Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4250 người đang online, trong đó có 354 thành viên. 07:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43468 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. trade123

    trade123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2011
    Đã được thích:
    0
  2. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Giờ này mà còn ngồi đây bàn vụ này nữa à !

    Cái gốc vấn đề phải giải quyết xong rồi mới tính tới bọn ngoại xâm !
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    [​IMG]Bộ Ngoại giao Đài Loan chấp thuận triển khai tên lửa ở Trường SaOct 19, '11 2:16 AM
    for everyone
    Đài Bắc, ngày 19 tháng 10 (CNA) Bộ trưởng bộ Ngoại giao Đài Loan Timothy Yang bày tỏ sự ủng hộ cho một đề nghị của các nhà lập pháp để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan ở đảo Thái Bình trên Biển Đông, bao gồm cả việc triển khai các tên lửa.


    Yang cho biết tại một phiên họp với các nhà lập pháp rằng bất kỳ hành động nào nhằm để bảo vệ chủ quyền của quốc gia Đài Loan trong khu vực biển Đông sẽ được hoan nghênh bởi các nhà chức trách Đài Loan.


    Ông cũng ủng hộ ý tưởng tổ chức một chuyến đi cho các nhà lập pháp của đất nước này đến thăm hòn đảo Thái Bình, một trong những nhà lập pháp cho biết hành động này sẽ như là một cách để tuyên bố chủ quyền.


    Theo: focustaiwan.tw
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Vấn đề Biển Đông xuất hiện động thái mới

    Thứ ba, 27 Tháng 9 2011 16:19
    Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, giờ đây ASEAN đã tự tin và đoàn kết trước một Trung Quốc quyết đoán, sẵn sang liều lĩnh trong tranh chấp Biển Đông. Báo "Thái Dương" (Hồng Công) số ra ngày 25/9 đăng bài của tác giả Bành Hải Văn về vấn đề này như sau.


    Theo Bành hải Văn, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc, Philíppin đã tổ chức hội nghị 10 nước ASEAN để chuẩn bị cho việc đơn phương phân chia Biển Đông. Trên thực tế, hội nghị này không chỉ bàn về vấn đề phân chia Biển Đông, mà còn hé lộ một động thái mới trong vấn đề Biển Đông, đó là việc từ nay về sau các nước ASEAN sẽ đoàn kết thành một khối chống lại Trung Quốc.

    Theo tác giả, từ đầu năm tới nay, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện những dấu hiệu khác so với trước đây. Đầu tiên là việc Mỹ công khai biểu lộ thái độ can dự vào vấn đề Biển Đông. Đây là hành động rất hiếm gặp trong quá khứ. Coi việc can dự vào vấn đề Biển Đông như một điểm tựa cho chiến lược trở lại châu Á, Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, không được gây trở ngại đối với việc tự do đi lại ở Biển Đông, thực chất là tạo cớ để nhúng tay vào vấn đề Biển Đông giống như truyền thông Nhật Bản đã đưa tin. Mục đích chính của việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

    Ngoài Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ cũng bắt đầu can dự vào vấn đề Biển Đông. Xét về mặt địa lý, Nhật Bản và Ấn Độ không liên quan gì tới vấn đề Biển Đông. Về căn bản, việc Nhật Bản và Ấn Độ can dự vào vấn đề Biển Đông chủ yếu là để liên kết ASEAN chống lại Trung Quốc. Ngày 9/9, Nhật Bản và Philíppin đã tổ chức tham vấn về vấn đề an ninh biển ở khu vực châu Á, nội dung chính không ngoài việc bàn biện pháp ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của Tổng thống Philíppin Benigno Aquino III, tình hình Biển Đông và việc đối phó với Trung Quốc tiếp tục trở thành một trong những nội dung thảo luận quan trọng giữa hai bên.

    Nhật Bản bắt tay với Philíppin, Việt Nam thì dần dần dựa vào Ấn Độ. Điều đáng chú ý là mới đây Ấn Độ đã can dự vào vấn đề Biển Đông và có hành động khá quyết liệt. Ngày 14/9, Ngoại trưởng Ấn Độ đã sang thăm Việt Nam và hai bên tỏ ra rất đồng thuận trong vấn đề Biển Đông. Ngay sau đó, Công ty Dầu khí ONGC của Ấn Độ tuyên bố sẽ tiến vào Biển Đông khai thác dầu khí, còn phía Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn. Trước sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc, giới truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc và Ấn Độ đang bày trận trên biển và biển đã trở thành “chiến trường cạnh tranh mới” của hai nước. Trước đó, Việt Nam đã nhiều lần mời hải quân Ấn Độ tới thăm quân cảng của Việt Nam cũng như đề nghị Ấn Độ giúp chế tạo tàu tuần tra biển và tàu tấn công cao tốc. Nếu việc này thành hiện thực, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc vốn đã có tranh chấp lãnh thổ sẽ rơi vào sự đối kháng toàn diện.

    Ngoài ra, các nước ASEAN cũng đã liên kết với nhau để chống Trung Quốc. Trước đây, các nước ASEAN vốn chỉ đơn lẻ đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Nhưng việc Philíppin tổ chức hội nghị 10 nước ASEAN lần này cho thấy các nước ASEAN đã ý thức được rằng trước một đối thủ khổng lồ như Trung Quốc, việc đấu tranh đơn lẻ khó có thể giành được chiến thắng. Cộng thêm sự hậu thuẫn, thúc đẩy của Mỹ, ASEAN sẽ bắt tay nhau chống Trung Quốc. Do đó, từ nay về sau, đối thủ của Trung Quốc không phải là vài nước ASEAN nhỏ bé, phân tán, mà là một ASEAN đoàn kết. Hơn nữa, đối thủ này lại có sự giúp đỡ của Nhật Bản và Ấn Độ, đặc biệt là đằng sau còn có sự hậu thuẫn của Mỹ, nước mà Trung Quốc càng khó đối phó hơn. Với sự ủng hộ của Mỹ, thế bao vây Trung Quốc từ Nhật Bản tới Ấn Độ đã hình thành, trong đó ASEAN làm điểm tựa
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    [​IMG]Việt Nam và "mùa bận rộn ngoại giao"Oct 19, '11 1:55 AM
    for everyone


    Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc tuần trước, ************* Trương Tấn Sang thực hiện chuyến thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Thủ tướng Việt Nam ông *************** sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 30 tháng mười đến ngày 2 tháng 11, đồng thời Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ thăm Philippine từ ngày 26 tháng 10 đến 28 tháng 10.
    [​IMG]
    Sự tái phát các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày hôm qua một nhóm nhỏ người biểu tình tại Hà Nội đã thực hiện cuộc biểu tình quy mô nhỏ chống Trung Quốc.


    Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố ngày hôm qua cho biết, Thủ tướng Việt Nam ông *************** sẽ đi thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30 tháng mười - 2 tháng 11, dự kiến ngày 31sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và vợ ông cũng như sẽ gặp gỡ với các cặp vợ chồng hoàng gia Nhật Bản. Thủ tướng *************** sẽ đến thăm cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, ông sẽ kêu gọi cả hai nước phải hướng về tương lai trong các hợp tác, đặc biệt là năng lượng, phát triển đất hiếm, môi trường, văn hóa và các lĩnh vực khác để tăng cường hợp tác. Ông Dũng sắp thăm Nhật Bản sẽ cho phép thêm nhiều mặt quan hệ hợp tác trên sẽ theo một sâu hơn và phát triển hiệu quả, đặc biệt, cần phải thúc đẩy thỏa thuận giữa hai bên trong những dự án quy mô lớn : dự án điện hạt nhân, cơ sở hạ tầng vận tải, khu công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, các lĩnh vực y tế, văn hoá, để thực hiện các dự án hợp tác tiến bộ.






    Bộ Ngoại giao Philippine công bố ngày hôm qua, ************* Việt Nam sẽ thực hiện chuyến thăm Philippine trùng hợp với dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Ngày 26 ông Sang gặp gỡ với Tổng thống Philippines Aquino III, để thảo luận về quan hệ song phương giữa hiện tại và tương lai. Ông Aquino III sẽ tổ chức một bữa tiệc long trọng để tiếp đón.




    Tại Manila, Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ dự lễ ra mắt bức tượng Hồ Chí Minh tại đây trước khi ông đi thăm Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, và cũng sẽ tham dự một diễn đàn kinh doanh.


    ...


    Theo Đài Phượng Hoàng
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Lào: căng thẳng dưới bóng người khổng lồ

    SGTT.VN – Chính phủ Lào từ chối các điều kiện “cho thợ Trung Quốc vào định cư luôn tại chỗ” do Bắc Kinh đưa ra về dự án xây một cây cầu trên tuyến đường cao tốc nối Lào và Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Xứ sở Triệu Voi đang nỗ lực để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, tăng cường tìm kiếm đầu tư từ Hàn Quốc và các nước khác.


    Boten – đất Lào nhưng tràn ngập các bảng hiệu và tên đường viết bằng tiếng Hoa. Ảnh: Asia Sentinel

    Con đường không dẫn tới đâu

    Giữa tháng 9.2011, con đường hai làn xe nối thành phố Nan (Thái Lan) với tỉnh Oudomxay (Tây Bắc Lào) được khánh thành. Đáng nói là con đường này không dẫn tới đâu cả. Vì chiếc cầu nối con đường này vào quốc lộ của Lào vẫn chưa được xây, do Lào và Trung Quốc vẫn chưa dàn xếp được bất đồng nêu trên.

    Tại khu vực lẽ ra là một cây cầu bề thế do Trung Quốc đầu tư xây dựng, người ta chỉ thấy dòng sông vắng lặng và người dân địa phương đang lưới cá. Không thấy máy móc hay nhân công xây cầu.

    Đổi lại dự án xây cầu trị giá 35 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi, tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đã yêu cầu Lào cho định cư lao động Trung Quốc với số lượng lớn. Đề xuất này gây căng thẳng cho mối quan hệ Trung Quốc – Lào. Đó là chưa kể một điều kiện khác: Trung Quốc được phép xây dựng một khu casino ở Oudomxay nhắm đến du khách và cộng đồng người Hoa đến định cư tại đây.

    Từ mấy năm nay, Lào chủ trương tự do hoá nền kinh tế, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất và nguồn lao động, để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giao thương. Nhưng Lào cương quyết dừng cấp phép các dự án đầu tư casino vì quan ngại chúng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

    Không chỉ tắc ở dự án xây cầu, một dự án đường sắt cao tốc trị giá 7 tỉ USD nối Trung Quốc và các nước ASIAN cũng đang gặp trở ngại tại Boten – khu vực biên giới Lào – Trung Quốc.

    Dự án này trắc trở vì làn sóng công nhân và hàng hoá Trung Quốc đổ bộ vào Boten, kéo theo một loạt vụ án mạng liên quan đến bài bạc. Sau đó, Chính phủ Lào đã phải lập tức đóng cửa một casino tại thị trấn biên giới.

    Trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Chủ tịch Lào Choummaly Saygnasone, Trung Quốc đã trấn an rằng “các dự án đầu tư của Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào”. Nhưng việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và gây hấn trên Biển Đông thời gian qua đã khiến Lào bắt đầu cảm thấy “căng thẳng dưới cái bóng của người khổng lồ”. Các nhà quan sát đánh giá việc Lào cương quyết tỏ rõ thái độ là một lời nhắc nhở Bắc Kinh về tham vọng địa chính trị của họ.

    Trung Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ nhì tại Lào (sau Việt Nam), với số vốn đầu tư 2,71 tỉ USD trong 397 dự án tại Lào năm ngoái. Phần lớn đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực thuỷ điện và khai thác mỏ. 300.000 công nhân Trung Quốc hiện đang định cư tại Lào, là nguy cơ gây bất ổn xã hội cho nước này.
    Nghiêng về đầu tư của Hàn Quốc và các nước

    Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cho biết Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư, giao thương, cho vay và viện trợ không hoàn lại đối với Lào. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Lào trong các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp đến ngân hàng và thương mại. Xe Hàn Quốc đang trở nên phổ biến tại Lào.

    Hàn Quốc đã giúp Lào mở cửa thị trường chứng khoán đầu tiên vào tháng 1.2011 với hai công ty niêm yết. Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc phối hợp với ngân hàng Trung ương Lào điều hành sàn giao dịch.

    Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Lào (sau Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan), với tổng giá trị đầu tư 631 triệu USD từ năm 1995 – 2011. Kim ngạch song phương giữa Lào và Hàn Quốc đạt 132 triệu USD.

    Chính phủ Lào đánh giá cao việc Hàn Quốc giúp phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ, tài chính ngân hàng, và phát triển kinh tế dựa trên cơ chế thị trường. Từ năm 1995, tổng giá trị viện trợ không hoàn lại từ Hàn Quốc sang Lào đã lên tới 48,3 triệu USD. Quan trọng hơn, với Viêng Chăn, đầu tư của Hàn Quốc cũng như Việt Nam hay Thái Lan không có mặt trái đáng lo ngại như Trung Quốc.

    Bá Nha (Asia Sentinel, Asia News Network)
  7. TranNgocSuong

    TranNgocSuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    0
    các cụ rỗi quá
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Diễn tập phối hợp ứng cứu sự cố tại giàn khoan Tam Đảo 01



    [​IMG]


    [​IMG]
    Lực lượng cứu hộ và bác sĩ của giàn khoan Tam Đảo 01 diễn tập cứu người.
    Ngày 18-10, XNLD Vietsovpetro đã tổ chức diễn tập với quy mô lớn về công tác cứu hộ, chống phun, chống cháy và vớt dầu tràn trên biển tại giếng MT – 2X 145 giàn khoan tự nâng Tam Đảo 01.
    Tình huống giả định, vào lúc 6 giờ ngày 18-10, trong khi kéo thả bộ cần khoan 127mm, kíp khoan phát hiện dầu khí nước xâm nhập mạnh gây nên sự cố phun dầu khí tự do trong cần khoan và có một số dầu tràn xuống biển. Trong dòng lưu thể phun tự do có cả khí đồng hành có khả năng gây cháy. Nhận được tin báo, Trung tâm điều độ sản xuất, Trung tâm an toàn bảo vệ môi trường của Vietsovpetro đã điều động lực lượng chuyên nghiệp từ đất liền ra giàn khoan Tam Đảo 01 và triển khai công tác ứng cứu sự cố.
    Trong khi tàu Bến Đình và tàu Vũng Tàu 01 phun sương làm mát chung quanh giàn khoan thì đội cứu hộ và bác sĩ trực của giàn khoan cứu một công nhân bị kẹt dưới vật nặng và đưa những công nhân khác xuống các xuồng cứu sinh. Còn lực lượng chữa cháy tập trung cứu chữa tình huống cháy giả định tại khu vực gần với giếng khoan. Tàu Sao Mai 02 và tàu Sông Dinh rải phao và các thiết bị thu gom dầu tràn. Sau khi phân vùng nguy hiểm, chỉ hơn 1 giờ đồng hồ, các lực lượng ứng cứu sự cố đã nhanh chóng dập tắt đám cháy; phun mát giếng dầu; lắp đặt, đóng van cầu đầu cần khoan 127mm an toàn và vớt toàn bộ dầu tràn trên biển để xử lý.

  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

    Kanbawza Win

    14-10-2011

    Sự kiện trùm khủng bố Osama Bin-Laden bị bắn hạ hồi tháng 5 vừa qua đã đẩy quan hệ giữa Hoa kỳ và Pakistan chuyển hướng và dĩ nhiên là Pakistan , khi còn đang phụ thuộc vào hàng tỷ đô la viện trợ cả quân sự lẫn dân sự từ Washington chỉ còn trông chờ vào Bắc kinh , giờ đây với vị thế như một giải pháp thay thế nhằm phục vụ mục tiêu đối trọng chiến lược với Ấn độ.

    Điều này được khẳng định lại khi Thủ tướng Pakistan, ông Yousuf Raza Gilani, gặp ông Meng Jianzhu, Bộ trưởng Bộ ******* Trung Quốc để cảm ơn khoản viện trợ 1,2 tỷ đô la trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật, trong lúc Hoa Kỳ lại tố cáo cơ quan tình báo Pakistan ISI đã có những liên hệ với quân khủng bố. Tuy nhiên, khác với những gì phô diễn bên ngoài, thái độ của Trung Quốc thực ra lại có phần thờ ơ. Một công ty khai thác khoáng sản Trung Quốc – China Kingho Group đã rút ra khỏi dự án lớn nhất của Trung Quốc ở Pakistan trị giá hơn 19 tỷ đô la ở tỉnh miền Nam Sindh, viện cớ vì lý do an ninh. Sự vụ này không thể không so sánh với việc Trung Quốc bị buộc phải rút ra khỏi dự án đập Myitsone ở bang Kachin của Myanma (Miến điện) trị giá 36 tỷ đô la. Vậy ý nghĩa của tất cả những diễn biến đó nằm ở đâu?

    Các mối quan hệ song phương


    Vấn đề hiện nay là việc hoãn xây dựng đập thủy điện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ với Trung Quốc, đồng minh chính trị chủ yếu của Miến Điện. Câu trả lời sẽ ngắn gọn và đơn giản: sẽ không có gì xảy ra trong quan hệ song phương và mọi chuyện vẫn tốt đẹp như xưa. Cả hai chế độ đều cùng một giuộc nên trong thâm tâm cũng như tiềm thức, chúng đều tôn thờ chuyên chế. Một kẻ thì tuyên bố công khai đi theo chuyên chính vô sản, còn chính quyền bán dân sự Miến Điện hì được điều hành bởi nhóm quân sự, thực chất là sự tiếp nối của chính quyền độc tài quân sự nắm quyền từ 1962. Ít ra thì Trung Quốc không xấu hổ về bản chất chuyên chế và còn ủng hộ các nhà độc tài trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á và gần đây nhất là Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết ở LHQ để bảo vệ Syria còn Miến Điện thì vẫn tiếp tục dối trá.

    Kể từ khi có những vụ nổ bom bí ẩn trên công trường xây đập Myitsone, có một số công nhân Trung Quốc đã gây nên tình trạng xáo trộn nơi đây, họ thường xuyên phải dừng công việc hàng tuần khiến cho dự án chậm tiến độ. Ngoài ra quân du kích Kachin và quân chính phủ vẫn tiếp tục một cuộc chiến tranh không tuyên bố, do vậy khó có thể nói rằng các công nhân Trung Quốc xây dựng đập đã có một môi trường làm việc ổn định. Thực ra, theo những văn bản nội bộ tiết lộ đã cho biết Trung Quốc muốn rút ra khỏi dự án, bất chấp lời hứa cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Giờ đây với lời tuyên bố hùng hồn của Tổng thống Miến Điện thì ý nguyện kín đáo của Trung Quốc đã trở thành hiện thực…

    Miến Điện có một vị trí chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc bởi lẽ nó nằm án ngữ trên con đường Trung Quốc đi ra vịnh Belgan và Ấn Độ Dương, năm ngoái Trung Quốc lần đầu tiên đề nghị xây dựng cảng biển cho Miến Điện và vì những nhận thức chung ở tầm cao hơn nên Trung Quốc không muốn đi quá xa tới mức căng thẳng trong vụ hoãn xây đập Myitsone để tránh đẩy Miến Điện vào vòng tay của phương Tây.

    Cũng cần nhớ rằng, một Trung Quốc tham lam háu ăn rất cần Miến Điện, bởi lẽ Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực năng lượng và sẽ tiếp tục đi theo hướng này.

    Hơn nữa, Thein Sein hiểu rằng Bắc Kinh muốn giữ vị thế của một đồng minh mãi mãi của Miến Điện và luôn ngăn chặn Naypidaw gần gũi hơn với các thế lực phương Tây đang mạnh mẽ lôi kéo quốc gia này. Về phần mình, Thein Sein cũng biết rằng ông ta cần Trung Quốc chống lưng bởi lẽ Miến điện vẫn đang bị quốc tế trừng phạt bất chấp những lời tán dương, ca ngợi tạm thời ở phương Tây về quyết định tạm hoãn xây đập Myitsone và thay đổi cách ứng xử với nhân vật nổi tiếng đấu tranh vì dân chủ Aung San Suu Kyi.

    Và đó chỉ là dấu hiệu của sự gia tăng thái độ tự tin của các lãnh đạo Miến Điện vào khối tài nguyên thiên nhiên bao la còn chưa được khai thác và vị trí chiến lược nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Họ biết chắc rằng Trung Quốc không thể làm khó Miến Điện và chuyển các khoản đầu tư đi nơi khác được. Với quyết định hoãn xây đập, Trung Quốc đã được nhắc nhở rằngk chính quyền Miến là độc lập. Tính cấp thiết phải thể hiện sự độc lập với Bắc Kinh lại càng gia tăng khi gần đây chính quyền bù nhìn thấy cần phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Miến Điện, đồng thời thể hiện với các lãnh tụ vốn bi quan ở phương Tây rằng đất nước này có định hướng cải cách dân chủ. Điều này cũng gây áp lực buộc Trung Quốc phải quan tâm nhiều hơn tới vấn đề môi trường trong các dự án đầu tư .

    Trung Quốc cũng rất quan trọng bởi lẽ cuộc chiến với động cơ bá quyền chống lại các sắc tộc thiểu số ở Miến Điện gần khu vực biên giới Trung – Miến, rất cần sự hợp tác của Trung Quốc vì Trung Quốc có ảnh hưởng trong các lực lượng quân nổi dậy, chẳng hạn như 20.000 quân của phong trào Liên quân WA hay 10.000 quân của phong trào Kachin Độc lập. Đó là điều mà Naypidaw không thể coi thường. Chính vì vậy đã có ý kiến cho rằng việc hoãn xây đập là một sự thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Naypidaw nhằm tháo ngòi nổ ở khu vực Myitsone.

    Xét cả về chính trị lẫn kinh tế thì Miến Điện vẫn cần Trung Quốc. Hơn hai thập kỷ nay, Bắc Kinh đóng vai trò chống lưng cho chính quyền Miến Điện nhằm đối phó với áp lực quốc tế lên án sự đàn áp tàn bạo dân thường và các lực lượng đối lập. Các lãnh đạo Miến Điện biết rằng họ có thể dựa vào sự ủng hộ đầy quyết tâm của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

    Thế nhưng có một điều mà chúng ta dám chắc đó là cái thời mà Trung Quốc át giọng chính phủ Miến Điện và chỉ chăm chăm vun vén cho quyền lợi kinh tế ích kỷ của mình mà không đoái hoài tới nhân dân Miến Điện, đã vĩnh viễn qua rồi. Dùng tiền để sai khiến khỉ nhảy múa mà không có tình yêu và sự chân thành để chinh phục trái tim của nhân dân đã cho họ những bài học cay đắng. Nói cách khác, những người Trung Quốc nào còn muốn tiếp tục làm ăn với Miến Điện thì hãy cố gắng đừng để tâm lý chống Trung Quốc gia tăng trong nhân dân Miến Điện và phải tính đến nguyện vọng của dân tộc này. Bất kể thứ gì ảnh hưởng đến tương lai của dòng sông Irrawady phải được xem xét như công việc của cả dân tộc và số phận của nó không thể được định đoạt bởi bất cứ cá nhân hay đảng phái chính trị nào.

    Là một siêu cường đang lên và một trong những nước lớn nhất thế giới, Trung Quốc có nhiều bổn phận phải gìn giữ truyền thống đó và không thể để nó bị phá hoại bởi lòng tham quá đáng. Trung Quốc phải thấy rằng, thật bất công khi họ đang giúp đỡ một nhóm người đã gây nên biết bao tội ác chống lại chính đồng bào của mình – không chỉ là gián tiếp như che chở , hỗ trợ bằng cả ngoại giao lẫn kinh tế để đối phó với mấy thập niên bị quốc tế trừng phạt, mà còn trực tiếp qua việc cung cấp vũ khí đàn áp đám đông quần chúng, nhưng lại dưới tấm màn khói “đôi bên cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau”.

    Trung Quốc vẫn nghĩ rằng một chính phủ nước ngoài không quan trọng là nó hợp pháp tới mức nào, có thể được coi là một chủ thể thống nhất có toàn quyền trong việc cùng hợp tác làm ăn. Bắc kinh luôn có động cơ kiếm lời nên thường hiểu rằng cần phải tranh thủ khai thác tình hình thay vì tìm hiểu những vấn đề nội tại cần điều chỉnh. Chủ trương bảo trợ cho các chế độ bị thế giới lên án và chỉ trích nhưng đang nắm các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hòn đá tảng làm nền móng của chính sách ngoại giao Trung Quốc, đã tới lúc cần được suy xét lại. Thực tế ôm ấp chế độ bị cả nhân loại tẩy chay nhưng lại phục vụ tuyệt đối quyền lợi của Bắc Kinh và coi nhẹ nhân dân mình không chỉ cho thấy tính cơ hội vô đạo đức mà còn phá hỏng hình ảnh của một siêu cường có trách nhiệm.

    Lối làm ăn không chính đáng đó được đem ra áp dụng không chỉ riêng với Miến Điện mà còn ở châu Phi nơi mà Trung Quốc đầu tư 3 tỷ đô la tại Zambia ba năm trước . Tổng thống mới đắc cử Michel Sate đã mô tả các nhà đầu tư Trung Quốc như một hiện tượng “lúc nhúc” làm cho mọi người phải sửng sốt. Gần đây nhất Trung Quốc đề nghị bán hơn 200 triệu đô la vũ khí, đạn dược cho Muama Gaddafi là một trong số các ví dụ mang tính chất kinh điển. Trung Quốc cần phải ngưng chà đạp lên luật pháp khi theo đuổi các mục tiêu của mình và học cách tôn trọng quyền con người ở các quốc gia khác, đoạn tuyệt với các đòi hỏi phi pháp của những kẻ cầm quyền không do dân bầu ra. Mọi người cần phải thu phục được trái tim của người dân Miến điện
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thay vì tham vọng và hiếu chiến Trung Quốc nên học hỏi người anh em Ấn Độ hợp tác làm ăn sẽ có lợi cho đôi bên , cứ vác tàu bay , tên lửa đe doạ khu vực sẽ không có lợi cho TQ

    Báo Trung Quốc phản đối liên doanh dầu Việt-Ấn tại thềm lục địa Việt Nam theo công ước Quốc tế mà TQ đã ký


    Thỏa thuận Việt-Ấn về cùng nhau thăm dò và khai thác dầu mỏ ở vùng biển Nam Trung Hoa – biển Đông đã gây phản ứng tiêu cực của Trung Quốc. Tờ Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Anh “The Global Times” cáo buộc Ấn Độ có âm mưu “đánh bắt cá trong nước đục”, gọi kế hoạch của Ấn Độ và Việt Nam là một hành động vô trách nhiệm gây sự đối đầu với Trung Quốc.
    [​IMG]
    Đồng thời, hãng TNN của Ấn Độ đưa tin rằng, trong thời gian chuyến đi Trung Quốc của Tổng bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng phía Trung Quốc đã gây áp lực vào vị khách Việt Nam để Hà Nội từ bỏ kế hoạch này. Theo tin của Tân Hoa xã, bản tuyên bố chung của lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam theo kết quả chuyến đi này nhấn mạnh rằng, hai nước không cho phép các thế lực thù địch phá hoại quan hệ giữa hai nước.
    Ở đây nẩy ra câu hỏi: thế lực thù địch là ai? Chắc là không chỉ riêng Ấn Độ. Dù hoạt động tích cực của nước này ở vùng biển Nam Trung Hoa – biển Đông gây sự bất bình của Trung Quốc. Đủ để nhắc nhở vụ việc hồi cuối tháng 7 khi hải quân Trung Quốc buộc chiếc tàu chiến Ấn Độ đang ở thăm hữu nghị Việt Nam phải rời khỏi khu vực mà Bắc Kinh gọi là lãnh hải của họ.
    Cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đải Trường Sa và Hoàng Sa có lịch sử lâu năm và gây nhiều phức tạp cho quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng: trước hết với Việt Nam cũng như với Philippine, Brunei, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
    Ở vùng biển Nam Trung Hoa - biển Đông có nhiều dự trữ sinh học cũng như nhiên liệu hydrocarbon. Theo đánh giá của các chuyên viên phương Tây, dự trữ dầu mỏ là 28 tỷ thùng, còn phía Trung Quốc thì nêu con số 105 tỷ thùng. Các chuyên viên Trung Quốc cho rằng, dự trữ khí đốt là 27 nghìn tỷ mét khối.
    Thời gian gần đây, cuộc tranh chấp trở thành căng thẳng hơn vì có sự tham gia của những nước không hề có tham vọng lãnh thổ ở khu vực này. Chuyên viên Boris Volkhonski từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga nói như sau: “Gần một năm trước đây, tại Hội nghị ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng, vùng biển này là khu vực lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Dễ hiểu là lời tuyên bố đó đã đổ thêm dầu vào cuộc tranh chấp cũ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Báo chí Trung Quốc đăng tải nhiều bài báo đòi ban lãn đạo đất nước nên “dạy một bài học” cho những ai hòng xâm phạm lợi ích Trung Quốc trong khu vực. Ở đây nói không chỉ về chương trình khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn về kế hoạch gia tăng sức mạnh quân sự của các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Singapore. Các quốc gia đó đều có quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ dù ở những mức độ khác nhau. Và Trung Quốc cho rằng, các nước đó truyền đạt lợi ích của Hoa Kỳ”.
    Tuy nhiên, trước khi cáo buộc Ấn Độ, ban lãnh đạo Trung Quốc nên nhìn lại các tham vọng hiếu chiến của chính mình ở vùng đại dương cách xa bờ biển của CHND Trung Hoa. Dù sao chăng nữa việc xây dựng các cảng biển có công dụng kép, cả dân sự lẫn quân ssự, dọc theo đường biên giới trên biển của Ấn Độ: ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar – chứng tỏ rõ rằng, sự đối đầu trên biển giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á không hạn chế bởi khu vực biển Nam Trung Hoa – biển Đông.
    Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mới đây nhận định rằng, nhiều nước khác, kể cả Hoa Kỳ, nên noi gương Ấn Độ và Brasil, hai nước trước hết chạy theo lợi ích kinh tế trong chính sách đối ngoại của họ. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu thay cho hành động vi phạm chủ quyền sẽ thiết lập sự hợp tác kinh tế cùng có lợi.



    Trung Quốc sắp tuyên bố Việt Nam là lãnh thổ sống còn không thể tách rời của Trung Quốc sau khi bác bỏ công ước Quốc tế về luật biển ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này