốc Gia Úc cảnh báo rằng vấn đề Biển Đông hiện giờ đã vượt khỏi phạm vi những hòn đảo tranh chấp hay thậm chí nguồn dầu khí có thể phong phú ở đó, để đi tới nguy cơ là sự kình chống nhau ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và TQ về ai ở thế bá chủ tại Á Châu.
    Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Á Châu, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq, mà qua đó, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò trọng tâm.
    NT Hillary Clinton​
    Giáo sư Hugh White quan ngại rằng trừ phi 2 cường quốc Mỹ-Trung hết sức kiềm chế, nếu không thì chỉ cần một vụ va chạm nhỏ tại vùng Hoàng Sa cũng có thể phương hại tới mối quan hệ song phương, và đưa cả Á Châu vào cuộc khủng hoảng.
    GS Hugh White nhân tiện nêu lên câu hỏi rằng tại sao TQ có hành động gây hấn như vậy? Và ông tự trả lời rằng rủi thay, câu trả lời hữu lý nhất – cũng gây quan ngại nhất – là Bắc Kinh hiện cảm thấy đủ mạnh để hành động, mà việc khẳng định chủ quyền gần trọn Biển Đông chỉ là một phần của nhiều hành động táo bạo hơn từ Hoa Lục xem chừng như trực tiếp và cố ý thách thức vị thế của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
    Kể từ năm ngoái, Washington đã áp dụng những biện pháp cụ thể để ứng phó với sự thách thức đó của Bắc Kinh, kể cả việc ủng hộ VN và Philippines – 2 tiểu quốc đang bị TQ chiếu cố nhiều nhất.
    Qua bài tựa đề “VN đón nhận cựu thù” được tờ New York Times phổ biến hồi cuối tháng Tám vừa rồi, bình luận gia Albert R. Hunt cho biết những nhà hoạch định chính sách Mỹ, vốn lo ngại về sự hung hăng gây hấn của một nước TQ ngày càng tự tin, muốn liên minh nhiều hơn với VN, giữa lúc VN, dù trải qua nỗi đau chiến tranh nhiều hơn Mỹ, hiện đã dang tay chào đón cựu thù Hoa Kỳ.
    Hồi năm ngoái, nhân khi VN giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, Hà Nội ra sức vận động ngoại giao nhằm ứng phó hành động lấn lướt từ phương Bắc, và được Hoa Kỳ hậu thuẫn đáng kể. Chính mối quan ngại chiến lược đã thôi thúc VN vượt qua những dè dặt trước đó để mở rộng vòng tay hơn “ôm lấy” cựu thù Hoa Kỳ.
    Một viên chức Ngũ Giác Đài, Trung tá Leslie Hull-Ryde, cũng nhận thấy như vậy khi nói rằng Hoa Kỳ và VN tiếp tục phát triển đáng kể mối quan hệ quốc phòng.
    Trục VN-Hoa Kỳ-Ấn Độ

    [​IMG]
    ************* VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011. AFP photo.

    Qua bài “Quyền lợi chiến lược tại Vịnh Cam Ranh”, cây bút Robert Karniol chuyên về các vấn đề quốc phòng nhận định rằng VN, với lịch sử nhiều bất hạnh, đã từng theo đuổi sách lược “3 không”: không chấp nhận cho ngoại quốc đặt căn cứ, không liên minh chính thức với nước nào và không cho nước này dùng VN để tấn công nước kia. Nhưng, vẫn theo tác giả, hiện giờ, hành động của TQ tại Biển Đông có thể làm cho VN đổi ý.
    Trong chiều hướng đó, ngoài việc xúc tiến hợp tác quốc phòng với Mỹ, VN trong thời gian gần đây xem chừng như cũng gia tăng hợp tác với Ấn Độ, thể hiện qua diễn biến mới nhất là chuyến du Ấn của ************* Trương Tấn Sang.
    Bài “Trục Ấn Độ-VN” của GS Harsh V. Pant chuyên về quốc phòng, thuộc đại học King’s College ở Luân Đôn mở đầu rằng New Đề Li xem Hà Nội có thể đối trọng với Bắc Kinh cũng như Bắc Kinh xem Islamabad đối trọng với New Đề Li.
    GS Harsh Pant nhắc lại thời điểm Ấn Độ hình thành chính sách “Hướng Đông” hồi đầu năm 1991 để khai thác sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, nhưng sự trổi dậy của TQ khiến mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ hướng tới tầm mức chiến lược mạnh mẽ – nếu không muốn nói là khẩn cấp.
    Theo GS Harsh Pant thì mối quan tâm kiên định của New Đề Li đối với VN là trong lãnh vực quốc phòng, và Ấn muốn xây dựng mối quan hệ với những nước như VN để có thể đối trọng với TQ. Với ý định đó, Ấn Độ đang giúp Hà Nội tăng cường khả năng hải và không quân.
    GS Harsh Pant nhận thấy hai nước Việt-Ấn có thể chia sẻ một nước bạn chung – là Hoa Kỳ. New Đề Li đã xây dựng dần mối giao hảo với Mỹ trong một thập niên nay trong khi VN cũng đang “ve vãn” Hoa Kỳ trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng.
    GS Harsh Pant cho rằng giữa lúc VN, Ấn Độ, Hoa Kỳ đang nghĩ cách ứng phó sự trổi dậy của TQ, thì 3 nước này hẳn sẽ gắn bó nhau hơn
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo Trung Quốc: Việt Nam sắp mua máy bay cảnh báo sớm EC295
    (Phunutoday) - Theo trang tin quân sự Hoàn Cầu cho biết: Việt Nam có khả năng sẽ mua các máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.


    Máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
    Được ra mắt tại triển lãm Hàng không Paris Air Show vào hồi tháng 6/2011, những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất.


    Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2.
    "Trong buổi ra mắt vào trung tuần tháng 6 năm nay nhà sản xuất đã mời nhiều đoàn khách quốc tế tham quan sản phẩm máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 4 này, Việt Nam cũng có mặt trong đoàn khách mời tham quan. Có vẻ như Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này. Theo đánh giá đây là một chiếc máy bay cảnh báo sớm khá hiện đại, giá khá "mềm" nhưng điều quan trọng nhất nó lại vô cùng thích hợp với địa hình Việt Nam", tờ Huanjiu cho biết.



    Đoàn Việt Nam đang tham quan triển lãm Hàng không Paris Air Show

    Máy bay cảnh báo sớm(AEW&C ) thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm còn được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát cũng như chỉ huy điều khiển kiểm soát chiến trường. AEW&C không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.


    Đoàn Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này

    Những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất có chất lượng tương đương với cái loại máy bay cùng loại như KJ-2000 hay E-737 nhưng kích thước rada nhỏ hơn, có khả năng rà soát các mục tiêu với góc 360 độ, bay liên tục trong vòng 10 tiếng mà không cần tiếp nhiên liệu.

    "Gần đây Việt Nam đang tăng cường việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài để tăng cường lực lượng quân đội không để mình tụt hậu quá so với quân đội các nước trên thế giới, nếu như Việt Nam mua các máy bay EC295 của Châu Âu thì cũng không có gì lạ bởi đơn giản theo chúng tôi được biết Việt Nam chưa có bất cứ máy bay cảnh báo sớm nào, trong khi đó các máy bay loại này có giá khá "mềm" cũng như nó rất phù hợp với địa hình Việt Nam thế nên việc mua sắm này là có thể chấp nhận được" Tờ Huanjiu cho biết thêm.

    "Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trở ngại như: việc duy trì hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm này, hay đơn giản là việc tiếp nhiên liệu trên không, Việt Nam hiện nay chưa có máy bay nào có khả năng thực hiện được việc tiếp nhiên liệu trên không? Hay như Việt Nam vẫn chưa có các công nghệ tương xứng để tích hợp hoạt động với các loại máy bay cảnh báo sớm này... " Tờ Huanjiu kết luận



    Phú nguyễn (theo Huanjiu)
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Và biết đâu với sự với sự hung hăng hiếu chiến của giới diều hâu trong lãnh đạo TQ sẽ là cơ hội cho các vùng miền đứng lên đòi độc lập và nhân dân Trung Quốc mới hưởng được cơ chế dân chủ thực sự
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Khai thác dòng dầu đầu tiên giàn Đại Hùng 02

    [​IMG]


    Đây là giàn thứ hai thuộc mỏ Đại Hùng ngoài khơi phía Nam Việt Nam.
    Tối 26/10, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) tổ chức Lễ mừng sự kiện khai thác dòng dầu đầu tiên của giàn Đại Hùng 02 với sản lượng 10.000 thùng/ngày.
    Tới dự buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải biểu dương kết quả to lớn, nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ, chuyên gia, công nhân ngành dầu khí, của PVEP trong thời gian qua. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng mong muốn ngành dầu khí, đặc biệt là các công ty đầu tư nỗ lực, đoàn kết thực hiện tốt chủ trương phát triển mà Chính phủ đã chỉ đạo, đó là cân bằng trong khâu thăm dò và khai thác, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Phấn đấu gia tăng sản lượng từ 35 triệu đến 40 triệu tấn dầu quy đổi/năm.
    Được biết, dự án này có thời hạn 25 năm, gia hạn thêm 5 năm do doanh nghiệp trong nước đầu tư 100%.
    Là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PVEP đã đạt được nhiều kết quả phát triển vượt bậc thời gian qua. Hiện Tổng Công ty có hàng chục dự án thăm dò, khai thác trong nước, 14 dự án ở nước ngoài điển hình như tại Venezuela, Algeria, Uzbekistan…. Doanh thu năm 2010 đạt 145.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 47.000 tỷ đồng, được xếp hạng doanh nghiệp nộp thuế lớn thứ 2 trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2010.
    Song song với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty cũng luôn tích cực và có những đóng góp quan trọng trong công tác an sinh xã hội, coi đây là một trong những mục tiêu phấn đấu trên con đường chinh phục những thành công trong giai đoạn phát triển mới 2011-2015, phấn đấu trở thành công ty dầu khí chuyên nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế./.

  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này