Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2987 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 01:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43631 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Khánh Hòa cho biết đã bắt đầu triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học phục vụ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở Trường Sa. Căn cứ đề xuất của Vùng 4 Hải quân và Huyện Trường Sa, Sở sẽ đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu về các giống rau xanh, cây ăn trái chịu mặn trồng được trên đảo; nuôi trồng hải sản; xử lý chất thải rắn, nước thải; chống rong rêu trên các thiết bị vật dụng, cống, hầm; xây dựng mô hình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao… phù hợp với điều kiện của huyệnTrường Sa.


    Trước mắt, để triển khai đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng rong nho” cho Huyện Trường Sa, Sở cùng các đơn vị liên quan sẽ trồng thử nghiệm tại Vùng 4 Hải quân (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) trong năm 2012. Sau khi có kết quả sẽ tiến hành trồng tại quần đảo Trường Sa.
    Rong nho là loài thực vật có hàm lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu cơ thể, có thể thay thế được các loại rau xanh cần thiết ở Trường Sa.
    Trước đó, tháng 6/2011, Bộ NN & PTNN cũng đã đưa dự án “Phát triển cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất tự túc và tôn tạo cảnh quan ở quần đảo Trường Sa” vào danh sách các đề án phát triển Trường Sa sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2013.
    [​IMG]

    Chiến sỹ đảo Nam Yết vui mừng với những món quà và hàng từ đất liền tới. Ảnh: vietbao.vn.

    Theo Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nơi nghiên cứu và chủ trì dự án thì chậm nhất vào đầu năm 2012, dự án sẽ được tiến hành tại 8 đảo (4 đảo chìm và 4 đảo nổi) với thời gian khoảng 30 tháng.

    Các dự án nói trên mở ra triển vọng trong một ngày không xa các chiến sĩ và người dân trên 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ tự túc được một phần sản xuất lương thực, thực phẩm.

    Về chăn nuôi, dự án sẽ có nội dung trồng thêm một số loại cỏ làm thức ăn cho bò, dự kiến, giúp cho đảo Song Tử Tây phát triển từ 10 con bò tăng thành 20 con; giúp phát triển tăng quy mô đàn lợn lên 50-60 con; phát triển đàn gia cầm. Hiện nay, trên đảo đã có nuôi vịt, gà, ngan. Hướng tới, dự án sẽ phát triển nhiều hơn nữa vịt đẻ trứng.

    Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp tại quần đảo Trường Sa là rất lớn. Riêng tại khu vực đảo Đá Tây, hiện đã hình thành một trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông) với đầy đủ kho chứa hàng, nhà kính trồng rau,...đặt nền móng cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên biển trong tương lai.

    Người dân sống trên đảo Đá Tây cho biết ở đảo này, các loại rau chỉ sau 15-20 ngày trồng là có thể thu hoạch. Vì vậy, lượng rau cung cấp cho khu vực đảo Đá Tây luôn dư thừa, có thể phát triển để cung cấp cho bà con ngư dân, những người rất khan rau xanh sau nhiều tháng lênh đênh trên biển.

    Theo các chuyên gia Bộ NN & PTNT, vấn đề khó khăn nhất một khi dự án được triển khai là điều kiện thời tiết phức tạp, thiếu nước ngọt, khan hiếm đất trồng rau ở Trường Sa.
    “Đảo đầu tiên cách đất liền cũng cả mấy trăm hải lý, Tiến sĩ Vinh cho biết. Mỗi đảo lại cách nhau 20-30 hải lý nên việc di chuyển tốn khá nhiều thời gian. Đó là chưa kể trong năm chỉ có một mùa là mùa biển lặng để tiếp cận đảo. Thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Gió mặn nên vật liệu đem ra đảo phải chịu được sự ăn mòn của muối. Gió bão thường xuyên nên các phương tiện che chắn phải phù hợp với từng đảo.

    Hiện Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã đề xuất Bộ NN&PTNT phê chuẩn kế hoạch tập huấn cho 300 lượt cán bộ về kỹ thuật trồng rau quả, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho quần đảo Trường Sa. “Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong nhiều lần chuyển giao khoa học kỹ thuật trước đây tại các đảo Phú Quý, Phú Quốc…, tin rằng với tương lai không xa, quân và dân trên các quần đảo sẽ chủ động tự túc được các nguồn thực phẩm sạch và an toàn”, ông Vinh nhấn mạnh.

    Chi Lăng (tổng hợp)
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Yêu sách đường 9 đoạn phi lí của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ bị phản đối ở nước ngoài mà ngay cả người Trung Quốc cũng nhận ra sự mù mờ của nó. Tờ Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh số ra gần đây có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, nêu ý kiến của tác giả Ding Gang, cho rằng Trung Quốc cần đưa ra những bằng chứng vững chắc hơn trong vấn đề Biển Đông.

    [​IMG]
    Trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Internet.

    Trong khi các báo khác của Trung Quốc tập trung công kích việc Ấn độ tham gia cùng Việt Nam khai thác dầu ở Biển Đông, ông Ding Gang cho rằng sau khi kiểm tra mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam "vi phạm lãnh hải của Trung Quốc", vì tất cả còn "rất mù mờ".
    Bài báo kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nói đến.
    Tác giả cũng nói những năm qua, tranh chấp biển Nam Trung Hoa ( Biển Đông) gia tăng, khiến truyền thông Hoa Kỳ và các nước Phương Tây cùng một số quốc gia xung quanh vùng biển này cũng xây dựng thuyết 'Mối đe dọa từ Trung Quốc' dựa trên nền tảng đó.
    Chúng ta cần phải cảnh giác trước cái bẫy của việc tạo ra nhãn hiệu 'bá quyền Trung Quốc"- tác giả viết- và truyền thông Trung Quốc cần tránh gọi vùng biển này là "Biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc", và tránh gọi mọi hành động của các nước ở khu vực này là "vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
    Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nên trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao.
    Tác giả Ding Gang cũng cho rằng vấn đề ở vùng biển này "phải được giải quyết một cách hòa bình", và Trung Quốc không nên tham gia trò chơi "trốn tìm" mãi mãi với các nước khác.
    Chương Dương (tổng hợp)
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    I hope so!
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào bác Long, mấy hôm nay tôi bận quá, nay lại phải đi rồi. Bác vất vả vậy nhé.
  5. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Báo Trung Quốc bình luận về tàu hộ tống Việt Nam mua của Hà Lan

    Tờ Phượng Hoàng của Trung Quốc đã có những bình luận sâu về loại tàu hộ tống lớp Sigma mà Việt Nam đang có ý định mua của Hà Lan.


    1 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma kiểu 9113 của Indonesia mà khả năng Việt Nam sẽ mua của Hà Lan
    Tờ Phượng Hoàng nói rằng: " Gần đây nhiều tờ báo Quân sự nước ngoài đã đưa tin về việc Việt Nam có ý định mua 4 tàu hộ tống tàng hình hết sức hiện đại của Hà Lan. Theo đó, Việt Nam và Hà Lan đã thống nhất về đơn giá của 4 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma, mỗi chiếc tàu loại này được Hà Lan bán cho Việt Nam với giá 1 tỉ USD/1 chiếc( Đây là một cái giá khá "mềm"). Có thể trị giá hợp đồng 4 chiếc tàu chiến này còn ít hơn 4 tỉ USD nếu chỉ có 2 chiếc được đóng ở xưởng đóng tàu Schelde của Hà Lan, 2 chiếc còn lại sẽ được đóng ở Việt Nam với việc chuyển giao công nghệ từ Hà Lan."


    Bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral, tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại trên tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma của Hà Lan

    Tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma trang bị 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block II, (ảnh: Defence.com)

    " Không biết Việt Nam chọn loại tàu hộ tống Sigma nào vì có tới 4 loại khác nhau? Ví như tàu nhỏ nhất của chiến hạm lớp Sigma là các tàu tuần tra ven biển có thể dài tới 50m và rộng khoảng 9m còn các tàu lớn hơn có thể dài tới 150m, rộng 50m. Nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ mua chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) giống của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km). Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm" tờ Phượng Hoàng cho biết thêm.




    Tàu hộ tống lớp Sigma loại 9113 có chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét, độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km

    Trang bị vũ khí của tàu loại 9113 bao gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm
    Hiện nay trên thế giới Hà Lan mới chỉ bán tàu loại này cho hai nước là Indonesia và Maroc. Indonesia mua 4 tàu lớp Sigma loại 9113 của Hà Lan từ những năm 2004. Năm 2010 Indonesia mua chiếc lớn nhất của tàu loại này với chiều dài lên đến 105m( loại 10514) độ giãn nước 2400 tấn(Loại tàu này có giá dao động từ 1,4 - 1,6 tỉ Euro). Maroc là khách hàng thứ 2, nước này mua 3 chiến hạm của Hà Lan với kích cỡ của 3 tàu này dao động với chiều dài từ 98m(loại 9813) lến đến 105m (loại 10514). Theo đó, Việt Nam sẽ là khách hàng quốc tế thứ ba của Hà Lan mua tàu loại này.

    Tờ báo này nói thêm: " Không biết đến bao giờ những chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan này mới được gia nhập biên chế của Hải quân Việt Nam nhưng qua hợp đồng này, rõ ràng Hải quân Việt Nam đang cho thấy vị thế vượt trội của mình trong khu vực."

    Phú nguyễn (Theo Phượng Hoàng
  6. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cảnh sát say rượu lái xe đâm chết 5 người[/

    Một viên cảnh sát lái xe trong tình trạng say xỉn đã gây ra một vụ tai nạn thương tâm khi cùng một lúc đâm chết 5 người vào hôm thứ 7.


    Chiếc xe gây tai nạn bị nhân dân đập tan nát của Vương Hàng Bằng
    Theo tờ Dailichili cho biết: Một viên cảnh sát tại huyện Nhữ Nam thuộc tỉnh Hà Nam Trung Quốc lái xe trong tình trạng say xỉn đã đâm thẳng vào một trạm chờ xe buýt làm chết và bị thương 8 người, trong đó có 4 người chết tại chỗ, 1 người chết trong bệnh viện và làm ba người khác đang bị thương nặng vào lúc 14h40’ chiều hôm 29/10.


    Hiện trường thương tâm của vụ tai nạn
    Theo cảnh sát cho biết, hung thủ là Vương Hàng Bằng là người đứng đầu của một bộ phận thuộc ******* huyện Nhữ Nam đã uống rượu say khi lái xe, do không làm chủ được tốc độ nên đã gây nên vụ tai nạn thương tâm trên.


    Do quá bất bình với việc làm của Vương dân chúng ở đây đã đập nát và lật nghiêng chiếc xe của Vương Hàng Bằng cũng như phá hủy hai chiếc xe ở gần đó
    Ngay sau khi tai nạn xảy ra, hàng trăm người dân đã đổ ra đường đụng độ với cảnh sát. Do quá bất bình với việc làm của Vương dân chúng ở đây đã đập nát và lật nghiêng chiếc xe của Vương Hàng Bằng cũng như phá hủy hai chiếc xe ở gần đó. Họ còn tụ tập ở nơi xảy ra tai nạn cho đến sáng hôm chủ nhật để xem cảnh sát giải quyết vụ việc này ra sao.

    Vương Hàng Bằng rất có thể phải đối mặt với án tử hình vì những tội danh liên quan đến vụ tai nạn thương tâm trên.

    Hiện nay, cảnh sát Hà Nam vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc này
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Để có tiền góp đá xây công sự Trường Sa thì đang giờ giao dịch cũng nên bám bảng chứ bạn nhỉ ?

    Hôm nay đã chốt VND và KLS giá trần , mai có lên nữa cũng không tiếc ! :-"
    Thị trường này ăn non 15% là Ok ! :-bd
    Cho chắc ! :)>-
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: TuGan, namson67

    Avatar mới của bạn namson67 có ý nghĩa hơn A cũ đấy ! =D>=D>=D>
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: TuGan, khoihoanggia, namson67

    Chào các bạn , tui đi măm đây . [};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này