Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2772 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43264 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    VN - Anh khẳng định lợi ích tự do hàng hải ở Biển Đông

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 16:09
    - Đối thoại chiến lược song phương, Việt Nam và Anh cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

    Việt Nam và Anh đã tiến hành đối thoại chiến lược lần thứ nhất ngày 26/10 tại London, hoạt động triển khai cam kết nêu trong Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược ký giữa Chính phủ hai nước tháng 9/2010.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne đồng chủ trì đối thoại, với sự tham gia của các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, Bộ ******* Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ Anh.

    Với quan hệ song phương tiếp tục được củng cố và mở rộng, đặc biệt trong 7 lĩnh vực ưu tiên nêu trong Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược, Việt Nam khẳng định tiếp tục tích cực và chủ động triển khai chính sách hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, trong đó việc nâng cấp quan hệ với Anh lên Đối tác chiến lược là một thành tố quan trọng.

    Khẳng định cam kết tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Anh nhấn mạnh cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vấn đề quản trị tốt, trách nhiệm giải trình, minh bạch và quyền con người.



    [​IMG]Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne. Ảnh: ukinvietnam


    Để tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, Anh hoan nghênh chuyến thăm chính thức Anh của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng vào tháng 12/2011. Việt Nam cũng nhắc lại lời mời của Thủ tướng *************** mời Thủ tướng Anh David Cameron thăm chính thức Việt Nam.

    Khuyến khích COC về Biển Đông

    Về an ninh khu vực, Quốc Vụ khanh Jeremy Browne khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN và các cơ chế khu vực do ASEAN chủ đạo; đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch ASEAN năm 2010; bày tỏ mong muốn của Anh tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN.

    Việt Nam hoan nghênh mong muốn nêu trên của Anh và ủng hộ Liên minh Châu Âu (EU) đóng vai trò tích cực hơn tại khu vực. Hai bên cũng thảo luận về tình hình Biển Đông; cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

    Anh bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng tại huyết mạch giao thương quốc tế quan trọng này; hy vọng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. http://*******.org/forum/images/misc/q.gifHai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và khuyến khích các bên đạt được một thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử (COC). Hai bên cũng thảo luận vấn đề chuyển dịch địa chính trị về sức mạnh kinh tế và an ninh.

    Tăng cường hợp tác quốc phòng

    Về quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm và quan ngại về các xung đột đang diễn ra và các mối đe dọa đang nổi lên; thảo luận các giải pháp quốc tế và đa phương liên quan, cũng như các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước nhằm giảm thiểu các mối đe dọa trên.

    Anh hoan nghênh đóng góp tiềm năng trong tương lai của Việt Nam đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hai bên mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có việc trao đổi thường xuyên đoàn các cấp và ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng.

    Hai bên cũng thảo luận vấn đề chống phổ biến, an ninh hạt nhân và các thách thức an ninh phi truyền thống, khẳng định việc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu.

    Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được những tiến bộ cụ thể trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến, nhằm hoàn thành các cam kết nêu trong Chương trình hành động 2010 về không phổ biến hạn nhân, hướng tới mục tiêu chung dài hạn thế giới không vũ khí hạt nhân.

    Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng ngăn chặn không để các công nghệ và nhiên liệu hạt nhân rơi vào tay khủng bố. Việt Nam và Anh nhất trí hợp tác trong các sáng kiến quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân và Sáng kiến Toàn cầu về Chống khủng bố hạt nhân.

    Việt Nam thông báo các thủ tục nội bộ để ký và phê chuẩn Công ước được sửa đổi về Bảo vệ các vật liệu hạt nhân. Anh cam kết hợp tác với Việt Nam phát triển năng lực hạt nhân dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng phát triển năng lượng sạch phục vụ nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

    Về vấn đề tội phạm quốc tế có tổ chức và chống khủng bố, hai bên khẳng định cam kết hợp tác đối phó với các mối đe dọa toàn cầu này. Anh hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội nghị quốc tế về an ninh mạng sẽ diễn ra tại London vào tháng 11/2011.

    Hai bên đã thảo luận về các loại tội phạm quốc tế có tổ chức và hoan nghênh hợp tác song phương hiện có trong lĩnh vực buôn bán người và rửa tiền; mong muốn ký Bản ghi nhớ về trao đổi thông tin xuất nhập cảnh.

    Việt Nam và Anh cũng trao đổi về Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư Palermo về buôn bán và vận chuyển người trái phép. Kết thúc đối thoại, hai bên nhất trí an ninh và quốc phòng là các trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược và sẽ tăng cường đối thoại trong thời gian tới trên tinh thần của Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh.

    theo VNN
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Philippines đả kích bài xã luận của 1 tờ báo TQ 'thiếu trách nhiệm'

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 10:42


    Ngoại trưởng Rosario mô tả bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là cực kỳ thiếu trách nhiệm, khoa trương đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm giải pháp dựa trên pháp luật

    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Rosario mô tả những lời bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, kể cả Philippine và Việt Nam, là “cực kỳ thiếu trách nhiệm” và có tính khoa trương, dương oai diệu võ, đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm một giải pháp dựa trên pháp luật, như Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để tìm một giải pháp cho vấn đề Biển Tây Philippines.
    Bản tin của GMA News Online hôm nay tường trình về phản ứng của ông Del Rosario về bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm qua, tố cáo các nước như Việt Nam và Philippine là “lợi dụng lập trường ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ”.

    Một bản tin của Reuters nói rằng tờ Hoàn Cầu Thời báo là do Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, xuất bản, nhưng không như tờ Nhân Dân, Hoàn Cầu Thời báo không phải là diễn đàn nói lên chính sách của nhà nước, và thường thể hiện xu hướng quốc gia cực đoan.

    Tưởng cũng cần nhắc rằng bài xã luận hôm qua cảnh báo các nước tranh chấp với Trung Quốc hãy “chuẩn bị nghe tiếng đại bác” và đe dọa hành động quân sự có thể xảy ra, nếu tình hình đòi hỏi.

    Trong khi đó, một bài xã luận đăng trên tờ The New York Times hôm qua, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đang công du Châu Á, nói ông chứng kiến một khu vực đang ngày càng lo âu hơn về tương lai.

    Ông Panetta bày tỏ quan ngại về nguy cơ gia tăng các rủi ro nếu các bên tranh chấp tính toán nhầm, hoặc khích động lòng yêu nước cực đoan.

    Các nước Á Châu bày tỏ lo ngại về kế hoạch giảm chi của Ngũ Giác Đài, xuống gần 500 tỉ đôla trong thập niên tới, sẽ ảnh hưởng tới khả năng của Hoa Kỳ trong nỗ lực duy trì ổn định tại Châu Á.

    Theo tờ The New York Times, mối lo âu lớn nhất tại Á Châu, không chỉ là khả năng quân sự liên tục tăng cường của Trung Quốc, mà là những đường lối của Trung Quốc trong việc sử dụng các khả năng quân sự mới thủ đắc.

    Việc tăng cường các hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên khắp khu vực Biển Nam Trung Hoa, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng, đã gây nhiều lo ngại.

    Trong khi tại vùng Biển phía Đông Trung Quốc, nơi cả Hoa Kỳ lẫn Nhật bản duy trì các lực lượng hải quân đáng kể, các hoạt động của hải quân Trung Quốc về phần lớn tỏ ra hạn chế hơn.

    Tờ báo nói rằng liệu các cuộc tranh chấp có vuột khỏi tầm kiểm soát hay không, tùy thuộc vào những hành động của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong tương lai, và tình hình bất an tại các vùng biển này nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ tiếp tục đóng trong việc duy trì tính ổn định trong khu vực.

    theo VOA
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc: Việt Nam sắp mua máy bay cảnh báo sớm EC295

    (Phunutoday) - Theo trang tin quân sự Hoàn Cầu cho biết: Việt Nam có khả năng sẽ mua các máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
    [​IMG]Máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.Được ra mắt tại triển lãm Hàng không Paris Air Show vào hồi tháng 6/2011, những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất.
    [​IMG]Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2."Trong buổi ra mắt vào trung tuần tháng 6 năm nay nhà sản xuất đã mời nhiều đoàn khách quốc tế tham quan sản phẩm máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 4 này, Việt Nam cũng có mặt trong đoàn khách mời tham quan. Có vẻ như Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này. Theo đánh giá đây là một chiếc máy bay cảnh báo sớm khá hiện đại, giá khá "mềm" nhưng điều quan trọng nhất nó lại vô cùng thích hợp với địa hình Việt Nam", tờ Huanjiu cho biết.

    [​IMG]Đoàn Việt Nam đang tham quan triển lãm Hàng không Paris Air Show
    Máy bay cảnh báo sớm(AEW&C ) thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm còn được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát cũng như chỉ huy điều khiển kiểm soát chiến trường. AEW&C không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
    [​IMG]Đoàn Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này[​IMG]Những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất có chất lượng tương đương với cái loại máy bay cùng loại như KJ-2000 hay E-737 nhưng kích thước rada nhỏ hơn, có khả năng rà soát các mục tiêu với góc 360 độ, bay liên tục trong vòng 10 tiếng mà không cần tiếp nhiên liệu.
    "Gần đây Việt Nam đang tăng cường việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài để tăng cường lực lượng quân đội không để mình tụt hậu quá so với quân đội các nước trên thế giới, nếu như Việt Nam mua các máy bay EC295 của Châu Âu thì cũng không có gì lạ bởi đơn giản theo chúng tôi được biết Việt Nam chưa có bất cứ máy bay cảnh báo sớm nào, trong khi đó các máy bay loại này có giá khá "mềm" cũng như nó rất phù hợp với địa hình Việt Nam thế nên việc mua sắm này là có thể chấp nhận được" Tờ Huanjiu cho biết thêm.

    "Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trở ngại như: việc duy trì hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm này, hay đơn giản là việc tiếp nhiên liệu trên không, Việt Nam hiện nay chưa có máy bay nào có khả năng thực hiện được việc tiếp nhiên liệu trên không? Hay như Việt Nam vẫn chưa có các công nghệ tương xứng để tích hợp hoạt động với các loại máy bay cảnh báo sớm này... " Tờ Huanjiu kết luận

    • Phú nguyễn (theo Huanjiu)
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đóng tàu, trang bị máy bay bảo vệ vùng biển chủ quyền

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 16:22
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    - Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam Phạm Đức Lĩnh cho hay Chính phủ đã cho phép lực lượng cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) triển khai đóng tàu lớn có năng lực hoạt động dài ngày, trong điều kiện thời tiết phức tạp, cũng như trang bị máy bay để nâng tầm hoạt động trên biển, bảo vệ vùng biển chủ quyền.

    Ông Phạm Đức Lĩnh trao đổi với báo chí thông tin trên bên lề hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức hôm nay (27/10) tại Hà Nội.

    Theo ông Lĩnh, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý, là lực lượng trẻ, mới thành lập năm 1998. Song với chức năng, nhiệm vụ của một lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực thi luật pháp trên biển, cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia như một lực lượng bảo đảm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển của Tổ quốc.
    [​IMG]Ảnh: XL

    Nhận định an ninh trên biển ngày càng phức tạp, ông Lĩnh cho hay, không quốc gia nào có thể độc lập xử lý những diễn biến nảy sinh mà cần phối hợp với nhau để giải quyết, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn trên biển, đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

    Không dùng vũ lực với ngư dân

    Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu vấn đề xử lý những tình huống trên biển có liên quan đến ngư dân. Nhấn mạnh tinh thần “đối xử nhân đạo”, ông Vịnh cho rằng thực thi luật pháp trên biển rất cần tinh thần tương trợ, đặc biệt không sử dụng hành động bạo lực, hay các hành động ngoài khuôn khổ pháp luật.

    “Khi họ vi phạm pháp luật thì chúng ta xử lý theo luật pháp nhưng nhất thiết chúng ta phải đối xử nhân đạo với họ, nhất thiết phải có tinh thần tương trợ lẫn nhau, không để các hành động bạo lực, các hành động ngoài khuôn khổ pháp luật diễn ra với những ngư dân trên biển” – Thứ trướng Quốc phòng nói.

    Ông cũng nêu bật ba vấn đề khác liên quan đến hợp tác đảm bảo an ninh trên biển giữa các lực lượng cảnh sát biển ở khu vực.

    “Thứ nhất, hoạt động hợp tác cảnh sát biển trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đó là Công ước Luật biển 1982. Thứ hai, hợp tác trên biển và cảnh sát biển vì lợi ích của mỗi quốc gia nhưng đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các quốc gia khác cũng như lợi ích, hòa bình,, ổn định, phát triển của khu vực. Thứ ba, chúng ta cần tăng cường trao đổi thông tin, giao lưu, gặp gỡ để càng ngày càng có sự tin cậy, hợp tác tốt để thực thi pháp luật trên biển”.

    Cục trưởng Phạm Đức Lĩnh cũng cho rằng, khi xử lý những tình huống trên biển, cần nhất quán quan điểm: khi những người dân làm ăn hợp pháp trên biển, đặc biệt là ngư dân, nếu họ cố ý, hay vô ý vi phạm đánh bắt hải sản ở vùng nước thuộc chủ quyền của một quốc gia, thì những người thực thi pháp luật trên biển có thể xử phạt họ theo luật quốc gia của nước mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ và Luật biển 1982, không đối xử thô bạo đối với ngư dân.

    An ninh biển phức tạp

    Hội nghị nhận định bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới, với sự quan tâm đặc biệt dành cho an ninh biển.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif Lý do bởi không gian biển đang ngày càng gắn kết các nước trên nhiều phương diện, từ kinh tế, thương mại, môi trường đến quốc phòng an ninh, và ngày càng đòi hỏi việc chia sẻ trách nhiệm cao hơn, nhất là khi đa số những thách thức an ninh đang nổi lên có liên quan đến biển như cướp biển, khủng bố, phổ biến vũ khí, buôn người, di cư bất hợp pháp, vận chuyển ma túy, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, nước biển dâng, gây ra các thảm họa thiên tai cho nhân loại v.v...

    Do đó, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia về đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là cần thiết, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển là cơ quan thực thi luật pháp trên biển để tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả.

    Việt Nam đã đưa ra 6 đề xuất, trong đó có việc chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền châu Á, thiết lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển các nước, tăng cường luyện tập trên mạng về an ninh hàng hải, chống tội phạm trên biển, tiến tới cùng luyện tập trên biển....



    Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam Phạm Đức Lĩnh:

    Trước những thách thức về an ninh trên biển, cảnh sát biển Việt Nam có hướng nâng cấp lên trang bị ra sao?

    Là lực lượng chuyên trách của Nhà nước để bảo đảm duy trì an ninh trật tự, thực thi luật pháp trên biển, cảnh sát biển Việt Nam đã được quan tâm và đầu tư. Trong giai đoạn 1 là đầu tư về tổ chức lực lượng, trang bị và xây dựng các cơ chế, cơ sở pháp lý để cảnh sát biển có thể hoạt động.

    Đến bây giờ trang bị chưa kịp đáp ứng hết so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng từng bước đã đáp ứng được nhu cầu, như trang bị về tàu thuyền. Bước đầu cảnh sát biển đã được trang bị các tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết bình thường.

    Tới đây, Chính phủ đã có quyết định cho cảnh sát biển được triển khai đóng tàu lớn hơn, có thể hoạt động dài ngày trên biển trong điều kiện thời tiết phức tạp.

    Và có cả trang bị máy bay để nâng tầm hoạt động của cảnh sát biển ra hết khu vực ranh giới ngoài thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong các vùng biển xa, vùng biển giáp ranh... để hiện diện sự có mặt liên tục của cảnh sát trên biển.

    Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiệm vụ của cảnh sát biển có nhiều khó khăn. So sánh tương quan trong khu vực, ông đánh giá ra sao về lực lượng cảnh sát biển của chúng ta?

    Bảo vệ chủ quyền, biển đảo, ngoài lực lượng trực tiếp trên biển không chỉ có cảnh sát biển mà còn hải quân, biên phòng, tàu thuyền của Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp... So sánh lực lượng thì khó. Tuy ta vùng biển dài nhưng chúng ta biết phối kết hợp các lực lượng thì đủ sức quản lý vùng biển.

    theo VNN
    var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETE = "Bạn có chắc muốn xóa nhận xét này không?"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETEALL = "Bạn có chắc muốn xóa tất cả nhận xét?"; var _JOOMLACOMMENT_WRITECOMMENT = "Viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_SENDFORM = "Gửi nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDITCOMMENT = "Sửa nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDIT = "Sửa"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE = "Bạn chưa viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA = "Hãy nhập mã xác nhận"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA_FAILED = "Mã xác nhận không đúng"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_EMAIL = "Để được thông báo, hãy nhập địa chỉ email"; var _JOOMLACOMMENT_ANONYMOUS = "Khách viếng thăm"; var _JOOMLACOMMENT_BEFORE_APPROVAL = "Nhận xét của bạn đã được gửi đi, tuy nhiên nhận xét của bạn cần chờ kiểm duyệt, sau khi kiểm duyệt xong nhận xét của bạn sẽ tự động được hiển thị!"; var _JOOMLACOMMENT_REQUEST_ERROR = "Yêu cầu của bạn bị từ chối"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_NEEDREFRESH = "";
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Yêu sách mâu thuẫn ở Biển Đông: những hiểm họa khôn lường

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 16:26
    Deep Danger: Competing Claims in the South China Sea

    Người dịch: Phan Văn Song
    Hiệu đính: Hoàng Anh Tuấn Kiệt

    Marvin C. Ott (Current History September 2011)

    "Biển Đông đang nổi lên như là một tiêu điểm đáng quan ngại cho Washington, trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Honolulu, và ở một số thủ đô các nước Đông Nam Á".
    Các vùng nước của Biển Đông được điểm bởi hàng trăm đảo san hô, rạn san hô và đảo nhỏ - chỉ có duy nhất một trong số đó có đủ nước ngọt để đáp ứng nhu cầu sinh sống của con người theo quy định của luật pháp quốc tế truyền thống.

    Tuy nhiên, các thực thể địa lí này và 1,35 triệu dặm vuông vùng nước xung quanh chúng là đề tài tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc (TQ) và Đài Loan (có tuyên bố chủ quyền bao trùm hầu hết toàn bộ Biển Đông cùng tất cả các thực thể địa lý trên Biển Đông) và 5 nước Đông Nam Á (Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, và Indonesia; mặc dù tuyên bố của Indonesia chỉ giới hạn trong vùng nước ở đầu cực nam của biển này). Các nhóm đảo chính trong vòng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa do TQ chiếm đóng và quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều nước tuyên bố chủ quyền đặt tiền đồn.

    Cho đến giữa thập niên 1990, vùng biển này không chỉ có tiềm ẩn nguy cơ dễ tạo ra xung đột, mà nó còn có mảng tối trong chính trị quốc tế phải tính toán kỹ. Ngay cả việc TQ chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, qua trận hải chiến với quân đội Nam Việt Nam, hầu như không có được sự chú ý nào của báo chí quốc tế. Các nước có tuyên bố chủ quyền đối với phần còn lại của biển này đã không ở trong tư thế thực thi tuyên bố hay thẩm quyền một cách có hiệu quả trên một khu vực khó khăn về hậu cần như thế. Hơn nữa, trong chiến tranh Lạnh, những xung đột trong vùng Đông Nam Á đều diễn ra trên đất liền, và Hoa Kỳ, cường quốc hải quân thống trị trong khu vực, đã không tuyên bố chủ quyền cho mình và cũng không quan tâm bênh vực cho những tuyên bố của nước khác.

    Sự việc bắt đầu thay đổi vào năm 1995 khi Philippines phát hiện ra TQ xây dựng một tiền đồn quân sự kiên cố trên rặng đá ngầm Mischief xa xôi nhưng quan trọng trong quần đảo Trường Sa. Dư luận quan tâm nhiều do vị trí của nó – cách Philippines (Palawan) 120 hải lý nhưng cách TQ (Hải Nam) hơn 600 hải lý. Philippines đã phản đối TQ [về việc xây dựng cơ sở này]. Manila cũng đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ quân sự của Hoa Kỳ nhưng không thành công, tuy nhiên họ đã thành công trong việc thuyết phục Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ mối quan tâm tập thể mạnh mẽ đối với TQ.
    Bắc Kinh đáp trả bằng việc liên tục ve vãn Đông Nam Á, tìm cách tăng cường quan hệ trong khu vực và đánh bóng hình ảnh mình như là một "láng giềng tốt." Tâm điểm của những việc làm này là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, được ASEAN và TQ ký kết vào năm 2002, trong đó tất cả các bên cam kết ứng xử tốt trong khi chờ giải quyết các yêu sách mâu thuẫn nhau. TQ cũng bắt đầu chào mời sẵn sàng tham gia vào “phát triển chung” dầu khí và tài nguyên khoáng sản có thể có trong Biển Đông trong khi gác các tranh chấp sang một bên. Tuy nhiên, ngoài mặt thì trấn an, nhưng bên trong TQ vẫn không từ bỏ tuyên bố của họ đối với Biển Đông và vẫn xây dựng và nâng cấp cơ sở quân sự của họ ở Mischief Reef. Đến đầu năm 2010, địa chính trị của vùng Biển Đông đã định hình thành nên ba chủ đề. Thứ nhất, sự xung đột mới chớm giữa các tuyên bố chủ quyền của TQ và những tuyên bố của Indonesia, Malaysia, Philippines, và Brunei đã được giảm nhẹ tầm quan trọng sau khi các chính phủ có liên quan tiến hành những công việc khác. Thứ hai, Việt Nam đã nổi lên như là ngoại lệ cho quy tắc này, khi tàu tuần tra hải quân và hàng hải TQ bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam và gây sức ép lên các công ty dầu khí phương Tây đang thăm dò theo giấy phép của Việt Nam buộc họ phải dừng hoạt động. Mặc dù việc phân định ranh giới đất liền giữa TQ và Việt Nam nói chung là thành công, nhưng, biên giới biển ở Vịnh Bắc Bộ vẫn còn hiện hữu những tranh chấp nghiêm trọng. Thứ ba, một vài sự cố đáng lo ngại xảy ra, trong đó tàu tuần tra TQ thách thức và quấy nhiễu các tàu khảo sát hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vùng biển quốc tế thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của TQ. Sự kiện nổi bật nhất liên quan đến tàu Impeccable bị tàu và máy bay TQ cố ép ra khỏi khu vực mà nó đang hoạt động, cách đảo Hải Nam khoảng 75 dặm hồi tháng 3 năm 2009. Nhìn chung, bề mặt Biển Đông vẫn đang tương đối êm đềm, nhưng sóng ngầm cuồn cuộn ở đáy biển có thể nguy hiểm khôn lường.


    Kêu gọi và đáp ứng Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội. (ARF triệu tập 27 nước tại một hội nghị cấp Bộ trưởng để thảo luận các vấn đề an ninh ở châu Á. Bởi nó được tổ chức quanh 10 nước ASEAN, nên trọng tâm khu vực của ARF có xu hướng [bàn thảo về vấn đề] Đông Nam Á..) Theo thúc giục rõ ràng của nước chủ nhà Việt Nam, Clinton hướng nhận xét của mình vào các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Sau khi lưu ý rằng một số quốc gia Đông Nam Á đưa yêu sách ít nhất về một phần nào đó của Biển Đông hoặc các thực thể địa lí của nó, bà kêu gọi những người tham dự ủng hộ hai nguyên tắc truyền thống của ngoại giao quốc tế: đàm phán đa phương đối với các tranh chấp đa phương và với tình trạng quốc tế đã xác lập của các tuyến đường giao thương trên biển.


    Về các tuyến đường biển đi qua Biển Đông - mà một số người đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới, bà Clinton nói: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận mở tới vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế." Tuyên bố này tái khẳng định chính sách lâu dài của Hoa Kỳ là các tuyến đường biển ở Biển Đông không chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu (chủ quyền) bởi bất cứ nước nào và tình trạng của các tuyến đường này là lợi ích sống còn của Hoa Kỳ ở đó các tàu thương mại và hải quân của họ thường xuyên qua lại. Có 12 trong số 27 đại diện tại ARF, gồm phần lớn từ các nước ASEAN, đã phát biểu ủng hộ vị thế của Hoa Kỳ. Nếu Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì chọn cách không phản ứng, tuyên bố của bà Clinton và chính cuộc họp tự nó sẽ chỉ nhận được sự quan tâm chiếu lệ bên ngoài một nhóm nhỏ các chuyên gia và các quan chức trong khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao TQ đã có phản ứng giận dữ. Ông cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào các vấn đề không dính dáng gì đến mình và dường như đặc biệt tức giận các nước khác đã hùa vào chống đối TQ có dự tính qua việc ủng hộ Hoa Kỳ. E rằng còn có điều mù mờ, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh sau đó đã nói, "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kì quốc gia nào không có dính dáng tới Biển Đông can dự vào tranh chấp, và chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa, đa phương hóa, hay mở rộng vấn đề này." Trong khi đó (sau cuộc họp tại Hà Nội), một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố theo ghi nhận rằng "TQ có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với Biển Đông.

    Tác động của những diễn tiến này làm nổi bật tầm quan trọng của Biển Đông không những là một đấu trường quốc tế căng thẳng và xung đột tiềm năng, mà còn là một phép thử và chỉ báo về ý định chiến lược của TQ đối với Đông Nam Á. Như vậy, Biển Đông đang nổi lên như là một tiêu điểm đáng quan ngại cho Washington, trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Honolulu, và ở một số nước Đông Nam Á.

    Trong hầu hết hai thập niên qua, rất nhiều điều mù mờ bao quanh ý đồ chiến lược của TQ đối với vùng phía nam của họ. Các học giả và các quan chức chính phủ TQ, đặc biệt là ở Đông Nam Á đã - và vẫn không chắc chắn và chia rẽ nhau về quan điểm của họ. TQ đã đưa ra các tín hiệu trái ngược nhau, cho dù vô tình hay hữu ý, đã góp phần đáng kể gây nên sự rối rắm. Nhưng kể từ cuộc họp ARF đó, các nhà quan sát am tường đã phát hiện một sự liên hệ chặt chẽ về quan điểm cũng như quan ngại. Hòa bình và quyến rũ


    Đối với các chính phủ Đông Nam Á, vị trí địa lí và dân số của TQ sẽ là vấn đề lớn, áp đảo trong quan hệ đối ngoại của họ. TQ có chung đường biên giới trên bộ rất dài với khu vực này. Qua lịch sử trải dài hơn hai thiên niên kỷ, dưới nhãn quan Khổng giáo, triều đình TQ luôn xem Nam Dương (Nanyang - biển Nam) như là chư hầu phải triều cống. Từ quan điểm này, việc thuộc địa hoá hầu hết các nước Đông Nam Á của châu Âu và Hoa Kỳ làm gián đoạn một mối quan hệ lâu đời và tự nhiên. Nhưng thuộc địa hoá cũng đã thu hút số lượng lớn người TQ tới định cư ở khu vực. Điều này đã để lại cho Đông Nam Á hiện nay một di sản đầy rẫy vấn đề - sắc tộc Hoa vừa lớn vừa vượt trội về kinh tế. Chính phủ các nước Đông Nam Á trong những thập niên kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã thấy TQ chuyển hướng qua nhiều tầng năng lực và hành vi khác biệt. Trong những năm 1950 và thậm chí cả sau đó, TQ thúc đẩy ý tưởng quyền lực cách mạng vô sản, cổ vũ các cuộc nổi dậy Mác xít và các phong trào đô thị nhằm mục đích trước nhất lật đổ thuộc địa và sau đó lật đổ các chế độ hậu thuộc địa trong khu vực. Cuối cùng phong trào cộng sản chỉ nắm quyền ở các nước Đông Dương thuộc địa cũ của Pháp nhưng không vươn ra được bên ngoài.


    Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970, TQ đã bị tàn phá bởi chiến dịch cực đoan hoá cùng cực trong nước của Mao Trạch Đông – chính là Đại ***************** Vô sản. Trong giai đoạn này, TQ hầu như không còn là một thành tố quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, và thậm chí ở bất cứ đâu trên chính trường quốc tế. Nhưng với cái chết của Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình nắm vị trí lãnh đạo tối cao tiến hành cải cách kinh tế kiểu phương Tây, quỹ đạo chung của TQ và sự hiện diện của nó trong khu vực Đông Nam Á đã có bước ngoặt đáng kể và hứa hẹn. Bắc Kinh đã trở thành nhà vô địch trong các quan hệ kinh tế đang lên cũng như sự tăng trưởng và ổn định trong khu vực. Lời nhắn nhủ tới Đông Nam Á, lồng trong cụm từ "trỗi dậy hoà bình của TQ," là lời nhắn các mối quan hệ cùng có lợi với tổng dương (postive-sum). Sự tương phản với thời gian trước đó - với kinh nghiệm lão luyện của các quan chức cấp cao Đông Nam Á - có thể hầu như không có gì ấn tượng hơn. Về triển vọng chiến lược, các nhà lãnh đạo TQ hiện nay hiện thân như nhà hiện thực chủ nghĩa cổ điển của châu Âu thế kỉ mười chín - quan tâm thiết thân tới các đặc quyền về chủ quyền và sự thiêng liêng của biên giới, nổi bật với các mưu toan quyền lực và ảnh hưởng. Từ quan điểm của chế độ TQ, Đông Nam Á được hiểu như là một vùng trong vòng ảnh hưởng TQ một cách tự nhiên và chính đáng, một khu vực mà các lợi ích của TQ là tối quan trọng. Khi những điều này được thừa nhận thích hợp, Bắc Kinh sẵn sàng thông qua các chính sách có lợi cho khu vực Đông Nam Á cũng như TQ – sự thống trị của nhân và hòa Nho giáo.


    TQ hiện thân trước khu vực Đông Nam Á như một người hàng xóm lành tính, đôi khi được mô tả như là một "sự ve vãn dễ chịu" đã bắt đầu tạo nên mối quan hệ tốt đẹp vào giữa những năm 1990. Các nỗ lực ngoại giao tạo ra một loạt các thành tựu được thấy qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-TQ, các thoả thuận khung cho hợp tác an ninh giữa TQ và mỗi thành viên ASEAN, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông nói trên và một quá trình "đối thoại" công phu cho sự tương tác có thứ lớp và thường xuyên về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, và quốc phòng. Tất cả điều này đã được củng cố bởi các quan hệ thương mại và đầu tư, vốn đã phát triển lên đến chỗ TQ đã thay thế Nhật Bản và Hoa Kỳ thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn, TQ đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ, vận tải sông, đường ống, và lưới điện), một công việc có ý đồ liên kết khu vực Đông Nam Á và miền nam TQ như một đơn vị kinh tế duy nhất. Đồng thời, TQ đang xây dựng một "dòng thác" các đập thủy điện lớn trên thượng lưu sông Mekong ở miền nam TQ. Những con đập này sẽ không chỉ sản xuất điện mà còn cho TQ khả năng kiểm soát lưu lượng hệ thống sông Mekong, với những hậu quả không được tiết lộ cho các nước ở vùng hạ lưu.
    TQ mô tả tất cả những tiến triển này như là hệ quả tự nhiên và lành tính của "sự trỗi dậy hòa bình", và như là các lợi ích trọng yếu hiển nhiên cho Đông Nam Á. Tuy nhiên, ta không cần phải hoang tưởng để thấy những phát triển tương tự cũng phù hợp với – hay là tiền thân của - một chiến lược thống trị của TQ đối với Đông Nam Á. Ở các các nước trong khu vực, sau nhiều năm tin cậy trên sự tự miêu tả theo nghĩa quyền lực mềm của TQ, sự khó chịu và nghi ngờ về các khả năng quyền lực cứng đang tăng và ý định chiến lược rõ ràng của TQ. Những nghi ngờ này bị kích động - không chỉ bởi, mà là một phần đáng kể - thông qua các tuyên bố, hành động, tăng cường quân sự của TQ liên quan tới Biển Đông
    Lần theo các đường nhiều chấm
    Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, TQ đã công bố bản đồ xác nhận biên giới biển ("đường chín chấm") do Trung Hoa Dân Quốc ban hành đầu tiên vào năm 1936 và bao trùm toàn bộ Biển Đông. Trong khi một số tuyên bố biên giới khác của Bắc Kinh đã làm dấy lên tranh cãi ngay lập tức (ví dụ, liên quan đến Ấn Độ, Tây Tạng, và Liên Xô), khái niệm bành trướng lãnh hải của TQ thường ít tạo ra sự chú ý.
    Tuy nhiên, điều này đã thay đổi chỉ sau một thời gian ngắn qua sự kiện Mischief Reef – tiếp sau những nỗ lực của TQ làm dịu mối quan ngại của Đông Nam Á và khéo léo loại bỏ Biển Đông ra khỏi mặt trận ngoại giao. Quan tâm của Bắc Kinh là đẩy vấn đề nhẹ nhàng: Một tuyên bố quyết đoán trên toàn bộ Biển Đông sẽ khiến TQ phải đối đầu với cả ASEAN, và TQ, trong mọi trường hợp, đều thiếu các khả năng quân sự để thực thi tuyên bố của mình. Đặng Tiểu Bình đã thường xuyên nhắc nhở đồng hương của mình một câu cách ngôn của TQ truyền thống "thao quang dưỡng hối (giấu mình chờ thời).” Đối với Bắc Kinh, sự minh bạch là một mối nguy hiểm và sự mập mờ là vốn quý khi nói đến Biển Đông.
    Trong những năm sau đó, sương mù dày đặc vẫn tiếp tục bao quanh những ý đồ của TQ. Một số là một sản phẩm phụ tự nhiên của thực tế về các quan điểm khác biệt ở TQ (giới học thuật, ngoại giao, quân sự, báo chí) nêu ra/giải quyết vấn đề mà không có hướng dẫn rõ ràng từ cấp lãnh đạo cao nhất. Nhưng phần lớn các động thái là có tính toán, và kết quả là sự mong manh và bất đồng trong cộng đồng nhỏ các nhà quan sát bên ngoài và các quan chức, những người có theo dõi vấn đề. Quan điểm phổ biến cho rằng TQ đã yêu sách một điều gì đó ít hơn yêu sách chủ quyền đầy đủ - phần lớn là vì Bắc Kinh tránh sử dụng từ đó. Theo quan điểm này, các đường nhiều chấm biểu thị một cái gì đó khác hơn là một biên giới pháp lý quốc tế, mà là biểu thị chính xác điều mập mờ của TQ.
    Lý do hàng loạt cho sự rối rắm vẫn cứ tồn tại. Vào các thời điểm khác nhau, các quan chức TQ đã dẫn ra cho các lí do cơ bản khác nhau và mâu thuẫn nhau làm nền cho tuyên bố của TQ, bao gồm cả sự hiện diện lịch sử, nguyên tắc quần đảo, nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế, và nguyên tắc thềm lục địa. TQ bác bỏ yêu sách của Nhật Bản đối với các mỏm đá trong Biển Hoa Đông qua việc nhấn mạnh rằng dân cư không thể sinh sống ở đó được như luật pháp quốc tế đòi hỏi - nhưng TQ đã dẫn ra cùng một dạng hình thể địa lí để biện minh cho tuyên bố của chính mình đối với Biển Đông." Tuyên bố về Lãnh hải của TQ vào năm 1958 nói tới "vùng biển công" (vùng biển quốc tế) ở Biển Đông – đã mâu thuẫn với khái niệm lãnh hải.
    Ngoài ra, bộ luật do TQ thông qua vào năm 1992, đưa đường nhiều chấm thành điều luật được nói đến như "vùng nước lịch sử TQ". Mục này không có chỗ đứng trong luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã vẽ các đường cơ sở quần đảo xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà họ tuyên bố chủ quyền), nhưng không vẽ xung quanh quần đảo Trường Sa (mà họ cũng có yêu sách). Và TQ đã phê chuẩn Luật Biển của Liên Hợp Quốc, nhưng với các bảo lưu khiến cho sự phê chuẩn trên gần như vô nghĩa.
    Hơn nữa, qua tuyên bố “vùng đặc quyền kinh tế ven biển”, TQ lại đưa ra một cách giải thích khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế không được công nhận trong luật pháp quốc tế. Trong nỗ lực để nhằm bác bỏ một hồ sơ chung của Malaysia-Việt Nam nộp cho Liên Hiệp Quốc, năm 2009, TQ đã đệ trình một bản đồ bao gồm đường biên giới nhiều chấm của họ mà không có sự biện giải gì. (Indonesia phản ứng với một yêu cầu chính thức gửi Liên Hiệp Quốc rằng Bắc Kinh phải làm rõ tuyên bố của mình, TQ đã giữ im lặng.) Thật ra, đường nhiều chấm chưa bao giờ chính xác phân định biên giới, và nhiều phần của nó (ví dụ, gần quần đảo Natuna) vẫn hoàn toàn không rõ ràng.
    Sương mù mất đi khi chúng ta xem xét điều mà đường chấm chấm của TQ có ý định chính xác chính là những gì mà các quan chức TQ đã nhìn nhận nó là một phân giới của biên giới biển TQ. Bên trong đường này là lãnh thổ có chủ quyền của TQ. Trước hết, để ý rằng các đường chấm chấm xuất hiện trên tất cả các bản đồ TQ xuất bản được nới dài thêm quanh Đài Loan - và không có bất kì nghi ngờ nào tồn tại vì Bắc Kinh xem Đài Loan là lãnh thổ thuộc chủ quyền TQ. Năm 1974, TQ triển khai lực lượng hải quân cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam, một quần đảo không thuộc TQ vì tách rời và khác biệt trong vùng Biển Đông. Và Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) đã xây dựng một tiền đồn quân sự ấn tượng trên một rạn san hô nằm cách xa TQ hơn 600 hải lý.
    Cũng lưu ý rằng luật lãnh thổ TQ ban hành vào năm 1992 khẳng định đường nhiều chấm và uỷ thác lực lượng vũ trang TQ bảo vệ lãnh thổ biển này của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của TQ về khả năng quân sự tập trung vào việc tung lực lượng hải quân và không quân vượt ra ngoài bờ biển của TQ. Trong thời gian đó, Hải quân TQ đã ngăn cản ngư dân Việt Nam không cho hoạt động ngay bên trong EEZ của Việt Nam, cùng lúc, Bắc Kinh cũng đã cảnh báo các công ty dầu quốc tế phải từ bỏ hợp đồng thăm dò, khai thác ngoài khơi Việt Nam.
    Hơn thế nữa, một mặt TQ đồng ý kí Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông nhưng một mặt họ lại từ chối làm cho thỏa thuận này có ràng buộc pháp lý hoặc dừng việc xây dựng công sự mới. Hai đại tá PLA cao cấp đã trả lời "không" trong một hội nghị chuyên đề công cộng do Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ chủ trì, khi được hỏi liệu Hạm đội 7 của Hoa Kỳ có quyền đi qua Biển Đông mà không cần sự cho phép của TQ hay không. Và trong một màn trình diễn gần đây về sức mạnh công nghệ, một tàu ngầm TQ lặn xuống chỗ sâu nhất của Biển Đông và cắm một lá cờ TQ ở đó. Trong các cuộc thảo luận khác nhau, các quan chức TQ đã quy cho Biển Đông như là một "lợi ích cốt lõi" - một thuật ngữ trước đây được dành riêng cho Đài Loan và Tây Tạng.
    Trong bối cảnh này, cuộc họp ARF tại Hà Nội đã cho thấy một khoảnh khắc rõ ràng - có lẽ không có gì rõ ràng hơn khi Ngoại trưởng TQ nhìn chằm chằm vào các đối tác ASEAN của mình bên kia bàn và nói gay gắt rằng một số quốc gia là "nước nhỏ" và TQ là "nước lớn."
    Các vướng mắc Đông Nam Á
    Hoa Kỳ sẵn sàng dành ra một phần vị thế cho việc ủng hộ một vùng biển chung, không là lãnh hải, và ủng hộ ngoại giao đa phương, trái ngược với sự quả quyết của TQ muốn thương thảo với từng nước Đông Nam Á một, lập trường đó của Hoa Kỳ được nhiều nước trong khu vực này hoan nghênh. Nó cho thấy một tín hiệu quan trọng và đã mỏi mòn chờ đợi rằng chính phủ các nước ASEAN không phải đối phó với TQ một mình mà có được sự ủng hộ của một người bạn hùng mạnh. Trong ý nghĩa này, sáng kiến của Clinton đã mang tới cho ASEAN một liều can đảm và sự tự tin trong mối quan hệ của họ với TQ.
    Điều đó nói lên, rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải duy trì một nhận thức lành mạnh về những gì các chính phủ Đông Nam Á thực sự có thể và sẵn sàng để hành động. Dùng một phép ẩn dụ hơi thô thiển, nếu Washington thi đấu với Bắc Kinh thì ít nhất một số thành viên ASEAN có thể sẽ sẵn sàng giữ áo khoác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do một số lí do thuyết phục, có thể không trông đợi họ sẽ tự bước vào đấu trường theo bất kì cách nào ngoài việc cẩn thận đứng vây quanh.
    Thứ nhất, có một phương châm lâu đời rằng các chính phủ Đông Nam Á sợ bị buộc phải lựa chọn giữa TQ và Hoa Kỳ. Toàn khu vực đồng ý rằng mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ là cực kì quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. Khi các nhà lãnh đạo trong khu vực được hỏi loại quan hệ nào bảo vệ lợi ích cho Đông Nam châu Á tốt nhất, câu trả lời là một biến thể của nguyên tắc Goldilocks – “không quá nóng và không quá lạnh.” Một mối quan hệ hợp tác, nhưng không phải là hợp tác sâu sắc, mà chỉ vừa phải. Y như lo sợ xung đột Trung -Hoa Kỳ, các nước ASEAN cũng sợ điều ngược lại - các cường quốc định đoạt số phận của các nước nhỏ bất chấp ước muốn của nước nhỏ.
    Thứ hai, tầm ảnh hưởng và tầm với chiến lược của TQ với Đông Nam Á khá sâu đậm, mạnh mẽ, và ngày càng tăng. Điều này đặc biệt hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế. Giữa năm 2009 và 2010, tổng giao dịch thương mại hằng năm tăng khoảng 50%. Không phải tình cờ, khu vực Mậu dịch tự do TQ-ASEAN có hiệu lực vào đầu năm 2010.
    Thứ ba, mặc dù có các khoản đầu tư đáng kể trong hiện đại hóa quân đội, không một quốc gia Đông Nam Á trang bị đủ để đối đầu với TQ về quân sự. Nước duy nhất đã làm như vậy trong những thập niên gần đây là Việt Nam, đáp trả lại cuộc xâm lăng vào năm 1979 của TQ vào biên giới phía bắc của họ. Quân đội Việt Nam tự thoát ra khỏi cuộc chạm trán đó, nhưng Hà Nội không có ảo tưởng rằng thành công như vậy có thể lặp lại ngày hôm nay. Lực lượng hải quân và không quân duy nhất có thể đối mặt với TQ ở Biển Biển Đông một cách đáng tin cậy chỉ có Hoa Kỳ - và nếu điều đó xảy ra, chỉ huy Hoa Kỳ khó có thể kì vọng nhiều vào sự hỗ trợ hoạt động từ các nước ASEAN, ngoại trừ sự hỗ trợ có thể có và rất hạn chế từ Việt Nam.
    Thứ tư, ASEAN không phải là hang gió không hiệu quả như một số người phương Tây mô tả - nhưng nó cũng không phải là chủ thể có mục đích thống nhất về Biển Đông. Điển hình như một số chính phủ ASEAN, gồm Lào, Campuchia và Myanmar, đáp ứng cao lợi ích của TQ và không có phần trong cuộc đấu trên Biển Đông. Điều tốt nhất mà Washington có thể mong đợi - và chỉ khi nó chăm chút – là được hỗ trợ ngoại giao thận trọng theo cách như những gì diễn ra tại cuộc họp ARF tại Hà Nội.
    Nghiêm trọng vượt mức
    Sự phân nhánh của một tuyên bố chủ quyền nghiêm ngặt của TQ đối với toàn bộ Biển Đông là sâu sắc. Bằng cách khẳng định chủ quyền đối với các tuyến đường biển, TQ đã xác lập một vị thế mà không một nước chính yếu nào trên thế giới có thể ủng hộ - các nước châu Âu không, Nhật không, Ấn không, Australia không, Hoa Kỳ không, và các nước ASEAN cũng không nốt. Rõ ràng, khi một cường quốc toàn cầu trỗi dậy nhanh chóng thực hiện một bước đi như vậy thì tác động nghiêm trọng quá mức.
    Ngoài ra, Biển Đông, giống như Đài Loan, có tiềm năng gây ra xung đột vũ trang rõ ràng giữa Hoa Kỳ và TQ. Đây là một bóng ma làm các nhà hoạch định quân sự ở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương thức giấc giữa đêm. Nguy hiểm càng tăng lên bởi cách giả định rõ ràng của TQ rằng Hoa Kỳ đang thời kỳ thoái trào (cùng với các chi phí quốc phòng) trong khi TQ đang trỗi dậy (bao gồm cả chi phí quốc phòng).
    Trong khi đó, mặc dù thường bị đánh giá thấp, một cấu trúc an ninh vượt trội và độc đáo đã nổi lên ở Đông Nam Á. Đó là, theo cụm từ thích hợp của Victor Cha, một "miếng vá chằng chịt " các cơ chế đối thoại đa phương và các cam kết an ninh song phương liên quan đến Hoa Kỳ. Cấu trúc đó gìn giữ hòa bình trong khu vực có hiệu quả trong vòng 35 năm qua và hứa hẹn tiếp tục làm như vậy ít nhất trong trung hạn. Một đối đầu lớn trong Biển Đông có tiềm năng gây tổn hại không thể sửa chữa được cho cấu trúc này.
    Các sự kiện và các tuyên bố gần đây rõ ràng đã đóng khung cảnh quan chiến lược trong vùng Biển Đông. Một mặt, chúng ta đã thấy một vài cử chỉ của TQ có thể được miêu tả rộng rãi như là hòa giải. Tướng Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde), tham mưu trưởng PLA, thực hiện một chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tới Washington tháng 5 năm 2011. Trong một phát biểu quan trọng với các giới chức quân sự Hoa Kỳ, ông tuyên bố rằng "TQ không bao giờ có ý định thách thức [Hoa Kỳ về quân sự]," trong khi ghi nhận sự ưu thế liên tục của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nhà ngoại giao TQ đã liên tục cố gắng gợi ý rằng các quy chiếu trước về một "lợi ích cốt lõi" của TQ ở Biển Đông có thể đã bị hiểu lầm. Đối thoại Shangri-la diễn ra tại Singapore vào tháng Sáu hằng năm, Bộ trưởng Quốc phòng TQ tuyên bố rằng TQ không "tìm kiếm quyền bá chủ" trong khu vực.
    Tuy nhiên,hầu như vào cùng thời điểm đó, cả Việt Nam lẫn Philippines đã đăng kí khiếu nại công khai những gì họ xem là hành vi bá quyền của TQ. Tháng 5 năm 2011 Việt Nam phàn nàn rằng tàu tuần tra của TQ đối đầu với tàu thăm dò dầu Việt Nam đang hoạt động ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam và cố tình cắt cáp thăm dò - sự cố thứ hai tương tự như thế xảy ra hai tuần sau đó. Điều này tạo ra một cuộc biểu tình phản đối chống TQ tại Hà Nội. Vào tháng 6, Manila cáo buộc hải quân TQ bắn vào ngư dân Philippines, đe dọa một tàu thăm dò dầu Philippines, và đặt các cột mốc (nhiều trụ và một phao) ở khu vực quần đảo Trường Sa do Philippines tuyên bố chủ quyền.
    Điều gì là thú vị và quan trọng nhất là phản ứng của TQ về các sự cố này và các sự cố tương tự. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đòi hỏi cả hai nước này ngưng vi phạm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của TQ. Tờ TQ Nhật báo của chính quyền TQ đăng ý kiến của một học nổi tiếng TQ (Công Kiến Hoa) tố cáo rằng Việt Nam và Philippines đã lợi dụng sự kềm chế của TQ bằng cách cố chuyển tranh chấp song phương thành tranh chấp đa phương.
    Bài báo này cho biết "Ban đầu, tranh chấp Biển Đông đã không dính tới bất kì tổ chức quốc tế hoặc khu vực nào. Nhưng sau khi ASEAN hình thành, Việt Nam, Philippines, và một số nước khác sử dụng nó như là một diễn đàn khu vực để phối hợp các vị thế của họ để ‘nói một tiếng nói chung’ và đạt được lợi thế chiến lược chống lại TQ. . . . [Và bây giờ Hoa Kỳ đã nhảy vào cuộc." Tác giả đã khẳng định rằng TQ ở vào thế bất lợi "chỉ với một số lượng nhỏ các đảo tranh chấp dưới sự kiểm soát của họ." Ngoài ra "không có một lực lượng hải quân ghê gớm. . . TQ đang ở một vị trí không thuận lợi. Để trở thành một thế lực có ảnh hưởng, TQ phải chuyển từ một ‘cường quốc lục địa’ thành một ‘cường quốc hải dương’. Và tranh chấp Biển Đông là một thử nghiệm thực tế cho TQ để đạt được mục tiêu đó." Không ảo tưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lúc đó Robert Gates, trong bài diễn văn cuối trước đối thoại Shangri-la, đưa ra một cách nhìn khác về Biển Đông. Ông nói "Vị thế của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải luôn rõ ràng. Chúng tôi có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và trong tôn trọng luật pháp quốc tế. . . [bao gồm]. . . . tiếp cận mở và bình đẳng các tuyến đường thủy quốc tế." Gates mô tả sự hiện diện an ninh của nước Hoa Kỳ tiếp tục và phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á: "Hợp lại với nhau, tất cả những diễn tiến này cho thấy cam kết của Hoa Kỳ duy trì mạnh mẽ sự hiện diện quân sự ở châu Á, một sự hiện diện bảo đảm sự ổn định bằng cách hỗ trợ và trấn an các đồng minh trong khi ngăn chặn, và nếu cần đánh bại kẻ thù tiềm năng." Tóm lạiNhìn chung, Biển Đông là một đấu trường chiến lược có tầm quan trọng ngày càng tăng và mức nguy hiểm không phải là không đáng kể. Nhìn toàn cầu, một kỉ nguyên trong chiến lược của Hoa Kỳ đang kết thúc khi các lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi Iraq và Afghanistan. Kỉ nguyên chiến lược tiếp theo chắc chắn sẽ có châu Á tại tâm điểm của nó - tăng trưởng về khả năng kinh tế và quân sự nhanh chóng trong khu vực đó làm cho điều này không thể tránh khỏi.
    TQ tạo thành cốt lõi địa lý và kinh tế của châu Á, sức mạnh và tham vọng đang tăng của TQ sẽ thúc đẩy các sự kiện và buộc các nước khác phải phản ứng. Hoa Kỳ từ lâu đã có được sự vượt trội trong lĩnh vực hàng hải. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang phát triển khả năng hải quân và không quân hiển nhiên dường như có ý thách thức sự vượt trội đó ở Biển Đông và ở các tuyến đường biển trên vành đai châu Á - và do đó thách thức lợi ích sống còn của Hoa Kỳ về tự do của các vùng biển. Các lãnh đạo cấp cao của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ không có ảo tưởng về tầm vóc của thách thức đang trỗi dậy này.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ký hợp tác giữa hải quân Việt Nam - Philippines

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 16:19


    4 văn kiện đã được ký kết nhân chuyến thăm Philippines của *************: tăng cường hợp tác giữa hải quân, lập đường dây nóng cảnh sát biển VN - lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines...
    [​IMG]************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III. Ảnh: Reuters

    Lễ đón chính thức ************* Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Philippines đã được tổ chức trọng thể chiều 26/10 tại Phủ Tổng thống Malacanan.

    Ngay sau lễ đón, ************* Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno S. Aquino III.

    Hợp tác biển và đại dương

    Trao đổi về quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo hài lòng về sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong hơn 35 năm qua trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến kinh tế - thương mại - đầu tư, biển - đại dương, nông - lâm - ngư nghiệp, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch...

    ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III nhất trí tiếp tục phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới, toàn diện, tin cậy và sâu sắc hơn; và sẽ cùng nhau tiếp tục trao đổi về khả năng đưa hợp tác hai nước lên tầm chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

    Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những bước phát triển tích cực trong hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước; đánh giá cao việc hai bên ký văn kiện về hợp tác giữa hải quân hai nước và văn kiện về thiết lập đường dây nóng trong dịp này.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gif Sau hội đàm, ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III đã chứng kiến lễ ký 4 văn kiện hợp tác: chương trình Hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2011 – 2016, bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa hải quân nhân dân Việt Nam và hải quân Philippines, thỏa thuận hợp tác về thiết lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, kế hoạch hợp tác du lịch 2012 - 2015.

    Khẳng định hợp tác về biển và đại dương là một trụ cột trong quan hệ hai nước, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc thành lập Ủy ban hỗn hợp về biển và đại dương cấp thứ trưởng Ngoại giao và việc Ủy ban sẽ sớm tiến hành phiên họp đầu tiên trong năm 2012.

    Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về vấn đề đánh bắt cá trái phép và hoan nghênh việc thiết lập cơ chế phối hợp hai nước để xử lý vấn đề này.

    Nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên mức 3 tỷ USD hoặc hơn vào năm 2016 và tăng cường đầu tư lẫn nhau vào các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh, hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng hai bên cần tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực cụ thể khác như văn hóa, du lịch, giáo dục - đào tạo, năng lượng, dầu khí...

    Biển Đông và vai trò trung tâm của ASEAN

    Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai nhà lãnh đạo khẳng định hai bên sẽ tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn hợp tác đa phương cũng như ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức khu vực và quốc tế.

    Người đứng đầu hai Nhà nước cũng đã trao đổi cởi mở, thẳng thắn về vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các bên liên quan, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

    Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN, tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    theo VNN
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://bee.net.vn/channel/1987/201110/Trung-Quoc-doi-My-dung-ban-vu-khi-cho-dai-Loan-1815400/
    Trung Quốc đòi Mỹ dừng bán vũ khí cho Đài Loan

    27/10/2011 15:28:25
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26/10 yêu cầu Mỹ ngừng thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ.

    Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, cho hay Mỹ đã hứa giảm các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan. Điều này phù hợp với "Thông cáo 17/8" mà Mỹ và Trung Quốc cùng ký vào năm 1982. Tuy nhiên, Mỹ lại đi ngược lại với cam kết của mình bất chấp sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. Ảnh: Mod.gov.cn
    "Tôi cho rằng cách Mỹ xử lý những vấn đề trong các mối quan hệ Trung - Mỹ vừa qua không cho thấy sự chuyên nghiệp, lại vừa thiếu tính ngoại giao", ông Dương nói. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cho biết thêm rằng việc làm của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới những lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh, đồng thời làm phương hại các mối quan hệ quân sự song phương.

    Ông Dương cho rằng việc tôn trọng các lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm đặc biệt giữa hai nước là một tiền đề quan trọng cho việc phát triển bền vững của các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ ngừng việc bán vũ khí cho Đài Loan và cùng Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy các quan hệ quân sự song phương một cách lành mạnh, ổn định và đáng tin cậy".

    Chính phủ Mỹ tháng trước thông báo quyết định bán lô vũ khí, khí tài có trị giá khoảng 5,85 tỷ USD cho Đài Loan, trong đó có việc nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 A/B mà hòn đảo này đang sở hữu. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ giới chức và truyền thông Trung Quốc, đồng thời đặt quan hệ Trung - Mỹ trước những căng thẳng mới sau thời gian lắng dịu nhờ các chuyến thăm qua lại lẫn nhau của các quan chức cấp cao hai nước.

    (Theo VnExpress/ Xinhua)
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Vái cả nón với thực phẩm Tung của ,hết chuột giả chim ,lai đến cá,rồi thuốc bổ .............Tẩy chay hàng tung của .^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chế tạo bom hạt nhân ngày càng đơn giản
    Cập nhật lúc :2:53 PM, 09/09/2011
    Công nghệ làm giàu uranium bằng laser mở ra một kỷ nguyên mới cho năng lượng hạt nhân những cũng dấy lên nhiều mối lo ngại.


    [​IMG]
    Thí nghiệm làm giàu uranium bằng laser.​

    Hiện nay, mối lo ngại lớn nhất của thế giới về công nghệ làm giàu nhiên liệu hạt nhân ở chỗ không thể phân biệt được họ làm vì mục đích dân sự (nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân) hay để chế tạo bom nguyên tử.

    Hiện với công nghệ làm giàu cũ sử dụng máy ly tâm, người ta vẫn có thể đánh giá được khả năng làm giàu nhiên liệu hạt nhân của một quốc gia dựa vào số máy quốc gia đó sở hữu, tuy nhiên khả năng đó ngày nay đã không còn khi công nghệ làm giàu nhiên liệu hạt nhân bằng laser được sử dụng.

    Tại Mỹ, liên doanh giữa công ty năng lượng General Electric và Hitachi đã xây dựng một nhà máy làm giàu nhiên liệu hạt nhân tại thành phố Wilmington bang Nam Caronila với năng lực sản xuất 1.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã làm giàu mỗi năm.

    Sở dĩ người ta có thể làm giàu nhiên liệu hạt nhân bằng laser do khả năng hấp thụ ánh sáng với bước sóng nhất định của uranium-235 và uranium-238 là khác nhau.

    Với tia laser, người ta có thể điều chỉnh ánh sáng ở một dải bước sóng nhất định với cường độ cao sao cho chỉ uranium-235 hấp thụ mạnh còn uranium-238 gần như không hấp thụ.

    Sau khi hấp thụ năng lượng từ tia laser, uranium-235 sẽ được đưa vào trạng thái kích hoạt và sẽ dễ dàng tách ra khỏi uranium-238 qua phản ứng hóa học thông thường.

    Công nghệ làm giàu thông thường sử dụng một lượng lớn năng lượng để làm tăng hàm lượng uranium-235 trong uranium tự nhiên từ mức 0,7% lên 3,6% (mức dùng trong lò nước nhẹ - LWR) hay 20% (mức thấp nhất để có thể sử dụng làm vũ khí hạt nhân).

    Công nghệ laser hiện nay hứa hẹn rất nhiều triển vọng do nó có khả năng chọn lọc cao đối với nguyên tử uranium-235, sử dụng rất ít năng lượng so với phương pháp ly tâm truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay đây vẫn là một công nghệ phức tạp và đang được giữ bí mật.

    Ý tưởng sử dụng laser để làm giàu uranium thực ra đã có từ những năm 1960. Khi đó, Mỹ đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu làm giàu uranium bằng laser trên quy mô lớn từ năm 1970 nhưng đã không thu được thành công do hạn chế của khoa học kỹ thuật đương thời.

    Phương pháp làm giàu uranium bằng laser hiện tại mới chỉ được hoàn thiện vào khoảng năm 2000 nhờ một công ty Australia có tên Silex.

    Sau khi mua bản quyền công nghệ làm giàu uranium bằng laser từ Silex, General Electric và Silex đã tiến hành triển khai xây dựng nhà máy có quy mô lớn và đầu tư thêm tiền để nâng cấp công nghệ này lên tầm cao mới.

    [​IMG]Sơ đồ công nghệ làm giàu uranium bằng laser do công ty Silex phát minh.
    Vấn đề đáng lo ngại chính của công nghệ này ở chỗ nó cần rất ít năng lượng cũng như diện tích xây dựng.

    Do đó, cơ sở làm giàu uranium bằng công nghệ laser sẽ rất nhỏ, có thể xây dựng xa nguồn năng lượng hay ngụy trang thành các cơ sở dân sự bình thường khác để tránh được công nghệ theo dõi bằng vệ tinh.

    Do đó, các quốc gia có tham vọng có thể thoải mái làm giàu uranium để chế tạo bom nguyên tử mà không lo bị phát hiện.

    Hiện nay, Hội đồng quản lý hạt nhân Mỹ (NRC - Nuclear Regulatory Commission) đang xem xét kế hoạch quản lý việc làm giàu uranium bằng công nghệ laser và sẽ có quyết định muộn nhất trước ngày 30/6/2012.

    Sau khi kế hoạch quản lý được NRC thông qua, một liên hiệp có tên Hiệp hội làm giàu uranium bằng lasrr trên thế giới sẽ xây dựng 6 nhà máy làm giàu uranium bằng công nghệ này với công suất mỗi nhà máy lên tới trên 1.000 tấn/năm.
    An Thái (theo New Scientist)
  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    hoatimbanglang viết lúc 19:19 - 12/09/2011





    Cẩm Đào vô địch môn nói láo !
    Xứng đáng là học trò lão Mao !
    Hai thằng mặt như hai cái trẹt !
    Tham , hèn , cắn trộm giống chó ngao !



    [/CENTER]

    Rành rành múi mít hai bên,
    Lùm lùm trai úp ở miền hạ thôn!

    Rành rành múi mít hai bên,
    Lùm lùm trai úp ở miền hạ thôn!
    Hai thằng ăn cướp mặt lạ
    Lưu manh nham hiểm du côn điếm đàng !

    Bác gieo làm chi cái chữ thôn ?
    Để khó cho tôi tiếp vần ồn !
    Tránh ồn thì ạ cho nó lạ !
    Tàu lạ , người lạ ... mà quá khôn !


    Nhớ pak ThaiDuong qua.mà hình như pak xuống núi rùi sao ko thấy lên tiếng nhỉ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này