Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2894 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 05:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43634 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    dT();

    Việt-Trung đẩy mạnh hoạt động giao lưu nhân dân

    31/10/2011 | 19:03:00


    Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Trần Đắc Lợi dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26-30/10.

    Đoàn đã hội đàm với Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc. Hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực, tăng cường sự hợp tác và phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động hữu nghị nhân dân, góp phần làm cho mối quan hệ giữa nhân dân hai nước có cơ sở vững chắc và lưu truyền từ đời này sang đời khác, đồng thời phát huy vai trò làm cầu nối trong việc hợp tác kinh tế giữa hai bên, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt-Trung.

    Trong thời gian ở thăm Trung Quốc, đoàn đã đi thăm một số doanh nghiệp và nông thôn mới ở tỉnh Quảng Đông./.


    (TTXVN/Vietnam+)
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo Phuong xa thay vì tìm cách cân bằng nền kinh tế lại để phát triển hài hoà với thế giới ngày nay , Trung Quôc lại tiếp tục theo bổn cũ , hiếu chiến , bành trướng để tiếp tục duy trì và cũng cố quyền lực , bằng những hành động chấn áp cụ thể như việc hàng ngàh người bỏ mạng dưới xích xe tăng thiết giáp , tại Thiên A Môn , Tân cương ....và hàng vạn vụ va chạm với chính quyền đều bị chấn áp thẳng tay do vậy khó có thể nói người dân Trung Quốc được cởi mở tự do như người dân trên toàn thế giới , rõ ràng những vụ vùng lên bộc phát đơn lẽ thiếu nhất thống đoàn kết đã mau chóng bị vùi dập dưới hùng binh vạn mã , chính đều này nó cũng sẽ ăn mòn và chia rẽ dân tộc TQ vì họ bị mất dần miền tin vào XH như ta vẫn thường nghe trên báo đài ....hàng loạt vụ ngụ độc ... hành ngàn vụ thờ ơ ....đây chỉ là hệ quả tất yếu và hệ quả này sẽ còn nặng hơn rất nhiều nếu giới diều hâu lại tiếp tục hiếu chiến theo bổn cũ với sự khó khăn liều lĩnh gấp vạn lần và cái giá phải trả như ngàn năm qua lại sẽ tiếp tục được chứng minh , rõ ràng nguồn lợi Biển Đông là vô cùng lớn nhưng nếu cái giá phải trả gấp trăm lần thế là không đáng , cái đáng xấu hổ là cả bang lãnh đạo của họ đang bị dẫn dắt , xỏ mũi cũa các thế lực bên ngoài ...rõ ràng nguồn lợi chưa thấy bao nhiêu nhưng tiền của mà mỗi quốc gia phải trả cho các thế lực bên ngoài là không ít , Việt Nam dù có yêu chuộng hoà bình thì cũng không nằm ngoài vòng xoáy đấy vì đây là ý nghĩa sống còn .
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]

    CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

    (dự thảo ngày 27/10/2011)

    (Địa điểm: Khách sạn Melia Hanoi, 44B – Lý Thường Kiệt, Hà Nội)

    Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011
    ----------------------------------------------------------


    8.00 - 8.30
    Đăng ký đại biểu

    8.30 – 9.00



    PHIÊN KHAI MẠC

    Đồng Chủ tọa:

    Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao

    Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam


    Phát biểu khai mạc: ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.


    9.00 - 10.30



    PHIÊN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC


    Chủ tọa: Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao

    9.00 - 9.15
    ĐS. Rodolfo C. Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore


    Các vấn đề và Lợi ích ở Biển Đông

    9.15 - 9.30
    GS. Geoffrey Till, Khoa Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học King, Luân Đôn, Anh


    Ý nghĩa toàn cầu của tranh chấp Biển Đông

    9.30 – 9.45
    TS. Bronson Percival, Cố vấn cao cấp về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân (CAN) và Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Đông - Tây, Washington, Mỹ


    Biển Đông trong chiến lược “quay trở lại” Châu Á của Mỹ



    9.45 - 10.15

    Thảo luận
    10.15 - 10.30
    Chụp ảnh lưu niệm / Nghỉ giải lao

    10.30 - 12.30



    PHIÊN II: LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNG

    Chủ tọa: GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản

    10.30 – 10.45



    GS. Su Hao TS. Ren Yuan-zhe, Đại học Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc

    (Tiêu đề bổ sung sau)

    10.45 – 11.00

    TS. Vijay Sakhuja, Giám đốc (Nghiên cứu) tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới, New Delhi, Ấn Độ


    Lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông

    11.00 - 11.15
    Chỉ huy Jonathan G. Odom, Phó Cố vấn pháp lý, Hải quân Mỹ


    Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

    11.15 - 11.30
    GS. Evgeny A.Kanaev, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Mát-xcơ-va, LB Nga.


    Nga và vấn đề Biển Đông: Tìm hiểu một cách tiếp cận thực tiễn

    11.30 - 11.45

    Hà Anh Tuấn, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học New South Wales, Sydney, Australia.


    ASEAN và tranh chấp ở Biển Đông

    11.45 - 12.30
    Thảo luận

    12.30 - 13.30

    Ăn trưa

    13.30 - 15.15



    PHIÊN III: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG

    Chủ tọa: GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa Oslo (PRIO) và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala

    13.30 - 13.45
    Bà Li Jianwei, Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Luật Biển và Chính sách Biển, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc


    Những sự kiện gần đây ở Biển Đông và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Qua lăng kính các báo cáo của truyền thông và chính phủ TQ

    13.45 - 14.00
    Tướng (đã về hưu) Daniel Shaeffer, Thành viên Viện Asie 21, Pháp


    Tại sao Trung Quốc nhất định cần Biển Đông cho riêng mình: một quan điểm độc lập và hướng tới tương lai từ bên ngoài

    14.00 - 14.15
    TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao.


    Tranh chấp Biển Đông: Tác động của những diến biến gần đây và Xu thế tình hình

    14.15 - 14.30
    TS. Ian Storey, Tổng biên tập Tạp chí Đông Nam Á hiện đại; Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore


    Các thành viên ASEAN và tranh chấp Biển Đông: Chia rẽ hay Đồng thuận?

    14.30 – 15.15
    Thảo luận
    15.15 - 15.30
    Giải lao

    15.30 – 17.00


    PHIÊN IV: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG (tiếp theo)

    Chủ tọa: GS. Geoffrey Till, Khoa Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học King, Luân Đôn, Anh
    15.00 - 15.15
    GS. Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (CPAS), Đại học Stockholm, Thụy Điển.


    Trung Quốc, Việt Nam và tranh chấp Biển Đông: Đánh giá những hệ lụy của các sự kiện tháng Năm – Sáu năm 2011

    15.15 - 15.30
    GS. Carlyle A. Thayer, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia


    Liệu Bản hướng dẫn thực thi DOC có giảm nhẹ căng thẳng ở Biển Đông? Đánh giá sự phát triển trước và sau khi thông qua

    15.30 - 15.45
    GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản

    Biển Đông: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đối với hợp tác an ninh

    15.45 – 16.00
    TS. Renato De Castro, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippines


    Cách tiếp cận thực dụng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông: Tác động tới an ninh khu vực


    16.00-16.15
    TS. S. D. Pradhan, Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, Ấn Độ


    Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông – Nguyên nhân và Biện pháp



    16.15 -17.00
    Thảo luận

    Thứ bảy, ngày 5 tháng 11 năm 2011
    ----------------------------------------------


    8.30 - 10.15



    PHIÊN V: TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ QUỐC TẾ


    Chủ tọa: GS. Jon Van Dyke, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii , Mỹ

    8.30 - 8.45
    GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa Oslo (PRIO) và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala


    Luật Quốc tế ở Biển Đông: Liệu có định hướng hoặc giúp giải quyết tranh chấp?

    8.45 - 9.00

    TS. Koh Choong-sukÔng Yearn Hong Choi, Chủ tịch và Nghiên cứu viên cao cấp, Quỹ Nghiên cứu Ieodo, Hàn Quốc.



    Vùng đặc quyền kinh tế trong các bài báo truyền thông và học thuật chủ yếu năm 2010: Biển Đông và các vùng biển khác

    9.00 - 9.15
    GS. Harry Roque, Giám đốc Viện Nghiên cứu Luật Quốc tế, Đại học Philippines



    Những phát triển gần đây về Luật Đường cơ sở của Philippines

    9.15 - 9.30

    GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa Trọng tài Thường trực, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Vrije Brussel, Bỉ


    Đường cơ sở thẳng xung quanh các đảo mà không cấu thành nên quốc gia quần đảo

    9.30 - 9.45
    TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông; Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao


    Công ước luật biển và an ninh biển ở Biển Đông

    9.45 - 10.30
    Thảo luận

    10.30 - 10.45

    Giải lao



    10.45 – 12.30



    PHIÊN VI: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG


    Chủ tọa: ĐS. Rodolfo C. Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore

    10.45 – 11.00
    TS. Teng Jianqun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế và Kiểm soát vũ khí, Viện Nghiên cứu Quốc tế, Trung Quốc


    Vai trò của bên thứ ba trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Biển Đông

    11.00 – 11.15
    GS. Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore.


    Các khu vực tranh chấp ở Biển Đông: Triển vọng về Tòa trọng tài hoặc các ý kiến tư vấn

    11.15 – 11.30

    GS. Leszek Buszynski, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc gia Australia


    Quốc tế hóa Biển Đông: Quản lý và Ngăn ngừa Xung đột


    11.30-11.45
    GS. Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia


    Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở khu vực

    11.45 - 12. 30
    Thảo luận

    12.30 - 13.30

    Ăn trưa

    13.30 – 15.00


    PHIÊN VII: PHƯƠNG CÁCH VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG

    Chủ tọa: GS. Carlyle A. Thayer, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia

    13.30 – 13.45
    GS. Kuan-hsiung Dustin Wang, Viện Khoa học Chính trị, Đại học Quốc gia Đài Loan


    Giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở Biển Đông thông qua hợp tác và quản lý khu vực
    13.45 – 14.00
    GS. Jon Van Dyke, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii , Mỹ


    Hợp tác khu vực ở Biển Đông

    14.00 – 14.15
    TS. Guifang (Julia) Xue, Viện Luật Biển, Đại học Hải Dương, Trung Quốc


    Tranh chấp Biển Đông: Tiến bộ và Triển vọng


    14.15-14.30
    GS. Mary George, Khoa Luật, Đại học Malaya, Malaysia


    So sánh Biển Đông với các eo biển Malacca và Singapore

    14.30-14.45
    Vũ Hải Đăng, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Luật Môi trường Biển, Trường Luật Schulich, Đại học Dalhousie, Canada


    Một mạng lưới song phương các khu vực biển được bảo vệ giữa Trung Quốc và Việt Nam: Thay thế cho Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông

    14.45-15.30
    Thảo luận
    15.30-15.45
    Giải lao


    15.45 - 16.45





    PHIÊN VIII: THẢO LUẬN TỰ DO


    Chủ tọa:

    - GS. Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia

    - ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao


    16.45- 17.30



    PHIÊN BẾ MẠC

    Chủ tọa: Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam



  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thế lưỡng nan của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế

    Thứ sáu, 28 Tháng 10 2011 00:00

    Khi vị thế quốc gia không ngừng gia tăng, đồng thời những lợi ích cũng như trách nhiệm càng mở rộng. Việc đảm bảo lợi ích, thực hiện trách nhiệm cường quốc buộc Trung Quốc ít nhiều đi ngược lại với chính sách truyền thống không can dự của nước này.




    Với tình thế như vậy, bài phân tích “The Dilemma of Power” trong chuyên mục xã luận của tờ "Thời báo" (Anh) ngày 17/10 đã đặt ra câu hỏi rằng Trung Quốc sẽ triển khai sức mạnh tới đâu để bảo vệ các lợi ích của họ ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Phi? Giả sử Trung Quốc phải can dự, một cách hòa bình hoặc sử dụng quân sự, điều đó sẽ gây hại như thế nào đối với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mà Trung Quốc vẫn rao giảng?

    Các chuyên gia phân tích quân sự phương Tây cho rằng những động thái quân sự rầm rộ gần đây của Trung Quốc là nhằm phô trương sức mạnh. Cùng với việc phát triển các công nghệ mới và các kỹ thuật chiến tranh mạng, Trung Quốc vừa thử nghiệm máy bay tàng hình J-20 và bắt đầu cho chạy thử tàu sân bay. Trung Quốc hiện tích cực đẩy mạnh khả năng triển khai và duy trì các lực lượng tác chiến phối hợp trên đất liền, biển và trên không. Trong hai thập kỷ nữa, Trung Quốc sẽ đứng thứ hai thế giới - chỉ sau Mỹ - về khả năng triển khai sức mạnh quân sự.

    Với sức mạnh đã và đang được tăng cường, giờ đây Trung Quốc sẽ phải quyết định sử dụng sức mạnh của mình khi nào và sử dụng như thế nào. Về mặt truyền thống, Trung Quốc thường quan tâm tới các nước láng giềng và các mục tiêu chiến lược cấp khu vực - đó là an ninh xung quanh đường biên giới, tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, các tuyến đường thương mại và đặc biệt là ngăn chặn nỗ lực tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Các vấn đề này hiện vẫn là những ưu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây bị buộc phải bao quát thêm cả các "chiến trường" xa hơn. Có khoảng 1 triệu người dân Trung Quốc đang lao động tại châu Phi, kinh doanh, quản lý các dự án và mang về cho Trung Quốc nguồn nguyên liệu thô. Họ trông chờ sự bảo đảm an ninh từ phía Bắc Kinh, và gần đây Bắc Kinh lâm vào thế buộc phải bảo đảm điều đó. Trung Quốc đã gửi tàu chiến để sơ tán khoảng 15.000 lao động tại Ai Cập và khoảng 35.800 lao động tại Libi.

    Một vấn đề tồi tệ hơn là hiện người dân châu Phi bắt đầu "khó chịu" về sự hiện diện của Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh liên tục khẳng định rằng họ không thực hiện chính sách thực dân, không bóc lột hay lợi dụng các đối tác thương mại. Đã xảy ra những vụ bạo động tại một số nước nhằm phản đối các đối tác thương mại Trung Quốc - vốn bị coi là đang phá giá tại các thị trường địa phương. Theo báo "Nikkei" (Nhật Bản), Tổng thống Dămbia Michael Sata, vừa mới đắc cử hồi cuối tháng 9/2011, trong chiến dịch vận động tranh cử đã sử dụng "lá bài tẩy chay Trung Quốc" và nói rằng “họ (người Trung Quốc) không phải là những nhà đầu tư mà chỉ là những kẻ ký sinh”. Ngay sau khi trúng cử, Tổng thống Sata đã triệu Đại sứ Trung Quốc và thông báo rằng Lusaka sẽ xem xét lại toàn bộ các hợp đồng mà doanh nghiệp Trung Quốc ký với quốc gia này. Người Trung Quốc bị cáo buộc là đồng lõa với nạn tham nhũng và rất nhiều người trong số họ đang gây ra nỗi kinh hoàng tại các mỏ khai thác, các giàn khoan dầu mỏ và các chi nhánh ngân hàng nơi họ làm việc.

    Tại Ănggôla, các cuộc biểu tình đã diễn ra liên tục nhằm phản đối Chính quyền của Tổng thống Dos Santos dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, người dân châu Phi đang hướng mũi dùi chỉ trích vào các chính quyền quá phụ thuộc vào nguồn tiền của Trung Quốc. Sự bất mãn đối với Trung Quốc đã khiến một số vụ tấn công nhắm vào người Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc liên tục xảy ra gần đây. Ngày 11/10, một người phụ nữ Trung Quốc đã bị một nhóm cướp giật tại Tandania tấn công làm tử vong, tiếp đó một bệnh viện của Trung Quốc cũng bị tấn công, cướp tiền và máy tính trong ngày 12/10. Trong thời gian tới, một loạt nước châu Phi như Mađagaxca, Gambia và Cộng hòa Cônggô sẽ tiến hành bầu cử, và nhiều khả năng các chính sách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong các cuộc tranh cử nếu tình hình hiện nay vẫn không được cải thiện.

    Nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh khó có thể giữ im lặng khi các công dân và các lợi ích quốc gia của họ bị đe dọa. Ngoài ra, thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc còn nằm ở Hội đồng Bảo an, nơi Bắc Kinh bị chỉ trích vì đã ủng hộ cho Xuđăng trong vụ thảm sát Dafur, và nằm ở việc nước này vươn ra Ấn Độ Dương, nơi bọn hải tặc Xômali đang đe dọa các tàu hàng của Trung Quốc.

    Bắc Kinh tự thấy đang bị rơi vào tình thế buộc phải đưa ra các quyết định dựa trên đạo đức chính trị cũng như dựa trên lợi ích cá nhân - một tình huống khó xử đối với một quốc gia từ lâu rất thù địch với các chiến dịch về nhân quyền của nước ngoài. Khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe cũng làm gia tăng tình thế khó xử của Trung Quốc. Nhiều khả năng không can dự sẽ vẫn là chính sách chính thức của nước này. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc phải chấp nhận gánh vác các trách nhiệm toàn cầu với tư cách là một cường quốc, nước này sẽ phải đưa ra những quyết định không chỉ dựa trên lợi ích cá nhân mà còn phải dựa trên sự ổn định, an ninh và khả năng điều hành tốt. Đây thực sự là một vấn đề khiến Trung Quốc bối rối.

    Theo “The Dilemma of Power”, The Times (Anh)
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thứ Hai, 31 tháng 10 2011

    TQ tiếp tục khuyến cáo các công ty nước ngoài chớ thăm dò dầu khí tại Biển Đông



    Lời cảnh cáo được nhắc lại sau khi báo chí loan tin về tuyên bố của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil Hoa Kỳ phát hiện các loại khí hydrocarbon tại lô 119 ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng.

    Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 31/10, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói Bắc Kinh giữ vững lập trường kiên định rằng không có sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc, các công ty nước ngoài chớ nhúng tay vào hoạt động thăm dò và phát triển dầu khí trong vùng biển có tranh chấp vì Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

    Công ty Exxon Mobil được chính phủ Việt Nam cấp phép cho thăm dò dầu khí tại lô 117, 118, và 119 mà Hà Nội nói thuộc đặc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chiếu theo luật biển quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết toàn bộ Biển Đông.

    Nguồn: Reuters + www.3abc.net
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 24-30/10)

    Thứ hai, 31 Tháng 10 2011 00:00

    ************* Trương Tấn Sang thăm Philippines và tăng cường hợp tác trên Biển Đông; Tập đoàn Mỹ Exxon Mobile tìm thấy mỏ dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam; Philippines đề xuất họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN về Biển Đông; Báo Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp; Nga giao thêm tàu tuần tra cho Việt Nam; Phi tìm kiếm thêm tàu chiến của Mỹ và tập trận chung tại Biển Đông, là những sự kiện nổi bật trong tuần qua liên quan đến Biển Đông.


    Động thái của các quốc gia

    + Trung Quốc:
    “Không sử dụng cách tiếp cận hòa bình đối với tranh chấp Biển Đông”.

    Các nước láng giềng đang lợi dụng “lập trường ngoại giao ôn hòa” của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông. Hiện nay, quan điểm chính thống của Trung Quốc là trước tiên cần phải thông qua các kênh đàm phán để giải quyết tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên tồi tệ, thì hành động quân sự là cần thiết. Thực tế là các nước trong khu vực đều tin là họ có cách bắt Trung Quốc phải nhân nhượng. Trung Quốc muốn giữ hòa khí, nhưng đó thực là một vai trò bị cô lập. Trung Quốc phải tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế này”. Các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông hãy “chuẩn bị nghe tiếng súng”[1].

    “Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông?” Nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc. Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông[2].
    + Việt Nam:
    Chính sách Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc. Phỏng vấn của BBC với Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông. Từ khi ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc và Asean, Trung Quốc đã thi hành chính sách gây cảm tình (charm offensive) để thu phục nhân tâm các nước Asean theo chiến lược láng giềng tốt. Nhưng hai, ba năm gần đây, Trung Quốc có điều chỉnh vì họ mạnh lên và cũng vì nhân tố chính trị nội bộ. Tình hình nóng lên, ví dụ việc cấm đánh bắt cá, ngăn tàu khảo sát. Trung Quốc công khai hóa đường lưỡi bò không chỉ về ngoại giao, trên giấy tờ mà cả trên thực tế là thi hành kiểm soát theo phạm vi đường lưỡi bò. Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy [3]

    ************* Trương Tấn Sang thăm Philippines. Ngày 26/10, ************* Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến thăm Philíppin trong 3 ngày. Ông đã có cuộc hội đàm với Tổng Thống Philíppin Benigno Aquino và hai bên đã cùng chứng kiến lễ ký kết 4 thỏa thuận. Quan trọng nhất là thỏa thuận tăng cường hợp tác trên Biển Đông, trong đó hai bên sẽ chia sẻ thông tin và lập đường dây nóng để xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển, như cướp biển, buôn lậu, cứu nạn thiên tai và bảo vệ nguồn lợi biển. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau về nhu cầu đối thoại đa phương và tham vấn để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông và hướng tiếp cận dựa trên luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Chủ tịch Trương Tấn Sang hứa rằng Việt Nam sẽ hết sức ủng hộ đề xuất thiết lập vùng biển Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác tại Biển Đông[4].

    Ngư dân phải được đối xử theo luật quốc tế. Ngày 26/10, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo giữa lãnh đạo lực lượng cảnh sát biển của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, theo đó các bên thống nhất rằng, ngư dân vi phạm phát luật khi hành nghề đánh bắt trên biển sẽ được đối xử nhân đạo. Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam, cho biết, các đại biểu đều nhất trí là vi phạm xảy ra trên vùng biển nước nào sẽ được xử lý theo pháp luật nước đó, nhưng việc xử lý sẽ được thực hiện trên tinh thần thương lượng hòa bình và luật pháp quốc tế; đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 [5]

    Nga giao tiếp hai tàu tuần tra cho Việt Nam. Truyền thông Nga cho biết ngày 20/10, Nga đã ký văn bản bàn giao 2 tàu tuần tra cao tốc lớp Project 10412 Svetlyak cho hải quân Việt Nam tại hãng đóng tàu Almaz của Nga. Đại diện Bộ Quốc Phòng (BQP) Việt Nam cho rằng việc mua sắm các loại vũ khí mới này là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chứ không phải Việt Nam lên kế hoạch chạy đua vũ trang. BQP cũng nói việc nâng cấp quân đội là phù hợp với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn của Việt Nam[6].

    Chính sách liên minh của Việt Nam. Những diễn biến gần đây cho thấy Việt Nam ngày một thành công hơn trong nỗ lực vận động các nước nối kết với mình qua các chuyến công du của lãnh đạo cao nhất nước. Giới quan sát quốc tế từ phương Tây tới Đông Nam Á đều cùng đồng ý rằng Ấn Độ là đối trọng hợp lý nhất mà Việt Nam chọn lựa trong thế cân bằng với áp lực Trung Quốc ngày một đè nặng lên vùng biển tranh chấp[7].

    Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng? Trong một bản thông cáo công bố ngày 27/10, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil đã chính thức xác nhận đã tìm được dầu khí tại lô 119, trên thềm lục địa miền Trung Việt Nam. Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil đã được chính quyền Việt Nam cấp giấy phép cho thăm dò dầu khí tại các lô 117, 118, và 119 ngoài khơi duyên hải Đà Nẵng. Khu vực này nằm trong vùng Việt Nam tuyên bố thuộc đặc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, dựa trên luật biển quốc tế
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    "Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier"

    "Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier" do xưởng phim Mosfilm sản xuất năm 1959 là một bộ phim đề tài chiến tranh của Điện ảnh Xô Viết do đạo diễn Grigori Chukhrai đạo diễn. Bộ phim là một trong số ít các phim Liên Xô nổi tiếng ở nước ngoài. Phim lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II với nhân vật chính là chàng lính trẻ Alyosha và chặng đường về nhà thăm mẹ của anh. Trên đường đi anh đã gặp và tiếp xúc với nhiều người, nhiều cảnh ngộ trong chiến tranh. Mặc dù có đề tài chiến tranh nhưng các cảnh chiến tranh trong phim không nhiều, thay vào đó là những góc quay tuyệt đẹp và mối tình lãng mạn giữa Alyosha và cô gái Shura nảy nở ngay trong chiến tranh. Bộ phim đã giành được nhiều đề cử và giải thưởng trong các LHP danh tiếng trong đó có giải BAFTA năm 1961, giải đặc biệt (Special Jury prize) của LHP Cannes năm 1960 và các đề cử giải Oscar cho Kịch bản hay nhất và đề cử giải Cành cọ vàng cho phim hay nhất.
    Khi tham gia bộ phim cả 2 diễn viên chính là Vladimir Ivashov và Zhanna Prokhorenko đều mới chỉ 19 tuổi, bằng tuổi với nhân vật của họ trong phim, và không có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Sau này Grigori Chukhrai có nói về sự lựa chọn của ông: "Đúng là rất mạo hiểm khi lựa chọn 2 diễn viên thiếu kinh nghiệm vào vai chính, nhưng sự mạo hiểm đó đã không làm tôi hối hận. Vladimir và Zhanna đã mang lại một gam màu quý giá cho bộ phim, tình yêu và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ."
    "Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier" rất khác với các bộ phim chiến tranh của Liên Xô, không mang nặng tính chất tuyên truyền, nhưng bộ phim vẫn giữ nguyên vẹn tinh thần Liên Xô trong nó, với cách thức làm phim đậm chất điện ảnh Xô viết với các đột phá trong góc quay. Bộ phim được cả các nhà phê bình phim của Mỹ (vốn không ưa thích phim Châu Âu) ca ngợi là một bộ phim kinh điển và được tờ New York Times đưa lên thành một biểu tượng điện ảnh.
    Thế chiến thứ hai là đề tài bất tận của điện ảnh thế giới, tất cả những nước có liên can đến cuộc chiến này đều cho ra đời những bộ phim theo góc nhìn của họ. Theo số đông lựa chọn, phim Mỹ vẫn luôn hấp dẫn và hoành tráng; nhưng với góc nhìn của TT&VH Cuối tuần, thì đó phải là phim của Liên Xô. Bởi chỉ có đất nước đã hy sinh 20 triệu sinh mạng cho hòa bình thế giới (gần bằng ½ tổn thất của các nước tham chiến cộng lại), mới đủ sức làm lay động lòng người bằng những bộ phim cho nhân loại thấy cái giá của chiến tranh là đắt như thế nào! Trong số đó, Ballada O Soldate (Bài ca người lính), đến giờ vẫn là đỉnh cao của điện ảnh Xô viết một thời lừng lẫy…

    88 phút đầy nhân văn và cảm xúc

    Trong một trận chiến ác liệt bảo vệ Stalingrad, chỉ còn anh lính truyền tin 19 tuổi Alyosha duy nhất sống sót. Anh sợ hãi bỏ chạy khi bị đuổi sau lưng là cả đoàn xe tăng Đức. Cùng đường, Alyosha nhặt đại một khẩu súng chống tăng và chỉ 2 phát anh đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng, đẩy lùi quân Đức. Alyosha được trao tặng huân chương vì hành động anh dũng trên mặt trận. Thay vì nhận huân chương anh xin đổi bằng 6 ngày phép để về thăm nhà thăm mẹ và nhân tiện sửa lại cho mẹ cái mái nhà. Trên chuyến tàu về nhà, anh quen với Shura – một cô gái trạc tuổi anh, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi đôi bạn trẻ đã cảm mến nhau. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, Alyosha gặp rất nhiều biến cố xảy đến trên đường về nhà, khiến quỹ thời gian dành cho mẹ chỉ còn là cái ôm từ biệt rồi phải vội vã lên xe trở lại mặt trận… Và Alyosha vĩnh viễn không bao giờ trở lại!
    Từ đ cương kịch bản vỏn vẹn chưa đầy hai trang đánh máy của nhà biên kịch Valentin Yezhov, đạo diễn Grigory Chukhrai đã cùng tạo nên câu chuyện xúc động về anh lính Hồng quân trẻ tuổi. Và dường như trái với quy luật thông thường, ngay từ cảnh phim đầu tiên, tác giả đã nói thẳng với người xem rằng nhân vật chính đã không còn nữa. Alyosha đã hy sinh ở nơi nào đó ngoài mặt trận. Giờ đây, nhân danh những người bạn của Alyosha, tác giả bộ phim kể lại câu chuyện về anh.
    Cũng giống như những kiệt tác Khi đàn sếu bay quaạo diễn Mikhail Kalatozov) hay Số phận một con người (Sergei Bondarchuk), Bài ca người lính không miêu tả chiến công của người lính Hồng quân ngoài mặt trận, tuy rằng việc Alyosha bắn hạ xe tăng Đức chính là cái cớ đ câu chuyện phát triển về sau. Chukhrai đã làm một cuộc cách tân thực sự : từ góc đ nào đó, Bài ca người lính có vẻ giống như một phóng sự điện ảnh mang tính chất phiêu lưu, mạo hiểm.
    Hình ảnh người lính Hồng quân với những phẩm chất trong sáng tuyệt vời hiện lên trước mắt người xem như biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả trong thế giới đầy máu lửa và chết chóc. Giữa hoàn cảnh chiến tranh. Alyosha vẫn hồn nhiên, ngây thơ tốt bụng và đầy lòng nhân ái trước bao nhiêu biến đổi của cuộc đời. Vì thế mà mục đích cuối cùng của anh trong chuyến về phép hiếm hoi, lợp lại mái nhà cho mẹ, đã không thực hiện được. Để rồi cùng với giọng nói trầm buồn của tác giả trên nền những hình ảnh kết thúc phim, hàng triệu lượt người xem trên thế giới đã phải rơi nước mắt và nhận ra rằng Alyosha đã mãi mãi không còn nữa, lẽ ra anh có thể làm được nhiều điều, nhưng anh chỉ kịp làm người lính. Hình ảnh của nhân vật đại diện cho cả tầng lớp thanh niên Xô viết trong chiến tranh, mà hoàn cảnh khốc liệt vẫn không thể biến họ thành những cỗ máy giết người vô cảm.

    Cuộc hành trình chông gai của một kiệt tác

    Khi đạo diễn Chukhrai hoàn thành kịch bản Bài ca người lính, một hội đồng nghệ thuật được triệu tập đ xem xét thông qua việc làm phim. Có rất nhiều người không tán thành, mọi người phê phán ông về tính nông cạn của kịch bản (chỉ duy nhất Mikhail Romm – thầy dạy của Chukhrai ở trường điện ảnh VGIK – là ủng hộ ông). Giám đốc xưởng Mosfilm Alexander Fyodorov phê bình Chukhrai kịch liệt: “Nên nhớ ông đang làm phim về trận chiến vĩ đại ở Stalingrad, mà câu chuyện này chỉ nói về một chàng trai và cô gái, rồi nào là lợp lại nóc nhà... Chẳng có gì nghiêm túc cả! Ông đã từng làm Người thứ 41, một bộ phim rất hay được nhiều người yêu thích và từng đoạt Giải thưởng lớn của Ban giám khảo LHP Cannes (1957). Vậy mà bây giờ ông lại làm một bộ phim nói toàn những chuyện tầm phào!”. Chukhrai phản ứng: “Đây là câu chuyện có thật của cuộc đời tôi, của một số người bạn mà tôi đã mất trong chiến tranh. Họ đã hi sinh, dứt khoát tôi phải làm bộ phim này dành tặng cho họ”.
    Cuối cùng ban giám đốc vẫn quyết định đ Chukhrai làm phim Bài ca người lính. Và ông bắt tay ngay vào việc tuyển chọn diễn viên. Hai diễn viên nổi tiếng lúc đó là Oleg Strizhenov (từng đóng vai chính trong phim Người thứ 41 của Chukhrai) được chọn đóng vai nam chính, và Alyoshnikova vào vai nữ chính, trông hai người thật đẹp đôi và đáng yêu. Chukhrai cảm thấy rất hài lòng và tự hào về việc đã chọn. Thế nhưng có một sự cố đã xảy ra làm thay đổi tất cả...
    Ngay ngày quay đầu tiên, Chukhrai bị một tai nạn nghiêm trọng vỡ mắt cá chân và phải nhập viện. Ông chẳng có việc gì làm ngoài việc suy nghĩ về Bài ca người lính. Linh tính mách bảo ông hình như bộ phim có một điều gì đó chưa ổn, có điều gì đó mà ông đã sai. Cuối cùng thì Chukhrai cũng nghĩ ra, đó là tuyển chọn diễn viên không phù hợp, bởi khuôn mặt của họ quen thuộc và nổi tiếng quá. Một tháng sau quay trở về Mosfilm trên nạng, ông tuyên bố: “Chúng ta phải thay diễn viên!”. Cả xưởng phim gầm lên: “Ông có điên không? Đến đạo diễn bậc thầy Sergei Eisenstein cũng chưa bao giờ thay diễn viên giữa chừng, chưa ai làm vậy cả!”.
    Mặc kệ tất cả, Chukhrai tập tễnh đi tìm diễn viên khác. Ông đến trường điện ảnh VGIK thăm lớp diễn viên năm thứ hai của thầy Mikhail Romm. Chukhrai chấm Vladimir Ivashov một chàng trai 19 tuổi trông khá bảnh bao, sáng sủa và hiền lành, y hệt như vai diễn Alyosha. Ông nói với thầy Romm: “Thầy có phiền không nếu tôi mời chàng trai kia đóng vai chính?” Romm nói: “Tôi sẽ không giao cậu ta cho bất kỳ ai trừ anh!”
    Còn nhân vật nữ chính Shura, sau nhiều lần thử vai, ông quyết định chọn cô gái xinh xắn 19 tuổi, Zhanna Prokhorenco sinh viên năm thứ nhất Trường nghệ thuật sân khấu MoscowTrường đào tạo nghệ thuật danh tiếng nhất của Liên bang Xô viết. Do chỉ mới học năm thứ nhất, nếu Zhanna nhận đóng vai này cô sẽ bị đuổi học! Mẹ của Zhanna rất tự hào và đồng ý để Zhanna bỏ học đóng phim vì bà rất thích phim Người thứ 41 của Chukhrai. Để đền bù cho Zhanna, Chukhrai đã xin cho cô được đặc cách vào học năm thứ nhất, khoa diễn viên Trường điện ảnh VGIK, của nhà làm phim lừng danh Sergei Gerassimov.
    Chọn diễn viên mới xong, Chukhrai cũng được xuất viện và tiếp tục chuẩn bị cho việc quay phim. Sau tất cả những rùm beng của việc thay diễn viên, ông cảm thấy rất vui vì cuối cùng ý đ vẫn thực hiện được.
    Nhưng một cơn sóng dữ khác lại ập đến. Nhiều cuộc họp kín đã diễn ra và đoàn làm phim từ chối làm việc với 2 diễn viên mới Zhanna và Ivashov. Toàn bộ đoàn làm phim đã được mời tới gặp giám đốc của Mosfilm, họ nói rằng chỉ làm một bộ phim đích thực với 2 diễn viên nổi tiếng Alyoshnikova và Strizhenov, chứ không làm việc với 2 đứa trẻ ranh! Nếu không họ sẽ rút khi bộ phim. Chukhrai bình thản: “Được thôi, quý vị cứ rút. Chẳng ai ép quý vị phải làm một bộ phim mà quý vị không thích nó. Một nửa đoàn làm phim đã ra đi. Chukhrai phải tuyển thêm người mới và tiếp tục cuộc hành trình gian nan.
    Khi quay đến bối cảnh đoàn tàu xe lửa, nữ quay phim Savelyeva đã sơ ý gây tai nạn cho cô thư ký đạo diễn. Và chính lúc này Chukhrai mới biết được chính Savelyeva, trong lúc ông nằm viện, là người chủ mưu tổ chức hai cuộc họp kín đ phản đối kịch bản Bài ca người lính và dàn diễn viên nghiệp dư của đạo diễn.
    Quá giận dữ, Chukhrai quyết định sa thải nhà quay phim Savelyeva: “Một vài cảnh cô quay tôi rất thích. Một vài cảnh thì không. Nhưng vấn đề không phải chỗ đó, tôi từng là một người lính nên không thích những kẻ phản bội! Cô đã không thích bộ phim thì cút ra khỏi đoàn này, đừng ở lại làm kẻ phá hoại!”
    Nhà quay phim Nikolayev, cũng là một cựu chiến binh đã tình nguyện đến giúp đoàn phim hoàn thành nốt tác phẩm. Tiến độ phim đã quá chậm song Nikolayev đã lên kế hoạch và làm rất tốt cho đến khi quay xong.

    Suýt nữa thế giới mất đi một kiệt tác

    Khi bộ phim hoàn thành, đạo diễn Chukhrai chiếu cho giám đốc mới của xưởng Mosfilm lúc đó là Surin xem, và xin thêm kinh phí đ quay lại một số cảnh đoàn tàu. Surin không những từ chối cấp thêm kinh phí – với lý do bộ phim quá dở, mà còn yêu cầu Chukhrai phải cắt đi một số đoạn nếu muốn phát hành rộng rãi. Chukhrai nhất định không chịu nhượng bộ và chấp nhận mọi hình phạt!
    Sau đó vấn đ nghiêm trọng hơn khi bị đem ra bàn bạc Hội đồng của xưởng Mosfilm. Và họ đã thống nhất rằng Chukhrai đã làm một bộ phim chống lại nhân dân, chống lại nước Nga Xô viết, đích thực đây là một bộ phim *********! Hội đồng đã bỏ phiếu khai trừ ông ra khỏi chi hội điện ảnh. Chukhrai uất ức vì một nửa trong số những kẻ đang phán xét ông chưa hề được xem Bài ca người lính. Bộ phim bị xếp xó và không được chiếu cho bất ai xem.
    Một tháng sau Chukhrai được triệu tập đến Hội đồng của xưởng Mosfilm và được biết rằng Bài ca người lính được phép chiếu, nhưng không phải tại các thành phố lớn và thủ đô, mà chỉ giới hạn các câu lạc bộ nông trường, nhà máy, hợp tác xã, câu lạc bộ của công nhânChukhrai phát điên lên: “Nếu bộ phim phản động thì tại sao lại mang đi chiếu cho công nhân và nông dân xem, mà không chiếu công khai các thành phố lớn? Các người đang phạm pháp đấy!”. Câu trả lời là: “Nếu chiếu ở thành phố lớn nó sẽ gây nhiều tranh cãi!”
    Hai tuần sau, vào một buổi sáng năm 1960, đạo diễn Chukhrai nhận được điện thoại từ Bộ văn hóa yêu cầu ông mang Bài ca người lính đi LHP Cannes gấp, vì ban tổ chức đích thân mời! Lúc đó cả LHP Cannes chỉ nói đến bộ phim vừa mới hoàn thành của đạo diễn Ý nổi tiếng Fellini La Dolce Vita, còn Chukhrai thì cho rằng bộ phim của mình chỉ như là… một thứ quê mùa. Khán giả ở Cannes là những người giàu có, quý phái với những chiếc cravat sang trọng, ai thèm quan tâm đến một bà mẹ Nga mất đứa con trai trong chiến tranh. Nhưng ông đã nhầm…
    Bộ phim ngay lập tức giành được Giải thưởng lớn của ban giám khảo LHP Cannes, vượt qua rất nhiều tên tuổi lừng danh Antonioni, Fellini (Ý), Bunuel (TBN), Bergman (Thụy Điển), kể cả bộ phimbom tấnvĩ đại của điện ảnh Mỹ lúc ấy là Ben Hur! Sau thành công tại Cannes, là Giải Sói vàng LHP Bucharest (Rumani), Giải BAFTA (Anh) cho phim hay nhất, Giải David Donatello (Ý) cho phim hay nhất, Giải Bodil phim châu Âu hay nhất. Đặc biệt đây là bộ phim Liên Xô đầu tiên vượt biên giới vào Mỹ ngay trong thời “Chiến tranh lạnh”. Các nhà phê bình phim New York đã gọi Chukhrai là “Đạo diễn thiên tài”. LHP San Francisco đã trao 2 giải Cổng Vàng cho Đạo diễn và Phim hay nhất. Tại giải Oscar 1961, Bài ca người lính đã được đề cử Oscar kịch bản hay nhất!
    Tại Liên Xô, dù đã được chiếu hạn chế từ 01/12/1959, nhưng phải đợi đến những vinh quang quốc tế ập đến dồn dập, thì Bài ca người lính và đạo diễn Grigory Chukhrai mới được tôn vinh như những anh hùng với con số khán giả kỷ lục 30,1 triệu người xem!.

    Trích nguồn
    TT&VH cuối tuần

  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đòi hỏi giải pháp công bằng, phù hợp luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm sự nhất trí chung, đã có những đề xuất và những ý kiến gợi ý xung quanh vấn đề này. Để rộng đường dư luận, BienDong.Net xin trân trọng giới thiệu bài viết của hai tác giả Lê Trung Tĩnh và Dương Danh Huy đăng trên báo quốc nội VietNamNet. Ngày 22-23 tháng 9 năm 2011, các chuyên gia luật biển của 8 trong 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) họp để thảo luận đề xuất của Philippines về việc Biển Đông thành một "Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác."

    Kết quả thảo luận của họ sẽ được báo cáo ở Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN, Hội nghị này sẽ đưa ra các khuyến nghị cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước ngày Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 19 được tổ chức vào tháng 11 năm 2011 sắp tới tại Bali.
    Tại cuộc họp, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay phát biểu rằng, đề xuất của Philippines tập trung vào việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà các bên tranh chấp sau đó có thể thoả thuận để cùng hợp tác phát triển ở đó. Những khu vực không đang trong tình trạng tranh chấp sẽ là vùng đặc quyền riêng của các quốc gia đang sở hữu chúng.
    Đề xuất của Philippines thể hiện một nỗ lực nhằm chế ngự một cuộc xung đột khó giải quyết trong nhiều thập kỉ, với cách tiếp cận này Philippines tin rằng sẽ có rất nhiều khả năng được nhiều nước chính trong cuộc chấp nhận nhất. Để hiểu được những lợi điểm của đề xuất này, cần xem xét cách tiếp cận thông thường trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, và sau đó so sánh nó với giải pháp nghịch. Giải pháp nghịch chính là nguyên tắc cơ bản ẩn sau đề nghị này.
    Cách tiếp cận thông thường: trước hết phải xác định quyền sở hữu đảo
    Cách tiếp cận thông thường để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trước tiên phải xác định quyền sở hữu của các đảo có tranh chấp, rồi sau đó mới xác định có bao nhiêu phần biển thuộc mỗi đảo này.
    Vì hầu như không có khả năng các bên tranh chấp sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo, nên hi vọng hiện thực duy nhất để xác định quyền sở hữu đảo là đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. Ví dụ, Tòa án Công lý quốc tế đã xử nhiều trường hợp tranh chấp đất liền và đảo. Sau đó, độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo sẽ được xác định hoặc thông qua thương lượng hoặc bằng cách đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế. Trong hai cách [xác định vùng biển] này, cách nào có thể cũng sẽ sử dụng Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các luật pháp quốc tế khác liên quan về phân định ranh giới trên biển.
    Tuy nhiên, do TQ chống lại việc sử dụng tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp, và không có nước nào từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo nếu không có phán quyết của tòa án; cho nên, triển vọng giải quyết vấn đề quyền sở hữu đảo rất bé. Vì vậy, mặc dù trên lí thuyết phương pháp tiếp cận truyền thống này có thể giải quyết tranh chấp hoàn toàn, nhưng trong thực tế giải pháp truyền thống không giúp giải quyết được gì.
    Vấn đề của tình trạng này nằm ở chỗ các bên tranh chấp bị vướng mắc vĩnh viễn ngay tại bước đầu tiên, điều đó có nghĩa là họ không bao giờ đi đến được vòng xác định vùng biển thuộc mỗi đảo. Điều này cho phép Trung Quốc hành động như thể hầu như toàn bộ Biển Đông đều trong tình trạng tranh chấp, do đó bãi James, một phần của biển Natuna, Bãi Cỏ Rong, bãi cạn Vanguard, lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam bị liệt vào loại "lãnh thổ có tranh chấp".
    Cách tiếp cận nghịch: xác định vùng biển thuộc mỗi đảo trước
    Qua các vấn đề còn tồn tại đã nêu trên bởi cách tiếp cận truyền thống, các bên ở Đông Nam Á bắt buộc phải sử dụng cách tiếp cận khác trong việc giải quyết các tranh chấp.
    Thay vì cứ chờ đợi câu trả lời cho câu hỏi về quyền sở hữu đảo, các bên tranh chấp nên theo giải pháp nghịch: đó là xác định phạm vi vùng biển thuộc về mỗi đảo tranh chấp trước. Điều này có thể được thực hiện qua đàm phán hoặc bằng cách đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Một đảo có vùng biển của nó rộng mức nào là tuỳ thuộc vào tình trạng địa lí của nó chứ không phải phụ thuộc vào ai sở hữu nó. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ độc lập và không bị định kiến đối với câu hỏi về quyền sở hữu hòn đảo.
    Một khi độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo đã được xác định, phạm vi tranh chấp Biển Đông cũng sẽ được xác định: các tranh chấp sẽ chỉ bao gồm các đảo tranh chấp và vùng biển thực sự thuộc về mỗi đảo đó mà thôi.
    [​IMG]
    Cần giải pháp hoà bình cho Biển Đông ( Ảnh minh hoạ của TTVH)
    Dĩ nhiên, những vùng biển không thuộc các đảo tranh chấp phải được coi là các khu vực không có tranh chấp. Những vùng biển này sẽ thuộc về các nước xung quanh Biển Đông bằng cách áp dụng UNCLOS và luật pháp quốc tế về phân định ranh giới biển, không bị các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ảnh hưởng tới.
    Mặc dù xác định phạm vi các tranh chấp ở Biển Đông không giải quyết được hoàn toàn các tranh chấp, nhưng đó sẽ là tiến bộ đáng kể nhất trong chế ngự các tranh chấp trong nhiều thập kỉ qua.
    Ví dụ, dù có rất nhiều bàn luận về Tuyên bố ứng xử năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC) và ý tưởng về một Bộ quy tắc ứng xử mới(COC), những công cụ này có một thiếu sót cơ bản nếu chúng không xác định ra phạm vi của các tranh chấp. Rõ ràng, các cách ứng xử khác nhau mong muốn tùy thuộc vào vùng biển liên quan là một vùng biển có tranh chấp hay không có tranh chấp; vì thế, khái niệm về một cách ứng xử thích hợp cho tất cả mà không có sự phân biệt khu vực tranh chấp và không có tranh chấp sẽ không hữu ích. Do đó, cần xác định rõ phạm vi của các khu vực có tranh chấp, cách ứng xử mong muốn cho những khu vực đó, và một cách ứng xử khác cho các khu vực không có tranh chấp.
    Một ví dụ khác, xem xét đề nghị của Trung Quốc "gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác các nguồn tài nguyên". Về lí thuyết, đề nghị này nghe có vẻ hợp lí. Trong thực tế, nó chỉ hợp lí nếu cùng nhau khai thác trong khu vực tranh chấp, và các phạm vi của khu vực tranh chấp đã được tất cả các bên sự đồng ý. Hiện nay, Trung Quốc còn yêu cầu khai thác chung rất tùy tiện, cả trong các khu vực cách xa bờ biển TQ tới 700 hải lí, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ bờ biển Philippines và Việt Nam, và gần các vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của hai nước này hơn là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. Điều này rõ ràng là bất hợp lí và đó là lí do tại sao đề nghị của Trung Quốc dường như hợp lí lại không khả thi. Cách tiếp cận nghịch, tức là, trước tiên xác định khu vực tranh chấp một cách phù hợp với luật pháp quốc tế, đây là điều kiện tiên quyết cho ý tưởng "gác lại tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên" để khiến chúng có thể được thực thi.
    Xác định phạm vi các khu vực tranh chấp cũng sẽ cải thiện tình hình an ninh trong vùng Biển Đông. Trước hết, các tranh chấp sẽ nằm trong các khu vực được xác định thay vì lây lan tùy tiện. Thứ hai, đồng ý về những gì là tranh chấp làm giảm thiểu các bất tương xứng về kì vọng của các nước tranh chấp, chính điều này cũng làm giảm khả năng xảy ra các sự cố liên quan đến việc sử dụng vũ lực.
    Đề nghị về "Khu vực Hòa bình" của Philippines
    Đề nghị về "Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác" của Philippines dựa trên việc xác định các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp ở Biển Đông. Như phân tích này cho thấy, mặc dù cách tiếp cận đó tự nó không giải quyết được tranh chấp, nó lại là cơ sở cần thiết cho việc chế ngự chúng.
    Bản thân đề nghị này vẫn còn chứa một số chi tiết mà các bên tranh chấp khác có thể không chấp nhận và vẫn cần thương lượng thêm. Tuy nhiên, nguyên tắc chính của nó, đó là khoanh vùng Biển Đông thành các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, là hợp lí, và cách tiếp cận này đáng để được tất cả các bên tranh chấp xem xét và đàm phán nghiêm túc.
    Các nước Đông Nam Á có tranh chấp có vẻ ủng hộ đề nghị này, ít nhất là trên nguyên tắc, nhưng Trung Quốc thì không.
    Trung Quốc phản đối cuộc họp ngày 22-23 tháng 9 của các chuyên gia luật biển ASEAN, bề ngoài với lí do rằng cuộc họp này cũng có các chuyên gia luật biển từ các nước không có tranh chấp bên ngoài tham dự. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN cũng có quyền tham khảo ý kiến nhau và quyết định liệu họ có đồng ý hay không đồng ý với nhau, lí do Trung Quốc viện dẫn là không hợp lí. Có nhiều khả năng dẫn đến sự phản đối của TQ bắt nguồn từ lí do sâu xa hơn, đó là họ chống lại việc khoanh vùng phân biệt các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bởi vì làm như vậy gần như chắc chắn sẽ loại trừ ra bất kì yêu sách chủ quyền biển nào tương đương với đường chữ U về mặt địa lí.
    Trước đó, vào tháng 7, Philippines đã đề xuất với Trung Quốc cùng ra Toà án quốc tế về Luật Biển để làm rõ các khu vực đang tranh chấp và không. Đề nghị tháng 7 đó đã không được TQ chấp nhận.
    Qua đó ta thấy Trung Quốc dường như muốn phản đối sự khoanh vùng các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông bằng ngoại giao lẫn pháp lý.
    Dù có sự phản đối của Trung Quốc chăng nữa, các bên tranh chấp ASEAN vẫn nên tiếp tục bàn thảo, đàm phán và đi đến một thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Một thỏa thuận sẽ đem lại cho họ một lập trường chung trong việc đối phó với Trung Quốc, và điều đó sẽ cho thế giới nói chung và người dân Trung Quốc nói riêng thấy những gì là hợp lí và những gì bất hợp lí.
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Đề nghị về"Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác" của Philippines là một sáng kiến quan trọng đi đúng hướng. Các câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu các bên tranh chấp ASEAN có đủ tầm nhìn và kĩ năng để vượt qua những khác biệt nhỏ trong việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp và không có tranh chấp ở Biển Đông hay không? và nếu TQ Quốc tiếp tục phản đối thì liệu các nước này có đủ ý chí để tiến hành những gì họ cho là đúng và trọng yếu trong việc bảo vệ quyền lợi của họ hay không? Các nước không tranh chấp bên ngoài với lợi ích hợp pháp có thể có trong vùng Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, cũng nên hỗ trợ các nỗ lực để đạt tiến bộ trong theo hướng này.
    Bạch Đằng (theo VietNamNet)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khả năng Trung Quốc bi khủng bố rất cao

    Xe hóa chất nổ tung, hơn 100 người thương vong

    Thứ Ba, 01/11/2011 16:59
    (NLĐO) – Ít nhất 4 người đã chết và hơn 100 người bị thương trong một vụ nổ lớn ở tỉnh Quý Châu – Trung Quốc ngày 1-11. Nhiều tòa nhà xung quanh hiện trường cũng bị đổ sập trước sức mạnh của vụ nổ.

    Vụ nổ xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (giờ địa phương) ở thị trấn Mã Trường Bình thuộc thành phố Phúc Tuyền, cách thủ phủ Quý Dương khoảng 100 km.

    [​IMG]
    Vụ nổ giết chết ít nhất 4 người và làm hơn 100 người bị thương. Ảnh: Tân Hoa Xã

    [​IMG]
    Nhiều tòa nhà gần hiện trường bị phá hủy. Ảnh: Tân Hoa Xã


    [​IMG]
    Vụ nổ xảy ra trên đường cao tốc nối Lan Châu và đảo Hải Nam. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Chính quyền thành phố Phúc Tuyền cho biết địa điểm cụ thể là trên một tuyến đường cao tốc nối Lan Châu (tỉnh Cam Túc) với đảo Hải Nam. Vụ nổ đã san bằng nhiều ngôi nhà xung quanh. Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra.

    Trong khi đó, hãng tin AP dẫn lời một nhân chứng cho hay 3 chiếc xe chở chất nổ đã bắt lửa tại một garage và phát nổ, phá hủy garage và một nhà kho chứa nông sản.

    Bằng Vy (Theo Tân Hoa Xã, AP)
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thứ Ba, 01/11/2011 - 08:50

    2 trận động đất rung chuyển miền tây Trung Quốc
    (Dân trí) - Hai trận động đất có cường độ trung bình sáng nay đã làm rung chuyển vùng tây bắc và tây nam Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về thương vong.
    Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), một trận động đất cường độ 6,0 richter đã xảy ra ở vùng Tân Cương, cách thành phố Y Ninh khoảng 100km, vào 8h20 sáng nay. Trong khi đó, một trận động đất khác làm rung chuyển khu vực giáp giới với tỉnh Tứ Xuyên và Giang Tô vào lúc 8h sáng, với cường độ 5,5 richter.

    Hiện chưa có thông tin về thương vong.

    Trận động đất ở Tân Cương xảy ra ở độ sâu 27km, trong khi trận động đất ở gần Tứ Xuyên nằm ở độ sâu có 16km.

    Trận động đất gây thiệt hại nặng nề nhất trong những năm gần đây ở Trung Quốc là trận động đất rung chuyển Tứ Xuyên vào tháng 5/2008, với cường độ 7,9 richter, và khiến gần 90.000 người thiệt mạng.

    Phan Anh
    Theo AP
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này