Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4400 người đang online, trong đó có 335 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43628 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/462323/Chieu-phim-ve-Truong-Sa-trong-cuoc-hop.html

    Thứ Năm, 27/10/2011, 01:01 (GMT+7)
    Chiếu phim về Trường Sa trong cuộc họp


    TT - Phòng phục vụ khách hàng Vietnam Airlines (VNA) thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS) vừa đến báo Tuổi Trẻ trao 24 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.

    [​IMG]
    Đại diện phòng phục vụ khách hàng Vietnam Airlines (sân bay Tân Sơn Nhất) trao 24 triệu đồng cho báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Minh Đức
    Đây là số tiền do cán bộ nhân viên phòng phục vụ khách hàng VNA quyên góp.
    “Khi biết đến chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ, chúng tôi ai cũng muốn góp sức. Trong các buổi họp, những đoạn phim gồm những hình ảnh về Trường Sa được chiếu lên để mọi người cùng theo dõi. Chỉ trong một thời gian ngắn, cán bộ nhân viên trong phòng đều tích cực hưởng ứng. Vì Trường Sa thì tiếc gì chứ” - anh Bùi Đức Thanh, trưởng phòng phục vụ khách hàng VNA, cho biết.
    NGỌC NGA
    [​IMG]



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    [​IMG]

    Ai ra thăm biển chiều nay ...
    Mà xem sóng vỗ tím đầy không gian ...

  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    I sory, I sory
    Tưởng rằng không phải, hóa là con trai
    Cũng nhận ra, bạn là ai
    "T", "G" cũng chỉ một người tên "D"
    Một bầu máu nóng tràn trề
    Xả thân vì nghĩa, sá gì hiểm nguy!\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đẹp quá Hoàng Sa, Trường Sa ơi!
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin vui

    Nhật Bản hỗ trợ 50 tỷ yên giúp Việt Nam phóng vệ tinhOct 28, '11 12:27 AM
    for everyone
    Theo Morning News đưa tin ngày hôm qua dẫn lời báo chí Nhật Bản cho biết, chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện kế hoạch cung cấp khoản vay ODA ( khoản vay hỗ trợ chính thức) với giá trị lên tới 50 tỷ yên ( tương đương với 4,2 tỷ nhân dân tệ) cho dự án phóng vệ tinh của Việt Nam.


    Chính phủ Việt Nam có kế hoạch để khởi động chương trình vào năm 2017, cho dự án hai vệ tinh quan sát Trái đất. Về vấn đề này, chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp 50 tỷ yên cho Việt Nam với các điều kiện là cho phép các công ty Nhật Bản tham gia dự án. Theo kế hoạch chính phủ Nhật Bản trong tháng này sẽ đạt được một sự đồng thuận với chính phủ Việt Nam. Trước tiên cũng cần phải có sự đồng ý của Quốc hội vì sợ vệ tinh bị chuyển hướng cho các mục đích quân sự, vì vậy Nhật Bản chưa bao giờ cung cấp khoản vay ODA cho dự án vệ tinh với các nước.


    ODA chủ yếu được sử dụng để giải quyết vấn đề về đói nghèo ở các nước đang phát triển, khoản vay ODA cho dự án phóng vệ tinh này là chưa từng có. Nhật Bản với cuộc cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực vệ tinh chỉ đứng sau Mỹ và châu Âu, họ đang hy vọng sẽ bắt kịp Mỹ và châu Âu, nhưng cũng có ý định tăng cường quan hệ với Việt Nam. Nhật Bản tin rằng, ở nhiều nước đang phát triển nhu cầu về phóng vệ tinh đang phát triển nhanh chóng, Nhật Bản sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa công việc của họ. ...


    Theo: Đài Phượng Hoàng
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Kanwa, Su-30MKV không quân Việt Nam một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽOct 28, '11 10:39 AM
    for everyone
    Tạp chí Quốc phòng Canada phiên bản tiếng Trung số Tháng Mười Một bắt đầu công bố một bài viết, và đặt câu hỏi ban đầu: Từ những phân tích các hình ảnh về công tác huấn luyện chiến đấu của lực lượng máy chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 cũng có những nét tương đồng với lực lượng không quân Trung Quốc từ việc chuyển tiếp từ loại máy bay chiến đấu Su thế hệ thứ 2 sang thứ 3, các phi công châu Á phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về mặt thể chất, cũng như trên những vấn đề về quan điểm kỹ thuật và đây là một bước đại nhảy vọt, do đó sẽ cần thời kỳ chuyển tiếp tương đối dài.


    Các phân tích đã tiết lộ có 10 sự thay đổi trong hình ảnh đào tạo của Su-27SK và Su-30MKV, ngoài đợt hàng thứ hai loại Su-30MK2(V) được trang bị tên lửa không đối hải Kh-31A thì gần như tất cả các máy bay mới gần như không mang vũ khí.




    Nga bán các máy bay chiến đấu Su-27SK, Su-30M K (K), (V) sang Trung Quốc và Việt Nam với các điều kiện là khá khác nhau. Loạt máy bay đầu tiên của Việt Nam được Nga bán với các phương pháp thanh toán khá đa dạng. Ngược lại không quân Trung Quốc từ lô thứ hai của Su-27SK Trung Quốc phải trả 100% bằng tiền mặt đô la Mỹ. Theo các báo, phía Việt Nam với lô đầu tiên của 4 chiến đấu cơ Su-30MKV trị giá 110,000,000 USD, trong đó 70% được trả bằng trao đổi thương mại, Việt Nam chỉ trả 30% bằng ngoại tệ mạnh. Bốn chiếc đầu tiên của Su-30MKV giao cho Việt Nam là loại biến thể của dòng Su-30MK K đã giao cho Trung Quốc. Những chiến đấu cơ này là loại tiêm kích đánh chặn trên không vượt trội, nhưng không được cài đặt phần mềm để sử dụng tên lửa không đối hạm.




    Sau đó, nhà máy sản xuất chiến đấu cơ Nga ở Komsomolsk trong hợp đồng sản xuất cho Việt Nam với lô hàng trong năm 2010 với 8 Su-30M K2 (V), như vậy tổng số Su-30M KV là 12 , từ năm đó không quân Việt Nam có thể tạo thành một lữ đoàn tác chiến với các tiêu chuẩn. 8 Su-30M K (V) đã được ký kết hợp đồng 2 năm 2009 tháng Giêng, tổng giá trị 400 triệu USD. Nga đã cung cấp tất cả các lô hàng của đơn hàng thứ hai Su-30M K2(V) và hàng loạt các hệ thống vũ khí về Việt Nam. Phía Moscow, cho biết: Tất cả các máy bay và vũ khí đã giao hoàn thành trong năm 2010.




    Su-30M K2 (V) và Su-30M K 2(K) là hai loại biến thể khác nhau, không quân hải quân Trung Quốc nhận 24 Su-30M K2 (K), lực lượng quân sự không quân Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt là gì? Về vấn đề này theo các nguồn thông tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho rằng phía Việt Nam đã nhận được lô hàng với sự cải tiến nhỏ.




    Theo các phân tích đánh giá thì, "cải thiện nhỏ" có nghĩa là những chiếc Su-30MK2(V) của lực lượng không quân Việt Nam có thể sử dụng nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.




    Số lượng nhỏ máy bay chiến đấu tiên tiến trong lực lượng Không quân Việt Nam mặc dù rất ít, nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó vẫn cấu thành một lực lượng chiến đấu rất mạnh mẽ, đặc biệt là nếu được trang bị những vũ khí tiên tiến.




    2010, Việt Nam đã có các cuộc đàm phán với Nga để cung cấp 12 Su-30MKV với số tiền thỏa thuận hợp đồng là 500 triệu USD. Trong tháng hai, việc ký kết chính thức hợp đồng đã được thực hiện với trị giá 1 tỷ USD. Từ năm 2011-2012, Nga sẽ hoàn thành tất cả việc giao hàng. Như vậy, trong năm 2012, Việt Nam sẽ có 24 Su-30M K (V) và Su-30M K2 (V). Vì vậy mà toàn bộ các nước Đông Nam Á, sẽ có một số lượng tối đa của Su-30 để có thể hình thành một nhóm.




    Sukhoi cũng có kế hoạch thiết lập trực tiếp trung tâm dịch vụ tại Việt Nam, cơ sở bảo dưỡng này dự kiến ​​sẽ được nâng cấp lên trung tâm dịch vụ trong tương lai để tất cả phục vụ cho các nước khu vực Đông Nam Á, với việc bảo dưỡng máy bay "Su" và hàng loạt các máy bay chiến đấu khác. Lực lượng không quân Trung Quốc với hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27 / Su-30 đều được bảo trì bởi Ukraine, và với quá trình chuyển đổi dần dần sang sủ dụng các dịch vụ của Ukraine. Thậm chí việc đại tu bỏ qua Sukhoi.




    Một loạt các máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam đã có sự thay đổi thực sự về chất lượng, cả trong tương lai về các loại vũ khí. Vấn đề này về chi tiết không được tiết lộ. Từ những hình ảnh huấn luyện chiến đấu của lực lượng Su-30MKV, Su-30MK2 (V) có thể nhận thấy họ được trang bị loại tên lửa không đối hạm loại Kh-31A.




    Trung Quốc cũng nhận được một loại tên lửa dẫn đường TV Kh-29TE, có tầm bắn 30 km. Trang bị vũ khí tiến công đường không phía Trung Quốc trang bị loại tên lửa đối không tầm trung dòng R-27. Cả hai bên sử dụng loại vũ khí tương tự, nhưng lực lượng không quân Trung Quốc được trang bị loại tên lửa R-27T R-27R của Ukraine, trong khi lực lượng không quân Việt Nam, Su-30MKV, Su-30MK2(V) được trang bị những loại tên lửa được nhập khẩu trực tiếp từ Nga như R-77...


  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Đề nghị tăng cường giao lưu quốc phòng Việt Nam - Philippines


    29/10/2011 1:07


    Sáng 28.10, ************* Trương Tấn Sang đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Tuvera Gazmin. Trước đó, ************* đã tiếp đại diện một số tập đoàn hàng đầu ở Philippines như Tập đoàn Liwayway, Tập đoàn Jolibee, hãng hàng không Philippines, Tập đoàn UniLab chuyên cung cấp dược, mỹ phẩm ở khu vực Đông Nam Á và chủ thương hiệu Oishi.

    Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ************* Trương Tấn Sang đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng các cấp và giao lưu quân nhân nhằm thắt chặt sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên cũng cần tiếp tục chia sẻ thông tin và phối hợp với các thành viên khác trong ASEAN để bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại biển Đông.
    Trong sáng 28.10, ************* Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Philippines. Trưa 28.10, ************* Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã rời Philippines.
    TTXVN




  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Hàn Quốc, 5 nước Mê Kông hội đàm lần đầu tiên


    29/10/2011 1:25

    [​IMG]


    Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mê Kông - Hàn Quốc tại Seoul - Ảnh: TTXVN
    Ngày 28.10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-hwan và những người đồng cấp của Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mê Kông - Hàn Quốc lần thứ nhất tại Seoul.
    “Vùng Mê Kông có nguồn tài nguyên và lực lượng lao động dồi dào. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm qua cho thấy vùng này có khả năng biến tiềm năng phát triển thành thực tế”, Yonhap dẫn lời Ngoại trưởng Kim phát biểu tại lễ khai mạc.
    Hội nghị tập trung thảo luận việc củng cố hợp tác kinh tế và phát triển cũng như các vấn đề chính trị giữa các nước Mê Kông và Hàn Quốc. Các bộ trưởng còn trao đổi về một số vấn đề an ninh chính trị của khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên, an ninh biển, tội phạm xuyên quốc gia… Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ với các nước trong việc triển khai các hoạt động thuộc khuôn khổ hợp tác Mê Kông - Hàn Quốc, theo TTXVN.
    Hội nghị đã thông qua tuyên bố về thiết lập “Quan hệ đối tác toàn diện giữa các nước Mê Kông và Hàn Quốc vì thịnh vượng chung”, đưa ra tầm nhìn và định hướng hợp tác trong tương lai. Sự kiện này do Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đề xuất sau cuộc hội đàm với lãnh đạo các nước ASEAN tại Hà Nội hồi tháng 10.2010 và sẽ được tổ chức thường niên.
    Văn Khoa




  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Tranh luận chuyện Trung Quốc cứu eurozone


    29/10/2011 1:28

    [​IMG]


    Nhiều khó khăn đang đợi lãnh đạo EFSF Klaus Regling - Ảnh: AFP

    Có nhiều ý kiến trái chiều về việc EU “mời chào” Trung Quốc đóng góp tài chính vào việc giải quyết khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (eurozone).

    Tổng giám đốc Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) Klaus Regling ngày 28.10 tuyên bố chưa đạt được thỏa thuận với Trung Quốc sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, theo AFP. Ông Regling sang thăm Trung Quốc sau khi các lãnh đạo EU thống nhất về việc tăng vốn cho EFSF từ 440 tỉ USD lên 1.000 tỉ USD và vận động đóng góp từ các nền kinh tế đang nổi.
    Trước đó, tờ Financial Times dẫn một số nguồn giấu tên loan tin Trung Quốc có thể bơm 100 tỉ USD vào quỹ này. Tuy nhiên, đến hôm qua, chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra hứa hẹn gì và báo chí nước này còn cho rằng châu Âu phải nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ và không nên dựa vào “những người làm phúc”. AFP dẫn lời Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu khẳng định Bắc Kinh “cần chờ mọi thứ trở nên rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư”.
    Bản thân Tổng giám đốc Regling cũng nói ông chỉ mới thực hiện các cuộc “tham khảo ý kiến thường xuyên” về vấn đề đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu. Thật ra, giới quan sát nhận định người tích cực nhất trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ Bắc Kinh là Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ngày 27.10, ngay sau khi EU đạt thỏa thuận nói trên, ông Sarkozy đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và sau đó tiếp tục lên truyền hình bảo vệ ý tưởng của mình.
    Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc đầu tư vào EFSF đang gây tranh luận dữ dội tại châu Âu. AFP dẫn lời dân biểu Daniel Cohn-Bendit thuộc đảng Xanh tại Nghị viện châu Âu nói cách tiếp cận của ông Sarkozy khá “nguy hiểm”. Ứng viên Tổng thống Pháp của đảng Xã hội Francois Hollande cũng đặt câu hỏi: “Chúng ta có nên tin rằng Trung Quốc sẽ cứu eurozone mà không lấy lại gì?”. Trước đây, cũng đã có nhiều quan ngại khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng biển của Hy Lạp, “con bệnh” chính trong cuộc khủng hoảng hiện nay. AP thì dẫn lời một số chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể gây áp lực buộc EU nhượng bộ trong các vấn đề còn gây tranh cãi giữa hai bên như nhân quyền, tranh chấp thương mại hay giá trị đồng nhân dân tệ.
    Cũng trong ngày 28.10, lãnh đạo EFSF Regling cho biết vẫn đang tìm kiếm cách thức đảm bảo các khoản đầu tư vào quỹ này thông qua những cuộc thảo luận tiếp theo với Trung Quốc và các đối tác khác. Theo tờ Le Monde, Brazil và Nga khẳng định sẵn sàng thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế để hỗ trợ tài chính cho eurozone.
    Trùng Quang




  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Xem tài nguyên của VN cũng còn dồi dào lắm từ dầu khí đến đất hiếm chiếm trữ lượng 20 % của TG.......[r2)][r2)][r2)][r2)]


    Nhật Bản khai thác đất hiếm ở Lai Châu

    Việt Long,


    2011-10-28

    Tin của nhật báo Nikkei từ Tokyo hôm thứ sáu 28 tháng 10 năm 2011 cho hay hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản sẽ ký kết thoả ước hợp tác khai thác đất hiếm ở một khu vực sát biên giới Việt-Trung.
    [​IMG] Ảnh tài liệu của Tiểu ban Năng lượng và Tài nguyên Hạ viện Hoa Kỳ .
    Quặng đất hiếm

    Thoả thuận từ 2010

    Tiếp sau chuyến công tác của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh, tại Tokyo từ 24 đến 29 tháng 10, Thủ tướng Việt Nam *************** sẽ công du Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Yoshihiko Noda. Chuyến đi kéo dài từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11.

    Thủ tướng Việt Nam sẽ thảo luận với các viên chức cao cấp của Nhật về đường lối phát triển kinh tế, hợp tác thương mại – đầu tư, du lịch, văn hóa và giáo dục giữa hai nước. Hai bên cũng sẽ duyệt xét và có thể bổ sung bản “Tuyên bố chung Việt Nam–Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” ký kết vào tháng 10 năm ngoái.

    Theo Việt báo Online từ Việt Nam, vấn đề khai thác đất hiếm đã được hai nước thoả thuận từ trước tháng 11 năm ngoái, sau khi Việt Nam quyết định chọn Nhật làm đối tác lâu dài trong công cuộc điều tra,thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Nhật Bản cam kết sẽ đáp ứng mọi điều kiện của Việt Nam về trợ giúp nghiên cứu khả thi, cho vay vốn ưu đãi, sử dụng công nghệ tiên tiến an toàn cao nhất. Sau đó Việt Nam còn được chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xử lý chất thải, và cung cấp nhiên liệu đầy đủ trong suốt thời gian thực hiện dự án.

    Theo thoả hiệp đầu tiên giữa hai bên hồi năm 2010, công ty Vimico của Việt Nam sẽ hợp tác với các công ty Toyota Tsusho và Sojitz của Nhật. Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu Vimico đã khảo sát, thu thập tài liệu, lập dự án đầu tư với tổng mức hơn 141 tỷ đồng. Sản phẩm chính là tinh quặng đất hiếm hàm lượng 43%, với phó sản là các tinh quặng Calcium Fluoride và Barium Sulfate hay Barite.

    Nay tin tức liên quan đến chuyến công du của Thủ tướng Dũng cho hay các công ty đối tác phía Nhật để thành lập liên doanh cho dự án vẫn là 2 tập đoàn Toyota Tsusho và Sojitz, trong khi đối tác phía Việt Nam nay là công ty khai thác khoáng sản Lavreco.

    Mỏ cách Trung Quốc 30 km. [​IMG]
    Đất hiếm Samarium- Courtesy National Geographic.




    Kế hoạch sẽ được thực hiện vào năm 2013 ở mỏ Đông Pao tại tỉnh Lai Châu, nhằm đáp ứng 20% nhu cầu đất hiếm cuả xứ Phù Tang. Mỏ Đông Pao thuộc huyện Tam Đường, thủ phủ là thị trấn Tam Đường vốn thuộc huyện Phong Thổ. Tam Đường chỉ cách biên giới Việt-Trung 30 km. Đỉnh núi Fansipan ở cách Tam Đường 20 km về hướng đông đông nam. Khu vực này và vùng rộng lớn hai bên đến sát biên giới chiếm địa thế chiến lược về phòng thủ biên giới Việt-Trung.

    Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất dồi dào, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc. Chính phủ Việt Nam luôn luôn nghiêm cấm địa phương cấp phép khai thác đất hiếm, phải chăng để ngăn việc Trung Quốc nhảy vào?

    Theo báo chí Việt Nam thì tổng trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam được ước tính và xác định là 21 triệu tấn. Hầu hết trữ lượng đất hiếm nằm ở huyện Phong Thổ tỉnh Lai châu, với hơn 10 triệu tấn ở mỏ Đông Pao (thuộc huyện Tam Đường, là huyện mới, tách ra từ huyện PhongThổ), 7 triệu tấn ở mỏ bắc Nậm Xe, hơn 3 triệu tấn ở Nam Nậm Xe.
    Tuy nhiên giới khoa học gia địa chất trong nước ước lượng thận trọng hơn, tính trữ lượng đất hiếm khoảng 10 triệu tấn, phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung.
    Vị trí vững chắc

    Hai con số về trữ lượng này đều là khả quan, trong khi dữ liệu quốc tế cho biết Trung Quốc có khoảng 36 triệu tấn, Hoa Kỳ có 13 triệu tấn nhưng không khai thác, trong tổng số trữ lượng đất hiếm cả thế giới vào khoảng 100 triệu tấn.

    Trung Quốc hiện sản xuất tới 97% lượng đất hiếm của toàn thế giới. tuy nước này chỉ sở hữu 37% trữ lượng ước tính của toàn cầu. Trong khi nhu cầu ngày càng tăng nhanh vì tốc độ phát triển công nghiệp, năm 2009 Trung Quốc loan báo kế hoạch giảm xuất khẩu còn 35 ngàn tấn mỗi năm từ 2010 đến 2015, để bảo tồn nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường.

    Tháng 10 năm ngoái, Trung Hoa Nhật báo, China Daily, dẫn tin không chính thức từ một viên chức bộ thương mại Trung Quốc, cho biết lượng xuất khẩu đất hiếm sẽ bị giảm thêm 30% trong năm nay. Cuối năm ngoái Trung Quốc lại thông báo lượng xuất khẩu nửa đầu năm nay là gần 14 ngàn 500 tấn, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Quota xuất khẩu cho nửa năm sau của 2011 được thông báo là hơn 30 ngàn tấn, với sản lượng tối đa được giới hạn ở gần 94 ngàn tấn. Tháng 9 năm nay, Bắc Kinh loan báo ngưng hoàn toàn việc sản xuất của 3 mỏ trong số 8 mỏ đất hiếm chính yếu, chiếm 40% lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.

    Từ tháng 8 năm 2007 Bộ trưởng thương mại Nhật bản đã phải yêu cầu Trung Quốc đừng hạn chế lượng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và các nước khác, vì nền công nghiệp tiên tiến của Nhật không thể thiếu nguyên liệu này.

    Bộ trưởng Akira Amari khi đó đã nói với hãng thông tấn Reuters là ông sẽ phải đi Nam Phi và Botswana trong tuần lễ sau đó, từ khoảng 11-12 tháng 11 năm 2007, để tìm nguồn cung cấp thay thế cho Trung Quốc, mà lúc đó Nhật trông vào như nguồn cung cấp duy nhất. Rốt cuộc Nhật vẫn phải chạy đôn chạy đáo khi Trung Quốc cắt giảm mạnh mẽ nguồn cung cấp.

    Mối lo thiếu nguyên liệu khiến giá tăng vọt. Dysprosium dùng trong phần cứng computer nay giá 212 đô la một pound, so với 6,77 đô la cách nay 8 năm. Giá cerium tăng hơn 450% trong vòng hai tháng mùa hè vừa qua. Nhu cầu thế giới sẽ vượt khỏi mức cung trước cuối năm nay, theo tổng giám đốc Mark Smith của công ty Mỹ Molycorp. Công ty này mới mở lại một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, California, hồi năm ngoái.

    Ông Mark Smith cho biết tình trạng cung cấp đất hiếm tại Hoa Kỳ hiện khá trầm trọng. Nhu cầu năm nay sẽ từ 55 ngàn đến 60 ngàn tấn ngoài Trung Quốc, trong khi Trung Quốc được dự đoán sẽ xuất khẩu trong khoảng 24 ngàn tấn. Hoa Kỳ còn xoay sở được nhờ lượng tồn trữ cua công nghiệp và kho chính phủ, nhưng năm 2011 vẫn là năm hết sức quan trọng trong vấn đề cung cầu đất hiếm

    Những dữ kiện kể trên cho thấy nhu cầu khẩn thiết về đất hiếm của Nhật Bản cũng như các nước công nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ vị trí vững chắc của ngành khoáng sản Việt Nam trong việc cung cấp nguyên liệu này cho Nhật và thế giới.



    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này