Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8439 người đang online, trong đó có 1092 thành viên. 15:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 43289 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hú hồn các bác ạ, tôi về nhà tìm mãi đến trang 15 vẫn không thấy nhà, tưởng mất. Sau phải vào phần lịch sử những trang đã tham gia mới thấy.
    Các bác phải lưu ý nhé:

    Cái thời loạn lạc, chiến chinh
    "Thảnh thơi đọc báo" - Nó rinh mất nhà.​

  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang.


    Giờ tuy chỉ một mình ta
    Vung gươm, múa bút, giữ nhà yên vui.​
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:

    Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc

    Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Indonesia đã có cuộc gặp với trưởng đoàn 10 nước ASEAN bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra từ ngày 22 đến 24-10-2011. Đây là sáng kiến của nước chủ nhà và nó cũng tương tự như cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN 5 tại Jakarta tháng 5-2011.

    Ông Leon Panetta nêu rõ đánh giá của Hoa Kỳ về vai trò của châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, thời gian tới, nhấn mạnh đây là khu vực trọng điểm về chiến lược. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh dù có khó khăn về kinh tế nhưng Hoa Kỳ sẽ hiện diện lâu dài ở khu vực này để đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển.

    Sau cuộc gặp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, ông Leon Panetta có trao đổi ngắn với tôi. Ông ấy nói rằng vừa qua Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt là những nội dung về tuân thủ luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ và mong muốn những thỏa thuận đó biến thành hiện thực. Ông nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam, Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực chỉ khi nào có sự đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.

    Tôi hỏi bộ trưởng quốc phòng Mỹ: một nước lớn như Hoa Kỳ vì sao lại chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982? Ông Leon Panetta cho biết Tổng thống Obama ủng hộ việc ký văn bản này, tuy nhiên nền chính trị Hoa Kỳ còn có nhiều quy định liên quan khác. Vừa rồi thượng nghị sĩ John Kerry đã đề nghị thông qua việc ký văn bản đó ở thượng viện và sau đó đưa ra hạ viện. Theo như ông Leon Panetta nói thì vấn đề chỉ còn là thời gian.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    May quá các bác ạ, nhà mình lại được chuyển về mặt phố rùi.


    Mấy hôm Nhà chuyển Lên đồi
    Hôm nay lại được về nơi thị thành.
    Bao giờ hết nạn chiến chinh
    Ta về xây lại Nhà mình đẹp hơn!
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng ?


    Vị trí mỏ dầu khí ( đánh dấu bàng chấm đen) mới được phát hiện.
    DR
    Trọng Nghĩa
    Vào hôm nay, 27/10/2011, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon xác nhận đã tìm được dầu khí tại một vùng ở Biển Đông, trên thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam. Thông tin được loan báo vào lúc Trung Quốc liên tiếp đe đọa những ai hợp tác với Việt Nam trong các đề án ngoài Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Giới quan sát đang tự hỏi là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao ?

    Khu vực có dầu khí thuộc một lô ngoài khơi Đà Nẵng, mà phía Việt Nam đã trao cho Exxon quyền thăm dò và khai thác. Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo công bố vào hôm nay, Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil cho biết là mũi khoan thứ hai mà họ thực hiện ngoài khơi Đà Nẵng vào tháng 8/2011 đã giúp phát hiện ra dầu khí. Công việc khoan dò do Công ty Thăm dò và Khai thác ExxonMobil Việt Nam, (bộ phận của tập đoàn Mỹ tại Việt Nam) tiến hành.

    Ông Patrick McGinn, thuộc bộ phận báo chí của Exxon, tuy nhiên đã không cho biết chi tiết về trữ lượng mỏ dầu khí, chỉ cho biết là tập đoàn Mỹ đang phân tích dữ liệu từ giếng khoan thứ hai này, sau khi một mũi khoan thứ nhất đã không mang lại kết quả.

    Tuy nhiên, trước đó, báo chí Anh Mỹ đã tiết lộ rằng ExxonMobil đã phát hiện ra một mỏ khí đốt có trữ lượng đáng kể ở một lô ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, thuộc bể trầm tích Phú Khánh.

    Theo Financial Times, một quan chức tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đối tác của ExxonMobil, cho biết là đã tìm thấy khí đốt, trong khi giám đốc điều hành một công ty dầu hỏa khác thăm dò gần lô 118 xác định rằng mỏ vừa phát hiện có "một tiềm năng đáng kể", căn cứ vào nền địa chất của khu vực.

    Theo Wall Street Journal, khu vực được khoan dò nổi tiếng là có trữ lượng dồi dào. PetroVietnam và nhiều tập đoàn quốc tế khác đã bắt đầu công việc sản xuất tại nhiều mỏ quan trọng trong vùng này, trong lúc một số công ty khác như Petronas của Malaysia, Premier Oil trụ sở tại Anh Quốc, Gazprom của Nga và Total của Pháp, cũng vừa phát hiện ra một số mỏ dầu khí trong khu vực này.

    Lẽ ra, phát hiện của Exxon không có gì đáng nói vì chỉ là một thông tin kinh tế bình thường. Vấn đề là trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đột nhiên hung hăng hẳn lên đối với tất cả các tập đoàn dầu hỏa có đề án hợp tác với Việt Nam để thăm dò khai thác dầu khí tại vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận có chủ quyền trên hơn 80% diện tích.

    Do đó các nhà quan sát đang chờ đợi xem phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao trước diễn biến mới này trong công cuộc hợp tác giữa Việt Nam và Exxon, tập đoàn dầu hỏa thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay.

    Phải nói là ExxonMobil đã được chính quyền Việt Nam cấp phép thăm dò và khai thác 3 lô 117, 118 và 119 ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, dựa trên quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, dù nằm hẳn trong thềm lục địa Việt Nam, khu vực có các lô này lại bị Trung Quốc tranh chấp căn cứ vào điều được Bắc Kinh cho là chủ quyền lịch sử của họ trên gần như toàn bộ Biển Đông.

    Trong thời gian trước đây, Bắc Kinh từng bị chính quyền Mỹ công khai tố cáo là đã gây sức ép trên các tập đoàn dầu hỏa quốc tế, trong đó có cả Exxon, buộc các hãng này phải hủy bỏ đề án hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông, nếu không muốn công việc làm ăn của họ tại Trung Quốc bị ảnh hưởng.

    Gần đây hơn là những yêu sách nhắm vào New Delhi và hãng dầu hỏa ONGC, đòi phải hủy bỏ đề án của tập đoàn quốc gia Ấn Độ thăm dò khai thác hai lô 127 và 128 cũng ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Sau khi những đòi hỏi này bị Ấn Độ bác bỏ, Trung Quốc đã để cho báo chí liên tiếp đả kích và đe dọa New Delhi cũng như Hà Nội.

    TAGS: BIỂN ĐÔNG - DẦU KHÍ - PHÂN TÍCH - VIỆT NAM
  6. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    TQ cảnh báo hãng dầu nước ngoài


    Cập nhật: 10:14 GMT - thứ hai, 31 tháng 10, 2011

    [​IMG]

    Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các công ty dầu nước ngoài, chưa đầy một tuần sau khi tập đoàn Hoa Kỳ ExxonMobil loan báo tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.
    Hôm 25/10, tập đoàn có đại bản doanh tại Houston, Texas, loan báo đã phát hiện ra dầu khí sau mũi khoan thứ hai trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Lô này, mà Việt Nam khẳng định nằm trên thềm lục địa Quảng Ngãi-Đà Nẵng của Việt Nam, trên bản đồ nằm khá gần đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Hai 31/10 phát biểu tại Bắc Kinh: "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển phụ cận".
    Qua đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.
    Điều đáng chú ý là đường lưỡi bò không có tọa độ rõ ràng, bởi vậy Trung Quốc có thể dịch chuyển vị trí yêu sách của mình.
    Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ông Hồng Lỗi không trả lời thẳng khi được hỏi liệu Trung Quốc có kế hoạch yêu cầu ExxonMobil rút khỏi dự án làm ăn với Việt Nam hay không mà nói: "Chúng tôi hy vọng các công ty nước ngoài không tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển đang tranh chấp".
    "Đây là lập trường nhất quán của chúng tôi."
    Trong năm nay ExxonMobil đã khoan hai mũi tại lô 119, mũi đầu tiên vào tháng Tư và mũi thứ hai vào tháng Tám.
    Gây sức ép


    Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã gây áp lực buộc nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam phải rút lui.
    Hồi tháng 6/2007, dưới áp lực của Trung Quốc, Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn trước khi chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.
    Tuần qua, bộ phận upstream (phụ trách các hoạt động thăm dò) của BP đã chính thức bàn giao công việc, tài sản và nhân viên ở Việt Nam cho tập đoàn TNK của Nga sau 21 năm hiện diện tại Việt Nam.
    Vào tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
    Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.
    Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó là ông Michael Michalak từng nhận xét với BBC rằng các tập đoàn như ExxonMobil có sức mạnh 'như các quốc gia' và có chính sách của riêng họ.
    Nhiều công ty nước ngoài đã tìm thấy dầu tại khu vực Nam Côn Sơn, như Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier Oil Plc. của Anh, Gazprom OAO của Nga và Total SA của Pháp.
    Giếng khoan của ExxonMobil ở lô 119, nếu nhìn trên bản đồ trực tuyến mà chính Trung Quốc đưa ra, nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cận kề một trong chín đoạn của 'đường lưỡi bò'.
    Gần lô 119 là lô 120, mà Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đã cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn hồi tháng Năm năm ngoái.
    Lúc đó phía Việt Nam đã phải cử tàu hải quân ra hộ tống công việc thăm dò của Neon vì sợ phản ứng của Trung Quốc.
  7. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    CHÂU Á- BIỂN ĐÔNG -
    Bài đăng : Thứ hai 31 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 31 Tháng Mười 2011

    Nhật Bản kêu gọi Châu Á tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc


    [​IMG]Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda REUTERS/Yuriko Nakao




    Đức Tâm
    Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Financial Times, số ra ngày 30/10/2011, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng việc Trung Quốc đang ngày càng biểu dương sức mạnh, gia tăng các hoạt động quyết đoán về chủ quyền tại vùng biển Hoa Nam, tức Biển Đông và biển Hoa Đông, đã gây ra tình trạng bấp bênh đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.


    Thủ tướng Noda kêu gọi các nước láng giềng châu Á tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau để thuyết phục quân đội Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.
    Bình luận trên đây của thủ tuớng Noda phản ánh mối lo ngại tại Nhật Bản về các hoạt động của hải quân, lực lượng tuần duyên, không quân Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông. Tại đây, Tokyo và Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền đối với một số quần đảo.
    Các hoạt động quyết đoán của Trung Quốc cũng gây ra những căng thẳng ở vùng biển Hoa Nam, tức Biển Đông, nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan với bốn nước Đông Nam Á khác là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
    Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh, « trong tất cả các cuộc gặp, chúng tôi sẽ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp. Điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường trong đó Trung Quốc có thể đóng góp một cách tích cực vào hòa bình và ổn định tại vùng châu Á -Thái Bình Dương ».
    Ông Noda, một trong những chính trị gia Nhật Bản có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, hy vọng là những vấn đề này sẽ được thảo luận nhân Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Á, diễn ra vào giữa tháng 11 tại Bali, Indonesia.
    Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh là Tokyo muốn thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thế nhưng, ông lấy làm tiếc về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc phát triển bộ máy quân sự.
    Theo Financial Times, trong các cuộc trao đổi không chính thức, giới chức Nhật Bản bày tỏ lo ngại về việc ngày càng có nhiều các sự cố xẩy ra liên quan đến hải quân, lực lượng tuần duyên Trung Quốc, ở vùng biển Hoa Đông.
    Vừa qua, Tokyo cho biết là không quân Nhật Bản đã nhiều lần ngăn chặn máy bay Trung Quốc tiến gần vào không phận nước này. Từ tháng Tư đến tháng Chín năm nay, số các vụ khiêu khích đã tăng gấp ba so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
    Còn tại Biển Đông, các hoạt động quyết đoán về chủ quyền của Trung Quốc đã làm cho những nước láng giềng lo ngại. Trong năm nay, tàu Trung Quốc đã nhiều lần sách nhiễu tàu bè của Việt Nam. Trong tháng Tám, tàu Trung Quốc còn khiêu khích tàu hải quân Ấn Độ đang trên đường đến thăm Việt Nam.
    Mặc dù Nhật Bản không có tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đây là nơi có các tuyến giao thông hàng hải quan trọng. Do vậy, thủ tướng Nhật Bản chia sẻ những quan ngại của các nước trong khu vực về thái độ của Trung Quốc. Ông nói : « bởi vì chúng tôi có những mối lo ngại chung, chúng tôi cần phải làm tốt việc đề ra những quy định luật pháp, lôi kéo Trung Quốc tham gia vào các cuộc thảo luận. Thúc đẩy tuân thủ luật pháp là công việc cần phải làm trong quá trình hợp tác giữa tất cả các nước ».
    Thế nhưng, theo báo Financial Times, các lãnh đạo Trung Quốc dường như bực bội về việc Nhật Bản quan tâm sát sao đến các vấn đề tại Biển Đông.




    .
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Phía sau thỏa thuận mua tàu Sigma của hải quân Việt NamOct 31, '11 9:21 AM
    for everyone
    Theo tạp chí "Tin tức Quốc phòng" của Israel cho biết ngày 24 tháng 10, Việt Nam đang đàm phán với Hà Lan để mua 4 tàu khu trục nhỏ lớp "Sigma" cũng như thảo luận về các vấn đề liên quan. Theo trang web " Jane defence"cho biết rằng Thủ tướng của Việt Nam ông *************** trong chuyến thăm thành phố nơi có nhà máy đóng tàu lớp Sigma cho thấy sự ân sủng và đã bày tỏ sự sẵn sàng để mua loại tàu chiến như thế. Kết hợp với việc mua sắm gần đây từ phía Nga đã chế tạo và cung cấp cho Việt Nam một loạt các tàu khu trục tiên tiến, tàu tuần tra, và công bố một số thông tin về việc Việt Nam tự đóng tàu vận tải quân quy mô lớn, tàu pháo hạm và các vấn đề liên quan khác...

    [​IMG]

    Cách đây không lâu, Việt Nam vừa ký với Trung Quốc thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng và tham vấn, nhưng hiện tại đối với khu vực nhạy cảm để đẩy mạnh hành động quân sự, không cần phải đặt câu hỏi về ý định phía sau thỏa thuận đó. Đối với Đông Nam Á xét về mức độ tổng thể nếu hải quân Việt Nam mua 4 tàu khu trục nhỏ lớp "Sigma" sẽ được gọi là hào phóng. Tàu khu trục nhỏ lớp "Sigma"chiều dài khoảng 100 mét, rộng 15 mét, tốc độ tối đa là 28, được trang bị hệ thống vũ khí khá hiện đại. Tàu khu trục nhỏ Gepard - 3.9 loại đã gia nhập vào lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam, nếu so với tàu lớp Sigma về hỏa lực thì không thua kém, nhưng hệ thống trang thiết bị điện tử và radar thì hiện đại hơn, nếu Sigma gia nhập hải quân Việt Nam nó cũng sẽ hoạt động như một chiến hạm. Cần lưu ý rằng, "Sigma"có thiết kế cấp độ mô-đun từ cabin tiêu chuẩn 7,2 mét có thể tùy chọn, lắp ráp, thiết kế cho tàu tuần tra ven biển, tàu hộ tống và tàu khu trục, có ba loại chế độ cấu hình. Sau Indonesia, Morocco, có thể nước ngoài thứ ba sử dụng là Việt Nam, việc Việt Nam mua tàu khu trục lớp "Sigma" có thể được mô tả như một mũi tên trúng hai đích, không chỉ là lần đầu tiên có thiết kế mô-đun cho tàu nổi chiến đấu tiên tiến, mà nó còn giúp cải thiện khả năng đóng tàu của các xưởng đóng tàu tiên tiến tại Việt Nam.  


     Việc mua "Sigma" sẽ là một sự tích lũy kinh nghiệm và chuyển sang một giai đoạn mới cho ngành đóng tàu quân sự ở Việt Nam với "series" sản phẩm mới nhất gần đây. Trong tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ông Phùng Quang Thanh nói công khai rằng trong năm hoặc sáu năm tới, Việt Nam sẽ có 6 tàu ngầm lớp "Kilo", thành lập hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm đầu tiên sẽ được giao trong năm 2013. Không lâu sau đó, "báo Quân đội nhân dân" cho biết vào giữa tháng Mười, Việt Nam đã tự thiết kế và thi công con tàu "chiến hạm vận chuyển lớn nhất" chiều dài 71 mét mang tên "Trường Sa". Tọa lạc tại Hải Phòng trong nhà máy đóng tàu phía Bắc sông Hồng của Việt Nam gần đây đã cho ra mắt một trong những con tàu chiến đầu tiên tự đóng của riêng Việt Nam, dài 54 m số hiệu HQ-272, các tàu cùng loại với loạt đóng thứ hai và thứ ba cũng sẽ xây dựng. Đồng thời, phía Nga cung cấp phụ tùng cho Hải quân Việt Nam để tự đóng bốn tàu tên lửa tốc độ cao "Molniya", trong đó 2 chiếc đã đóng ở Nga sẽ được chuyển đến Việt Nam.

      Có thể nhìn thấy hải quân Việt Nam đang được giới thiệu công nghệ đóng tàu chiến từ Đông và Tây cùng một lúc, các nhà máy đóng tàu trong nước và nước ngoài bắt đầu với việc mở rộng đầy đủ mô hình đội ngũ. Nếu kế hoạch mua tàu và đóng trong nước diễn ra tốt đẹp, bảng xếp hạng trong khu vực của Hải quân Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện một cách đáng kể trong những năm tới.


    Theo: roll.sohu
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tấm lòng “góp đá xây Trường Sa”
    Lần đầu tiên, một chương trình gồm 6 tiểu phẩm cả hài kịch và chính kịch đều là những câu chuyện về các chiến sĩ quân đội được Đoàn kịch 2 Nhà hát (NH) Tuổi trẻ dàn dựng. Nói như trưởng đoàn - NSƯT Chí Trung - đây là một cách để các anh biểu lộ tấm lòng “góp đá xây Trường Sa”.
    Khoảng chục năm trở lại đây, seri hài kịch Đời cười, Phố cười với hơn chục chương trình đã làm nên thương hiệu hài kịch của NH Tuổi trẻ. Dẫu không phải chương trình nào cũng xuất sắc, nhưng nó cũng đáp ứng được nhu cầu giải trí của đông đảo công chúng trong bối cảnh hoạt động biểu diễn SK chưa có nhiều vở diễn hay.
    Mạnh bạo và liều lĩnh, từ 2 năm nay, NSƯT Chí Trung đã “nhảy ra” đấu thầu rạp Thanh Niên (đảo hồ Thiền Quang) 2 tối cuối tuần thứ sáu và thứ bảy. Được thì ăn cả, ngã thì bán nhà vì tất cả đều từ tiền túi mà ra. Biết là vậy nhưng ông bầu Chí Trung cùng tập thể nghệ sĩ Đoàn 2 vẫn quyết tâm. Địa điểm thuận lợi là một chuyện, nhưng chương trình không hay, không hấp dẫn và cách tiếp thị không hiệu quả thì cũng khó lòng kéo khán giả ra khỏi những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi nghe nhìn. Những ngày đầu nhập cuộc, ông bầu và các nghệ sĩ chạy đôn đáo khắp nơi, được cái, gương mặt đã thành thương hiệu của Chí Trung và ăn nói được tiếng là có duyên cũng dễ dụ khán giả. Bây giờ thì người xem đã bắt đầu quen với điểm diễn ở rạp Thanh Niên của ông bầu Chí Trung. Những Học giả, tri ân; Giao thông cười; Ai sợ ai; Đàn ông cũng khóc… được tung hứng bởi NSƯT Chí Trung, Vân Dung, Đức Khuê, NSƯT Ngọc Huyền, Kim Oanh, Hiệp gà… cũng đã khiến khán giả nghiêng ngả cười trong khán phòng lộng gió trên hồ. Đây có thể coi là mô hình SK xã hội hóa (XHH) đầu tiên ở miền Bắc hoạt động hiệu quả theo kiểu mô hình SK XHH phía Nam của bà bầu Hồng Vân, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, Hoài Linh…
    [​IMG]

    Đổi mới, lạ và hấp dẫn luôn là tiêu chí của các đoàn nghệ thuật, với các đơn vị nghệ thuật XHH càng là chuyện sống còn. Chương trình Nụ cười chiến sĩ gồm những câu chuyện về người lính, lúc hài hước, dí dỏm, lúc sâu lắng, cảm động là cách muốn đổi món thưởng thức cho khán giả. Nguyên cớ của ý tưởng này thật ngẫu nhiên, nhưng cũng đầy tính nhân văn. NSƯT Chí Trung kể rằng, vào tháng 8/2011, đoàn mang chương trình Đời cười đi Trường Sa biểu diễn nhưng vì biển động nên không ra đảo được. Thế là đoàn diễn 4 buổi phục vụ các chiến sĩ ở Vùng 4 Hải quân. Các chiến sĩ cổ vũ rất nồng nhiệt. Tình cảm đó khiến các nghệ sĩ trong đoàn quyết tâm sẽ làm một chương trình nghệ thuật riêng với những câu chuyện về chính những người lính, đặc biệt là những người lính đảo. Thế là cóp nhặt những câu chuyện trên báo chí, truyền hình, chắt lọc những chi tiết trong đời sống, Đinh Tiến Dũng (GS. Cù Trọng Xoay) cùng tác giả Thu Anh đã xây dựng chùm kịch Nụ cười chiến sĩ gồm 6 tiểu phẩm do NSƯT Chí Trung đạo diễn.
    Một chương trình chuyên về đời sống người lính nên không chỉ đòi hỏi biên kịch, đạo diễn mà cả nghệ sĩ biểu diễn cũng phải có những am hiểu nhất định về tâm tính người lính trong đời sống cũng như trên thao trường. Đó là điều mà những người làm chương trình trăn trở khi cường điệu để thành những tiểu phẩm hài nhưng lại vẫn đảm bảo phản ánh được đặc thù công việc và cuộc sống của họ. Trong Nụ cười chiến sĩ, người xem được “tếu táo” cùng các chiến sĩ trẻ trong giờ tập bắn súng và ném lựu đạn (Chuyện vui nơi thao trường), rồi vô cùng thú vị với câu chuyện nhầm lẫn người yêu của chàng lính đảo (Thơ tình lính biển). Những mối tình kiểu này thì đặc chất lính – mối tình qua những bức thư nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn người yêu giữa bà mẹ và cô con gái. Đặc biệt ở Chuyện thật nơi đảo xa, bằng những trò diễn hóm hỉnh, người xem được hòa vào niềm vui của người lính khi đón đứa con đầu lòng chào đời ngay trên đảo. Lồng vào 2 tiểu phẩm mang màu sắc chính kịch, các tác giả cũng muốn cùng người xem đi vào những góc khuất của người lính. Đó là câu chuyện của Đại đội trưởng Quân (Quê nhà) luôn đau đáu với công việc, dường như ông quên cả việc chăm sóc người thân và cả chính mình. Trong khi đó, một chiến sĩ trẻ mới nhập ngũ thì luôn nghĩ đến chuyện vào bộ đội để thăng quan tiến chức và cậu đã có những hiểu sai về thủ trưởng. Chỉ khi chứng kiến người chỉ huy qua đời, cậu mới hiểu và lấy đó làm tấm gương để mình phấn đấu. Rồi người xem rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh bà mẹ (Trái tim người lính) ra bến tàu nhờ anh bộ đội vào tới TP.HCM thì hãy giả làm con trai bà đánh điện về nhà, bởi con bà đã mất, nhưng người cha đang ốm nặng vẫn hằng ngày mong ngóng tin con. Người lính trẻ lẽ ra chưa lên đường vì đang kỳ nghỉ phép để cưới vợ nhưng anh đã quyết định lên tàu vào Nam để thực hiện nguyện vọng của bà...
    Theo NSƯT Chí Trung, Nụ cười chiến sĩ chỉ là phần mở đầu cho kế hoạch dài hơi của NH dành cho những người lính, đặc biệt là lính đảo Trường Sa.
    Lan Phương
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Con đường huyền thoại qua văn chương - nghệ thuật
    Theo nhà báo Đặng Phong, trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hơn 36 năm về trước có đến 5 tuyến đường Hồ Chí Minh, đó là: đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ (còn gọi là đường Trường Sơn). Con đường thứ hai là đường Hồ Chí Minh trên biển. Thứ ba là con đường xăng dầu; thứ tư là con đường hàng không và thứ năm là con đường chuyển ngân từ hậu phương miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Cả ba con đường sau, vì lý do bảo mật nên đến nay, trừ những người trong cuộc, còn phần lớn chúng ta vẫn chưa biết.
    Con đường huyền thoại qua thơ ca
    Với đường Hồ Chí Minh trên biển, phần lớn người dân chỉ mới biết trong vòng chục năm trở lại đây, từ cái mốc là kỷ niệm 40 năm ngày xuất quân của con tàu không số tại Đồ Sơn, Hải Phòng qua một số bài thơ như Nơi bến tàu không số của Nguyễn Cường. Bài thơ thật sự gây xúc động với những câu thơ rất chân thật, nhưng quặn đau về sự hy sinh của các chiến sĩ Hải quân nhân dân ta trên tuyến đường này: Ở nơi đây không có hòn vọng phu/ dẫu là nơi ra đi của bao người lính trẻ/ của những con tàu chở vũ khí đêm ngày lặng lẽ/ xé lưới thù về đất lửa tiền phương/... Họ ra đi trong âm thầm, lặng lẽ đến mức “tự truy điệu mình trước mỗi chuyến đi”, có nghĩa là cầm chắc cái chết trong tay, nhưng vì nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam lúc bấy giờ nên họ vẫn cứ ra đi, không còn sự lựa chọn nào khác. Bởi lẽ phía trước họ là Tổ quốc và dân tộc đang chờ mong, chứ không phải là một nàng vọng phu nào đó đứng chờ chồng năm xưa trong truyện cổ: Những người lính ra trận không tên, không phiên hiệu/ tự truy điệu mình trước mỗi chuyến đi/ anh đã sống trong hồn dân tộc/ để không còn vọng phu đơn độc đứng nơi này.
    [​IMG]

    Một cảnh trong phim Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: ĐLP
    Trong bài Cha tôi và đường mòn trên biển của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng cũng có chung một tâm trạng như vậy khi nghĩ về con đường mà trước đây cha chị đã từng sống, chiến đấu: Có một con đường không rải nhựa/ Không bụi mù và cột số cũng không/ Một lối mòn trên biển cả mênh mông/ Là huyền thoại, thân thương biết mấy... Vâng, đúng là một con đường nhưng chẳng ai nhìn thấy nếu không cầm trong tay la bàn và hải đồ, vậy mà đã có bao người lính đã sống, chiến đấu và hy sinh vì con đường này.
    Với trường ca Bài ca thủy thủ, tác giả Tạ Quốc Chương chia sẻ những quãng đời thực của mình khi nhập vào đoàn quân của con đường huyền thoại năm xưa, đường Hồ Chí Minh trên biển: Tôi ra biển làm một người chiến sĩ/ Trên con tàu mang ký hiệu GP/ Suốt mùa chiến dịch không mang tên...
    Hai bài thơ và trường ca của các tác giả trên do chính những người trong cuộc viết về những tháng ngày sống, chiến đấu trên con đường huyền thoại này nên sự chân thực của những trải nghiệm cuộc sống cá nhân đã góp phần làm nên giá trị của tác phẩm. Chỉ tiếc rằng, những bài thơ như thế này cho đến nay bạn đọc được đọc chưa nhiều.
    Và qua điện ảnh
    Bộ phim Đường Hồ Chí Minh trên biển đưa công chúng yêu thích văn chương - nghệ thuật đến với một góc nhìn khác về con đường này. Chắc chắn rằng với những thế mạnh vốn có của mình, điện ảnh có thể tạo nên được ấn tượng sâu đậm hơn trong lòng công chúng. Bộ phim nằm trong chuỗi các sự kiện Đài Truyền hình (ĐTH) TP.HCM thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Phim dự kiến sẽ phát sóng vào giờ vàng từ ngày 20/10/2011, gồm 40 tập (45 phút/tập), là sản phẩm hợp tác giữa ĐTH TP.HCM và Hãng phim Giải Phóng. Kịch bản phim dựa trên nội dung hai tiểu thuyết Sóng chìmNgười của biển của nhà văn Đình Kính, trong đó, Sóng chìm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008. Hai đạo diễn của phim là Hồ Ngọc Xum và Đinh Thái Thụy. Diễn viên tham gia phim có khá nhiều gương mặt quen thuộc như Châu Thế Tâm, Hoàng Phi, Lý Hùng, Lâm Minh Thắng, Đinh Y Nhung, Quỳnh Thư...
    Ông Bùi Huy Lũy, chủ nhiệm phim, cho biết: “Phim sẽ sử dụng 500 chiến sĩ trẻ của Quân khu 7, quy tụ những diễn viên tên tuổi như Lý Hùng trong vai thiếu tá ngụy Hai Rạng; Lan Phương trong vai Mười, nữ điệp viên hoạt động cho cách mạng; người mẫu Đinh Phi Nhung, Lâm Minh Thắng... Tổng kinh phí bộ phim dự kiến khoảng 8 tỉ đồng”.
    Các nhà sản xuất hy vọng rằng đây sẽ là bộ phim đầu tiên được đầu tư kỹ càng từ khâu biên kịch đến đạo diễn, diễn viên, quay phim... đem lại cho người xem có được một cái nhìn tổng thể về đường Hồ Chí Minh trên biển, một con đường huyền thoại đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta từ 36 năm về trước.
    Lê Quang
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này