Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7845 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 09:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43279 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Hôm nay mê mãi chiến chinh ...
    Chứng tăng đồng loạt , dân tình hân hoan ...
    Cổ mình đang nắm tăng trần ...
    Dư mua hơn triệu , sướng trân cả người !
    Hôm nay không phải tôi lười ...
    Không thơ , không cả chuyện cười gửi đăng !
    Không bài lên án xâm lăng ...
    Bởi đang theo dõi điểm tăng tím trần ...
    Muốn tròn nghĩa vụ công dân ...
    Kiếm tiền mua đá góp phần Trường Sa !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/462492/Chung-ta-co-ly-thi-khong-so-gi-ca.html

    Thứ Sáu, 28/10/2011, 10:00 (GMT+7)
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:
    Chúng ta có lý thì không sợ gì cả


    TT - Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn - Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”.

    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: VIỆT DŨNG

    Xem video phỏng vấn tướng Vịnh do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện “Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:
    - Với vị thế nước ta hiện nay, nhiều quốc gia khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều nước lớn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực cụ thể đi đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lược. Bản thân nước ta cũng mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới với tư tưởng lớn “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta tăng cường quan hệ với các nước để xây dựng đất nước mình, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

    "Muốn tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, chúng ta phải tạo ra được cách hiểu giống nhau, cách luận giải giống nhau về luật pháp, chứ không thể nào mỗi nước lại luận giải theo cách của mình, có lợi cho mình. Trong cộng đồng quốc tế phải làm sao để có cách luận giải và hành xử thống nhất dựa trên cách hiểu chung đó"
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
    Vấn đề đặt ra là khi đã đi đến hợp tác toàn diện và cao hơn nữa trong quan hệ quốc tế thì độ tin cậy là điều quan trọng hàng đầu - quan hệ quốc phòng là một trong những trụ cột để xây dựng độ tin cậy này. Vì vậy, nội dung lớn nhất trong quan hệ quốc phòng giữa nước ta với các nước là tăng cường sự tin cậy. Lòng tin ấy cần phải xây dựng và củng cố từ ít trở nên nhiều, từ chỗ mang tính chất tượng trưng đi đến hợp tác trên thực tế. Và chúng ta cũng tạo cho bạn bè quốc tế lòng tin đối với Việt Nam, một đất nước chăm lo cho lợi ích của đất nước mình, đồng thời luôn tôn trọng lợi ích của quốc gia khác. * Cụ thể độ tin cậy được thể hiện như thế nào trong chủ đề liên quan đến biển Đông, thưa thứ trưởng?
    - Đối với những khác biệt, tranh chấp trong vấn đề biển Đông thì độ tin cậy là yếu tố quyết định để giải quyết nhằm đem lại lợi ích chính đáng và bình đẳng cho các bên. Thứ nhất và trước hết, độ tin cậy phải dựa trên cơ sở lợi ích. Chúng ta đương nhiên phải bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước mình nhưng cũng phải nhìn nhận lợi ích của các nước khác thì mới tạo ra độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, cách hành xử phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hệ thống luật pháp quốc tế không thể lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhưng đó là cái khung, là tiêu chí chung để chúng ta tuân thủ. Nếu một nước nào hành xử hoặc phát ngôn không coi trọng luật pháp quốc tế thì nước ấy không thể tin cậy. Thứ ba, phải công khai minh bạch. Ở đây không có nghĩa là chỉ nói để cho người ta thấy cái hay, cái tốt của mình, mà công khai minh bạch để tạo ra độ tin cậy. Nếu ai đó có vấn đề gì thì mới phải giấu, còn khi chúng ta đúng, chúng ta có lý thì không sợ gì cả.
    Trong ba yếu tố trên, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. Độ tin cậy cũng không thể tự nhiên có hoặc luôn đầy đủ, mà nó phải là kết quả của sự phấn đấu phát triển từng bước. Cần sự hợp tác, sự góp sức và cần cả sự đấu tranh của các bên. Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế.
    * Vừa qua có những dư luận khác nhau về cách ứng xử của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. Cụ thể là có dư luận quốc tế nói rằng Việt Nam đang muốn lôi kéo một bên thứ ba vào để làm đối trọng với nước khác. Ngược lại cũng có dư luận đặt vấn đề Việt Nam đang muốn “đi đêm” với một nước khác. Ông nghĩ sao?
    - Đó là những suy nghĩ khi người ta không có cái nhìn toàn diện và tổng thể, đặc biệt là thiếu cái nhìn mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại của chúng ta. Ví dụ cùng một lúc chúng ta triển khai mối quan hệ với nhiều nước và những nước này có thể có vấn đề nào đó va chạm lợi ích với nhau. Thế nhưng xuất phát từ tính độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại, chúng ta quan hệ với các nước xuất phát từ lợi ích của đất nước, là quyết tâm của chính chúng ta, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào và cũng không ngại quan hệ ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ khác.
    Vì sao như vậy? Vì trong tất cả các mối quan hệ chúng ta đều có nguyên tắc, đó là quan hệ của ta với nước nào đó không phương hại đến lợi ích của nước thứ ba. Đây là nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng. Vì vậy trong đối thoại với các nước, không bao giờ chúng ta đem chuyện nước này để nói xấu với một nước khác. Nếu anh không tốt, ứng xử không đàng hoàng thì tôi sẽ nói với anh chứ tôi sẽ không đem vấn đề đó đi nói với người khác. Và nếu chúng ta chỉ đi theo một hướng thì không thể có vị thế đất nước và độc lập tự chủ như hiện nay. Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn - Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu.
    “Việt Nam có thái độ rất trách nhiệm”
    * Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng lĩnh vực quốc phòng sẽ có các bước góp phần triển khai thỏa thuận này ra sao, thưa thứ trưởng?
    - Nhìn bề ngoài chúng ta thấy thỏa thuận này là một thành công trong quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Có thể thấy ngay là nó đã làm dịu đi tình hình, bớt đi những căng thẳng do những khác biệt và va chạm diễn ra trên biển Đông. Thỏa thuận này cũng khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng khẳng định tính độc lập tự chủ và thái độ trách nhiệm của Việt Nam khi nói rằng mọi vấn đề sẽ được xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, phải tôn trọng lợi ích của các nước trong khu vực mà cụ thể là thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông) và phải công khai minh bạch.
    Với những người hiểu sâu vấn đề hơn, nhất là với những người làm công tác quốc phòng, thì có thể nói đây là một thành công lớn. Ở chỗ là chúng ta đã khẳng định với nhau một con đường hai bên đều hưởng ứng, đó là xử lý vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế... Chúng ta không nên nhìn ở tiểu tiết mà nhìn vào những vấn đề đại cục, bao quát đã đạt được.
    Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, cụ thể là giao lưu quốc phòng các cấp, từ bộ trưởng cho đến các quân binh chủng, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác hải quân... giữa hai nước. Chúng ta cũng tìm và trao đổi những giải pháp để xử lý từng bước vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Tôi nhấn mạnh: luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Nếu chỉ có luật pháp quốc tế, nhưng một bên không chấp nhận thì cũng không được, ngược lại chúng ta tự thỏa thuận với nhau cũng không được mà phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt là hai bên phải thực hiện nghiêm cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta cần thực hiện rất gương mẫu và nghiêm chỉnh thỏa thuận này và chúng ta cũng yêu cầu Trung Quốc như vậy.
    * Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra mới đây, có ý kiến nào nêu vấn đề liên quan đến nội dung trong thỏa thuận nêu trên không, thưa ông?
    - Trong hội nghị, tất cả các đoàn đều bày tỏ mong muốn hiểu rõ hơn về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì thỏa thuận này có liên quan đến lợi ích của họ - những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, các nước trong khu vực, ngoài ra là những nước có lợi ích liên quan đến biển Đông. Tôi đã thông báo với các trưởng đoàn ASEAN những tinh thần cơ bản của bản thỏa thuận gắn với những vấn đề quốc phòng. Tất cả trưởng đoàn đều phát biểu đánh giá cao thỏa thuận này, họ thấy rằng Việt Nam rất có trách nhiệm với lợi ích của họ, với lợi ích của khu vực. Việt Nam không chỉ vì lợi ích của mình để thỏa thuận, bởi tinh thần DOC được tôn trọng, luật pháp quốc tế được đảm bảo, xử lý vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, và đây chính là lợi ích chung của các nước.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: Việt Dũng
    Những lời nói gây hấn sẽ bị lên án
    * Ông có thể thông tin thêm về hai nội dung cụ thể liên quan quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc, đó là việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước và thí điểm tuần tra chung trên biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp?
    - Hai nội dung này nằm trong thỏa thuận của hai bộ quốc phòng từ trước, đang được triển khai và được nhắc lại trong tuyên bố chung giữa hai bên. Việc thiết lập đường dây nóng về mặt kỹ thuật đang làm, nhưng quan trọng nhất là ý nghĩa mang tính biểu tượng, bởi vì như vậy hai bộ trưởng quốc phòng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau bất cứ lúc nào. Đây là một việc hết sức quan trọng để cùng gìn giữ hòa bình, xây dựng tinh thần hợp tác.
    Việt Nam và Trung Quốc đã có tuần tra chung trên biển, tàu hải quân thăm lẫn nhau... Trên bộ thì chúng ta đã xây dựng được một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, như vậy bên cạnh tác dụng thực tế là giữ an ninh, bảo vệ giao lưu hòa bình trên biên giới, việc tuần tra chung trên bộ cũng mang tính biểu tượng rất quan trọng - đó là hai bên quyết tâm cùng nhau tôn trọng đường biên giới đã phân định.
    * Ở trên ông có nhắc đến nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc có một số cơ quan truyền thông đăng tải một số ý kiến không theo nguyên tắc này, thậm chí là đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines. Ông muốn nói gì với những ý kiến như vậy?
    - Trước hết tôi không cho đó là những ý kiến mang tính chất chính thống và không đánh giá nghiêm trọng lắm về những phát biểu như vậy. Với một đất nước to lớn và dân số đông như Trung Quốc thì ý kiến khác nhau là bình thường. Tuy nhiên ý kiến chính thống thì đã được thể hiện trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai bên.
    Tôi tin rằng những ý kiến mang tính chất gây hấn trên một số phương tiện truyền thông như vậy sẽ ít dần đi, trước hết bằng biện pháp của hai đảng, hai nhà nước không để cho những ý kiến đó xuất hiện trên những tờ báo chính thống. Nhưng từ từ theo thời gian, khi chúng ta đã xây dựng được lòng tin, chúng ta đã tìm được con đường để giải quyết từng bước những khác biệt như vấn đề tranh chấp trên biển Đông thì bản thân người dân Trung Quốc, cả những người đang nói theo kiểu cách hung hăng như vậy sẽ phải thấy rằng họ không nên nói như vậy vì sẽ không được ai ủng hộ, không ai đọc và nếu có đọc thì người đọc sẽ lên án. Không phải chỉ chúng ta mà chính người đọc Trung Quốc sẽ lên án họ.
    * Xin được hỏi thẳng: thứ trưởng có nghe và có biết về một số dư luận liên quan đến chuyến công tác của ông tại Trung Quốc vừa qua (tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng giữa bộ quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc) khi ông nói: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của Việt Nam” và việc ông “thông báo về chủ trương xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”?
    - Trước hết nói về chuyện tụ tập đông người. Những điều tôi nói nằm trong chỉ thị của Chính phủ về việc này. Ngay lần tụ tập đông người đầu tiên, khi tôi đang ở Singapore tham dự Đối thoại Shangri La lần 10 (tháng 6-2011), tôi đã nói ý kiến cá nhân là không nên, vì điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ những người tham gia tụ tập, trong đó có các bạn trẻ, đều là những người yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta không thiếu gì cách để biểu thị thái độ của mình, và chúng ta không thiếu gì dũng khí để biểu thị khi cần thiết. Việc đó (tụ tập đông người) không đem lại kết quả gì cả. Và đến lúc việc đó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, thì tôi cho rằng cần chấm dứt.
    Về việc Việt Nam không có chủ trương quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là thông tin chính xác. Những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc thì rõ ràng phải giải quyết với Trung Quốc, chúng ta không thể và cũng không cần nhờ ai giải quyết. Ở đây phải quay trở lại những nguyên tắc cơ bản, đó là trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch. Câu nói của tôi bị cắt giữa chừng. Tôi đã nói nguyên văn là: “Không quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dù vấn đề giữa hai nước với nhau thì vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Đối với những vấn đề trên bình diện quốc tế như an ninh, an toàn hàng hải... thì phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề của nhiều hơn hai nước mà người ta gọi là đa phương thì phải giải quyết đa phương...”.
    “Tin tưởng nhưng chưa thể yên tâm”
    * Trong thời gian hơn hai tháng vừa qua, ông đã có nhiều chuyến công du hoặc tháp tùng lãnh đạo Nhà nước hoặc dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng. Đâu là chuyến đi để lại cho ông ấn tượng tốt nhất?
    - Nói chung tất cả chuyến đi đều có kết quả mà tôi thấy hài lòng, kể cả đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba... Lý do rất cơ bản là qua đó thấy thế nước của chúng ta đang lên, lòng tin của các nước đối với Việt Nam đang lên. Họ vừa có thiện cảm với Việt Nam, đồng thời cũng thấy quan hệ với Việt Nam thì họ có lợi. Tuy nhiên, nếu để nói chuyến đi nào để lại tình cảm sâu đậm, ấn tượng về sự thủy chung trong quan hệ quốc tế thì phải nói đến chuyến đi Ấn Độ mà tôi được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một điều rất dễ thấy ở Ấn Độ là từ người lãnh đạo cao nhất cho đến người dân bình thường đều có thiện cảm với Việt Nam và họ cũng rất hiểu Việt Nam. Tại Ấn Độ, bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ với trang phục truyền thống giản dị, chân tình đã đến chào ************* Trương Tấn Sang và khẳng định với ************* là quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.
    * Trong cuộc hội đàm với ************* Trương Tấn Sang, thủ tướng Ấn Độ đã nói “chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng”. Về phía Hoa Kỳ cũng nhiều lần khẳng định “có lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải... Chúng ta đón nhận các tuyên bố đó như thế nào?
    - Khi những nước lớn tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở khu vực biển Đông thì Việt Nam tôn trọng. Thứ nhất, vì căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, trong vùng biển quốc tế họ được tự do đi lại, được quyền làm những điều mà luật pháp quốc tế cho phép... Thứ hai, với điều kiện những tuyên bố đó đi kèm với cách hành xử hòa bình và xây dựng, tôn trọng lợi ích của Việt Nam và các nước trong khu vực.
    * Đến nay, so với mấy tháng trước đây, sau nhiều hoạt động ngoại giao của lãnh đạo các cấp thì tình hình trên biển Đông đã dịu hơn. Có phải sự tin tưởng đã có bước tiến?
    - Đúng thế! Chúng ta tin tưởng vì đã đạt được những thỏa thuận rất cơ bản với Trung Quốc, với các nước lớn khác cũng như các nước trong khu vực để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tin tưởng thì có nhưng chưa thể yên tâm, vì muốn biến niềm tin đó thành hiện thực thì chúng ta phải phấn đấu, phải cố gắng hết sức, tất cả các nước phải có thiện chí và nỗ lực chung. Trong xu thế chung của thế giới hiện nay, có đủ cơ sở để tin rằng nếu chúng ta kiên trì, giữ được độc lập tự chủ, giữ được đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa dạng hóa thì sẽ đi đến đích.
    * Xin cảm ơn thứ trưởng.
    ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Giỏi việc nước, đảm việc nhà
    Đánh Tàu, xây dựng nước nhà đẹp tươi.
    Nào ai dám bảo Tú lười ?????
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/462492/Chung-ta-co-ly-thi-khong-so-gi-ca.html

    ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện


    Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc


    Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Indonesia đã có cuộc gặp với trưởng đoàn 10 nước ASEAN bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra từ ngày 22 đến 24-10-2011. Đây là sáng kiến của nước chủ nhà và nó cũng tương tự như cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN 5 tại Jakarta tháng 5-2011.
    Ông Leon Panetta nêu rõ đánh giá của Hoa Kỳ về vai trò của châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, thời gian tới, nhấn mạnh đây là khu vực trọng điểm về chiến lược. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh dù có khó khăn về kinh tế nhưng Hoa Kỳ sẽ hiện diện lâu dài ở khu vực này để đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển.
    Sau cuộc gặp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, ông Leon Panetta có trao đổi ngắn với tôi. Ông ấy nói rằng vừa qua Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt là những nội dung về tuân thủ luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ và mong muốn những thỏa thuận đó biến thành hiện thực. Ông nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam, Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực chỉ khi nào có sự đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.
    Tôi hỏi bộ trưởng quốc phòng Mỹ: một nước lớn như Hoa Kỳ vì sao lại chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982? Ông Leon Panetta cho biết Tổng thống Obama ủng hộ việc ký văn bản này, tuy nhiên nền chính trị Hoa Kỳ còn có nhiều quy định liên quan khác. Vừa rồi thượng nghị sĩ John Kerry đã đề nghị thông qua việc ký văn bản đó ở thượng viện và sau đó đưa ra hạ viện. Theo như ông Leon Panetta nói thì vấn đề chỉ còn là thời gian.

  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Tú Gân không phải đàn bà !
    Sao cô khen Tú việc nhà đảm đang ?
    Tú Gân tính khí ngang tàng ...
    Bất bình gặp chuyện giữa đàng ... chiến ngay !
    Mặc ai dè bĩu chê bai ...
    Đấu tranh thẳng thắng , đúng sai rõ ràng !
    Tính tôi chẳng thích làng nhàng ...
    Riêng quân Tàu khựa tôi phang tới cùng !
    Tim tôi hoà nhịp Lạc Hồng ...
    Nguyện đem máu tưới non sông khi cần !
    Tổ quốc gọi , con xin vâng !
    Giữ gìn non nước hiến dâng sức mình !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/462496/Viet-Nam-keu-goi-hop-tac-bao-ve-ngu-dan.html

    Thứ Sáu, 28/10/2011, 06:11 (GMT+7)
    Việt Nam kêu gọi hợp tác bảo vệ ngư dân


    TT - Ngày 27-10, Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần 7 đã diễn ra tại Hà Nội.
    Phát biểu khai mạc, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh hoạt động hợp tác cảnh sát trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 và hợp tác trên biển, và cảnh sát biển vừa phải vì lợi ích của mỗi quốc gia, vừa phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các quốc gia khác cũng như lợi ích, hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực.
    Đồng thời kêu gọi cảnh sát biển các nước đối xử nhân đạo với ngư dân, không để các hành động bạo lực, các hành động ngoài khuôn khổ pháp luật diễn ra với ngư dân.
    Đô đốc Datuk Mohd Amdan Bin Kurish, tổng cục trưởng Cục Cảnh sát biển Malaysia, đánh giá việc bảo vệ ngư dân là vấn đề rất quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia. Ông cho hay cảnh sát biển Malaysia mong muốn thiết lập đường dây nóng với Việt Nam để “giúp giải quyết vấn đề ngay từ cấp cơ sở chứ không phải chờ lên cấp cao”.
    Hội nghị đã thông qua tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh vào hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát biển trong khu vực để giải quyết vấn đề cướp biển và cướp có vũ trang.
    HƯƠNG GIANG
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc và chiêu bài chính trị núp bóng khoa học về Biển Đông

    Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 18:43
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia), việc học giả Trung Quốc đăng kèm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ về Biển Đông trên một số tạp chí khoa học quốc tế thể hiện mưu đồ của chính phủ nước này trong việc hợp pháp hóa tấm bản đồ “phi pháp và phi khoa học” đó.

    [​IMG]Tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông luôn là vấn đề nóng của khu vực Châu Á. (ABC)

    Mới đây, tạp chí khoa học số một thế giới Nature trong số ra ngày 20/10/2011 đã đăng hai bài viết liên quan đến Biển Đông: bài xã luận ‘Uncharterd Territory’ (tạm dịch: ‘Lãnh thổ không được công nhận’) và một bài khác có tựa đề ‘Angry words over East Asia Seas’ (tạm dịch: ‘Những câu chữ tức giận về khu Biển phía Đông Châu Á’) của phóng viên David Cyranoski phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí này.
    Hai bài viết thể hiện thái độ phản đối cũng như lật tẩy âm mưu của Trung Quốc trong việc lợi dụng khoa học để phục vụ mục đích chính trị của mình, cụ thể trong trường hợp này là nhằm hợp lí hóa bản đồ ‘đường lưỡi bò’ do chính quyền nước này đưa ra trước đó.
    Nguyên nhân dẫn đến sự kiện trên bắt nguồn từ một số bài viết của các học giả Trung Quốc, điển hình là bài ‘Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai’ đăng trên tạp chí Science số ra ngày 9/7/2011, có lồng vào một tấm bản đồ ‘đường lưỡi bò’, thể hiện chủ quyền của nước này ở hầu như toàn bộ Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa).
    Theo đánh giá của một số nhà khoa học, xét trong một chừng mực nào đó, tấm bản đồ này có liên quan đến nội dung nói về Trung Quốc nhưng trong nhiều trường hợp, nó hoàn toàn ‘lạc đề’ và không liên quan đến bài viết.
    http://*******.org/forum/images/misc/q.gifNgay sau khi Science đăng tải bài báo, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã soạn thảo một lá thư gửi cho tạp chí này bày tỏ sự phản đối. Tổng biên tập Science đã có phản hồi trên số ra ngày 30/9/2011, nêu rõ việc đăng bài viết có kèm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ không phản án quan điểm của Science trong việc thừa nhận nó, đồng thời khẳng định sẽ rà soát lại quy trình nhận đăng bài có bản đồ để tránh các trường hợp thiếu sót tương tự.
    Liên quan đến những sự kiện trên, Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn GS. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia) về vấn đề chính trị hóa khoa học trong bối cảnh gia tăng tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây.
    GS.Tuấn là một trong những trí thức hải ngoại đã có những đóng góp tích cực trong việc phản đối mưu đồ chính trị của Trung Quốc thông qua các bài viết khoa học.
    PV: Theo ông, tại sao các tác giả Trung Quốc có thể gửi kèm một tấm bản đồ mà theo nhận xét là không liên quan đến nội dung của bài viết để đăng trên một số tạp chí khoa học như Science?
    GS. Nguyễn Văn Tuấn: “Không ai biết chính xác lí do đằng sau việc họ lồng bản đồ ‘đường lưỡi bò’ vào các bài báo khoa học mình, nhất là khi nó chẳng liên quan gì đến nội dung bài viết”.
    “Tuy nhiên, trong điện thư trả lời Tổng biên tập của tờ Climatic Change, Giáo sư Xuemei Shao thuộc Viện Khoa học Địa lí và Tài nguyên Thiên nhiên (Trung Quốc) trả lời rằng: “Bản đồ nhỏ mà chúng tôi chèn trong biểu đồ 6 là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc”.
    “Đó là bằng chứng duy nhất mà chúng ta có để tạm đi đến kết luận rằng chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau chiến dịch tung bản đồ đường lưỡi bò trên các tập san khoa học quốc tế”.
    PV: Tại sao một tạp chí uy tín như Science lại cho phép đăng tải một tấm bản đồ mang nặng mục đích chính trị như vậy?
    GS. Nguyễn Văn Tuấn: “Đứng trên quan điểm của người Việt, có thể nói rằng Science có sai sót trong việc này. Tuy nhiên, trong khoa học, sai sót là rất bình thường. Nếu hiểu được quy trình công bố khoa học thì sẽ thấy khả năng xảy ra sai sót là rất phổ biến”.
    “Nói một cách ngắn gọn, khi một bài báo gửi đến cho tập san, ban biên tập sẽ mời ba chuyên gia trong ngành thẩm định và việc kiểm tra sự chính xác của dữ liệu tùy thuộc vào nhóm này. Họ làm việc hoàn toàn trên tinh thần tình nguyện khoa học, không có thù lao và họ cũng rất bận. Do đó, họ không thể kiểm tra toàn bộ dữ liệu trong bài mà phải tin tưởng vào tác giả một phần. Đặc biệt, nếu họ là người Mỹ thì xác suất họ am hiểu tình hình Biển Đông là rất thấp nên việc bỏ qua dữ liệu trong bản đồ là điều có thể hiểu được”.
    “Nhìn như vậy để thấy rằng Science không có mục tiêu chính trị đằng sau việc đăng tấm bản đồ xúc phạm đó. Tuy nhiên, khoa học là một quá trình tự sửa sai. Khi một bài báo công bố thì cộng đồng khoa học quốc tế có quyền săm soi mà điển hình là cộng đồng khoa học Việt Nam đã làm việc đó”.
    PV: Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề chính trị hóa khoa học?
    GS. Nguyễn Văn Tuấn: “Dĩ nhiên là tôi phản đối chính trị hóa khoa học. Tôi phản đối việc một số đồng nghiệp Trung Quốc đưa bản đồ ‘đường lưỡi bò’ vào bài báo của họ một cách hoàn toàn vô cớ. Nếu sự việc xảy ra chỉ một vài lần thì tôi nghĩ đó có thể là ngẫu nhiên nhưng nó lại xảy ra nhiều lần, ở nhiều nơi, qua nhiều năm, và tôi phải xem đó là một vấn đề có hệ thống”.
    “Từ lâu, bản đồ ‘đường lưỡi bò’ đã được đăng trong các ấn phẩm khoa học tiếng Hoa nhưng từ năm 2005, nó xuất hiện trên tập san khoa học quốc tế (có thể là trước đó nhưng tôi chưa biết) và trong vài năm gần đây, nó liên tục xuất hiện với mật độ dầy hơn”.
    “Ngoài ra, các học giả Trung Quốc đã viết về Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Nam Sa và Tây Sa) nhiều hơn các học giả Việt Nam viết về hai hòn đảo này. Nếu tính theo số lượng, số bài báo của học giả Trung Quốc là tối thiểu 48 bài, còn Việt Nam chỉ công bố được hai bài. Rõ ràng, Trung Quốc có một chiến lược thuyết phục cộng đồng khoa học quốc tế bằng khoa học, còn phía Việt Nam thì thuyết phục bằng cảm tính. Chúng ta có thể nói như thế vì đến nay, chúng ta đã biết rằng chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau việc phổ biến tấm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp và phi khoa học đó”.
    PV: Động thái mới nhất của tạp chí Nature nhằm lật tẩy âm mưu của Trung Quốc trong việc lợi dụng khoa học phục vụ mục đích chính trị có tác động như thế nào đến giới học giả cũng như các tờ tạp chí khoa học khác?
    GS. Nguyễn Văn Tuấn: “Có một điều mà người nào trong giới khoa học cũng nghi ngờ nhưng không nói ra, đó là giới khoa học Trung Quốc có vấn đề về đạo đức khoa học. Đạo đức ở đây phải kể luôn cả đạo đức công bố ấn phẩm. Giới khoa học Trung Quốc có thể sẵn sàng theo chính phủ của họ để ‘bẻ cong’ khoa học, phục vụ cho mục tiêu chính trị mà chúng ta đã thấy qua sự việc liên quan đến bản đồ ‘đường lưỡi bò’.
    “Sự việc bản đồ ‘đường lưỡi bò’ là cơ hội lí tưởng để Nature lên tiếng và sự lên tiếng của tạp chí này như là một nhắc nhở về đạo đức khoa học. Như Nature viết rõ: “Khoa học nên là một công cụ ngoại giao, chứ không phải công cụ cho xâm lấn lãnh thổ”, đồng thời cảnh cáo những người còn có ý định lợi dụng khoa học cho mục tiêu chính trị. Nhìn một cách thực tế và trần trụi hơn, Nature đang ‘lên lớp’ Trung Quốc về khoa học và đạo đức khoa học”.
    “Nature là tập san khoa học hàng đầu thế giới và có thể nói là còn danh giá hơn cả Science. Do đó, ảnh hưởng của hai bài viết trên Nature theo tôi là rất đáng kể. Tôi nghĩ các tập san khác sẽ chú ý đến ý kiến của Nature và sẽ kiểm tra lại quy trình công bố ấn phẩm của mình để không bị Trung Quốc lợi dụng, biến họ thành công cụ tuyên truyền”.
    PV: Theo ông, giới học giả Việt Nam cần phải làm gì để tránh xảy ra trường hợp tương tự?
    GS. Nguyễn Văn Tuấn: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa. Họ nói chuyện khoa học, chúng ta cũng nên nói chuyện với họ bằng ngôn ngữ khoa học. Các nhà khoa học xã hội cần chủ động công bố những nghiên cứu liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa, lãnh hải Việt Nam trên các tập san quốc tế bằng tiếng Anh. Chúng ta cần nói chuyện bằng tiếng Anh bởi đó là ngôn ngữ của cộng đồng khoa học quốc tế. Nếu chỉ viết bằng tiếng Việt thì chỉ cho chúng ta đọc chứ các học giả nước ngoài đâu thể hiểu được. Hơn nữa, việc công bố trên tập san khoa học quốc tế cũng là một cách ‘thử lửa’ để chúng ta đối thoại với đồng nghiệp Trung Quốc trên tinh thần khoa học”.
    “Tôi nghĩ nhà nước Việt Nam cần có một tầm nhìn xa và hệ thống. Như đã đề cập ở trên, hiện Việt Nam có rất ít nghiên cứu về lãnh hải nhưng chúng ta cần những bằng chứng khoa học được đúc kết từ các nghiên cứu. Do đó, Việt Nam cần chủ động đầu tư nghiên cứu về biển, ví dụ lập một vài nhóm nghiên cứu trong các trường đại học lớn để quy tụ các học giả có kinh nghiệm làm việc với nhau”.
    “Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải liên kết với các đồng nghiệp ở các nước như Philippines, Malaysia và Indonesia. Bản đồ ‘đường lưỡi bò’ xâm lấn lãnh hải của ba quốc gia này và tôi nghĩ cần phải quốc tế hóa vấn đề để mời các đồng nghiệp láng giềng tham gia phản biện những lợi dụng khoa học của phía Trung Quốc”.

    theo bayvut
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112


    Thứ Năm, 27/10/2011, 06:22 (GMT+7)
    Nhà nổi đã xây trên đảo Đá Tây


    TT - Sau 30 ngày thi công (tính từ ngày đổ những viên đá đầu tiên do bạn đọc báo Tuổi Trẻ trên cả nước đóng góp xuống nền san hô ở đảo chìm Đá Tây - Trường Sa), đến nay công trình có tổng diện tích nổi lên mặt nước là 250m2.
    >> Read this on Tuoitrenews.vn
    Cao trình (độ cao) đạt 1,9m so với mực nước biển.

    [​IMG]
    Công trình góp đá xây Trường Sa đã đổ bêtông - Ảnh: Đức Thanh

    Còn 4 ngày để nhắn tin góp đá
    Theo quyết định của Bộ Thông tin - truyền thông, chiến dịch “Mỗi tin nhắn - một viên đá xây Trường Sa” được triển khai qua đầu số nhắn tin 1408 của Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia bắt đầu từ ngày 10-9 và kết thúc vào ngày 30-10. Đến nay sau 46 ngày thực hiện, người dân cả nước đã đóng góp hơn 7,2 tỉ đồng cho chiến dịch. Sau chiến dịch tin nhắn, chương trình “Góp đá xây Trường Sa” vẫn được tiếp tục.
    Những ngày này, mặt biển trong lòng hồ ở đảo Đá Tây xanh ngắt, thi thoảng những đợt sóng đánh ngang làm bập bềnh những chiếc xuồng đang vận chuyển vật liệu thi công xây đảo.
    Tranh thủ khi mặt biển còn hiền hòa, toàn bộ lực lượng công binh trẻ ra sức đẩy nhanh tiến độ vận chuyển vật liệu lên đảo và tăng tốc thi công.
    Khung trưởng, trung tá Nguyễn Đức Huấn chỉ huy công trình cho biết đơn vị đã xác định việc chuyển tải để thi công trong mùa biển động là rất khó khăn, nên toàn đơn vị đã phát động phong trào thi đua “Vượt nắng thắng mưa, tranh thủ sớm trưa chuyển tải nhanh gọn” để đảm bảo đủ vật liệu cho thi công.
    Hiện tại diện tích móng nổi của công trình xây dựng đảo Đá Tây - Trường Sa đã đạt 250m2 với số lượng đá đổ xuống hơn 650m3, cùng nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng khác.
    Công trình đã đổ được 49m3 bêtông. Tất cả khối lượng đá và vật liệu trên được đặt lên vai những người lính công binh chuyển tải từ tàu đến vị trí thi công.
    ĐỨC THANH
    [​IMG]
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/462322/Nha-noi-da-xay-tren-dao-Da-Tay.html


    Tất cả vì biển
    27/10/2011 10:20:47 CH
    Các anh hãy giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn các anh nhé. Đất nước cám ơn các anh rất nhiều.
    DŨNG
    Vì Trường Sa thân yêu
    27/10/2011 8:59:08 CH
    Nhà nước nên vận động quyên góp liên tục vì Trường Sa, bởi vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam là vô hạn.
    Trương Thanh Huy
    Nên cắm lá cờ Tổ quốc trên công trình
    27/10/2011 6:55:41 CH
    Công trình thật nhỏ bé giữa đại dương bao la nhưng là biểu tượng to lớn cho tinh thần độc lập, tự chủ tự cường của dân tộc Việt Nam. Tôi nghĩ nên cắm lá cờ Tổ quốc trên công trình để mọi người dân Việt Nam cùng nhìn thấy hình ảnh đất nước giữa đại dương bao la.
    Nguyen Kim Cong
    Hãy tiếp tục vì BIỂN ĐÔNG thân yêu
    27/10/2011 5:44:54 CH
    Cám ơn các em ! Thật muốn khóc khi hình dung ra gần 50 khối đá được chuyển trên vai những người lính đảo! Hãy tiếp tục chương trình GÓP ĐÁ CHO TRƯỜNG SA và không nên dừng lại vì còn bao nhiêu hòn đảo khác vẫn đang chờ những tấm lòng SẮT ĐÁ của đất liền ...
    PHẠM MINH TÂN
    GỬI CHIẾN SĨ TRƯỜNG SA
    27/10/2011 5:36:56 CH
    Cảm động đến muốn khóc khi hình dung ra gần 50 khối đá nằm trên vai nhưng người lính trẻ chuyển vào ĐẢO ĐÁ TÂY ! máu , nước mắt và mồ hôi của con em chúng ta thấm đẫm trên từng tấc đảo ..... Thật không đơn giản để có được 250m2 nhà nổi lên ở nơi đây !.... Làm gì và làm gì để bảo vệ được từng tấc đảo nơi đây ????? Làm gì và làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của những người lính đảo?Từ nơi xa xôi tôi xin gửi đến các em sự ngưỡng mộ VÀ lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi sẽ tiếp tục góp đá cho từng hòn đảo thân yêu của chúng ta trên BIỂN ĐÔNG
    PHẠM MINH TÂN
    Niềm vui
    27/10/2011 4:33:54 CH
    Sao chương trình góp đá xây Trường xa lại kết thúc ?! đây là việc làm hết sức thiết thực, rất ý nghĩa, thể hiện tình đoàn kết Đất liền với Đảo, để cho tất cả mọi thành phần từ lớn tuổi tới nhỏ tuổi thể hiện tình cảm với Đảo và biết về Đảo ! Đề nghị chương trình tiếp tục chương trình đầy tinh nhân văn này ! Xin cảm ơn !
    Khổng Cường CT
    Niềm vui
    27/10/2011 4:26:46 CH
    Mong các anh luôn giữ được an toàn và sức khỏe, để tiếp tục thực hiện công việc cao cả của cả dân tộc.
    Khổng Cường CT
    Đúng rồi, cứ tiếp tục chứ !
    27/10/2011 3:18:21 CH
    Đề nghị không dừng việc góp đá xây dựng Trường Sa. Đấy cũng là nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhất là thanh niên ta. Nếu vì kỹ thuật hoặc vì vấn đề nào khác, thì đề nghị Tuổi Trẻ nghiên cứu tìm cách khắc phục để tiếp tục và mở rộng phong trào, tạo điều kiện cho nhiều con dân đất Việt dù ở trong hay ngoài nướcđựơc liên tục góp phần của mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
    Trần Trung
    Rất vui
    27/10/2011 3:18:08 CH
    Cách đây 1 tháng tôi có nhắn tin đóng góp một chút và trưa nay đã nhắn thêm vài tin nữa. Thực sự tôi rất vui khi thấy các anh cố gắng với công trình như vậy, chúc các anh sớm hoàn thành ngôi nhà một cách chắc chắn nhé!

    Bất ngờ
    27/10/2011 10:22:04 SA

    Mình tưởng là chỉ xây dựng trên đảo có sẵn, không ngờ là công binh ta phải "lấp biển" để xây nhà. Thật là vất vả mà rất xúc động vì chủ quyền.
    Thắm

    Xin kéo dài thêm thời gian
    27/10/2011 9:31:28 SA

    Xin báo Tuổi Trẻ hãy kéo dài thêm thời gian góp đá, chờ có tiền góp thêm chút xíu nữa. Cám ơn và mong lắm.
    Thanh Xuân

    Cảm ơn các anh, người chiến sỹ biển khơi!
    27/10/2011 8:23:45 SA

    R Cảm ơn các anh, những người chiến sỹ một lòng vì đất nước, không quản ngại khó khăn gian khổ đã ngày đêm xây dựng, bảo vệ biển đảo quê hương! Mãi ghi nhớ các anh!
    Nguyễn Ngọc Long

    Đảo Đá Tây - Trường Sa, Việt Nam
    27/10/2011 8:07:06 SA

    Nhìn hình ảnh đảo Đá Tây đang thi công mà xúc động...
    Trần Lê quốc Thái

    Hãy tiếp tục!
    27/10/2011 7:39:27 SA

    Trời ơi! Sao lại cho dừng chương trình hay như vây? Cứ để như vậy đi! Coi như là nguồn thu quỹ cho Chương trình! Tha thiết mong chương trình được kéo dài!
    Trung Vũ


    Quang Diệu









Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này