Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4333 người đang online, trong đó có 306 thành viên. 18:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43623 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang

    Buồnquá, ngủ thôi.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dân đụng độ cảnh sát ở miền đông TQ


    Cập nhật: 21:48 GMT - thứ năm, 27 tháng 10, 2011


    [​IMG] Cảnh sát chống bạo động được gọi đến để dẹp loạn



    Hàng trăm người buôn bán đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở một thành phố miền đông Trung Quốc sau tranh cãi về thuế.
    Tin nói chủ một công ty quần áo trẻ em ở Hồ Châu từ chối đóng thuế.

    Ông gọi bạn bè đến tấn công người thu thuế, và vụ cãi vã lan rộng khi người ta bắt đầu ném đá và lật xe ô tô.
    Mỗi năm Trung Quốc có hàng ngàn vụ bạo động, thường xuất phát từ tranh cãi vặt.
    Giới phân tích nói các vụ này thường có gốc từ sức ép kinh tế như giá các mặt hàng cơ bản tăng cao.
    Trang mạng chính thức của tỉnh Triết Giang nói khoảng 600 người liên quan vụ việc, mở đầu hôm thứ Tư và tiếp tục sang ngày thứ Năm.
    Trang web cho hay khoảng 100 người xông vào các tòa nhà chính quyền ở Hồ Châu, ném đá, phá đèn đường và đập vỡ kính xe.
    Người đàn ông không chịu đóng thuế là người của tỉnh An Huy kế cận, theo truyền thông nhà nước.
    Hãng tin AP dẫn lời một bác sĩ địa phương nói ông này tức giận khi nhân viên thu thuế muốn ông trả mức giá cao hơn so với những người buôn bán địa phương.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bình luận về hợp tác Philippines-VN


    Cập nhật: 13:05 GMT - thứ tư, 26 tháng 10, 2011


    [​IMG] Việt Nam và Philippines hy vọng phát triển hợp tác hàng hải


    Nhân chuyến thăm Philippines của ************* Việt Nam Trương Tấn Sang, một học giả của Philippines cho rằng hai nước có thể tăng cường hợp tác trong vấn đề Biển Đông.
    Giáo sư Aileen SP. Baviera, từ Đại học Philippines, cho BBC biết nhận xét của bà về đề xuất mới đây của chính phủ Philippines nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp.

    Giáo sư Aileen SP. Baviera: Đề xuất này mang tính xây dựng vì nó nhấn mạnh giải pháp khu vực có can dự của Asean, dựa trên luật quốc tế và cố gắng làm rõ tính chất cuộc tranh chấp để mở đường cho các nước tìm kiếm giải pháp và tìm hợp tác.

    Tuy nhiên, đề xuất thiếu một số yếu tố quan trọng như một chính sách đưa Trung Quốc vào cuộc thảo luận và thiếu hành động về đề xuất Quy tắc Hành xử Asean - Trung Quốc. Ngoài ra, theo tôi, một số nước trong Asean chưa sẵn sàng cho cách tiếp cận trực tiếp như vậy. Các nước sẽ cần được thuyết phục rằng đây là cách làm thực tiễn.
    BBC:Gần đây liên tục có nhiều hội thảo liên quan Biển Đông. Giáo sư có nhìn thấy sự gần lại trong quan điểm giữa các học giả, đặc biệt là giữa các nhà nghiên cứu của Philippines và Trung Quốc?
    Theo tôi, một điểm chung có thể đạt được là nhìn nhận rằng tranh chấp lãnh thổ liên quan những vấn đề rộng hơn như an ninh hàng hải, lo ngại về môi trường biển (như Trung Quốc đã thừa nhận trong Sách Trắng gần đây về phát triển hòa bình). Vì thế, một hướng có thể theo đuổi là mở rộng cuộc đối thoại để bàn cả về hợp tác hàng hải trong khu vực.
    Một số học giả người Hoa (không nhất thiết là làm việc ở Trung Quốc) cũng nói cần phải làm rõ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi quanh điểm này.
    "Philippines và Việt Nam cần hợp tác không chỉ để đối phó với Trung Quốc mà còn để hiểu rõ hơn quan tâm và nhìn nhận chiến lược của nhau."
    Giáo sư Aileen SP. Baviera






    BBC:'Đường lưỡi bò' của Trung Quốc có lẽ là điểm gây tranh cãi nhất. Chính phủ Philippines có đạt được tiến bộ nào để làm rõ vấn đề này?
    Đây không phải là vấn đề cho Philippines mà là của Trung Quốc. Họ cần đưa ra một đòi hỏi được định nghĩa hợp lý để có thể làm điểm khởi đầu cho đàm phán và nó cần chứng tỏ mong muốn nghiêm túc giải quyết vấn đề trong hòa bình.
    Việt Nam, Philippines và một số nước khác đã bắt đầu giải thích và theo cách nào đó cũng mềm hóa đòi hỏi thể hiện qua luật đường cơ sở của Philippines và hồ sơ thềm lục địa của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc cũng sẽ làm như thế.
    BBC:Tại Philippines, giới học giả và những người làm chính sách có nghĩ rằng Việt Nam và Philippines có thể hợp tác thân hơn để đối phó với Trung Quốc?
    Philippines và Việt Nam cần hợp tác không chỉ để đối phó với Trung Quốc mà còn để hiểu rõ hơn quan tâm và nhìn nhận chiến lược của nhau.
    Là các nước trong Asean, chúng ta cũng cần hợp tác vì một kết quả giúp bảo đảm ổn định lâu dài trong khu vực, sự bền vững của Asean và ngăn chặn đối đầu quân sự có dính đến các cường quốc trong vùng biển chia sẻ chung giữa chúng ta.
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tăng lương cơ bản cũng giúp ổn định giá BDS do người dân có điều kiện hơn

    Nhân công ở TQ trở nên đắt đỏ hơn


    Cập nhật: 07:45 GMT - thứ tư, 26 tháng 10, 2011

    [​IMG] Chính phủ Trung Quốc đang quyết tâm kiềm chế lạm phát


    Thống kê mới nhất cho thấy lương tối thiểu ở Trung Quốc tăng 21,7%, trong khi nhà nước đang tìm cách giảm lạm phát và kiềm chế giá.
    Điều này có nghĩa giá nhân công tăng, chứ không còn rẻ như trước nữa.

    Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội đã ghi nhận tỷ lệ tăng mức lương tối thiểu vào cuối tháng Chín này.

    Giá nhân công tăng cho dù Bắc Kinh đã đưa ra nhiều biện pháp giảm nhiệt nền kinh tế nhằm chống lạm phát.
    Hệ quả là Trung Quốc có thể mất đi tính cạnh tranh với tư cách một trung tâm sản xuất hàng giá rẻ.
    Theo một nghiên cứu của tập đoàn tư vấn tài chính KPMG, Indonesia và Bangladesh sẽ có lợi khi giá lao động tăng ở Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phải đi tìm thị trường mới.
    Bộ Nhân lực Trung Quốc đã thu thập các thông số từ 21 trong số 31 tỉnh, vùng ở trong nước.
    Thành phố Thâm Quyến bên cạnh Hong Kong là nơi giá nhân công cao nhất, với lương tối thiểu lên tới 1.320 Nhân dân tệ/tháng (207 đôla Mỹ).
    Bắc Kinh là nơi mức thù lao tính theo giờ cao nhất - 13 Nhân dân tệ (2 đôla).
    Việc tăng lương tối thiểu ở Trung Quốc là tương xứng với nỗ lực tăng sức mua và tiêu thụ trong nước.
    Song KPMG nói lương tối thiểu ở Trung Quốc cao hơn các nơi khác ở Nam Á và Đông Nam Á tới bốn lần.
    Tuy vậy hãng này nhận xét Trung Quốc có thể kéo lại bằng hiệu quả lao động và hệ thống cơ sở hạ tầng.
    Trung Quốc vẫn đang thống trị trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử và đồ gỗ.
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Hãy xem phát hiện mỏ dầu của VN kéo dài ra đến Đà nẵng; Phát hiện của Exxon nằm ở lô 119. mà Mỏ bạch hổ nằm ở lô 9-3. chứng tỏ tiềm năng dầu khí của VN là rất lớn....[r2)][r2)][r2)][r2)]






    Thứ Năm, 27 tháng 10 2011
    Mỹ phát hiện dầu khí ngoài khơi Việt Nam làm tăng căng thẳng với TQ

    [​IMG]


    Hình: REUTERS
    Ảnh minh họa: Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu




    Tờ Financial Times ngày 27/10 loan tin tập đoàn dầu khí Exxon Mobil có trụ sở tại bang Texas của Hoa Kỳ vừa phát hiện mỏ dầu quan trọng, giàu tiềm năng trên Biển Đông, ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

    Theo tin của Wall Street Journal, Exxon đã tiến hành khoan giếng thăm dò thứ hai ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng hồi tháng 8 và tìm thấy có các loại khí hydrocarbon. Một phát ngôn nhân của công ty cho biết các dữ liệu thu thập được từ giếng thăm dò trên lô 119 đang được phân tích.

    Trữ lượng của giếng dầu này chưa được tiết lộ, nhưng việc phát hiện ra dầu khí trên vùng biển mà Trung Quốc cũng dành chủ quyền càng gây chú ý tới các tranh chấp trên vùng Biển Đông giàu tài nguyên mà các bên liên quan đang tìm cách xoa dịu.

    Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil được chính quyền Việt Nam cấp giấy phép cho thăm dò dầu khí tại các lô 117, 118, và 119 ngoài khơi duyên hải Đà Nẵng.

    Khu vực này nằm trong vùng mà Hà Nội tuyên bố thuộc đặc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, dựa trên luật biển quốc tế.









    [​IMG]






    [​IMG]



    .
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam nghiên cứu đề xuất thăm dò, khai thác dầu khí tại Philippines

    Ngày 27.10, tiếp tục chuyến thăm Philippines, ************* Trương Tấn Sang đã đến đặt vòng hoa tại tượng đài Rizal; khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên ASEAN ở Intramuros; thăm Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Philippines.

    Chiều cùng ngày, ************* đã có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile và Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte; Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jose Renes D.Almendras; Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda và Chủ tịch Tập đoàn San Miguel của Philippines.
    Tại buổi tiếp Bộ trưởng Năng lượng Jose Renes D.Almendras, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam sẽ tích cực nghiên cứu các đề xuất của Philippines về đầu tư trong một số lĩnh vực, trong đó có thăm dò và khai thác dầu khí tại Philippines, phù hợp với lợi ích của cả hai nước, trên cơ sở luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
    Cũng trong dịp này, ************* Trương Tấn Sang đã chứng kiến lễ ký kết 3 thỏa thuận hợp tác của các doanh nghiệp, gồm Bản ghi nhớ về Xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp
    Philippines (PCCI); Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Long An và Công ty Mayon Development về xuất nhập khẩu gạo và hạt điều trị giá 23 triệu USD; Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty CP quốc tế Việt Thái và Công ty CP IP Venture về hợp tác nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trị giá 25 triệu USD.



  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Anh quan ngại về tình hình biển Đông

    Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đây là quan điểm chung của Anh và Việt Nam đưa ra tại Đối thoại chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ nhất diễn ra tại London (Anh) ngày 26.10, được Bộ Ngoại giao VN phát đi trong thông cáo ngày 27.10.

    Phía Anh bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng tại huyết mạch giao thương quốc tế quan trọng này; hy vọng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
    Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, và khuyến khích các bên đạt được một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử (COC).
    Hai bên cũng thảo luận vấn đề chuyển dịch địa chính trị về sức mạnh kinh tế và an ninh. Về an ninh khu vực, Anh khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN và các cơ chế khu vực do ASEAN chủ đạo. Kết thúc đối thoại, hai bên nhất trí an ninh và quốc phòng là các trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược và sẽ tăng cường đối thoại trong thời gian tới trên tinh thần của Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh.
    Sự kiện trên do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne đồng chủ trì, với sự tham gia của các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, Bộ ******* Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ Anh.



  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông?

    Thứ tư, 26 Tháng 10 2011 13:57
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
    [​IMG]
    Một bình luận viên thời sự có điều kiện tiếp cận với giới quân sự Trung Quốc cho “Đa Chiều” biết, xét tới tình hình thực tế, sự can thiệp của Nhật Bản và Ấn Độ chỉ là bày tỏ thái độ, làm ra vẻ mà thôi, thực chất là muốn phối hợp với Mỹ kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đã thông qua tuyên bố chung Nhật Bản-Philíppin về Biển Đông. Và Nhật Bản đã tích cực bày tỏ giúp đỡ, huấn luyện Hải quân Philíppin và thu thập tin tức tình báo ở Biển Đông.
    Trong bối cảnh lớn này, nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Nhà bình luận thời sự trên cho rằng sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc.
    Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông. Trước tình huống này, có không ít nhân sĩ Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
    Trên phương tiện truyền thông chính thức, đã có nhân sĩ và cơ quan công khai cổ súy dùng vũ lực đối với vấn đề Biển Đông, họ cho rằng nguy cơ chiến tranh ở khu vực Biển Đông đang tích tụ, thời gian không còn ủng hộ Trung Quốc, Trung Quốc cần sử dụng tư thế người chủ đạo khai thác và hợp tác tài nguyên, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi hơn để cạnh tranh với các công ty dầu khí phương Tây.
    Luận điệu này cho rằng, Biển Đông là chiến trường tốt nhất của Trung Quốc hiện nay. Không phải lo lắng về một cuộc chiến quy mô nhỏ, đó chính là phương thức tốt nhất để giải phóng năng lượng chiến tranh, đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh xảy ra trận lớn, “Trung Quốc nên dùng quyết tâm đánh trận lớn và chuẩn bị thực tế cho đánh trận nhỏ, đẩy quyền lựa chọn chiến tranh và hòa bình cho đối phương”. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông thì nên thu nhỏ mặt trận, có thể khóa chặt Philíppin, nước đang hung hăng nhất, để thực hiện kế "giết gà dọa khỉ" có hiệu quả. Còn quy mô chiến tranh, nên lấy tiêu chuẩn là trừng phạt, không cần giống mô hình của Mỹ, Pháp tại Irắc, Ápganixtan hay Libi.
    Về việc chiến tranh có thể dẫn tới sự phản đối của quốc tế, người bình luận thời sự cho rằng, năm 2008, kinh nghiệm của Nga “ra tay quyết đoán”, nhanh chóng ổn định tình hình Grudia đã cho thấy, hành động của nước lớn tuy có thể gây chấn động quốc tế trong một thời gian, nhưng nói về lâu dài thì về cơ bản, vẫn thực hiện ổn định khu vực và giải quyết chiến lược nước lớn.
    Theo mạng Đa chiều (Hong Kong)
    Thuỳ Anh (gt)
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thế lưỡng nan của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế

    Thứ sáu, 28 Tháng 10 2011 00:00
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Khi vị thế quốc gia không ngừng gia tăng, đồng thời những lợi ích cũng như trách nhiệm càng mở rộng. Việc đảm bảo lợi ích, thực hiện trách nhiệm cường quốc buộc Trung Quốc ít nhiều đi ngược lại với chính sách truyền thống không can dự của nước này.

    [​IMG]

    [FONT=&quot]Với tình thế như vậy, bài phân tích “The Dilemma of Power” trong chuyên mục xã luận của tờ "Thời báo" (Anh) ngày 17/10 đã đặt ra câu hỏi rằng Trung Quốc sẽ triển khai sức mạnh tới đâu để bảo vệ các lợi ích của họ ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Phi? Giả sử Trung Quốc phải can dự, một cách hòa bình hoặc sử dụng quân sự, điều đó sẽ gây hại như thế nào đối với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mà Trung Quốc vẫn rao giảng?[/FONT]
    [FONT=&quot]Các chuyên gia phân tích quân sự phương Tây cho rằng những động thái quân sự rầm rộ gần đây của Trung Quốc là nhằm phô trương sức mạnh. Cùng với việc phát triển các công nghệ mới và các kỹ thuật chiến tranh mạng, Trung Quốc vừa thử nghiệm máy bay tàng hình J-20 và bắt đầu cho chạy thử tàu sân bay. Trung Quốc hiện tích cực đẩy mạnh khả năng triển khai và duy trì các lực lượng tác chiến phối hợp trên đất liền, biển và trên không. Trong hai thập kỷ nữa, Trung Quốc sẽ đứng thứ hai thế giới - chỉ sau Mỹ - về khả năng triển khai sức mạnh quân sự.[/FONT]
    [FONT=&quot]Với sức mạnh đã và đang được tăng cường, giờ đây Trung Quốc sẽ phải quyết định sử dụng sức mạnh của mình khi nào và sử dụng như thế nào. Về mặt truyền thống, Trung Quốc thường quan tâm tới các nước láng giềng và các mục tiêu chiến lược cấp khu vực - đó là an ninh xung quanh đường biên giới, tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, các tuyến đường thương mại và đặc biệt là ngăn chặn nỗ lực tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Các vấn đề này hiện vẫn là những ưu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây bị buộc phải bao quát thêm cả các "chiến trường" xa hơn. Có khoảng 1 triệu người dân Trung Quốc đang lao động tại châu Phi, kinh doanh, quản lý các dự án và mang về cho Trung Quốc nguồn nguyên liệu thô. Họ trông chờ sự bảo đảm an ninh từ phía Bắc Kinh, và gần đây Bắc Kinh lâm vào thế buộc phải bảo đảm điều đó. Trung Quốc đã gửi tàu chiến để sơ tán khoảng 15.000 lao động tại Ai Cập và khoảng 35.800 lao động tại Libi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Một vấn đề tồi tệ hơn là hiện người dân châu Phi bắt đầu "khó chịu" về sự hiện diện của Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh liên tục khẳng định rằng họ không thực hiện chính sách thực dân, không bóc lột hay lợi dụng các đối tác thương mại. Đã xảy ra những vụ bạo động tại một số nước nhằm phản đối các đối tác thương mại Trung Quốc - vốn bị coi là đang phá giá tại các thị trường địa phương. Theo báo "Nikkei" (Nhật Bản), Tổng thống Dămbia Michael Sata, vừa mới đắc cử hồi cuối tháng 9/2011, trong chiến dịch vận động tranh cử đã sử dụng "lá bài tẩy chay Trung Quốc" và nói rằng “họ (người Trung Quốc) không phải là những nhà đầu tư mà chỉ là những kẻ ký sinh”. Ngay sau khi trúng cử, Tổng thống Sata đã triệu Đại sứ Trung Quốc và thông báo rằng Lusaka sẽ xem xét lại toàn bộ các hợp đồng mà doanh nghiệp Trung Quốc ký với quốc gia này. Người Trung Quốc bị cáo buộc là đồng lõa với nạn tham nhũng và rất nhiều người trong số họ đang gây ra nỗi kinh hoàng tại các mỏ khai thác, các giàn khoan dầu mỏ và các chi nhánh ngân hàng nơi họ làm việc.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tại Ănggôla, các cuộc biểu tình đã diễn ra liên tục nhằm phản đối Chính quyền của Tổng thống Dos Santos dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, người dân châu Phi đang hướng mũi dùi chỉ trích vào các chính quyền quá phụ thuộc vào nguồn tiền của Trung Quốc. Sự bất mãn đối với Trung Quốc đã khiến một số vụ tấn công nhắm vào người Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc liên tục xảy ra gần đây. Ngày 11/10, một người phụ nữ Trung Quốc đã bị một nhóm cướp giật tại Tandania tấn công làm tử vong, tiếp đó một bệnh viện của Trung Quốc cũng bị tấn công, cướp tiền và máy tính trong ngày 12/10. Trong thời gian tới, một loạt nước châu Phi như Mađagaxca, Gambia và Cộng hòa Cônggô sẽ tiến hành bầu cử, và nhiều khả năng các chính sách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong các cuộc tranh cử nếu tình hình hiện nay vẫn không được cải thiện. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh khó có thể giữ im lặng khi các công dân và các lợi ích quốc gia của họ bị đe dọa. Ngoài ra, thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc còn nằm ở Hội đồng Bảo an, nơi Bắc Kinh bị chỉ trích vì đã ủng hộ cho Xuđăng trong vụ thảm sát Dafur, và nằm ở việc nước này vươn ra Ấn Độ Dương, nơi bọn hải tặc Xômali đang đe dọa các tàu hàng của Trung Quốc. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bắc Kinh tự thấy đang bị rơi vào tình thế buộc phải đưa ra các quyết định dựa trên đạo đức chính trị cũng như dựa trên lợi ích cá nhân - một tình huống khó xử đối với một quốc gia từ lâu rất thù địch với các chiến dịch về nhân quyền của nước ngoài. Khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe cũng làm gia tăng tình thế khó xử của Trung Quốc. Nhiều khả năng không can dự sẽ vẫn là chính sách chính thức của nước này. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc phải chấp nhận gánh vác các trách nhiệm toàn cầu với tư cách là một cường quốc, nước này sẽ phải đưa ra những quyết định không chỉ dựa trên lợi ích cá nhân mà còn phải dựa trên sự ổn định, an ninh và khả năng điều hành tốt. Đây thực sự là một vấn đề khiến Trung Quốc bối rối.[/FONT]
    [FONT=&quot]Theo [/FONT][FONT=&quot]“The Dilemma of Power”, [/FONT][FONT=&quot]The Times (Anh)[/FONT]
    [FONT=&quot]Văn Cường (gt)[/FONT]
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    28/10/2011 - 01:01​
    Việt Nam-Philippines ra Tuyên bố chung
    Theo chinhphu.vn, ngày 27-10, trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của ************* Trương Tấn Sang, hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam-Philippines.
    Theo Tuyên bố, ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III đã chứng kiến lễ ký bốn thỏa thuận: Chương trình Hành động Việt Nam-Philippines giai đoạn 2011-2016 về hợp tác trong các lĩnh vực: chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế, biển - đại dương... ; Bản Ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines; Bản Thỏa thuận về Thiết lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines; Chương trình Hợp tác du lịch giai đoạn 2012-2015.
    Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi thông tin và quan điểm về các vấn đề liên quan đến biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần có cách tiếp cận căn cứ vào luật pháp, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông. Hai nhà Lãnh đạo cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN và tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố Về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002.
    Kết thúc các cuộc hội đàm và tiếp xúc, ************* Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno S. Aquino III tái khẳng định cam kết đưa quan hệ hai nước phát triển một cách toàn diện.
    TX
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này