Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7575 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 09:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43276 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhật Bản sẽ đảm nhận vai trò mới ở Biển Đông

    Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 00:00


    Mạng phân tích tình báo chiến lược "Stratfor" của Mỹ gần đây có đăng bài Japan taking a new role in the South China Sea cho rằng việc Nhật Bản ký thoả thuận hợp tác quân sự với Philíppin cho thấy nước này dường như đang xem xét việc can dự lớn hơn vào những tranh chấp ở Biển Đông.

    [​IMG]

    Trong chuyến thăm của Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đến Nhật Bản từ ngày 25 - 27/9, Philíppin và Nhật Bản đã ký thoả thuận hợp tác quân sự để mở rộng các cuộc tập trận hải quân chung và các cuộc đàm phán định kỳ giữa các quan chức hải quân.
    Thoả thuận đã đưa quan hệ của hai nước vượt qua các mối quan hệ kinh tế truyền thống và bước vào lĩnh vực an ninh. Tổng thống Benigno Aquino đã nói trước chuyến đi của mình rằng ông cũng tìm kiếm sự ủng hộ của Chính phủ Nhật Bản trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
    Mặc dù tránh can dự trực tiếp vào những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông là lâu dài và thực tế, có liên quan đến các mối lo ngại địa lý trực tiếp của nước này: đảm bảo việc tiếp cận các tuyến đường thương mại và các nguồn tài nguyên mà quốc đảo này thiếu. Hồi đầu năm nay, những căng thẳng ở Biển Đông tăng lên giữa Trung Quốc, Philíppin và Việt Nam vì Bắc Kinh ngày càng khẳng định những đòi hỏi về lãnh thổ của mình. Trong khi đó, Nhật Bản cũng coi việc ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng là một thách thức đối với vị thế vốn vững chắc của Tôkyô ở Đông Nam Á. Nhật Bản cũng coi sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với tuyến đường biển then chốt của nước này và đối với tầm ảnh hưởng chiến lược của chính mình. Khi các nước có khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khác tìm kiếm sự cộng tác để củng cố các luận điểm của họ và khi Mỹ khôi phục lại sự can dự của mình ở khu vực, Tôkyô có thể sử dụng những tranh chấp ở Biển Đông để xác lập lại vị thế của mình ở Đông Nam Á.
    Lợi ích của Nhật Bản ở Đông Nam Á
    Nhật Bản đã hoạt động tích cực ở Biển Đông vì công cuộc công nghiệp hoá buộc nước này phải bảo vệ các tuyến đường thương mại và tìm kiếm các nguồn tài nguyên. Điều này song hành với công cuộc quân sự hoá và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nhật Bản. Nhật Bản đã bắt đầu khai thác ở quần đảo Trường Sa từ năm 1918 và chiếm đóng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai để triển khai quân sự của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương.
    Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính sách của Nhật Bản là để trở thành nhà lãnh đạo về kinh tế ở Đông Nam Á, chủ yếu thông qua viện trợ và đầu tư, và để xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực với một học thuyết quân sự hạn chế. Từ năm 1977 đến 1992, viện trợ phát triển của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á đã tăng từ 1,42 tỷ lên 50 tỷ USD. Trong khoảng thời gian này, Nhật Bản đã giành được ảnh hưởng đáng kể đối với Đông Nam Á và can dự nhiều vào các công việc của khu vực.
    Tuy nhiên, kể từ thập niên 1990, ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực đã giảm đáng kể do những hạn chế về kinh tế và chính trị ở trong nước và do những thách thức nổi lên từ các đối thủ khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Biển Đông không còn quan trọng đối với Nhật Bản. Việc nhập khẩu dầu mỏ và các nguyên liệu thô có ý nghĩa sống còn với một nước nghèo năng lượng và tài nguyên như Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản phụ thuộc gần như 100% vào dầu thô nhập khẩu, 88% số đó lại được vận chuyển qua Biển Đông. Hơn nữa, eo biển Malắcca là một tuyến vận chuyển quan trọng để hàng hoá của Nhật Bản đi ra các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, những hạn chế của Nhật Bản cùng với sự quan tâm yếu đi của Mỹ đối với khu vực đã cho phép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng chính trị và kinh tế đang tăng lên của nước này để coi mình là một cường quốc đang nổi lên ở khu vực Đông Nam Á.
    Những lo ngại của khu vực đối với Trung Quốc
    Trong 5 năm qua, chiến lược biển và việc phát triển quân sự của Trung Quốc đã tạo ra những lo ngại trong các quốc gia Đông Nam Á về việc Trung Quốc xây dựng quân đội và sự hồi sinh những căng thẳng ở Biển Đông. Những diễn biến này cũng thu hút sự chú ý của Nhật Bản, nước coi thái độ ngày càng gây hấn của Trung Quốc ở các vùng biển là môt mối đe dọa tiềm tàng đối với các tuyến đường cung ứng của Nhật Bản. Nhật Bản cũng có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông và đã dẫn đến các cuộc tranh cãi thường xuyên với Bắc Kinh liên quan đến các dự án thăm dò chung. Đối với Nhật Bản, việc Trung Quốc tăng cường quân đội và những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông không chỉ cho thấy cách tiếp cận tương tự có thể được sử dụng trong những tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, mà còn cho thấy Trung Quốc muốn có một vai trò thống trị hơn trong các công việc ở Đông Nam Á.
    Trước đây, Nhật Bản không muốn thách thức trực tiếp Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, Tôkyô đã có thái độ mạnh mẽ hơn trong các vấn đề của khu vực, đặc biệt là liên quan đến Biển Đông. Do những căng thẳng ở vùng biển này đã gia tăng mức độ cao mới hồi đầu năm nay, Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại đối với sự thống trị các vùng biển của Trung Quốc tại các cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hỗ trợ các quốc gia có liên quan kêu gọi sự quan tâm chú ý lớn hơn đến vấn đề an ninh khu vực.
    Nhật Bản dường như cũng đã thúc đẩy những nỗ lực của mình để làm Oasinhtơn quan tâm hơn đến Biển Đông. Điều này được thể hiện thông qua ý định của Tôkyô thúc đẩy một khuôn khổ cho sự hợp tác Mỹ - Nhật Bản cùng với các nước ASEAN để ép Trung Quốc tuân thủ các quy định quốc tế. Nhật Bản cũng thúc đẩy sáng kiến hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc để xoa dịu những căng thẳng ở Biển Đông và đề xuất các cuộc đối thoại Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản về các vấn đề an ninh khu vực. Tiếp đó, Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản (JMSDF) hồi đầu năm nay đã triển khai đến Biển Đông để tham gia một cuộc diễn tập quân sự nhỏ với Mỹ và Ôxtrâylia ở ngoài khơi Brunây.

    Vai trò có thể thay đổi của Nhật Bản
    Nhiều thay đổi đã làm cho Nhật Bản có thể sử dụng những căng thẳng ở Biển Đông để có quan điểm mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Thứ nhất, nhờ Mỹ lại quan tâm đến những công việc ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản - đồng minh hùng mạnh nhất của Mỹ ở khu vực, đã chịu áp lực từ Oasinhtơn phải đảm nhận vai trò lớn hơn trong các công việc của khu vực nhằm đối trọng với Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã dần rời xa cái ô an ninh của Mỹ và bắt đầu chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc bảo vệ mình. Điều này, cùng với sức mạnh kinh tế tăng lên và sự hiện đại hoá và mở rộng quân sự của Trung Quốc ở khu vực, đã làm cả Oasinhtơn và Tôkyô phải xem xét lại các mối quan hệ của mình với Bắc Kinh. Lợi ích của Nhật Bản trong việc bảo vệ tuyến đường biển của mình trước sự xâm lấn của Trung Quốc đã làm Tôkyô có thêm động cơ đảm nhận một vai lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực.
    Thứ hai, Nhật Bản có thể muốn tiếp tục mở rộng vai trò của JMSDF để giải quyết vấn đề dễ bị tổn thương của tuyến đường cung cấp năng lượng và mối đe dọa chung do Trung Quốc gây ra - cả hai điều này đang ngày càng trở nên quan trọng. JMSDF được xem là một trong những lực lượng hải quân tinh vi và giỏi nhất thế giới, nhưng những ký ức còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ Hai và những quan niệm của công chúng về quân đội Nhật Bản đã cản trở mạnh mẽ sự phát triển của nó. Những quan niệm này thể hiện những dấu hiệu của sự thay đổi dần dần, làm cho Tôkyô dễ dàng hơn trong việc ủng hộ triển khai quân đội vì mục đích nhân đạo và ở nước ngoài, như người ta đã thấy khi JMSDF phản ứng với thảm họa sau động đất và sóng thần 11/3. Do đó, sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể giúp thanh minh cho các chiến dịch của JMSDF.
    Cho đến nay, việc mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) mới chủ yếu tập trung vào việc cứu trợ thiên tai hoặc các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, nhưng nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi Xômali và căn cứ không quân ở Gibuti cho thấy ý định của Tôkyô tăng cường sự hiện diện hoà bình của JSDF ở nước ngoài. Việc huấn luyện song phương JMSDF với các quốc gia Đông Nam Á có thể là sự bắt đầu của một sự can dự quân sự lớn hơn ở Biển Đông nói riêng.
    Cuối cùng, Nhật Bản cũng đã theo đuổi mối quan hệ an ninh song phương và đa phương với các nước khác trong khu vực, với sự tham gia của Mỹ. Tôkyô đã hợp tác quốc phòng với các nước, bao gồm Philíppin và Việt Nam - cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, và Ấn Độ, nước có lợi ích chiến lược trong việc kiềm chế sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Một số hội nghị thượng đỉnh song phương liên quan đến quốc phòng và các cuộc đối thoại ba bên bao gồm cả Mỹ cũng đã được đưa ra. Các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông tin rằng hợp tác với Nhật Bản có thể làm tăng sức mạnh của họ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, thu hút sự chú ý quốc tế đối với những tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, hợp tác với Nhật Bản còn là một cơ hội rất tốt đối với Philíppin. Mặc dù dường như việc Nhật Bản quan tâm đến Biển Đông là một phần trong chiến lược của nước này để giành lại ảnh hưởng ở Đông Nam Á khi mà Trung Quốc ngày càng gây hấn, nhưng Tôkyô dường như vẫn tiếp cận một cách thận trọng để tránh nguy cơ căng thẳng hơn với Bắc Kinh. Vẫn chưa rõ liệu chính phủ mới của Nhật Bản muốn có quan điểm quyết đoán chống lại Trung Quốc trong các vấn đề biển hay không. Cho đến nay, nội các mới của Nhật Bản dường như không có kế hoạch cho bất kỳ một bước đi mạnh mẽ nào trong lĩnh vực này. Trước khi thực hiện một bước đi lớn nhằm tái thể hiện vai trò của mình ở Đông Nam Á, Tôkyô có thể phải tập hợp sự ủng hộ chính trị và cân đối cho phù hợp với chiến lược chung của Mỹ ở khu vực./.
    Theo Stratfor
    Hồng Hạnh(gt
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cuộc đua quyền lực của Trung Quốc tại Đại hội 2012: Phần 1 - Giới lãnh đạo tỉnh

    Thứ sáu, 28 Tháng 10 2011 00:00



    Bảy trong số chín Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị và 14 trong 25 thành viên trong Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc sẽ nghỉ hưu trong năm 2012 để nhường vị trí cho thế hệ trẻ hơn. Những ai sẽ là ứng cử viên triển vọng nhất? GS. Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc (Mỹ) phân tích toàn diện về gia thế, trình độ, sự nghiệp, đặc điểm phe phái của 62 lãnh đạo tỉnh thành để tìm ra những ứng viên sáng giá nhất.

    [​IMG]
    Trung Quốc sẽ trải qua một giai đoạn chuyển giao lãnh đạo quan trọng tại Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012. Những lãnh đạo cấp cao hiện nay, gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, dự tính đều sẽ nghỉ hưu. Bộ chính trị và Ủy ban Thường trực của Bộ chính trị sẽ tái sắp xếp với một số lượng lớn các gương mặt mới. Những ai sẽ là ứng cử viên triển vọng nhất, góp mặt trong các cơ quan lãnh đạo tối cao này? Những đặc điểm cơ bản và tiêu chuẩn chủ yếu nào giúp cho sự thăng tiến của những khuôn mặt mới này? Liệu người ta có thể dự đoán trước được về đội ngũ lãnh đạo mới có khả năng hình thành và việc phân bổ quyền lực theo bè phái hay không? Thế hệ lãnh đạo mới sẽ thay đổi cách thức vận hành của đời sống chính trị Trung Quốc đến mức nào? Bài viết này nhằm mục đích giải đáp các câu hỏi trên và những vấn đề khác bằng việc nghiên cứu 62 lãnh đạo tỉnh – gồm các Bí thư tỉnh ủy và Tỉnh trưởng – của 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Có rất ít nghi ngờ về việc các lãnh đạo tỉnh ngày hôm nay sẽ trở thành những người ra quyết sách của quốc gia trong tương lai. Người ta có thể trông đợi một cách hợp lý rằng nhóm những nhà lãnh đạo này sẽ điều hành đất nước đông dân nhất thế giới trong phần lớn thập kỷ này và xa hơn*.
    Ở Trung Quốc, cũng như ở Mỹ, năm 2012 sẽ là năm bản lề đối với các chính trị gia. Kể từ năm 1977, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên tổ chức Đại hội Đảng Toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội Đảng luôn là một cơ hội lớn để thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ, lên kế hoạch triệu tập vào mùa thu năm 2010, cũng không là ngoại lệ. Có 7 trong số 9 ủy viên của Ủy ban Thường trực Bộ chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất cả nước, dự tính sẽ nghỉ hưu. Trong Bộ chính trị gồm tổng số 25 thành viên, có ít nhất 14 nhà lãnh đạo sẽ nhường chỗ của mình cho các ứng cử viên trẻ hơn. Do vậy, những nhân vật chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề tư tưởng và chính trị, quản lý kinh tế và tài chính, chính sách đối ngoại và các hoạt động quân sự của đất nước sẽ bao gồm những gương mặt mới sau năm 2012[1].
    Mặc dù việc thay đổi lãnh đạo quan trọng này ở Bắc Kinh dường như còn ở xa phía trước nhưng các chính trị gia Trung Quốc đã bắt đầu có hành động. Trung Quốc, dĩ nhiên, không có các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ như ở Mỹ. Việc tiến hành các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của người Mỹ là một khái niệm xa lạ đối với các nhân vật chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), nhưng cũng giống như “các cuộc đua giữa nhiệm kỳ” ở Mỹ được coi như một bước đệm quan trọng trước cuộc một bầu cử tổng thống sắp diễn ra, thì chiếc đồng hồ chính trị Trung Quốc cũng quay theo một nhịp điệu với sự tương đồng đáng kinh ngạc. Cuộc chiến giành quyền lực quyết liệt giữa các đối thủ nặng ký và các phe phái đi kèm với họ có xu hướng nóng lên ít nhất là hai năm trước “năm có sự thay đổi lãnh đạo quan trọng.”
    Khoảng thời gian đặc biệt này là đặc trưng cơ bản của các quy tắc và điều lệ của ĐCSTQ được xây dựng gần đây, quy định các quan chức cấp cao (lãnh đạo tỉnh hoặc cao hơn) phải phục vụ ít nhất là hai năm trước khi có được sự đề bạt[2]. Các ứng viên theo đuổi vị trí ủy viên trong Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) mới và Bộ chính trị mới phải định vị cẩn thận bản thân họ ngay từ bây giờ và trong những tháng sắp tới bằng cách nắm giữ các vị trí bước đệm trong nội bộ Đảng và chính phủ ở cấp lãnh đạo trung ương hoặc cấp tỉnh.
    Vì vậy, việc phân tích những nhân vật nắm giữ những vị trí quan trọng này – đặc biệt những người mới được bổ nhiệm trong cuộc cải tổ nhân sự gần đây – có giá trị rất lớn đối với những người đang quan sát Trung Quốc. Một phân tích như vậy có thể giúp đạt được 4 mục tiêu quan trọng: 1) phát hiện đội ngũ lãnh đạo có khả năng góp mặt trong Bộ chính trị sắp tới; 2) nêu các đặc điểm chính trị và chuyên môn của những lãnh đạo cấp cao mới, kể cả những ngôi sao đang lên của thế hệ trẻ hơn; 3) đưa ra đánh giá về cán cân sức mạnh phe phái bên trong đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc sau Đại hội Đảng 18; 4) dự đoán đường đi chính trị và định hướng chính sách của đất nước dưới sự điều hành của đội ngũ lãnh đạo mới.
    Đây là bài đầu trong loạt bài phân tích về cuộc đua giành quyền lực giữa các chính trị gia Trung Quốc khi sắp bước vào giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo năm 2012. Loạt bài này nhằm mục đích nghiên cứu giới chóp bu quan trọng nhất, như các ban bệ trung ương ĐCSTQ, các bộ của Quốc vụ viện, các doanh nghiệp nhà nước lớn (SOEs), và quân đội. Bài phân tích này tập trung vào 62 lãnh đạo tỉnh hiện nay – Các bí thư Tỉnh ủy và Tỉnh trưởng (hoặc thị trưởng) – của 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc[3]. Nó đưa đến một phân tích toàn diện dựa trên kinh nghiệm về gia thế tiểu sử, trình độ giáo dục, con đường sự nghiệp, và mạng lưới chính trị hay các đặc điểm phe phái của 62 lãnh đạo tỉnh cấp cao này. Ngoại trừ một số thông tin liên quan đến mối quan hệ người đỡ đầu-người được nâng đỡ, tiểu sử gia đình dựa trên những cuộc phỏng vấn của tác giả và các phương tiện truyền thông không chính thức của Trung Quốc, tất cả các dữ liệu được dẫn nguồn từ trang web của Hãng thông tấn Tân Hoa Xã do chính phủ điều hành[4].
    62 lãnh đạo tỉnh này có thể được coi là nhóm quan trọng nhất cần quan sát trong cuộc đua giành quyền lực giữa kỳ đang diễn ra ở trong nước, vì lãnh đạo cấp tỉnh của Trung Quốc vừa là nơi bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo quốc gia vừa là chiến trường giữa các thế lực chính trị khác nhau. Sự chia rẽ phe phái quyền lực thể hiện khá rõ ở cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia, và do vậy thu hút sự chú ý của chúng ta. Nhận diện những lãnh đạo tỉnh nào thăng tiến sự nghiệp thông qua Liên hiệp Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (nền tảng quyền lực của Hồ Cẩm Đào), hay thuộc phái thái tử (những lãnh đạo có tiểu sử gia đình là quan chức cấp cao), hay là thành viên của “Nhóm Thượng Hải” (những lãnh đạo được bảo trợ bởi Giang Trạch Dân khi ông này lãnh đạo thành phố), là một trong những phương pháp tốt nhất để dự đoán về bối cảnh chính trị của Trung Quốc trong những năm tới.
    Lãnh đạo Tỉnh: Bước đệm Quan trọng Tiến tới đội ngũ Lãnh đạo Cấp cao Trung Quốc
    Các lãnh đạo tỉnh của Trung Quốc hiện nay có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong việc điều hành đất nước với ba lý do chính. Thứ nhất, các tỉnh và thành phố tự trị mà các lãnh đạo này điều hành là những đơn vị kinh tế xã hội lớn. Người ta thường nói rằng, một tỉnh của Trung Quốc giống như một quốc gia ở Châu Âu. Quả thực, các tỉnh của Trung Quốc có dân số đông hơn nhiều so với các quốc gia Châu Âu. Ví dụ như, 5 tỉnh lớn nhất của Trung Quốc – Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Giang Tô – đông dân hơn 5 quốc gia lớn nhất ở Tây Âu là Đức, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha[5]. Dân số hiện tại của Tỉnh Hà Nam là 99,7 triệu người và dự tính sẽ vượt qua con số 100 triệu vào tháng 7 năm 2010[6]. Ngoài Trung Quốc, chỉ có 10 quốc gia khác trên thế giới có dân số hơn 100 triệu người[7]. Ý nghĩa kinh tế của những tỉnh này cũng rất quan trọng. Ví dụ như, tổng GDP của Tỉnh Quảng Đông đã vượt ba “Con hổ Đông Á”: Xinhgapo, Đài Loan và Hồng Công. Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông gần đây cho rằng GDP của tỉnh sẽ vượt qua GDP của một “con hổ” khác, Hàn Quốc, trong vòng một thập kỷ[8]. Các lãnh đạo tỉnh của Trung Quốc, giống như các lãnh đạo cấp cao của các quốc gia Châu Âu và Các Con hổ Đông Á, không ngừng quan tâm đến sự phát triển kinh tế của khu vực và phải đối phó với những thách thức rất lớn như tình trạng thất nghiệp, công bằng trong phân phối, ổn định xã hội, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu phúc lợi của khu vực trong phạm vi quyền hạn của họ.
    Thứ hai, bộ phận lãnh đạo tỉnh cấp cao ở Trung Quốc cũng là một lực lượng chính trị với những quyền hạn riêng của họ, đặc biệt vào thời kỳ khi chính quyền địa phương có quyền tự chủ nhiều hơn để thúc đẩy các lợi ích khu vực của họ. Mặc dù thường ở sau những cánh cửa đóng kín, họ không ngừng tham gia vào mạng lưới chính trị, vận động hành lanh chính sách và xây dựng các liên minh không chỉ giữa các lãnh đạo tỉnh với nhau mà còn với các giới chức trung ương. Không hề có sự ngẫu nhiên khi hai vụ khai trừ chính trị quan trọng nhất trong nội bộ ĐCSTQ hơn 15 năm trước lại xảy ra đối với hai ủy viên Bộ chính trị, những người mà lúc đó đồng thời kiêm vai trò lãnh đạo tỉnh là Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng (Chen Xitong) năm 1995 và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) năm 2006. Hai ************* gần đây của CHNDTH là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đã có thể củng cố sức mạnh và quyền lực của họ ở chính quyền trung ương bằng cách loại bỏ hai đối thủ chính trị nặng ký ở cấp tỉnh này. Gần đây nhất, “các văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh” (zhujingban) của các chính quyền địa phương và tỉnh, các nhóm vận động hành lang đặt ở khu vực, đã gia tăng nhanh chóng về số lượng. Tháng 1 năm 2010, chính quyền trung ương đã ban hành một quy định mới nhằm giảm về cơ bản số lượng được cho phép của các văn phòng đại diện cho lợi ích địa phương này và yêu cầu kiểm toán tài chính của các nhóm vận động hành lang còn lại ở cấp tỉnh và thành phố tự trị[9].
    Thứ ba, và quan trọng nhất, vị trí lãnh đạo tỉnh là bước đệm cốt yếu nhất để tiến tới các chức vụ lãnh đạo đất nước cao nhất ở Trung Quốc thời hậu Đặng. Phần lớn các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ở giai đoạn này – Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ thuộc thế hệ thứ ba, Hồ Cẩm Đào và Ngô Bang Quốc thuộc thế hệ thứ tư, và Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường thuộc thế hệ thứ năm – tất cả đều giữ vai trò bí thư Tỉnh ủy hay thành ủy trước khi chuyển tới Bắc Kinh để đảm đương những chức vụ lãnh đạo quốc gia quan trọng nhất của đất nước. Trong số 9 thành viên Ủy ban Thường trực Bộ chính trị, tất cả trừ một người (Thủ tướng Ôn Gia Bảo) đã có kinh nghiệm trước đây ở cương vị lãnh đạo tỉnh. Tất cả sáu ngôi sao đang lên trong đội ngũ lãnh đạo – các ủy viên Bộ chính trị thuộc thế hệ thứ năm – gần đây hoặc hiện tại giữ cương vị lãnh đạo tỉnh[10]. Biểu đồ 1 thể hiện sự gia tăng đáng chú ý của các ủy viên Bộ chính trị với kinh nghiệm lãnh đạo tỉnh, từ 50% trong năm 1992 tới 59% trong năm 1997, 67% năm 2002, và 76% trong năm 2007. Đối với các lãnh đạo dân sự, kinh nghiệm lãnh đạo tỉnh gần như đã trở thành một điều kiện tiên quyết để tiến tới vị trí ủy viên trong Bộ chính trị.
    Đọc toàn bộ bản dịch tại đây
    Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton
    Hằng Ngân, Tuấn Anh (dịch)
    Đỗ Thủy (hiệu đính)
    Bản gốc tiếng Anh:“China’s Midterm Jockeying: Gearing Up for 2012 – Part 1: Provincial Chiefs” nằm trong loạt bài của Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton, đăng trên Tạp chí “China Leadership Monitor” của Hoover Institution, Stanford University.

    [1] Ví dụ, trong số 11 ủy viên của Quân ủy Trung ương (CMC), 8 người, bao gồm hai phó chủ tịch, được dự tính sẽ nghỉ hưu vào Đại hội Đảng 18.

    [2] Văn kiện, “Các điều lệ về Tuyển chọn và Bổ nhiệm Lãnh đạo của Đảng và Chính phủ”, được phát hành bởi Ban Tổ chức ĐCSTQ vào tháng 7 năm 2002. Xem http://news.xinhuanet.com/ziliao/2003-01/18/content_695422_1.htm. Tuy nhiên, có ngoại lệ xảy ra. Ví dụ như, Tập Cận Bình giữ cương vị bí thư Thành ủy Thượng Hải chỉ trong 8 tháng trước khi được bổ nhiệm vào Ủy ban Thường trực Bộ chính trị năm 2007.



    [3] Trung Quốc có 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 22 tỉnh, 5 khu vực tự trị và các thành phố trực thuộc chính quyền trung ương. Những khu vực tự trị này (Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, khu Ninh Hạ và Quảng Tây) và các chính quyền thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh ) ở địa vị cấp tỉnh. Nghiên cứu này xem ba bí thư Đảng bộ và chủ tịch (hoặc chủ tịch chính quyền của các khu vực tự trị hoặc thị trưởng các chính quyền thành phố ở địa vị cấp tỉnh) của 31 đơn vị thành chính cấp tỉnh như “các lãnh đạo tỉnh”.

    [4] Xem http://www.xinhuanet.com. Thông tin về tiểu sử gia đình và các mối quan hệ người đỡ đầu - người được nâng đỡ của các lãnh đạo tỉnh dựa trên những cuộc phỏng vấn của tác giả ở Trung Quốc và những nguồn truyền thông trực tuyến không chính thức ở Trung Quốc, Hồng Công và nước ngoài.

    [5] Để thảo luận thêm về điều này, đọc Cheng Li, “After Hu, Who?—China’s Provincial Leaders Await Promotion,” China Leadership Monitor, Số. 1 (Mùa đông 2002).

    [6] Henan ribao (Henan Daily), January 11, 2010, p. 1. Những nước ngoại quốc có dân số hơn 100 triệu là Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Braxin, Pakixtan, Bănglađét, Nigiêria, Nga, Nhật và Mêhicô.

    [7] Tlđd.

    [8] Xem http://city.cctv.com/html/chengshijingji/88645f7c0d8c2c294837385a15b0fe9c.html.

    [9] Xem Liaowang xinwen zhoukan (Outlook Newsweek), January 23, 2010.

    [10] Năm người trong số họ —Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lý Nguyên Triều, Uông Dương và Vương Kỳ Sơn — giành được các ghế của họ trong Bộ chính trị khi họ là bí thư Tỉnh ủy hoặc Thành ủy. Ngôi sao đang lên khác Bạc Hy lai, sau này là bộ trưởng thương mại, cũng có kinh nghiệm lãnh đạo làm Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh trong một vài năm và đã được bổ nhiệm làm bí thư Thành ủy Trùng Khánh sau Đại hội Đảng 17.
  3. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Mình là lính mới thôi,thấy Topic này hay ,nên ghé thăm ,và cùng các bạn lên án chống bọn khựa tham lam bành trướng .mình ko phải dân ck.hiện tại đang chiến E vàng anh.rất mong được giao lưu với các bạn, [r2)]
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thất bại tại Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn chìm đắm trong giấc mộng

    Thứ ba, 25 Tháng 10 2011 00:00



    Về khía cạnh chiến lược, chính sách ngoại giao, quan hệ quốc tế và truyền thông trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã hoàn toàn bại trận. Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của nước này. Bừi viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


    [​IMG]
    Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.
    Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung". Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.
    Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.
    Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.
    Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế.
    Trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc vẫn còn đắm chìm trong thuyết "Trỗi dậy hòa bình" do chính họ tạo dựng nên, thì các quốc gia có liên quan đã nỗ lực với tinh thần cao nhất và chuẩn bị đầy đủ trên trường quốc tế để chờ đợi vấn đề Biển Đông sẽ nổi lên như trong dự tính đã có sẵn. Xét trên hệ thống kiến thức (luật pháp), Trung Quốc hiện nay thật khó khăn để tìm ra được bất kỳ một lực lượng hỗ trợ có hiệu quả nào cho họ. Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng. Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.
    Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược.
    Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng. Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.
    Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến.
    Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.
    Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng".
    Đã nhiều năm nay, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông (cũng như trong nhiều vấn đề khác), Trung Quốc dường như luôn sống trong "giấc mộng" mà chính bản thân họ tự vạch ra. Nhìn từ góc độ chiến lược, Trung Quốc không phải là không có cơ hội để chiếm ưu thế trong vấn đề Biển Đông này, mà thay vào đó lại tự động vứt bỏ những ưu thế đáng lẽ họ chiếm được ... Điều đáng tiếc là, những hành động của TQ không những không chiếm được sự đồng cảm của các nước liên quan đến tranh chấp mà cuối cùng dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại, gây tổn hại cho chính lợi ích quốc gia của mình.
    Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ,càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra.Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.
    Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó lại. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".
    Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á. Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp. Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.
    Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung-Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á. Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á. Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.
    Trung Quốc không tạo dựng không gian cho Mỹ.
    Rất nhiều các quốc gia Châu Á đều cần sự hiện diện của Mỹ chính là do kết quả không hành động của Trung Quốc. Ví dụ, trong vấn đề Triều Tiên thì ngoài Triều Tiên ra, hầu hết tất cả các nước Châu Á đều bất mãn với cách hành xử của Trung Quốc. Tất nhiên là cũng có những điểm khó xử riêng nhưng không thể vì thế mà chứng minh rằng cách hành xử của Trung Quốc là hợp lý được. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên liệt vào trạng thái căng thẳng. Hiện nay cùng với sự trỗi dậy của Ấn Độ thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng hàm chứa rất nhiều những nhân tố không xác định. Mặc dù Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á luôn có các lĩnh vực hợp tác chung, thế nhưng những cuộc xung đột dường như phát sinh ngày một phức tạp hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, trong việc giải quyết các vấn đề khu vực Châu Á thì Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã từng nhiều lần thông qua các cuộc trải nghiệm, hơn nữa, tính quan trọng của nhân tố Trung Quốc mặc dù ngày một tăng lên nhưng chưa hề thông qua bất kỳ một cuộc trải nghiệm nào cả. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ vẫn chính là môt quốc gia đạt mức độ tin tưởng và được dựa dẫm cao nhất. Điều này cũng được thể hiện trong vấn đề Biển Đông, những nước có liên quan hy vọng có sự can thiệp của Mỹ tại khu vực xảy ra tranh chấp này, nhằm nâng cao tính chắc chắn của họ trong vấn đề Biển Đông. Chính vì thế mà dẫn tới xu thế "chính trị hóa đại quốc"...
    Ở đây còn có môi trường nội bộ của chính bản thân Trung Quốc. Phiên họp Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ mười tám sẽ được tổ chức vào năm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của chính quyền Trung Quốc là giải quyết công việc nội bộ, sự ổn định sẽ trấn áp tất cả mọi vấn đề khác. Có một số quốc gia phán đoán rằng trong thời kỳ này thì Trung Quốc sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh lớn nào về chính sách đối ngoại được cả. Điều này cũng có nghĩa rằng, trước khi một thế hệ lãnh đạo mới được thành lập, Trung Quốc sẽ không thể có chính sách mới và quan trọng nào trong lĩnh vực ngoại giao, hay nói rằng phần lớn các chính sách đối ngoại được đưa ra tất nhiên đều mang tính chất phản ứng là chủ yếu. Cách phán đoán này khiến cho các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ nhận thấy rằng đây là cơ hội để tiến hành áp dụng những phương pháp triệt để hơn cho họ.
    Trung Quốc sẽ làm gì khi đối mặt với tình thế hiện tại này? Được coi là một quốc gia lớn đang trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề về khu vực. Tình thế tại Biển Đông đối với Trung Quốc mà nói, mặc dù "ngày thế giới tận thế" vẫn còn cách xa vô cùng, nhưng họ bắt buộc phải thay đổi tính bị động đã tồn tại cho đến thời điểm hiện tại này để chuyển sang tính chủ động hơn. Điều đặc biệt quan trọng phải nói đến rằng, vấn đề hiện nay của Trung Quốc không phải là vấn đề về nguồn tài nguyên, mà là chiến lược, chính sách và cách huy động nguồn lực. Đơn giản mà nói chính là vấn đề về đường lối tư duy của Trung Quốc. Trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), Trung Quốc phải có một đường lối tư duy rõ ràng, minh bạch.
    Cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc.
    Khi đề cập đến đường lối tư duy mới thì cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi trong đường lối tư duy truyền thống của Trung Quốc chính là phản đối "quốc tế hóa" trong trannh chấp Biển Đông. Xét trên cơ sở lý thuyết, điều này đương nhiên là không sai. Nhưng vấn đề phát sinh nằm ở chỗ khái niệm đưa ra này không những không miêu tả được tình huống khách quan của quá trình tranh chấp Biển Đông mà lại càng khó khăn hơn khi áp dụng đường lối tư duy này để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cấp độ bên trong các vấn đề chính.
    Thứ nhất là chủ nghĩa song phương. Trung Quốc yêu sách gác tranh chấp chủ quyền cùng khai thác chung. Thế nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái khẩu hiệu, lý thuyết suông. Để có được mối quan hệ với các nước ASEAN, bản thân Trung Quốc không hề có kế hoạch khai thác Biển Đông nào cả, mà ngược lại chính là các nước có liên quan trong những năm gần đây tiến hành tăng cường khai thác. Thế nhưng Trung Quốc không phải đề xuất ra chủ trương cùng khai thác chung, mà chính xác phải nói là chủ trương khai thác đơn phương. Trong vấn đề cùng khai thác chung, các quốc gia có liên quan hoặc là không tự nguyện hoặc là tinh thần tự nguyện không cao. Hay nói toạc ra thì Trung Quốc không có đủ sức mạnh cũng như cơ chế quyền lực để thúc đẩy các quốc gia có liên quan công nhận và đi đến chấp nhận yêu sách cùng khai thác chung mà Trung Quốc đã đề xuất.
    Thứ hai là chủ nghĩa đa phương, chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASAEN. Vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu biểu hiện trong "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông” mà Trung Quốc cũng đã ký kết. Thế nhưng văn bản này lại không mang bất cứ tính chất ràng buộc pháp lý nào. Văn bản tuy đã được ký kết rất nhiều năm qua nhưng không có bất cứ một quốc gia nào đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy cho văn bản trở thành một tài liệu mang tính ràng buộc pháp lý được. Nên nói rằng chính bản thân Trung Quốc cũng không nỗ lực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong đó. Điều quan trọng của vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vẫn tuân thủ chủ nghĩa song phương và phản đối đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng bản chất thực sự của rất nhiều vấn đề trong tranh chấp Biển Đông lại là đa phương, cho nên việc phản đối chính sách đa phương hóa đã thể hiện rõ thái độ của Trung Quốc không dám đối mặt với sự thực này.
    Thứ ba là quốc tế hóa. Các quốc gia có liên quan đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông giao phó cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế. Trung Quốc tỏ ý không chấp nhận cho lắm, bởi vì nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Như đã thảo luận trong phần trên, Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa.
    Thứ tư là chính trị hóa đại quốc. Các quốc gia có liên quan trong khu vực Đông Nam Á hy vọng sẽ có sự can thiệp của Mỹ tại đây, điều này là dễ hiểu. Thế nhưng mức độ can thiệp của Mỹ sẽ sâu nông như thế nào thì còn phải xem lợi ích quốc gia của chính họ trong vấn đề này. Nhân tố Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đã luôn tồn tại từ trước tới nay, hay nói cách khác Mỹ đã luôn là một bộ phận cấu thành trong cấu trúc khu vực này. Trên thực tế, lợi ích của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á này còn thâm căn cố đế hơn nhiều so với lợi ích của Trung Quốc. Ngay từ thời kỳ khi mới bắt đầu chiến tranh lạnh thì Mỹ đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN, còn Trung Quốc chỉ mãi cho đến sau thời kỳ cải cách giải phóng đất nước mới bắt đầu xây dựng mối quan hệ mang tính thực chất với các nước này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á là toàn diện trên các lĩnh vực còn Trung Quốc thì chủ yếu chỉ dựa trên lĩnh vực kinh tế, còn những lĩnh vực khác mới đang thuộc thời kỳ sơ khai. Do vậy, việc chính quyền Trung Quốc phản đối "chính trị hóa đại quốc" cũng chính là nguyên do khiến cho nước này không nhận ra bản chất thật của vấn đề tranh chấp.
    Khi suy ngẫm đến các nhân tố đã được nêu ở phần trên, mọi người sẽ thật dễ dàng để trả lời câu hỏi rằng "Trung Quốc nên đi những bước tiếp theo như thế nào đây?", cũng có thể xem xét đánh giá từ nhiều góc độ như sau.
    Trước tiên, Trung Quốc cần đặt mình đứng từ góc độ của các quốc gia láng giềng hoặc các nước có liên quan đến tranh chấp trong vấn đề Biển Đông để suy xét vấn đề. Trong suốt thời gian dài đến nay, chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền lập trường với những nguyện vọng tốt đẹp của họ ra thế giới trong và ngoài nước, ví dụ như những khái niệm gọi là "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình" và "láng giềng tốt", v.v... Những điều này rất quan trọng nhưng không bao giờ có thể coi là đủ được cả, bởi vì chính Trung Quốc đã coi nhẹ cách nhìn nhận của các nước xung quanh đối với sự trỗi dậy của họ như thế nào, hay mối quan tâm của các nước đó ra sao trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chỉ cho đến khi thấu hiểu được mối lo lắng của các nước láng giềng này rồi, thì Trung Quốc mới hoạch định ra những chính sách thiết thực có hiệu quả được. Nếu không, không quan tâm nguyện vọng của Trung Quốc có như thế nào đi chăng nữa, hay đại loại giống như những khái niệm gọi tương tự như là "sự trỗi dậy hòa bình" v.v... thì cuối cùng vẫn biến thành những lời Trung Quốc tự nói và tự nghe.
    Thứ hai, Trung Quốc bắt buộc phải phân định rõ ràng giữa vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt là Mỹ nói riêng chính là vấn đề an ninh hàng hải, việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông cũng chính xuất phát từ căn nguyên này ra. Đối với vấn đề này, Trung Quốc cần căn cứ vào tình hình thực tế, thừa nhận và nhấn mạnh rằng an ninh hàng hải là mối quan tâm của tất cả các bên tham gia, đồng thời cũng là trách nhiệm của tất cả các bên. Trung Quốc phải tình nguyện gánh vác trách nhiệm này cùng với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay các quốc gia ASEAN. Trên thực tế, vấn đề an ninh hàng hải quốc tế vẫn luôn do Mỹ đảm nhiệm từ trước tới nay. Mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu có năng lực và sức mạnh trong vấn đề này, thế nhưng khả năng gánh vác được trách nhiệm thì vẫn còn quá là xa vời đối với chính họ, cho dù chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực mà thôi. Trong lĩnh vực này, hai nước Trung, Mỹ có không gian để có thể hợp tác cùng với nhau rất lớn, mà sự hợp tác như vậy cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của chính bản thân Trung Quốc. (Đương nhiên ở đây đề cập đến một vấn đề còn cơ bản hơn, đó là việc Trung-Mỹ sẽ hợp tác như thế nào để xây dựng nên hệ thống an ninh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mà điều này đòi hỏi thể hiện trong một bài lập luận khác biệt nữa).
    Quản lý và kiểm soát sẽ chính là các lựa chọn.
    Thứ ba, một cấp bậc tiếp theo nữa là mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể khối ASEAN. Việt Nam, Philippin, Malaysia và Bruney là những nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với một số đảo trên Biển Đông. Điều này quyết định đến sự cân nhắc của Trung Quốc về lợi ích tổng thể của khối ASEAN cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể ASEAN. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thế nhưng cuối cùng thì họ bất đắc dĩ cũng phải thừa nhận, hơn nữa sự chấp nhận này càng sớm bao nhiêu thì sẽ càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu. Hãy giả thiết một chút rằng, nếu như "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông" ngay từ những năm trước đã có tính ràng buộc pháp lý rồi thì cục diện Biển Đông sẽ không đến nỗi phát triển như thời điểm hiện tại thế này. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Trung Quốc chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thì "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông" sẽ vẫn là một lối vào đầy thuận tiện.
    Thứ tư, một cấp bậc cuối cùng là nên đối diện với vấn đề tranh chấp chủ quyền như thế nào. Đây là vấn đề vô cùng thiết yếu, Trung Quốc nên từ bỏ chủ nghĩa song phương truyền thống và chấp nhận chủ nghĩa song phương mới, cũng có nghĩa là một chủ nghĩa song phương mới nằm trong cấu trúc của chủ nghĩa đa phương. Điều này nói lên rằng, Trung Quốc và các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ có thể tiến hành các cuộc họp thảo luận song phương dưới hình thức cấu trúc đa phương giữa Trung Quốc và ASEAN khi bàn bạc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Dưới hình thức cấu trúc đa phương như vậy, các quốc gia không liên quan đến tranh chấp Biển Đông sẽ không tỏ rõ thái độ ủng hộ đối với bất cứ một bên nào, lập trường trung lập sẽ là lợi ích lớn nhất của tất cả các bên. Đồng thời khuôn khổ này cũng tạo động lực lớn giúp cho các nước có liên quan đến tranh chấp có thể tiến hành thương lượng thảo luận với Trung Quốc.
    Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp gay gắt. Muốn một bước giải quyết nhanh gọn vấn đề này là không điều không thể xảy ra được. Nếu không giải quyết được vấn đề tồn tại, thì phương án quản lý và kiểm soát sẽ trở thành những cách lựa chọn hợp lý. Nhưng muốn quản lý và kiểm soát được vấn đề tranh chấp Biển Đông thì cần bắt buộc phát triển một loạt các cơ chế pháp lý. Mặc dù Trung Quốc hiện nay đang nằm trong tình thế bị động, thế nhưng không gian mà Trung Quốc có thể hoạt động được lại vô cùng lớn. Là một quốc gia lớn có trách nhiệm thì Trung Quốc cũng nên tìm kiếm các giải pháp để quản lý và kiểm soát vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu ngay từ trong bối cảnh khu vực thậm chí mở rộng ra quốc tế. Nếu Trung Quốc không thể thay đổi đường lối tư duy truyền thống một cách có hiệu quả thì không gian hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề này sẽ ngày càng bị thu hẹp nhỏ lại.
    Bản gốc tiếng Trung “中国活在梦中 南海早已彻底输掉
    Theo Liên hợp Buổi sáng
    Đinh Thị Thu (dịch​
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Đúng rồi ,tôi tìm mãi đến tr15 mà ko thấy pic này .lại nghĩ Mod khóa rồi .lang thang lại click vào mục giao lưu thì nó lại bị chuyển sang đây,Mà pic chống tàu khựa này nhiều nhà thơ quá ,ngưỡng mộ,ngưỡng mộ .=D> =D> =D>
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Ứng khẩu thành thơ.pái phục=D>
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    21h:40' - 27/10/2011

    Ngoại giao thương mại và đối đầu Mỹ - Trung tại Biển Đông


    (Toquoc)-Trong lúc có những bài báo lên gân đe doạ dùng vũ lực, thì báo chí Trung Quốc cũng xuất hiện những bài báo điềm tĩnh khuyên nên tỉnh táo, kiên nhẫn và hoà hoãn về vấn đề Biển Đông…
    Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) số ra mới đây đăng bài “Kiên nhẫn và hòa hoãn sẽ tiếp tục phục vụ chiến lược của chúng ta”. Tác giả, một giám đốc tại Viện Nghiên cứu Phát triển Liên Vân Cảng ở Giang Tô, cũng có thể là một yếu nhân khác trong chính quyền Trung Quốc. Bài viết này mang nội dung hết sức hòa hoãn, nhận định rằng Mỹ hoàn toàn có năng lực hình thành một liên minh chống Bắc Kinh giữa các nước láng giềng của Trung Quốc mà quyền lợi bị tranh chấp chủ quyền đe dọa. Tác giả cho rằng các ý kiến đe doạ dùng vũ lực về vấn đề Biển Đông chỉ có lợi cho Mỹ mà thôi. Theo tác giả bài báo, các lãnh đạo Trung Quốc nên hiểu rằng ảnh hưởng trên nước khác “không thể đạt được nhờ xâm lược, mà là thông qua sự thận trọng và khôn ngoan”.
    Tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng ngoại giao thương mại
    Mạng Tin tức Trung Quốc đăng bài viết về quan hệ ASEAN – Trung Quốc với tựa đề “Tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác mậu dịch song phương”.
    Bài báo cho rằng Hội chợ Triển lãm ASEAN - TQ (CAEXPO) lần thứ 8, diễn đàn hợp tác quan trọng giữa Trung Quốc và ASEAN bắt đầu diễn ra từ ngày 21-26/10 tại Nam Ninh, Quảng Tây. Trong tình hình cục diện Biển Đông diễn biến ngày một phức tạp, quan hệ hợp tác mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN liệu có tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt đẹp là điều đang được các nước bên ngoài hết sức quan tâm.
    [​IMG]
    Trung Quốc đẩy mạnh thăm dò khai thác độ sâu Biển Đông

    Theo cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Quan Đăng Minh, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN đang duy trì quan hệ song phương và đa phương ổn định, trong đó lợi ích từ việc hợp tác kinh tế mậu dịch lớn hơn rất nhiều so với tranh chấp trên biển. Bởi vậy không nên quá lo lắng về việc đại cục quan hệ hợp tác sẽ bị “nhiễu” hoặc chịu tác động mạnh.

    Ông này cho rằng, tính phức tạp của vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở chỗ có sự can dự của Mỹ, thêm vào đó là việc một vài nước khác đang có ý đồ lợi dụng sự chia rẽ trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN để thừa cơ trục lợi.
    Kim ngạch mậu dịch ASEAN – Trung Quốc đã tăng gần 4 lần trong thời gian 8 năm qua, từ 78,2 tỷ USD năm 2003 lên 292,8 tỷ USD vào cuối năm 2010.
    Đối đầu Mỹ-Trung tại Biển Đông?
    Trang mạng BBC mới đây đã đăng bài phân tích của tác giả Abraham Zamorano, liên quan đến thỏa thuận vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông. Bài báo viết Bắc Kinh và Hà Nội vừa cam kết đảm bảo hòa bình tại Biển Đông, với những lời lẽ tốt đẹp nhưng rất khó trở thành hiện thực trong một khu vực hội đủ các yếu tố có thể châm ngòi kho thuốc nổ địa chính trị thế giới nay mai. Và đây sẽ là nơi diễn ra sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
    Theo nhà phân tích Robert D. Kaplan, thế kỷ XXI có thể sẽ đánh dấu sự đụng độ về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Biển Đông. Nếu đó không phải là một cuộc chiến với qui mô lớn, thì cũng sẽ là một loạt cuộc chiến tranh lạnh. Cuộc chiến giành vị thế trong khu vực không nhất thiết phải sử dụng giao tranh. Phương ngôn Trung Quốc có câu: “Người chinh phục vĩ đại nhất chính là người chiến thắng kẻ thù không cần một quả đấm”. Bắc Kinh là như vậy, tạm thời, họ áp dụng cái gọi là ngoại giao thương mại, tức là thắt chặt mối quan hệ kinh tế và luôn miệng tuyên bố rằng “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Thỏa thuận vừa ký với Việt Nam là nằm trong định hướng đó.
    Mặt khác, Trung Quốc đang khẩn trương cho một cuộc chạy đua hiện đại hóa công nghệ-vũ khí. Việc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, các cuộc bay thử của chiếc máy bay tàng hình là một vài ví dụ. Đồng nhất với quan điểm trên, giám đốc cơ quan Giám sát về Chính sách Trung Quốc của Tây Ban Nha, ông Xulio Rios cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một bên tham gia quốc tế là một vấn đề thách thức đối với Mỹ, bởi điều này có thể dẫn đến tranh chấp quyền lực bá chủ của họ trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ, mặc dù có lần tuyên bố rõ Biển Đông là khu vực “lợi ích quốc gia”, vẫn kêu gọi bất kỳ cuộc tranh chấp nào cũng cần được giải quyết bằng con đường đối thoại[​IMG]
    Philippines và Mỹ tiến hành tập trận tăng cường phối hợp tác chiến trên Biển Đông.
    Bắc Kinh luôn khẳng định sẽ giải quyết bằng con đường hòa bình các mối quan hệ quốc tế. Song, việc ráo riết đầu tư cho kho vũ khí của họ không ngoài mục đích đang nhắm tới ý nghĩa sâu xa trong câu thành ngữ Latinh nổi tiếng “Si vis pacem, para bellum” (Nếu ngươi muốn hòa bình, thì hãy chuẩn bị chiến tranh). Một ví dụ mà ông Kaplan đưa ra là việc Trung Quốc đầu tư khá lớn cho tàu ngầm kể cả loại chạy bằng diezel và tàu ngầm hạt nhân. “Đây là một dấu hiệu cho thấy họ không chỉ nhằm bảo vệ các bờ biển của họ, mà còn muốn bành trướng ảnh hưởng xa hơn nữa trong khu vực Thái Bình Dương”.
    Theo giới phân tích, khởi chiến với Trung Quốc là điều khá dễ và có trăm nghìn lý do để châm ngòi thùng thuốc nổ, không chỉ vấn đề liên quan đến Đài Loan. Song, vấn đề đặt ra là sẽ kết thúc cuộc chiến đó như thế nào với cường quốc có trên 1,3 tỉ dân này? Mặt khác, Trung Quốc có nhiều lý do để không muốn bùng nổ một cuộc đụng độ vũ trang với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Dù nguồn lợi về buôn bán có lớn đến đâu, nếu các cuộc tranh chấp hải đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên tới mức độ nguy hiểm, thì Mỹ sẽ không thể tránh khỏi rơi vào một tình huống hết sức phức tạp. Và không ai nghĩ rằng sau những biến cố có tính nhạy cảm trong quan hệ hai nước, giờ đây Trung Quốc và Việt Nam đang bắt tay nhau để cùng chia sẻ nguồn dầu khí trong khu vực. Thỏa thuận song phương vừa ký kết có thể là một điểm xuất phát đầy hứa hẹn./.
    Võ Vân (Theo các báo nước ngoài)


  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Có gì bạn phải ngưỡng mộ đâu
    Sát cánh cùng nhau chống giặcTàu
    Bằng mọi khả năng và tâm huyết
    Nhấn chìm giặc cướp xuống biển sâu.

    ... Namson chắng phải ngưỡng mộ đâu....
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Đúng như dự đoán của tôi hôm 25-10

    http://f319.com/giaoluu/1441593/page-145

    và nhắc lại lúc 7g17 sáng nay :

    http://f319.com/giaoluu/1441593/page-150

    Không nói vuốt đuôi nhé !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]


    TuGan
    Học trò Tú Xương !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    14:47, 29/11/10


    Được cảm ơn 1995 lần


    [​IMG] Hôm nay, 07:17 #1497

    [​IMG]

    Dự báo sóng to đang đến , rất gần ! :-bd


  10. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0



    Trung Quốc đang mua đỉa Việt Nam



    [​IMG]
    Bọn Hán lừa gạt đủ trò từ chim cút, rắn, rùa, mèo đến móng chân, sùng trâu…bây giờ đến đỉa, làm thay đổi môi trường sinh thái. Hậu quả : nông dân VN lãnh đủ!



    Nhiều tháng nay, khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Đỉa được được mua với giá hời làm nông dân ra sức bắt và có ý định nuôi với số lượng lớn. Sự việc bắt nguồn từ thông tin thương lái Trung Quốc đang tích cực thu mua đỉa về làm thuốc. Thực tế, đỉa là một trong những loài gây hại, nếu không được kiểm soát về số lượng sẽ gây họa như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ…


    Câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường.Giới truyền thông Trung Quốc cho hay, thời điểm hiện tại ở nước này đỉa là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất. Vào cuối năm 2009, giá đỉa là 280 tệ/kg, song vào đầu tháng 4.2010, người ta phải chi 500 tệ để mua, còn hiện tại giá khoảng 800 tệ/kg.


    Khi được hỏi về khả năng nuôi đỉa để cung cấp cho thương lái và đại lý thu mua đỉa, nhiều người dân đăng ký cung cấp đỉa trên mạng đều khẳng định nếu bắt hết đỉa mà chưa đáp ứng được nhu cầu của thương lái thì họ sẽ chuyển sang nuôi đỉa vì đỉa dễ sống dễ nuôi và sinh sản nhanh.


    Nông dân Phan Anh Cường ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Ở quê tôi đỉa nhiều vô kể, nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm.


    Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Hội này cảnh báo, nếu vì thấy lợi trước mắt người dân sẽ thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi thương lái không thu mua nữa, vậy xử lý như thế nào? Trường hợp xấu, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu hoạ sẽ không thể tính hết được.


    Thực tế, hiện nay nhu cầu thu mua đỉa lớn hơn rất nhiều so với nguồn cung, do đó để cung cấp với số lượng lớn không loại trừ khả năng người dân sẽ tổ chức nuôi đỉa.


    Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.


    Theo tìm hiểu của NTNN hiện nay phía đối tác Trung Quốc liên tục thúc giục các thương lái Việt Nam cung cấp hàng, tuy nhiên theo những thương lái thu mua đỉa như chị Thuỷ (Hải Phòng), chị Thanh (Lào Cai), khó khăn là họ chưa đủ khả năng để có thể thu gom hàng và cung cấp ổn định cho đối tác Trung Quốc với số lượng từ 400-500kg đỉa khô mỗi lần.


    Sau khi có thông tin đỉa được thu mua với giá trên 1 triệu đồng một kg, ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc và cả miền Trung, nông dân thi nhau đi bắt đỉa. Thậm chí nhiều người còn cho biết: “Nếu đỉa được mua với giá cao như vậy thì chúng tôi có thể lập trại nuôi đỉa, vì ngoài tự nhiên gần như là cạn kiệt rồi”. Anh Lê Anh Tuấn ở huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: anh làm giáo viên ở Trường THCS Liên Hoà. Ở quanh chỗ anh sống vẫn còn rất nhiều đỉa. Nay nghe được thông tin này, anh có ý tưởng vận động người dân bắt đỉa; khi bắt hết rồi thì sẽ nuôi để cung ứng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này